PDA

View Full Version : Tà ác vô độ | I - 1: Thân thế của Giang Trạch Dân



duyanh
12-01-2022, 02:02 PM
Tà ác vô độ | I - 1: Thân thế của Giang Trạch Dân





https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_jiang-zemin-19th-party-congress-desaturated-1200x856-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_jiang-zemin-19th-party-congress-desaturated-1200x856-1.jpeg)

Giang Trạch Dân, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghỉ hưu, giơ tay phát biểu tại Đại hội Đảng lần thứ 19 vào ngày 24/10/2017 ở Bắc Kinh. Tuyên bố của tỷ phú Trung Quốc sống lưu vong Quách Văn Quý và dữ liệu chứng khoán cho thấy gia đình Giang Trạch Dân có thể sở hữu khối tài sản ngầm lên tới 1 nghìn tỷ USD. (Ảnh: Lintao Zhang / Getty Images)

Vì sự nghiệp tương lai, Giang Trạch Dân đã dối trá khi tự nhận là con nuôi của một người chú - một chiến sĩ đã thiệt mạng khi chiến đấu với quân Nhật trong Thế chiến thứ hai; đồng thời hạ thấp mối quan hệ với cha ruột - người bị coi là Hán gian, kẻ phản bội đất nước.

Chương I: Sự trỗi dậy của Giang Trạch Dân

Ngày 17/08/1926, Giang Trạch Dân được sinh ra tại thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Tính đến nay, năm 2022, Giang Trạch Dân vẫn còn sống và đã 96 tuổi.

Cha ông ta là quan chức cấp cao trong chính phủ bù nhìn thời Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc vào những năm 1940. Giang Trạch Dân nói ông ta được nhận nuôi bởi người chú của mình - người đã thiệt mạng khi chiến đấu với quân Nhật trong Thế chiến thứ hai. Liệu họ Giang có thật sự được nhận làm con nuôi hợp pháp như những lời ông ta tuyên bố? Vì sự nghiệp tương lai, Giang Trạch Dân muốn có mối liên hệ gia đình với chú của mình - một chiến sĩ chống Nhật; đồng thời hạ thấp mối quan hệ với cha ruột - kẻ bị coi là Hán gian, phản bội đất nước.
Giang Trạch Dân gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 04/1946. Hơn 40 năm sau, họ Giang được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ngay sau khi nhà lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và các trưởng lão của ĐCSTQ ra lệnh cho quân đội nổ súng vào sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (ngày 04/06/1989). Họ Giang đã thay thế Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) - khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, người có khuynh hướng ủng hộ các sinh viên. Sau đó, Giang Trạch Dân giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc từ tháng 03/1993 đến 03/2003 và Chủ tịch Quân ủy Trung ương (QUTW) ĐCSTQ từ tháng 11/1989 đến 09/2004 - khi ông ta miễn cưỡng từ chức. Kể từ đó, họ Giang tiếp tục tạo ảnh hưởng từ phía sau hậu trường thông qua bè phái và tay sai của mình.

Trong hầu hết các trường hợp, di sản của một người được xác định bởi nhân cách và tư cách đạo đức của người ấy; và điều này cũng không hề sai trong trường hợp của Giang Trạch Dân. Sự thèm khát quyền lực cũng như sự ghen tị và hèn nhát của ông ta đã tàn phá xã hội Trung Quốc trong hơn 20 năm. Những thiệt hại do triều đại ông ta gây ra vẫn tiếp tục hiện hữu cho đến ngày nay.

Phần 1: Thân thế của Giang Trạch Dân - Có bố là Hán gian, dối trá về tư cách thành viên ĐCSTQ

Bối cảnh gia đình Giang Trạch Dân

Giang Trạch Dân sinh ra trong một gia đình đông con. Ông nội của Giang Trạch Dân có 7 người con. Đáng chú ý, người con cả là Giang Thế Tuấn (Jiang Shijun) (cha của Giang Trạch Dân) đã ủng hộ Nhật Bản và chính phủ bù nhìn của đế quốc này ở Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai, khi Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng. Giang Trạch Dân là con trai cả của một người cha thân Nhật Bản, chứ không phải của Giang Thượng Thanh (Jiang Shangqing) - quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) [1].
Các hồ sơ cho thấy, ông Giang Thế Tuấn đã tham gia tổ chức thân Nhật Bản là Hội đồng Cứu rỗi Hòa bình (Peace Salvation Council) vào năm 1938, sau vụ thảm sát Nam Kinh. Trong sự kiện đó, quân đội Nhật đã tàn sát thường dân Trung Quốc và tước vũ khí của các binh sĩ với số lượng từ 40.000 đến hơn 300.000 người. Quân Nhật đồng thời gây ra vụ hãm hiếp trên diện rộng cũng như cướp bóc trong 6 tuần, bắt đầu từ ngày 13/12/1937 - khi họ tấn công vào Nam Kinh. Giang Thế Tuấn sau đó làm việc cho Quân đội Nhật Bản tại Ủy ban Lâm thời Nam Kinh.

Tháng 11/1940, ông Giang Thế Tuấn làm việc trong chính phủ cộng tác của Uông Tinh Vệ (Wang Jingwei) ở Nam Kinh - chế độ bù nhìn của Nhật Bản. Chế độ này đối lập với chính phủ Trung Hoa Quốc dân Đảng ở Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên. Ông Giang Thế Tuấn được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền trong chính phủ Uông Tinh Vệ và là người đứng đầu Ủy ban biên tập của Bộ. Nhiệm vụ của Bộ Tuyên truyền là tẩy não những cư dân địa phương sống dưới sự chiếm đóng của Nhật Bản. Ông đã nhận được một số giải thưởng và bằng khen của Quân đội Nhật Bản cho những thành tích tại Bộ Tuyên truyền.

Với một người cha Hán gian nổi tiếng về ủng hộ Nhật và chống lại Trung Quốc, Giang Trạch Dân hầu như không có cơ hội giành được sự tin tưởng để thăng tiến trong ĐCSTQ. Vì vậy, ông ta phải tìm mọi cách để che giấu lý lịch thực sự của mình.

Giang Trạch Dân tự nhận làm con nuôi của một người đã khuất

Chú của Giang Trạch Dân là ông Giang Thượng Thanh (còn được gọi là Giang Thế Hậu), gia nhập ĐCSTQ năm 1928 và trở thành một quan chức cấp cao trong Đảng tại tỉnh An Huy. Bị giết bởi lực lượng vũ trang thân Nhật vào năm 1939 ở tuổi 28, Giang Thượng Thanh khi đó có vợ và hai con gái là Giang Trạch Linh (Jiang Zeling) và Giang Trạch Huệ (Jiang Zehui).

Để leo cao trong ĐCSTQ, nền tảng gia đình liệt sĩ và sự bảo trợ của các quan chức cấp cao là những điều rất quan trọng. Nhưng cha của Giang Trạch Dân bị coi là kẻ phản bội vì ông ta ủng hộ và phục vụ cho người Nhật. Khi còn là Phó giám đốc Ủy ban Xuất nhập khẩu Trung Quốc vào năm 1982, Giang Trạch Dân bắt đầu tìm kiếm những người cấp cao trong Đảng có quan hệ với chú của mình. Ông ta được biết rằng, chú của ông đã làm việc với Trương Ái Bình (Zhang Aiping) - khi đó là một tướng lĩnh của ĐCSTQ - trong Ủy ban đặc biệt của tỉnh An Huy phía đông bắc.

Giang Trạch Dân đã nhìn ra cơ hội trong một hội nghị toàn quốc của ĐCSTQ nơi có tướng Trương Ái Bình tham dự. Họ Giang đợi sẵn ở cửa ra vào. Khi Trương Ái Bình ra ngoài, Giang Trạch Dân hỏi ông ấy rằng, liệu tướng Trương có biết Giang Thượng Thanh không. Ông Trương khẳng định có biết Giang Thượng Thanh; trên thực tế, Giang Thượng Thanh là một trong những đồng đội tốt của ông. Giang Trạch Dân ngay lập tức đáp lại rằng, ông là con nuôi của Giang Thượng Thanh. Cụ thể, sau khi Giang Thượng Thanh bị giết, cha mẹ của Giang Trạch Dân đã gửi ông làm con nuôi cho Giang Thượng Thanh.
Tại lễ thăng chức của Giang Trạch Dân có thông tin lan truyền rằng Trương Ái Bình đã xác nhận việc Giang Thượng Thanh là cha nuôi của họ Giang. Điều đó có nghĩa là, Giang Trạch Dân là con nuôi của một liệt sĩ ĐCSTQ. Năm 1985, ba năm sau đó, theo đề nghị của Giang Trạch Dân, Trương Ái Bình đã chấp bút cho bia mộ của Giang Thượng Thanh. Ngay sau đó, họ Giang đã đưa vợ mình là Vương Dã Bình (Wang Yeping) và hai con gái của chú mình (Giang Trạch Linh và Giang Trạch Huệ), cũng như những người thân khác, đến nơi chôn cất. Như vậy, việc này đã hoàn tất quá trình biến Giang Trạch Dân từ con trai của một Hán gian thành con trai của một liệt sĩ ĐCSTQ.
Không phải ai cũng đều bị thuyết phục bởi tình tiết này. Có thông tin nói rằng, bà Giang Trạch Huệ từng nhận xét nếu không có gia đình bà ủng hộ việc Giang Trạch Dân tuyên bố được nhận làm con nuôi, ông ta sẽ là một trong năm “giai cấp đen”. ĐCSTQ đã gắn nhãn 5 nhóm công dân bị coi là hạ đẳng, bao gồm địa chủ, phú nông, phản động, phần tử xấu và cánh hữu. Đây là những mục tiêu tấn công trong các chiến dịch chính trị khác nhau của ĐCSTQ.


Mối quan hệ giữa Giang Trạch Dân và các tổ chức của Nhật Bản

Trong cuốn sách có tựa đề “The Man Who Changed China: The Life and Legacy of Jiang Zemin" (Người đàn ông đã thay đổi Trung Quốc: Cuộc đời và di sản của Giang Trạch Dân), tác giả Robert Lawrence Kuhn đã dành chương II - “Tôi là người yêu nước” - để mô tả chi tiết các hoạt động yêu nước của Giang Trạch Dân trong những năm 1940.

Tháng 09/1939, quân đội Nhật thành lập Bộ chỉ huy Lực lượng Viễn chinh Trung Quốc thuộc Lục quân Đế quốc Nhật Bản tại Nam Kinh. Từ năm 1940 đến 1945, họ lựa chọn những sinh viên Trung Quốc trung thành với Nhật Bản để gửi đến Nam Kinh theo học tại một trường Đại học Trung ương do chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ thành lập. Trường Đại học Trung ương Nam Kinh nguyên ban đầu đã cùng với chính phủ Quốc dân Đảng chuyển đến Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên.

Cuối năm 1943, chính phủ Nhật Bản đưa ra cái gọi là Chính sách Đối ngoại Trung Quốc Mới với cam kết “tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc”. Nhưng sự thật là chính sách này được thiết kế để đảm bảo hệ thống chính phủ cộng tác có thể hoạt động thống nhất với các mục tiêu của Nhật Bản. Bộ trưởng Tuyên truyền Lâm Bá Sinh (Lin Bosheng) của chính quyền Uông Tinh Vệ thậm chí còn muốn sử dụng cơ hội này để giành quyền cho chính phủ bù nhìn bán thuốc phiện ra công chúng (từ tay đế quốc Nhật).

Cha của Giang Trạch Dân - với tư cách là quan chức cấp cao của Bộ Tuyên truyền trong chính phủ bù nhìn - đã hướng dẫn con trai mình tích cực ủng hộ chính quyền của ông Uông.
Giang Trạch Dân đặc biệt tích cực trong những hoạt động ủng hộ này. Tuy nhiên, sau khi họ Giang trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ, hoạt động ủng hộ chính quyền Hán gian thời trẻ của Giang Trạch Dân lại được lý giải theo cách là họ Giang có lòng yêu nước. Người ta nói rằng, việc Giang Trạch Dân tích cực tham gia các phong trào của chính quyền Hán gian khi đó là theo sự chỉ đạo ngầm của ĐCSTQ. Cách giải thích này được tác giả Kuhn đưa vào sách.

Ngày 03/09/1945, Nhật Bản đầu hàng và chính phủ bù nhìn tan rã. Ngày 13/03/1946, chính phủ Quốc dân Đảng ban hành và sửa đổi “Sắc lệnh trừng phạt những kẻ phản bội”, có hiệu lực ngay lập tức. Ông Giang Thế Tuấn nằm trong danh sách truy nã. Bản thân Giang Trạch Dân đã sớm bị chính phủ Quốc dân Đảng truy nã để thẩm vấn. Ông ta chạy trốn đến một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Giang Tây để ẩn náu. Một lệnh bắt giữ đã được ban hành đối với họ Giang. Sáu tháng sau, do sự phản đối của sinh viên đối với việc thẩm vấn sinh viên, chính phủ Quốc dân Đảng đã hủy bỏ quy trình thẩm vấn. Cuối năm 1946, họ Giang trở lại Thượng Hải và nhập học Đại học Giao thông Thượng Hải.

Cây bút Robert Kuhn đề cập trong cuốn sách của mình rằng, Giang Trạch Dân đã tham gia nhiều hoạt động biểu tình trên đường phố trong khi theo học Đại học Giao thông Thượng Hải. Tuy nhiên, theo ông Hồ Tỏa Minh (Hu Suoming) - một đảng viên ngầm của ĐCSTQ tại Đại học Giao thông Thượng Hải vào thời điểm đó và học trên Giang Trạch Dân một năm, ông không hề có ký ức nào về việc nhìn thấy họ Giang trong bất kỳ hoạt động nào do tổ chức ngầm của ĐCSTQ lãnh đạo ở Đại học Giao thông Thượng Hải.

Giang Trạch Dân theo học một trường Đại học dưới sự kiểm soát của Nhật Bản

Bản sao thẻ thư viện sinh viên của Giang Trạch Dân tại Đại học Trung ương (do chính phủ bù nhìn Uông Tinh Vệ thành lập) chứng minh ông ta đã theo học tại đây. "Sổ địa chỉ của cựu sinh viên Đại học Trung ương Nam Kinh (1940-1945)" được sửa đổi và tái bản vào tháng 07/1989 đã liệt kê Giang Trạch Dân ở trang 42, cho biết ông ta đã học và rời đi vào năm 1942 mà không được nhận bằng từ Khoa Kỹ thuật Điện (thuộc Trường Kỹ thuật tại Đại học Trung ương).

Việc theo học tại Đại học Trung ương - một ngôi trường nằm dưới sự điều hành của chính phủ cộng tác của Uông Tinh Vệ - không phải là điều mà Giang Trạch Dân muốn khoe khoang.

Năm 2002, khi chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, Đại học Nam Kinh đã tìm thấy bảng điểm và thẻ thư viện của Giang Trạch Dân. Họ đã báo cáo cho Ban Tổ chức Trung ương của ĐCSTQ, hy vọng rằng họ Giang sẽ có thể tham dự các hoạt động kỷ niệm 100 năm của trường cũ. Trước sự ngạc nhiên của trường, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã từ chối lời mời. Trường đại học này được lệnh không đề cập đến vấn đề đó. Cuối cùng, Đại học Nam Kinh cũng biết rằng, thời đó Giang Trạch Dân theo học Đại học Trung ương dưới thời chính quyền bù nhìn, chứ không phải Đại học Trung ương Nam Kinh danh tiếng thời nay.

Giang Trạch Dân dối trá về tư cách thành viên ĐCSTQ

Họ Giang khai rằng, ông ta gia nhập ĐCSTQ, khi đó còn hoạt động ngầm, vào tháng 04/1946 tại Đại học Giao thông Thượng Hải. Một số cựu chiến binh ĐCSTQ đã cung cấp bằng chứng cho thấy tuyên bố đó là dối trá [2].

Ông Hồ Tỏa Minh (sinh năm 1925) gia nhập tổ chức ngầm ở Thượng Hải của ĐCSTQ vào năm 1942. Cùng năm, ông được nhận vào Khoa Cơ khí tại Đại học Giao thông Thượng Hải và tốt nghiệp vào năm 1946. Theo ông Hồ, Giang Trạch Dân được chuyển đến Đại học Giao thông Thượng Hải khi Đại học Trung ương Nam Kinh sáp nhập vào Đại học Giao thông Thượng Hải năm 1946. Giang Trạch Dân học tại Khoa Điện máy và học dưới ông Hồ một năm. Hồ Tỏa Minh đã không nhìn thấy họ Giang trong tất cả các hoạt động do tổ chức ngầm của ĐCSTQ tổ chức ở Đại học Giao thông Thượng Hải. Cũng không ai đề cập về Giang Trạch Dân với ông, hay thông báo cho ông biết rằng Giang Trạch Dân là thành viên trong tổ chức ngầm của ĐCSTQ. Ông không biết và không tin rằng Giang Trạch Dân đã trở thành đảng viên trước năm 1949, khi ĐCSTQ tiếp quản khu vực này.

Họ Giang khai rằng, Vương Gia Du (Wang Jiayou) - một đảng viên ngầm của ĐCSTQ tại Đại học Trung ương Nam Kinh - đã bảo trợ để ông ta trở thành đảng viên ĐCSTQ tại Đại học Giao thông Thượng Hải. Tuy nhiên, ông Hồ Tỏa Minh cho rằng, bản thân ông Vương không thể được coi là một đảng viên vì ông ấy không hoàn thành thủ tục trở thành đảng viên ĐCSTQ khi còn ở Đại học Trung ương Nam Kinh. Vì vậy, ông Vương không đủ tư cách để bảo lãnh cho bất kỳ ai gia nhập ĐCSTQ.

Sau khi chiến tranh kết thúc, cơ quan đăng ký và liên kết thành viên ĐCSTQ từ Nam Kinh được chuyển giao cho tổ chức ngầm của ĐCSTQ ở Thượng Hải. Sự chuyển giao này bao gồm những thành viên ngầm của ĐCSTQ từng làm việc hoặc học tập tại Đại học Trung ương Nam Kinh và đã chuyển đến Thượng Hải. Những người có liên quan đến việc chuyển giao không thể nhớ lại tên của Giang Trạch Dân trong sổ đăng ký. Cụ thể, ông Ngô Tăng Lượng (Wu Zengliang) - người đứng đầu tổ chức ngầm của ĐCSTQ tại Đại học Giao thông Thượng Hải - nói rằng, Giang Trạch Dân không thuộc tổ chức ngầm của ĐCSTQ của ông ấy. Người này còn khẳng định, họ Giang không hề bày tỏ với ông bất kỳ sự quan tâm nào về việc gia nhập ĐCSTQ.

Việc liệu Giang Trạch Dân có phải là thành viên tổ chức ngầm của ĐCSTQ hay không là vấn đề rất quan trọng. Bản thân các nhân vật Ngô Tăng Lượng, Hạ Sùng Dần (He Chongyin) và Trần Tu Lương (Chen Xiuliang) đều có ký ức về sự việc này. Họ đã gặp nhau và thảo luận các chi tiết. Họ kết luận rằng, dù ở Đại học Trung ương Nam Kinh hay ở Đại học Giao thông Thượng Hải, Giang Trạch Dân đều không phải là thành viên trong tổ chức ngầm của ĐCSTQ vào năm 1946. Ngoài ra, ông ta không phải là đảng viên ĐCSTQ trong thời gian từ năm 1946 cho đến khi ĐCSTQ tiếp quản Thượng Hải năm 1949.


Sau khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư của ĐCSTQ, để chứng minh rằng mình đã gia nhập ĐCSTQ vào năm 1946, họ Giang không chỉ giới thiệu Vương Gia Du là người bảo trợ để gia nhập Đảng tại Đại học Giao thông Thượng Hải, mà còn nói rằng Hạ Sùng Dần cũng bảo trợ cho ông ta. Ông Hạ đã rất không hài lòng vì tuyên bố xuyên tạc này và luôn cố gắng bác bỏ nó. Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân là lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ và là nguyên thủ quốc gia. Vì lo sợ cho sự an toàn của bản thân, Hạ Sùng Dần đã không công khai bác bỏ câu chuyện của họ Giang, nhưng vẫn cố gắng viết các bài báo ngụ ý rằng, ông ấy không bảo trợ cho Giang Trạch Dân gia nhập ĐCSTQ.


[1] Mục này và ba mục tiếp theo được viết dựa trên Lv, Jiaping (2009, ngày 05 tháng 12). Jiang Zemin’s “Two Traitors and Two Lies” Political Fraud and Request for Investigation. http://www.epochtimes.com/gb/10/1/9/n2781579.htm (http://www.epochtimes.com/gb/10/1/9/n2781579.htm).

[2] Mục này được viết dựa trên Lv, Jiaping (2010, ngày 13 tháng 8). New Evidence Showing Jiang Zemin Was Not an Underground Communist Party Member. http://www.aboluowang.com/2010/0813/175594.html (http://www.aboluowang.com/2010/0813/175594.html).




NTD Việt Nam

duyanh
12-03-2022, 01:46 PM
Tà ác vô độ | I - 2: Giang Trạch Dân thăng tiến chóng mặt nhờ tận lực thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn





https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_tham-sat-thien-an-mon-700x366-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_tham-sat-thien-an-mon-700x366-1.jpg)

Nhờ dốc lòng ủng hộ và chỉ đạo vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang Trạch Dân đã không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp sau đó. (Ảnh: NTDVN tổng hợp)


Năm 1989 là năm bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị của Giang Trạch Dân. Họ Giang có thể thăng tiến đột phá phần lớn nhờ vào vụ thảm sát Thiên An Môn. Ông ta đã đóng vai trò quan trọng trong sự kiên này. Đối với một người đã sẵn sàng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Thiên An Môn là thứ mà ông ta cần để leo lên đỉnh cao quyền lực.


Chương I: Sự trỗi dậy của Giang Trạch Dân

Phần 2: Giang Trạch Dân thăng tiến chóng mặt nhờ tận lực thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn

Lên nắm quyền trong thời gian Quảng trường Thiên An Môn bế tắc

Các sự kiện quan trọng như sau. Bắt đầu từ tháng 04/1989, sinh viên tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn trong 7 tuần để kêu gọi xây dựng nền dân chủ và chấm dứt tham nhũng. Những yêu cầu này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên khắp Trung Quốc.
Ngày 04/06, lệnh từ cấp cao nhất ĐCSTQ được ban hành với mục đích ‘dọn sạch’ quảng trường. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, với súng trường và xe tăng, đã gây thương vong cho sinh viên và thường dân - những người biểu tình ôn hoà không có vũ khí. Từ các tài liệu nội bộ của ĐCSTQ mà tình báo Mỹ thu thập được, 10.454 người đã bị giết trong vụ thảm sát này. Tổng số thương vong lên tới khoảng 40.000 người. Cho đến nay, ĐCSTQ vẫn luôn phủ nhận mọi trường hợp dân thường thiệt mạng do hành động quân sự diễn ra trong sự kiện.
Trước đó, ngày 15/04/1989, ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang) - cố Tổng Bí thư ĐCSTQ, người vừa bị lật đổ do lập trường ủng hộ cải cách - qua đời vì một cơn đau tim tại Bắc Kinh. Đối với nhiều người, việc ông qua đời đã làm lu mờ hy vọng cuối cùng về cải cách dân chủ vào thời điểm mà mức độ lạm quyền và tham nhũng của các quan chức ĐCSTQ ở một tầm cao mới. Sẽ không mất nhiều thời gian để khởi động các cuộc biểu tình bởi vì vấn nạn tham nhũng khiến sự căm phẫn lan rộng trên khắp đất nước Trung Quốc.
Ngày 17/04, vài nghìn sinh viên ở Bắc Kinh đã rời khuôn viên trường và diễu hành đến Quảng trường Thiên An Môn, cầm biểu ngữ ghi dòng chữ “Tưởng nhớ Hồ Diệu Bang”. Họ đồng thời hô vang: “Loại bỏ tham nhũng”, “Điều hành đất nước bằng pháp trị” và “Đả đảo quan liêu!". Những yêu cầu này đã được sinh viên hô vang trên khắp đất nước. Họ tham gia nhiều hoạt động biểu tình, hội họp và thỉnh nguyện ở địa phương. Trong vòng vài ngày sau khi chiếm Quảng trường Thiên An Môn, sinh viên đã kêu gọi đối thoại với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ để thiết lập nền dân chủ và pháp quyền.
Vào thời điểm đó, Giang Trạch Dân đang giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải và sắp thôi giữ chức.
Ngày 19/04/1989, các biên tập viên của một tờ báo tự do ở Thượng Hải có tên Tin tức Kinh tế Thế giới (世界 经济 导报 - World Economic Herald) tổ chức một cuộc hội thảo. Ngày hôm sau, Ban Tuyên giáo Thành ủy Thượng Hải do bà Trần Chí Lập (Chen Zhili) đứng đầu được biết rằng, Tin tức Kinh tế Thế giới sẽ dành một chuyên mục để tưởng nhớ Hồ Diệu Bang. Bà ta lập tức thông báo cho Giang Trạch Dân.
Chiều ngày 21/04, họ Giang đã chỉ thị cho ông Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) - Phó Bí thư Thành ủy Thượng Hải - và bà Trần Chí Lập cùng nói chuyện với ông Khâm Bản Lập - Tổng biên tập tờ Tin tức Kinh tế Thế giới. Ông Khâm dự định cho tờ báo của mình cùng với tạp chí Tân Quan sát (新 观察 - New Observations) dành ra một số trang để nói về cuộc hội thảo vừa được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 19/04 (với mục đích tưởng nhớ ông Hồ Diệu Bang). Ông Tăng và bà Trần đã ra lệnh rằng phiên bản tổng duyệt cuối cùng của số báo phải được gửi đến cho họ xem xét và phê duyệt càng sớm càng tốt.
Vào lúc 8h30 tối ngày hôm sau, khi thảo luận về bản tổng duyệt với Tổng biên tập Khâm, Tăng Khánh Hồng đã ra lệnh loại bỏ 500 từ. Những từ này là các trích dẫn từ các bài phát biểu của giới trí thức, bao gồm bà Đại Thanh - khi đó là phóng viên của Nhật báo Quang Minh (光明 日报 - Guangming Daily) - và ông Sản Gia Kỳ (Yan Jiaqi) - thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và là cố vấn chính trị cho ông Triệu Tử Dương trong những năm 1980. Nói về lịch sử 70 năm của ĐCSTQ và số phận của các Tổng Bí thư, phóng viên Đại cho biết, tất cả họ đều đi đến kết cục khốn cùng do “thay đổi quyền lực”.
Đáp lại Tăng Khánh Hồng, ông Khâm khẳng định chính quyền Bắc Kinh đã đồng ý rằng Tổng biên tập của một tờ báo hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động của tờ báo đó. Ông nói: “Nếu có gì sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trong mọi trường hợp, đồng chí Giang Trạch Dân chưa thấy bản tổng duyệt. Thành ủy Thượng Hải và Ban Tuyên giáo sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ hậu quả nào từ việc xuất bản số báo này”.
Tăng Khánh Hồng đã rất tức giận. Tuy nhiên, ông Khâm quyết không dao động và đã từ chối cắt bỏ bất kỳ nội dung nào khỏi phiên bản tổng duyệt.
Giang Trạch Dân không ngờ Tổng biên tập Khâm lại cứng rắn như vậy. Họ Giang đã triệu tập Chủ tịch Hội đồng danh dự của tờ Tin tức Kinh tế Thế giớilà ông Uông Đạo Hàm (Wang Daohan) để được giúp đỡ. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, hơn 100.000 bản của tờ báo đã được in, với 400 bản được phân phối cho các sạp báo và 400 bản khác được chuyển đến Bắc Kinh. Mặc dù 20.000 bản sau đó đã bị rút không cho lưu hành, tờ báo đã được in đầy đủ.
Ngày 22/04, lễ tang của ông Hồ Diệu Bang được tổ chức.
Ngày 26/04, tờ Nhân dân Nhật báo (人民日报 - People’s Daily) đăng một bài xã luận với tiêu đề “Chúng ta phải dứt khoát phản đối tình trạng hỗn loạn”. Bài báo lên án hành động của sinh viên và cho rằng họ đã "gây rối trật tự xã hội"; đồng thời cáo buộc hành động của các sinh viên là "bất hợp pháp" và kêu gọi chấm dứt tình trạng náo động. Bài báo nói rằng mục đích của phong trào sinh viên là làm mất tinh thần của người dân, với mục tiêu cuối cùng là “phủ định vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ và toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa”.


Cũng vào ngày 26/04, Giang Trạch Dân tuyên bố tại một cuộc mít tinh có sự tham dự của 14.000 đảng viên ĐCSTQ về việc bãi nhiệm ông Khâm Bản Lập khỏi vị trí Tổng biên tập, đồng thời tái cơ cấu tờ Tin tức Kinh tế Thế giới.

Việc Giang Trạch Dân thanh trừng nội bộ tờ báo Tin tức Kinh tế Thế giới đã biến phong trào sinh viên thành một phong trào rộng lớn hơn nhiều, liên quan đến quyền tự do ngôn luận. Các cuộc biểu tình lớn nổ ra trên khắp đường phố Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố khác. Nhiều tác giả có tên tuổi trong Hiệp hội Nhà văn Thượng Hải đã tham gia biểu tình; 8.000 sinh viên đến ngồi trước Tòa thị chính Thượng Hải. Các nhân vật nổi tiếng khác trong cộng đồng trí thức ở Bắc Kinh và trên báo chí đã điện báo cho Giang Trạch Dân, yêu cầu ông ta hủy bỏ quyết định đối với ông Khâm và tờ Tin tức Kinh tế Thế giới.

Giang Trạch Dân trở nên lo lắng!

Tại Bắc Kinh, hai nhà báo đã gửi một bản kiến ​​nghị tới Hiệp hội Nhà báo Trung Quốc; có chữ ký của 1.013 nhà báo từ hơn 30 tổ chức thông tấn trong khu vực thủ đô. Bản kiến ​​nghị kêu gọi đối thoại với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phụ trách hoạt động tuyên truyền. Bản kiến ​​nghị liệt kê 3 nội dung làm chương trình nghị sự cho các cuộc đối thoại. Điều đầu tiên là việc Giang Trạch Dân giáng chức Tổng biên tập Khâm Bản Lập của tờ Tin tức Kinh tế Thế giới. Vấn đề là, hành động này của Giang Trạch Dân khiến ĐCSTQ vi phạm tuyên bố rằng Tổng biên tập của một tờ báo sẽ là người chịu trách nhiệm về hoạt động của tờ báo đó.
Ngày 30/04, Tổng Bí thư ĐCSTQ Triệu Tử Dương trở về sau chuyến thăm Bắc Triều Tiên. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng bay đến Bắc Kinh ngay trong đêm để báo cáo với Triệu Tử Dương. Ông Triệu nói: “Việc xử lý vội vàng của Thành ủy Thượng Hải đối với báo Tin tức Kinh tế Thế giớiđã biến một đốm lửa thành một đám cháy rừng và đưa chúng ta vào ngõ cụt”.
Ngày 13/05, sinh viên bắt đầu tuyệt thực trên Quảng trường Thiên An Môn. Trong khi đó, hàng nghìn sinh viên ở Thượng Hải đã tập trung trước Tòa thị chính để phản đối quyết định của Giang Trạch Dân.
Tại một cuộc họp của Bộ Chính trị vào giữa tháng 5, một số ý kiến ​​cho rằng Giang Trạch Dân đã không giải quyết tốt các yêu cầu chính đáng của sinh viên và do đó họ Giang nên nói chuyện trực tiếp với sinh viên để khẳng định phong trào của họ là yêu nước và hợp pháp. Đề nghị này đã khiến các thành viên khác của Bộ Chính trị ĐCSTQ tức giận. Cuộc họp kết thúc mà không có phương án giải quyết.
Ngày 19/05, Triệu Tử Dương đến Quảng trường Thiên An Môn, dường như để tận mắt chứng kiến ​​các sinh viên tuyệt thực, với đôi mắt ngấn lệ. Vào lúc 10 giờ tối, Thủ tướng Lý Bằng (Li Peng) có bài phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia và tái khẳng định quan điểm của ĐCSTQ - là thực hiện “các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt bạo loạn”. Hai giờ sau, vào khoảng nửa đêm, một chiếc loa phát thanh ở Quảng trường Thiên An Môn tuyên bố thiết quân luật.

Vào lúc 2 giờ sáng ngày 20/05, ngay sau bài phát biểu của Lý Bằng, họ Giang đã không lãng phí thời gian và trở thành quan chức đầu tiên tuyên bố ủng hộ quyết định của ĐCSTQ trong một bức điện gửi tới Ủy ban Trung ương.

Hành động trung thành như vậy giúp Giang Trạch Dân được ưu tiên hơn trong những cân nhắc sau này về việc lựa chọn một nhà lãnh đạo mới. Không nghi ngờ gì nữa, hành động này đã khiến các nhà lãnh đạo ĐCSTQ tin tưởng rằng họ đã tìm được người kế nhiệm đáng tin cậy cho Triệu Tử Dương. Theo tài liệu của tác giả Kuhn, “các quan chức cấp cao [của ĐCSTQ] tuyên bố rằng, vào thời điểm này, ngày 20/05, quyết định đã được đưa ra, đề cử Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư mới của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ”. Chi tiết này không xuất hiện trong ấn bản tiếng Trung của cuốn sách do ông Kuhn viết.

Ngày 27/05, tại một cuộc họp của các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã được chọn làm Tổng Bí thư kế nhiệm. Như một người tham dự từng nói, mặc dù Giang Trạch Dân thiếu kinh nghiệm, ông ta “hiểu biết về chính trị, năng động và đáng tin cậy”.
Ngày 01/06, thời điểm diễn ra vụ thảm sát đã được thống nhất. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, lên đến 300.000 quân ở Bắc Kinh, đã được lên kế hoạch để phát động cuộc tấn công vào đêm ngày 03/06. Khi thế giới thức dậy vào ngày hôm sau, hơn 10.000 sinh viên và người dân không có vũ khí đã bị giết bởi súng đạn và xe tăng. ĐCSTQ luôn đưa ra tuyên bố ngớ ngẩn rằng không có ai thiệt mạng trong vụ việc này. Mức độ háo hức tàn sát của quân đội đối với những người biểu tình trẻ tuổi không có vũ khí, hầu hết đều cố gắng chạy trốn để thoát khỏi lưỡi hái tử thần, cho thấy sự tàn ác dã man của ĐCSTQ.

Câu chuyện về sinh viên Phương Chính (Fang Zheng) là đặc biệt kinh hoàng. Là sinh viên năm cuối Khoa Lý thuyết thuộc Học viện Giáo dục Thể chất Bắc Kinh, anh bị mất cả hai chân khi một chiếc xe tăng quân sự cố tình cán qua người anh.

Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005 với The Epoch Times, Phương Chính nói như sau: “Tôi không có thời gian để né [xe tăng] và bị hất văng xuống đất. Xe tăng sau đó chạy qua chân tôi. Lốp xe có nhiều xích và bánh răng quay trong chúng; tôi cảm thấy quần của mình bị xích kéo vào bánh răng và có một lực rất lớn. Tôi còn chút hơi tàn và có thể biết cơ thể mình đang bị kéo lê trên mặt đất. Sau đó, các bác sĩ tại bệnh viện nói với tôi rằng đầu, lưng và vai của tôi bị rách và bầm tím. Sau khi dây xích trên bánh răng xé toạc quần và nghiền nát chân tôi, tôi ngã xuống đất và lăn ra lề đường gần hàng rào vỉa hè… Sau này, tôi đã tình cờ nhìn thấy cảnh tượng ấy khi tôi lướt Internet bằng DynaWeb. Tôi đã thấy những gì xảy ra với tôi vào đêm đó. Tôi nghĩ nó có sẵn trên các trang web do một số quốc gia bên ngoài Trung Quốc lưu trữ. Bạn có thể thấy một người nằm trên mặt đất bên hàng rào, hai chân không còn nữa. Người đó là tôi. Cả hai chân của tôi bị tách thành nhiều đoạn. Chân phải của tôi bị đứt lìa ở đùi trên, chân trái ở đầu gối [3]”.

Vu khống rằng sinh viên tạo ra ‘bạo loạn’

ĐCSTQ muốn vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn được xóa hoàn toàn khỏi trí nhớ của người dân. Đảng thậm chí sẽ không tha thứ cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về sự kiện này.


Tuy nhiên, bên ngoài Trung Quốc, lễ kỷ niệm ngày 04/06 “Lục Tứ” luôn được đánh dấu bằng các cuộc biểu tình và phỏng vấn, những bức ảnh lịch sử và các bài báo kỷ niệm vụ thảm sát. Đó là một điều đáng xấu hổ đối với ĐCSTQ và điều này khiến Giang Trạch Dân không thể chịu đựng được. Người ta nói rằng vào năm 2002, ngay trước khi thôi giữ chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, ông ta đã đặt ra một số quy tắc cho Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Một trong số đó là nghiêm cấm đảo ngược quyết định gọi vụ thảm sát là "bạo loạn", với mục đích cáo buộc những người biểu tình sinh viên đã sử dụng bạo lực chống lại quân đội. Quyết định này chẳng màng đến thực tế rằng chỉ với cực ít trường hợp ngoại lệ, các sinh viên đều không có vũ khí; trong khi quân đội ĐCSTQ lại được trang bị súng máy và xe tăng.
Sau cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân ra lệnh bắt giữ trên diện rộng những người biểu tình và những người ủng hộ sự kiện, đồng thời trấn áp mọi cuộc biểu tình ở Trung Quốc, trục xuất các nhà báo nước ngoài và kiểm soát chặt chẽ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông về tình trạng bất ổn xã hội.

Trong một cuộc họp báo không lâu sau ngày 04/06/1989, một nhà báo Pháp đã hỏi họ Giang về một người Trung Quốc, một phụ nữ bị thương ở Quảng trường Thiên An Môn. Người phụ nữ này sau đó đã bị bắt và bị đưa đến trại giam, nơi cô bị hãm hiếp 3 lần chỉ trong tuần đầu tiên. Giang Trạch Dân trả lời rằng thông tin này như "những câu chuyện cổ tích trong Nghìn lẻ một đêm" [4].

Đối với Giang Trạch Dân, điều quan trọng nhất là xóa bỏ những gì ông ta đã làm trong vụ thảm sát Thiên An Môn khỏi ký ức của người dân Trung Quốc. Vì mục tiêu này, họ Giang đã ra lệnh sản xuất các chương trình truyền hình dựng cảnh sinh viên đốt xe quân sự, để những người không trực tiếp trải qua vụ việc sẽ tin rằng bạo loạn là do sinh viên tạo nên.
Trong cuộc thanh trừng sau vụ thảm sát, Giang Trạch Dân đã học cách khéo léo khai thác bộ máy tuyên truyền và bạo lực của ĐCSTQ. Mười năm sau, họ Giang lặp lại những chiến thuật này khi phỉ báng Pháp Luân Công. Ví dụ tai tiếng nhất là vào ngày 23/01/2001, khi ĐCSTQ dàn dựng cái gọi là vụ tự thiêu ở Thiên An Môn, có sự tham gia của một số diễn viên đóng giả các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền và tự thiêu. Vụ tự thiêu bị dàn dựng đã được phát đi phát lại trên sóng truyền hình trên toàn Trung Quốc với mục đích hạ bệ uy tín của Pháp Luân Công và khiến người dân Trung Quốc phản đối những người tu luyện Pháp Luân Công.

[3] Cuộc phỏng vấn đặc biệt của The Epoch Times về Phương Chính (2005, ngày 31 tháng 05). Tank Rolled Over My Legs (Xe tăng cán qua chân tôi). http://www.epochtimes.com/gb/5/5/31/n938787.htm (http://www.epochtimes.com/gb/5/5/31/n938787.htm).

[4] Kristof, Nicholas. (1989, ngày 27 tháng 09) Tiananmen Killings Not a ‘Tragedy,’ Chinese Party Chief Says (Lãnh đạo ĐCSTQ: Vụ giết người ở Thiên An Môn không phải là một ‘bi kịch’). The New York Times. https://www.nytimes.com/1989/09/27/world/tiananmen-killings-not-a-tragedy-chinese-party-chief-ays.html (https://www.nytimes.com/1989/09/27/world/tiananmen-killings-not-a-tragedy-chinese-party-chief-ays.html).

duyanh
12-03-2022, 01:48 PM
Chương I - Phần 3: Giang Trạch Dân thanh trừng phe đối lập chính trị





https://img.ntdvn.net/2021/01/ntdvn_untitled-1-34.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/01/ntdvn_untitled-1-34.jpg)
Sau cái chết của Đặng Tiểu Bình vào năm 1997, Giang Trạch Dân cuối cùng cũng "sống lâu lên lão làng" và bật khóc vì sung sướng. (Ảnh: NTDVN chụp màn hình)


Đặng Tiểu Bình cảm thấy rằng chính quyền ĐCSTQ phải tiếp tục thúc đẩy cải cách và phát triển nền kinh tế thị trường, lấy lại lòng tin của người dân thông qua những cải thiện kinh tế. Nhưng Giang Trạch Dân không đồng ý. Một xã hội cởi mở sẽ khiến ông ta khó kiểm soát người dân hơn. Ông ta từ bỏ chiến lược tập trung vào nền kinh tế của ông Đặng, thay vào đó, ông ta tập trung trấn áp các đối thủ chính trị cũng như thắt chặt các biện pháp kiểm soát.


Chương I: Sự trỗi dậy của Giang Trạch Dân

Phần 3: Giang Trạch Dân cản trở kế hoạch cải cách kinh tế của Đặng Tiểu Bình

Giang Trạch Dân nổi lên với tư cách là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp theo giữa cuộc chiến giữa Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) và phe thủ cựu. Điều này khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên. Ông Ngô Giá Tường (Wu Jiaxiang), từng làm việc tại Văn phòng Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã gán cho Giang Trạch Dân và những người theo ông ta là “nhóm Ngựa ô”. Theo ông Ngô, “nịnh bợ là tên trò chơi của họ; họ luôn luôn đúng về mặt chính trị bởi vì họ không bao giờ xác nhận quan điểm nào cả”. Ông Ngô nói thêm: "họ hoàn toàn thực dụng và không muốn gì ngoài quyền lực và tiền bạc".
Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ĐCSTQ đã bị quốc tế lên án vì sử dụng vũ lực đối với các sinh viên không có vũ khí tại Quảng trường Thiên An Môn. Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí. Trung Quốc bị cô lập.


Đặng Tiểu Bình cảm thấy rằng chính quyền ĐCSTQ phải tiếp tục thúc đẩy cải cách kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường, lấy lại lòng tin của người dân thông qua những cải thiện kinh tế. Nhưng Giang Trạch Dân không đồng ý. Một xã hội cởi mở sẽ khiến ông ta khó kiểm soát người dân hơn. Ông ta từ bỏ chiến lược tập trung vào nền kinh tế của ông Đặng, thay vào đó, ông ta tập trung trấn áp các đối thủ chính trị cũng như thắt chặt các biện pháp kiểm soát.
Năm 1991, Liên Xô và hệ thống cộng sản tại Đông Âu sụp đổ. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ bị giáng một đòn bất ngờ.
Vào cuối năm 1991, Đặng Tiểu Bình hết sức phẫn nộ trước những hành động của Giang Trạch Dân và mất niềm tin vào họ Giang - người được gọi là “nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba”. Mặc dù ông Đặng khi ấy không giữ bất kỳ chức vụ chính thức nào; nhưng ông vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả đối với quân đội. Bạn thân từ năm 1932 của ông Đặng là ông Dương Thượng Côn (Yang Shangkun) khi đó đang là Chủ tịch nước Trung Quốc. Anh trai của ông Dương Thượng Côn là ông Dương Bạch Băng (Yang Baibing) đang giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc (Central Military Commission - QUTW) - cơ quan nắm quyền chỉ huy và kiểm soát Quân đội Giải phóng Nhân dân của ĐCSTQ. Cùng với Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing), lúc đó là Phó Chủ tịch QUTW, ông Đặng có sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo quân sự trung thành với ông. Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Chủ tịch QUTW vào tháng 11/1989, trong khi trước đó ông ta thậm chí chưa từng đụng đến súng. Không ngạc nhiên khi các vị tướng không thấy ấn tượng gì về vị lãnh đạo mới này.
Đặng Tiểu Bình quyết tâm sử dụng sức ảnh hưởng của mình đối với quân đội để thay đổi tình hình. Tại Đại hội 14 của ĐCSTQ, ông Đặng đã lên kế hoạch thay thế nhóm chống cải cách kinh tế do Giang Trạch Dân lãnh đạo bằng những người ủng hộ cải cách, với tâm điểm Kiều Thạch (Qiao Shi) sẽ là Tổng Bí thư tiếp theo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, thay thế Giang Trạch Dân.
Đặng Tiểu Bình cũng dự định đưa Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang), một nhà cải cách kiên định đang bị quản thúc tại gia, trở lại làm Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Ông Đặng đã cử người đến nói chuyện với ông Triệu và yêu cầu ông ấy công khai bác bỏ hành động ủng hộ sinh viên trong vụ thảm sát ngày 04/06. Ông Triệu từ chối. Ông nói: “Tại sao tôi rời nhiệm sở mà không nhận lỗi cho hành vi sai trái nào? Bởi vì đó là sự lựa chọn của tôi… Tôi không nghĩ rằng mình đã làm bất cứ điều gì sai trái. Việc thừa nhận rằng tôi đã làm điều gì đó sai trái là hành động bóp méo sự thật”.
Để thúc đẩy chương trình cải cách kinh tế của mình, ông Đặng ở tuổi 88 đã thực hiện một chuyến công du mà ngày nay được gọi là “Cuộc kiểm tra của Đặng Tiểu Bình ở phía nam Trung Quốc”, bao gồm Vũ Xương, Thâm Quyến, Chu Hải và Thượng Hải từ ngày 18/01 đến 21/02/1992. Đặng Tiểu Bình đã đi cùng vợ, con gái và một số bạn bè cũ, bao gồm cả Dương Thượng Côn.
Sự phản kháng của Giang Trạch Dân đối với cải cách khiến Đặng Tiểu Bình phẫn nộ

Ngày 18/01, ông Đặng đến Vũ Xương. Ông yêu cầu các quan chức địa phương nói với Giang Trạch Dân rằng: “Bất kỳ ai phản đối đường lối chiến lược do Đại hội 13 của ĐCSTQ đề ra [tức là cải cách kinh tế] cần phải từ chức”. Họ Giang đã phẫn nộ trước điều đó nhưng vẫn miễn cưỡng tuyên bố ủng hộ các bài phát biểu về cải cách của cơ quan thanh tra miền nam của ông Đặng.
Ngày 19/01, chuyến tàu chở Đặng Tiểu Bình đã đến Thâm Quyến. Dù bình thường ít nói, ông Đặng đã có một bài phát biểu dài, được coi như một tối hậu thư cho Giang Trạch Dân. Trong bài phát biểu của mình, ông Đặng đã nhắc lại thông điệp trước đó của mình: “Cải cách và mở cửa là con đường được lựa chọn bởi [ĐCSTQ] và nhân dân. Ai chống lại thì nên từ chức”.
Ngày 20/02/1992, tại một cuộc họp Bộ Chính trị, Giang Trạch Dân đã gạch bỏ phần lớn nội dung trong các bài phát biểu của ông Đặng trong chuyến thị sát miền nam, đặc biệt là những tuyên bố như: “Cải cách và mở cửa là lộ trình được [ĐCSTQ] và nhân dân ủng hộ. Bất cứ ai chống lại nó nên từ chức". Họ Giang nhận định rằng một số nhận xét của Đặng Tiểu Bình "có thể dẫn đến sự bất ổn trong các quan chức của [ĐCSTQ]". Ông ta cũng ra lệnh cho các phương tiện truyền thông nhà nước không đưa tin về các chi tiết trong chuyến công du phía nam của ông Đặng.
Ngày 18/01/2012, 20 năm sau chuyến công du phía nam của Đặng Tiểu bình, tờ Nam phương Nhật báo (南方 日报 - Nanfang Daily) đưa tin về một số nhận xét chưa bao giờ được công khai mà ông Đặng đưa ra vào thời điểm đó. Ông Đặng nói: "Không phát động các chiến dịch chính trị, không chú trọng vào hình thức, các nhà lãnh đạo nên có đầu óc rõ ràng và không để [hệ tư tưởng của họ] ảnh hưởng đến công việc của họ". Đặng Tiểu Bình cũng nói rằng: “Các nhà lãnh đạo đang già đi nên từ chức. Nếu không, họ dễ mắc sai lầm. Hãy nhìn tôi, tôi là một ông già với trí nhớ kém; tôi hay nói lắp khi nói chuyện. Vì vậy, những người cao tuổi chúng ta nên từ chức và hết lòng ủng hộ các nhà lãnh đạo trẻ hơn [5]”.
Ai có thể biết được điều gì đã diễn ra trong tâm trí Giang Trạch Dân khi ông đọc được những nhận xét đó vào năm 1992? Thay vì chú ý đến những nhận xét này, họ Giang đã trì hoãn việc chuyển giao quyền lực cho lãnh đạo tiếp theo của ĐCSTQ là ông Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) - người được Đặng Tiểu Bình lựa chọn cẩn thận. Họ Giang đã sử dụng mọi cơ hội để kiềm chế ông Hồ, ngay cả khi họ Giang đã từ chức. Bằng những động thái này, Giang Trạch Dân đã tạo ra những rạn nứt kéo dài cho đến ngày nay trong ĐCSTQ .


Các tướng lĩnh quân đội đã vào cuộc. Dương Bạch Băng, Chủ tịch QUTW của ĐCSTQ phát biểu tại một cuộc họp quân sự rằng ý định của QUTW là “bảo vệ cuộc cải cách”. Theo chỉ đạo của ông, tờ báo quân sự của ĐCSTQ là Nhân dân Giải phóng quân Nhật báo đã xuất bản một bài xã luận có tiêu đề “Bảo vệ công cuộc cải cách và mở cửa”. Bài xã luận tuyên bố rằng quân đội Trung Quốc sẽ “kiên định làm theo lời kêu gọi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và bảo vệ quá trình cải cách”.

Giang Trạch Dân hạ mình

Sự ủng hộ công khai của Chủ tịch QUTW Dương Bạch Băng đối với các bài phát biểu ủng hộ cải cách của ông Đặng đã thể hiện rõ lòng trung thành của quân đội ĐCSTQ đối với Đặng Tiểu Bình. Lời hùng biện mạnh mẽ đã làm rung chuyển họ Giang và nhóm chống cải cách của ông ta.
Khi chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra Đại hội 14 của ĐCSTQ, là lúc những thay đổi về lãnh đạo thường xuyên xảy ra. Thành tích tầm thường của Giang Trạch Dân, thủ đoạn chính trị và việc tiếp tục phản kháng cải cách sau chuyến công du phía nam của Đặng Tiểu Bình đã đẩy ông Đặng đến giới hạn. Ông ấy lại phải lên tiếng. Ngày 22/05/1992, bất chấp cái nóng kỷ lục, Đặng Tiểu Bình đến thăm Công ty Gang thép Thủ đô ở Bắc Kinh. Ông Đặng than phiền với một nhóm lớn cán bộ và công nhân: “Một số người chỉ ủng hộ những bài phát biểu của tôi trên bề mặt, ủng hộ một cách nửa vời; một số im lặng để thể hiện sự phản đối và không đồng tình; chỉ một bộ phận nhỏ người dân thực sự phản hồi bằng hành động”. Ông cũng yêu cầu các quan chức đi cùng đến từ Bắc Kinh chuyển lời của mình tới chính quyền trung ương, tức là tới Giang Trạch Dân.
Vào đầu mùa hè năm 1992, danh tiếng của Giang Trạch Dân trong giới môi giới quyền lực của ĐCSTQ đã giảm mạnh. Đã có những cuộc thảo luận về việc ông ấy sẽ giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ của mình trong bao lâu. Họ Giang ngày càng trở nên bồn chồn, lo sợ bị mất quyền lực và trở thành mục tiêu chỉ trích quy mô lớn trong ĐCSTQ. Sau đó, Giang Trạch Dân phải công khai tuyên bố ủng hộ chính sách cải cách và mở cửa của Đặng Tiểu Bình, đồng thời đến thăm riêng ông Đặng. Với đôi mắt ngấn lệ, ông ta thề với Đặng Tiểu Bình về lòng trung thành của ông ta với ông Đặng và về quyết tâm thực hiện cải cách kinh tế. Lịch sử sẽ chứng minh rằng đây chỉ là một trong những màn kịch của Giang Trạch Dân. Việc cam kết trung thành không có nghĩa là họ Giang tin tưởng vào chính sách cải cách và mở cửa của ông Đặng, mà đó là một động thái cơ hội để duy trì quyền lực.

[5] Zhou, Hucheng. (2014, ngày 14 tháng 11). Secret: Which two sentences in Deng Xiaoping’s “Southern Talks” have not been reported? (Bí mật: Hai câu nào trong “Cuộc nói chuyện về phương nam” của Đặng Tiểu Bình không được báo cáo?). People’s Daily Online. http://history.people.com.cn/n/2014/1124/c372327-26081466.html

duyanh
12-05-2022, 12:57 PM
Tà ác vô độ | I - 4: Giang Trạch Dân thanh trừng phe đối lập chính trị





https://img.ntdvn.net/2021/12/ntdvn_gettyimages-155769544-1200x801-1.jpeg

Giang Trạch Dân tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 08/11/2012. (Ảnh: Feng Li / Getty Images)


Ngay khi nắm được quyền lực, Giang Trạch Dân tiến hành loại bỏ các đối thủ chính trị, hết người này đến người khác.

Chương I: Sự trỗi dậy của Giang Trạch Dân

Phần 4: Giang Trạch Dân thanh trừng phe đối lập chính trị

Thanh trừng anh em nhà họ Dương vào năm 1992

Giang Trạch Dân không có kinh nghiệm về chiến tranh. Ai cũng biết rằng các nhà lãnh đạo cấp cao của quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đều không coi trọng họ Giang. Dương Thượng Côn (Yang Shangkun) từng chế giễu rằng Giang Trạch Dân không biết sử dụng súng.

Tình bạn giữa anh em nhà họ Dương và Đặng Tiểu Bình có từ những năm 1930, khi cả ba đều phục vụ trong quân đội ĐCSTQ. Đặng Tiểu Bình từng phục vụ trong Quân đoàn 2 của quân đội và trở thành Chủ tịch Quân uỷ Trung ương (QUTW) từ tháng 06/1981 đến 11/1989. Những người từng phục vụ trong Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4 đều bất mãn với Đặng Tiểu Bình. Anh em nhà họ Dương đứng về phía Đặng Tiểu Bình, vì vậy, họ trở thành mục tiêu của sự bất mãn của một số phe phái trong quân đội. Giang Trạch Dân đã tận dụng cơ hội này để loại bỏ anh em nhà họ Dương.

Tháng 08/1992, Đặng Tiểu Bình bị đột quỵ và ốm nặng. Vào thời điểm đó, các vị trí và chức danh lãnh đạo đang được thảo luận cho Đại hội 14 của ĐCSTQ. Giang Trạch Dân gặp bất lợi vì đã chần chừ biểu đạt sự ủng hộ đối với bài phát biểu trong chuyến công du phía nam của ông Đặng.

Cuối tháng 08/1992, Dương Bạch Băng (Yang Baibing) kêu gọi một cuộc họp gồm 46 nhà lãnh đạo quân sự cấp cao ở Bắc Kinh để thảo luận về việc bố trí quân nhân, tập trung vào việc liệu Giang Trạch Dân có đủ tiêu chuẩn cho chức vụ Chủ tịch QUTW hay không. Dương Bạch Băng đã phát biểu rằng rất nhiều người phản đối chính sách cải cách của Đặng Tiểu Bình; đồng thời yêu cầu đề xuất các ý kiến ​​về cách tiếp tục thực thi các chính sách của ông Đặng sau khi ông qua đời. Những người tham gia đã chỉ trích sự kém cỏi của Giang Trạch Dân, viện lý do họ Giang không có nền tảng quân sự và không ủng hộ cải cách. Kết luận cuối cùng là Giang Trạch Dân không đủ tiêu chuẩn cho chức vụ Chủ tịch QUTW của ĐCSTQ.

Khi Giang Trạch Dân nghe tin về cuộc họp, ông ta đã vô cùng hoảng sợ. Theo lời khuyên của Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong), một cố vấn mà họ Giang mang theo từ Thượng Hải đến Bắc Kinh, Giang Trạch Dân bắt đầu tung tin đồn rằng anh em nhà họ Dương “có ý định lật đổ Đặng Tiểu Bình”. Họ Giang thậm chí còn nói với ông Đặng rằng bản thân ông ta thấy rất lo lắng cho ông Đặng. Sau một thời gian, Đặng Tiểu Bình bắt đầu nghi ngờ anh em nhà họ Dương và sai người đi thăm dò. Hiển nhiên, những tin đồn như vậy đã tồn tại sẵn. Vì vậy mà anh em nhà họ Dương đánh mất lòng tin của Đặng Tiểu Bình.

Tăng Khánh Hồng là “nhà tổ chức bí mật và đầy quyền lực trong hệ thống chính trị của ĐCSTQ”, theo thông tin từ một bài báo năm 2014 của The Epoch Times [1]. Ông ta là thành viên của “Phe cánh Thượng Hải” - những nhân vật chính trị có liên hệ với Giang Trạch Dân kể từ những ngày họ cùng nhau làm việc tại Thượng Hải. Tăng Khánh Hồng được biết đến là “cánh tay phải”, “kẻ thi hành công vụ” của họ Giang và là “đồ tể” giúp Giang Trạch Dân 'ra tay' với những người khác.

Để tạo ra rạn nứt trong mối quan hệ giữa Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn, Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã thực hiện một biện pháp đa diện. Trong những năm cuối đời, Đặng Tiểu Bình bị cô lập và phụ thuộc nhiều vào con cái để thu thập thông tin. Tăng Khánh Hồng đã nói với Đặng Phác Phương (Deng Pufang) - con trai của Đặng Tiểu Bình - rằng anh em nhà họ Dương muốn thay thế hoàn toàn người của Đặng Tiểu Bình trong quân đội. Tăng Khánh Hồng cũng nói rằng Dương Thượng Côn đã do dự khi tiến hành cuộc thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn, và rằng ông ta có ý định lật ngược quan điểm của Đặng Tiểu Bình trong cuộc đàn áp.

Ngay sau cuộc gặp của Tăng Khánh Hồng với Đặng Phác Phương, Giang Trạch Dân đã gặp Đặng Tiểu Bình và khẳng định anh em nhà họ Dương có tham vọng nắm quyền lực quân sự của ĐCSTQ.

Từ ngày 07/09 đến 10/09/1992, QUTW đã họp để thảo luận về việc bổ nhiệm quân nhân tại Đại hội 14 của ĐCSTQ. Dương Bạch Băng phụ trách quân sự đã đệ trình danh sách thăng chức gồm 100 lãnh đạo cấp trung và cấp cao. Sau khi Lưu Hoa Thanh (Liu Huaqing) và Dương Thượng Côn thông qua, danh sách này đã được chuyển cho Giang Trạch Dân xem xét và phê duyệt. Họ Giang không chấp thuận và thông báo với ông Dương rằng ông ta cần hỏi ý kiến ​​Đặng Tiểu Bình.

Lúc này, nhiều tin đồn đã đến tai Đặng Tiểu Bình về tham vọng nắm quyền quân sự của anh em nhà họ Dương và ý định lật ngược quyết định về vụ thảm sát Thiên An Môn.

Vào đêm trước Đại hội 14 ĐCSTQ, ngày 06/10/1992, Đặng Tiểu Bình khi đó đã nghỉ hưu, đã viết thư cho Bộ Chính trị ĐCSTQ về việc sắp xếp nhân sự QUTW: “Trong tương lai, các đồng chí Lưu Hoa Thanh và Trương Chấn (Zhang Zhen) sẽ quản lý các hoạt động hàng ngày của QUTW dưới sự lãnh đạo của đồng chí Giang Trạch Dân. Đối với người kế nhiệm trong tương lai, chúng ta cần phải có một người quen thuộc với quân đội”. Trong thư, Đặng Tiểu Bình đã vạch ra một kế hoạch cụ thể cho ban lãnh đạo mới của QUTW.

Phiên họp toàn thể lần thứ nhất của Đại hội đại biểu Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ lần thứ 14 được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 12/10 đến 18/10/1992. Anh em nhà họ Dương bị tước quyền lực quân sự. Gia đình ông Đặng và ông Dương chia tách sau tình bạn kéo dài 60 năm.

Cách chức Thị trưởng Bắc Kinh Trần Hy Đồng

Tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 vào tháng 09/1994, ĐCSTQ tuyên bố hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực từ thế hệ lãnh đạo thứ hai sang thế hệ lãnh đạo thứ ba. Khi sức khỏe của Đặng Tiểu Bình xấu đi, Giang Trạch Dân dần dần thăng chức cho người của mình. Lúc này, Giang Trạch Dân bắt đầu có động thái chống lại chính quyền thành phố Bắc Kinh.


Bắc Kinh là trụ sở của ĐCSTQ. Quyền kiểm soát Quân khu Bắc Kinh, Ủy ban Đảng Cộng sản thành phố Bắc Kinh [còn gọi là Thành ủy Bắc Kinh], chính quyền thành phố Bắc Kinh và Trung đoàn Bảo vệ An ninh Trung ương ĐCSTQ là rất quan trọng đối với giới lãnh đạo ĐCSTQ; từ đó mà dẫn đến sự tranh giành quyền lực gay gắt tại đây. Nếu không thể kiểm soát, các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không cảm thấy yên tâm.

Đến năm 1995, Trần Hy Đồng (Chen Xitong) - ủy viên Bộ Chính trị và Thị trưởng thành phố Bắc Kinh - đã có một bảng thành tích đáng nể. Bắc Kinh đã tổ chức thành công Đại hội thể thao châu Á và mở Vành đai thứ hai và Vành đai thứ ba (những con đường tròn đồng tâm bên trong thành phố). Bắc Kinh đã trải qua một cuộc thay đổi lớn. Hơn nữa, Trần Hy Đồng có lập trường cứng rắn trong vụ thảm sát Thiên An Môn. Vì vậy, ông ta tin rằng mình có nhiều công lao trong việc duy trì sự thống trị của ĐCSTQ và mong đợi một bước tiến trong Bộ Chính trị ĐCSTQ. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân đã chiếm vị trí cao nhất.

Trần Hy Đồng có quan hệ rất tốt với Đặng Tiểu Bình. Trong chuyến thăm Công ty Thép Bắc Kinh năm 1992, ông Đặng đã công khai tuyên bố rằng ông Trần là một nhà cải cách. Trần Hy Đồng lên tiếng ủng hộ cải cách thông qua các chương trình tại Đài truyền hình Bắc Kinh mà ông ta kiểm soát; đồng thời thực hiện nhiều bài phát biểu cải cách trong nhiều dịp khác nhau. Ông Trần đã chỉ đạo tờ báo chính thức của thành phố Bắc Kinh là Nhật báo Bắc Kinh (北京 日报 - Beijing Daily) đăng toàn văn bài phát biểu về chuyến công du phía nam của Đặng Tiểu Bình, sớm hơn một ngày so với tờ Nhân dân Nhật báo (人民日报 - People’s Daily) - tờ báo do Giang Trạch Dân kiểm soát.

Trần Hy Đồng trở thành một vấn đề lớn đối với Giang Trạch Dân!

Năm 1995, Chu Quan Ngũ (Zhou Guanwu) - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thép Bắc Kinh - bị cách chức do tham nhũng. Vụ việc của ông Chu đã dẫn đến một loạt các cuộc điều tra và cáo buộc tham nhũng. Tháng 04/1995, cấp phó của Trần Hy Đồng là Vương Bảo Sâm (Wang Baosen) qua đời tại một ngọn đồi nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh. Lời giải thích chính thức được công bố khi đó là ông Vương đã dùng súng tự tử vì sợ bị truy tố về tội tham nhũng. Tuy nhiên, các dấu chân tại hiện trường, vết thương, thùng thuốc súng, vỏ đạn và các manh mối khác cho thấy đây là một vụ giết người chứ không phải một vụ tự sát.

Giang Trạch Dân đã ra lệnh điều tra toàn diện. Có thông tin cho rằng, từ tháng 07/1991 đến 11/1994, Trần Hy Đồng đã nhận 22 món quà quý (8 sản phẩm vàng bạc, 6 đồng hồ sang trọng, 4 bút máy cao cấp, 3 máy ảnh và 1 máy quay phim) từ những vị khách nước ngoài mà ông ta gặp trong các cuộc gặp gỡ chính thức. Tổng giá trị các món quà đó là hơn 555.000 nhân dân tệ (khoảng 2 tỷ VNĐ) [2]. Đối với các đồng chí lãnh đạo cấp của Bộ Chính trị ĐCSTQ, số tiền này có thể coi là cực kỳ nhỏ.

Năm 1998, Trần Hy Đồng bị kết án 16 năm tù về tội tham nhũng và xao lãng nhiệm vụ. Con trai của ông ta là Trần Tiểu Đồng (Chen Xiaotong) cũng bị kết án.

Kiều Thạch nghỉ hưu năm 1997

Năm 1997 là một năm quan trọng về chính trị đối với giới lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ. Vào tối ngày 19/02/1997, Đặng Tiểu Bình được công bố là đã qua đời sau khi mắc bệnh Parkinson trong nhiều năm.

Hai ngày sau lễ tưởng niệm, tất cả sĩ quan và binh lính của quân đội Trung Quốc cùng tất cả nhân viên cảnh sát được lệnh nghiên cứu bài điếu văn của Giang Trạch Dân; và được yêu cầu hành xử sao cho “phù hợp tuyệt đối với Ban Chấp hành Trung ương Đảng với Giang Trạch Dân làm cốt lõi”. Trong bài xã luận do Nhân dân Nhật báo phát hành vào ngày 25/02, cụm từ “Ủy ban Trung ương Đảng với Giang Trạch Dân làm cốt lõi” đã xuất hiện tới 9 lần. Điều này rõ ràng đã xác lập quyền lực số 1 của họ Giang trong hệ thống phân cấp chính trị của ĐCSTQ.

Sinh ra vào tháng 12/1924 tại Thượng Hải, Kiều Thạch (Qiao Shi) gia nhập ĐCSTQ khi mới 16 tuổi. Ông là thành viên của cơ quan ra quyết định cao nhất của ĐCSTQ - tức Ban Thường vụ Bộ Chính trị - từ năm 1987 đến 1997. Có thông tin cho rằng, ở mọi phương diện lựa chọn Tổng Bí thư ĐCSTQ, ông ta đều có trình độ cao hơn, có chứng chỉ tốt hơn và có mạng lưới chính trị rộng hơn so với vị cấp dưới trong một khoảng thời gian dài là Giang Trạch Dân. Song, cuối cùng ông ta lại thua họ Giang. Từ năm 1993, Kiều Thạch đã là Chủ tịch Ủy ban Thường vụ của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 8. Trong số các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ, ông Kiều được biết đến với lập trường tự do về pháp quyền; ông cũng có tư tưởng cải cách theo định hướng thị trường đối với các doanh nghiệp nhà nước. Với mạng lưới rộng lớn gồm các cấp dưới thân tín của mình ở các vị trí quan trọng trên khắp đất nước, Kiều Thạch đã trở thành một thách thức, nếu không muốn nói là một mối đe dọa, đối với sự lãnh đạo của họ Giang.

Sau cái chết của Đặng Tiểu Bình vào tháng 02/1997, Giang Trạch Dân và các cộng sự của ông ta đã đề xuất một chính sách rằng bất kỳ thành viên nào trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị phải từ chức trước khi 70 tuổi. Khi ấy, Kiều Thạch đã 73 tuổi. Đại hội ĐCSTQ lần thứ 15 đã được tổ chức từ ngày 12/09 đến 18/09/1997. Kiều Thạch rút lui khỏi chính trường Trung Quốc sau đó.

Bản thân Giang Trạch Dân lúc đó đã 71 tuổi và lẽ ra cũng phải nghỉ hưu theo chính sách 70 tuổi. Tuy nhiên, ông ta đã tạo ra một ngoại lệ cho mình vì ông ta lúc đó đang giữ chức vụ Tổng Bí thư ĐCSTQ.

Lý Thụy Hoàn từ chức năm 2002

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ dự kiến ​​được tổ chức vào tháng 11/2002. Theo quy định bắt buộc nghỉ hưu ở tuổi 70, Giang Trạch Dân sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức. Để bản thân có thể tiếp tục cai trị ĐCSTQ ở hậu trường, ông ta cần phải cài đặt một vài nhóm thân tín của mình. Lý Thụy Hoàn (Li Ruihuan), một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đã trở thành trở ngại cho kế hoạch của họ Giang.

Lý Thụy Hoàn vốn là một thợ mộc ở Thiên Tân. Sau khi phát minh ra "phương pháp tính toán đơn giản", cập nhật "phương pháp tính toán" truyền thống trong nghề mộc, ông đã thăng cấp trong ngành xây dựng và chính trị ở Thiên Tân vào năm 1987, khi ông chuẩn bị vào Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ở tuổi 53, ông Lý sẽ là ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất và ông chỉ là Bí thư Thành ủy Thiên Tân vào thời điểm đó. Nếu ông được làm ủy viên Bộ Chính trị, một số lãnh đạo ĐCSTQ lớn tuổi có thể phản đối. Vì vậy, một số Bí thư Tỉnh ủy đã được nâng lên cùng một lúc. Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lý Tích Minh (Li Ximing), Bí thư Thành ủy Thượng Hải Giang Trạch Dân, và Bí thư Dương Nhữ Đại (Yang Rudai) của tỉnh Tứ Xuyên - tỉnh lớn nhất ở Trung Quốc - được bố trí để tham gia Bộ Chính trị cùng với Lý Thụy Hoàn trong Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSTQ năm 1987.

Để giữ quyền kiểm soát chính trường ĐCSTQ sau khi nghỉ hưu tại Đại hội 16 ĐCSTQ vào năm 2002, Giang Trạch Dân phải đảm bảo rằng Lý Thụy Hoàn cũng sẽ nghỉ hưu cùng với ông ta vào năm 2002, để cố vấn cấp cao của Giang Trạch Dân có thể kiểm soát Ban Bí thư và Thường vụ Bộ Chính trị.

Năm 2002, Lý Thụy Hoàn 68 tuổi, trẻ hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 70. Do đó, Giang Trạch Dân đã đưa ra một chỉ lệnh mới: Nếu một người 67 tuổi, thì người đó vẫn có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ nữa tại Thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, nếu người đó đã 68 tuổi, thì người đó phải từ chức Thường vụ Bộ Chính trị.

Cả Giang Trạch Dân và Lý Thụy Hoàn đều từ chức tại Đại hội 16 ĐCSTQ năm 2002. Tăng Khánh Hồng trở thành thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Năm 2007, tại Đại hội lần thứ 17 của ĐCSTQ, Tăng Khánh Hồng đã tuổi 68 và nhận ra bản thân lại trở thành nạn nhân của chính thành công trước đó của mình. Ông ta phải từ chức Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Bè phái Thượng Hải

“Bè phái Thượng Hải” là tên được đặt cho các đồng minh trong ĐCSTQ của Giang Trạch Dân mà ông quen biết khi còn giữ chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải, trước khi họ Giang trở thành Tổng Bí thư của ĐCSTQ. Đó là một phe cánh phân chia dựa trên khu vực địa lý của các tỉnh Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang. Cùng ‘đặc điểm nhận dạng’ với Giang Trạch Dân, các thành viên thuộc "Bè phái Thượng Hải" mang những đặc điểm rõ ràng của người ở các tỉnh Thượng Hải, Giang Tô và Chiết Giang: Tinh ranh và thực dụng. Trong 13 năm khi Giang Trạch Dân giữ chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, các quan chức “Bè phái Thượng Hải” đã xây dựng mạng lưới khắp các cơ quan ĐCSTQ và cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, ở tất cả các cấp. Họ là lực lượng chính trị lớn nhất lúc bấy giờ.

Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) là một ví dụ điển hình cho thấy sự thăng trầm khi còn là thành viên của “Bè phái Thượng Hải”.

Trần Lương Vũ trở thành Bí thư Đảng ủy Công ty Điện công nghiệp Thượng Hải vào tháng 03/1984. Ông đã nỗ lực đặc biệt để vun đắp tình bạn với vợ của Giang Trạch Dân là Vương Dã Bình (Wang Yeping), một nhân viên tại một công ty con trực thuộc doanh nghiệp của ông Trần. Ông ta đến thăm bà Vương tại cả nơi làm việc và cả nhà riêng với nhiều món quà, và cuối cùng cho bà ta leo lên một vị trí cấp cao. Ông Trần cũng sắp xếp một công việc trong công ty của mình cho con trai út của Giang Trạch Dân. Ông Trần thậm chí còn chi trả chi phí học đại học của người con trai này.

Kết quả của ‘tình bạn’ đặc biệt này, Trần Lương Vũ được thăng chức làm Phó Giám đốc Cục Cán bộ cũ Thượng Hải vào tháng 01/1985 và Trưởng quận Hoàng Phố ở Thượng Hải vào tháng 02/1987. Sau đó, ông Trần được đề bạt làm Phó Thị trưởng Thượng Hải. Sau khi Giang Trạch Dân trở thành Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 1989 sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ông Trần đã leo lên chức Thị trưởng Thượng Hải, Bí thư Thành ủy Thượng Hải và Ủy viên Bộ Chính trị. Trần Lương Vũ trở thành một trong những người đồng hành đáng tin cậy nhất của họ Giang và đóng vai trò như người quản gia của ông ta ở Thượng Hải.

Trần Lương Vũ đã bị cách chức vào tháng 09/2006 với cáo buộc tham nhũng liên quan đến việc sử dụng sai mục đích tiền trong quỹ an sinh xã hội của Thượng Hải. Tháng 04/2008, ông Trần bị kết án 18 năm tù với các tội danh gian lận tài chính, lạm dụng quyền lực và hối lộ.

Các thành viên nổi bật trong “Bè phái Thượng Hải” bao gồm Tăng Khánh Hồng, Ngô Bang Quốc (Wu Bangguo), Hoàng Cúc (Huang Ju), Trần Lương Vũ (Chen Liangyu), Trần Chí Lập (Chen Zhili) và Giả Đình An (Jia Ting'an).

Ảnh hưởng của Giang Trạch Dân sau năm 2002

Ngày 15/11/2002, tại Đại hội 16 của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân chính thức thôi giữ chức vụ cao nhất của ĐCSTQ với tư cách là Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Tuy nhiên, ông ta vẫn tiếp tục kiểm soát hầu hết các cấp quyền lực cao nhất.

Có đến 7 trong số 9 ủy viên thường vụ của Bộ Chính trị ĐCSTQ thuộc bè phái của Giang Trạch Dân, do sức ảnh hưởng đáng kể của họ Giang đối với cơ quan này. Hai ngày trước khi nghỉ hưu, họ Giang đã cùng các phe cánh của mình âm mưu một đề xuất đặc biệt bất ngờ và được thông qua tại một cuộc họp Bộ Chính trị. Động thái đặc biệt chưa từng có tiền lệ cho phép Giang Trạch Dân tiếp tục giữ chức Chủ tịch QUTW thêm 2 năm sau khi nghỉ hưu tại Đại hội 16 ĐCSTQ. Ngay cả sau khi nhiệm kỳ Chủ tịch QUTW kết thúc vào tháng 03/2005, Giang vẫn duy trì một văn phòng tại QUTW.

Ảnh hưởng đáng kể của Giang Trạch Dân đối với các vấn đề của ĐCSTQ thông qua các đồng sự của ông ta đã thể hiện rõ ràng trong trận động đất lớn ở Vấn Xuyên năm 2008. Ngày 12/05/2008, một trận động đất có cường độ 8,0 độ Ms (7,9 Mw) tại tâm chấn đã tấn công Vấn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên. Khi đó, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) và Thủ tướng Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao) đã ra lệnh cho quân đội ĐCSTQ ngay lập tức đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ khẩn cấp. Tuy nhiên, quân đội, dưới sự kiểm soát của Giang Trạch Dân, đã không xuất hiện cho đến ngày thứ 4, bỏ lỡ cơ hội quan trọng nhất để cứu người. Theo thống kê cuối cùng, có 69.197 người chết và 18.222 người khác mất tích.

Tại Đại hội 18 của ĐCSTQ vào tháng 11/2012, Tập Cận Bình (Xi Jinping) kế nhiệm Hồ Cẩm Đào và nhậm chức Tổng Bí thư ĐCSTQ. Dưới thời ông Tập, 5 trong số 9 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị vẫn là phe cánh của họ Giang, những người tiếp tục các chương trình chính trị của họ Giang.

Âm mưu chính trị cuối cùng của Giang Trạch Dân là đảm bảo rằng ông ta sẽ không phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà chính ông ta đã khởi xướng vào tháng 07/1999. Sự ghen tị cá nhân được cho là lý do chính dẫn đến việc Giang Trạch Dân quyết định đàn áp pháp môn thiền định được nhiều người ưa chuộng này vào năm 1999. Vào thời điểm đó, có hơn 100 triệu người dân Trung Quốc đang tu luyện Pháp Luân Công. Giang Trạch Dân đã thực thi cuộc đàn áp thông qua tay chân của ông ta trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương ĐCSTQ và Phòng 610. Cơ quan 610 được đặt tên theo ngày thành lập của tổ chức này - ngày 10/6/1999 - với mục đích quản lý và điều phối cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Như sẽ thảo luận trong các chương sau, quy mô và phạm vi của cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân đã vượt qua bất kỳ chiến dịch chính trị nào trước đây của ĐCSTQ.


[1] Robertson, Matthew. (2014, ngày 03 tháng 02). ‘Enforcer’ Zeng Qinghong Said to Be Next Corruption Target (‘Kẻ thực thi’ Tăng Khánh Hồng sẽ trở thành mục tiêu tham nhũng tiếp theo). The Epoch Times. https://www.theepochtimes.com/enforcer-zeng-qinghong-said-to-be-next-corruption-target_485937.html.


[2] News of the Communist Party of China. (1998, ngày 31 tháng 07). Beijing Municipal High People’s Court Started Open Trial of Chen Xitong (Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Bắc Kinh bắt đầu xét xử công khai đối với Trần Hy Đồng vào ngày 31/07/1998). People’s Daily Online. http://cpc.people.com.cn/GB/64162/64165/67447/68010/4645609.html.

duyanh
12-09-2022, 01:51 PM
Tà ác vô độ | II - 2: Đại gia tộc Giang Trạch Dân - Thiên hạ đệ nhất tham nhũng





https://img.ntdvn.net/2021/11/ntdvn_p8108951a415976955.jpg

Gia tộc Giang Trạch Dân được coi là gia tộc tham nhũng số 1 trong ĐCSTQ. Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (trái) và con trai cả Giang Miên Hằng. (Ảnh: The Epoch Times tổng hợp)

​Dòng họ Giang Trạch Dân có rất nhiều đại phú ông, đại phú bà mà hầu hết trong số đó đều giàu lên một cách bất chính và có quan hệ chặt chẽ với những vị trí quyền lực chính trị đỉnh cao ở Trung Quốc. Đây là nhóm sở hữu lượng tài sản kếch xù, vượt xa bất kỳ tỷ phú nào tại Trung Quốc.


Chương II: Nạn hồng thủy tham nhũng thời Giang Trạch Dân

Phần 2: Đại gia tộc Giang Trạch Dân - Thiên hạ đệ nhất tham nhũng

China Affairs, một trang web tiếng Trung ở hải ngoại, khẳng định rằng Giang Trạch Dân có một tài khoản ngân hàng bí mật ở Thụy Sĩ, trong đó có ít nhất 350 triệu USD. Ở Bali của Indonesia, Giang Trạch Dân đã mua một khu dinh thự vào đầu năm 1990 với giá trị thị trường vào lúc đó là 10 triệu USD. Việc mua bán do cựu Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền (Tang Jiaxuan) sắp xếp [2].

Giang Miên Hằng - con trai cả của Giang Trạch Dân
Vào những năm 1980, Giang Trạch Dân đã gửi con trai cả Giang Miên Hằng (Jiang Mianheng) sang Mỹ du học. Năm 1992, khi Giang Trạch Dân trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính phủ và quân đội, ông ta đã điều con trai về nước. Tháng 01/1993, Giang Miên Hằng bắt đầu làm việc tại Viện Nghiên cứu Luyện kim Thượng Hải và leo lên vị trí Giám đốc chỉ trong vòng 4 năm ngắn ngủi. Khi quyền lực của Giang Trạch Dân vững chắc hơn, Giang Miên Hằng quyết định bước chân vào thương trường.

Năm 1994, Giang Miên Hằng đã trả một khoản tiền danh nghĩa để mua Công ty Đầu tư Liên hợp Thượng Hải (SUIC), một công ty thuộc sở hữu của chính quyền trị giá 100 triệu nhân dân tệ (CNY), và khởi đầu sự nghiệp với tư cách là “ông hoàng viễn thông”. Mặc dù Phó giám đốc Ủy ban Kinh tế Thượng Hải đã rất nỗ lực trong việc lập kế hoạch và thành lập SUIC, chỉ 3 tháng sau khi SUIC đi vào hoạt động, vị Phó giám đốc này bất ngờ bị sa thải trong khi Giang Miên Hằng ngay lập tức được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Vào thời điểm đó, không ai ở SUIC biết Giang Miên Hằng là ai.

Mặc dù bề ngoài là một doanh nghiệp nhà nước, SUIC thực ra là tài sản cá nhân của Giang Miên Hằng. Vì là con trai của Giang Trạch Dân nên Giang Miên Hằng kinh doanh hái ra tiền. Vào thời điểm đó, Giang Miên Hằng thường xuyên được các ông trùm kinh doanh ở Trung Quốc và hải ngoại đến thăm. Trong vòng vài năm, Giang Miên Hằng đã lập nên đế chế viễn thông cho riêng mình. Năm 2001, SUIC có hơn 10 công ty trực thuộc bao gồm Mạng thông tin Thượng Hải (Shanghai Information Network), Mạng cáp Thượng Hải (Shanghai Cable Network) và China Netcom. Phạm vi kinh doanh bao phủ các lĩnh vực: truyền hình cáp, xuất bản điện tử, sản xuất CD và thương mại điện tử.

Giang Miên Hằng nổi tiếng trong giới kinh doanh Thượng Hải vì là thành viên trong Hội đồng quản trị của nhiều công ty thuộc một số lĩnh vực kinh tế quan trọng của thành phố. Ông ta thậm chí còn tham gia kinh doanh hệ thống đường hầm và tàu điện ngầm của Thượng Hải. Có một câu chuyện kể rằng khi một doanh nhân đáp chuyến bay của Hãng hàng không Thượng Hải, anh ấy tình cờ nhận ra Giang Miên Hằng trên một bức ảnh của tạp chí du lịch - bức ảnh chụp các thành viên Hội đồng quản trị của Hãng hàng không Thượng Hải. Giang Miên Hằng được biết đến là Ông hoàng viễn thông của Trung Quốc và Người anh cả của Thượng Hải.

Trước khi Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Hoàng Cúc (Huang Ju)- thân tín của họ Giang và sau này là Bí thư Thành ủy Thượng Hải - đã khởi động dự án xây dựng hai dinh thự cho Giang Trạch Dân trong thành phố. Khi Giang Miên Hằng quyết định phát triển đế chế viễn thông và lấy Thượng Hải làm cơ sở, Hoàng Cúc đã bật đèn xanh cho Giang Miên Hằng từ lúc nộp đơn xin phê duyệt cho đến lúc nhận được các khoản vay ngân hàng.

Tuy nhiên, tất cả những điều đó vẫn chưa đủ để khiến Giang Miên Hằng thỏa mãn. Ở Trung Quốc, một doanh nhân khó có thể bảo vệ sự giàu có của mình trừ khi anh ta nắm giữ vị trí trong chính quyền. Tháng 12/1999, mọi người đã rất ngạc nhiên khi thấy tên của Giang Miên Hằng xuất hiện trong danh sách những người được bổ nhiệm do Quốc vụ viện công bố. Ngoài ra, bằng cách nào đó, Giang Miên Hằng cũng được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Viện Khoa học Trung Quốc - “viện nghiên cứu khoa học uy tín nhất Trung Quốc, mặc dù Giang Miên Hằng hầu như không có bất kỳ thành tích học tập nghiên cứu nào [3]”.

Tại Diễn đàn Toàn cầu Fortune năm 2001 ở Hong Kong, Giang Trạch Dân đã giới thiệu Giang Miên Hằng với những người nổi tiếng thế giới và các tài phiệt thuộc các tập đoàn đa quốc gia nhằm mục đích mở rộng mạng lưới đế chế của con trai ông ta. Tháng 07/2001, ngay sau khi Bắc Kinh thành công nhận đăng cai Thế vận hội Olympic 2008, Giang Miên Hằng đã ký những đơn hàng lớn với các tập đoàn trong mạng lưới quen biết. Giang Miên Hằng trở thành đại diện cao nhất cho sự ‘hợp tác’ giữa doanh nghiệp và chính quyền.

China Telecom là công ty độc quyền của nhà nước Trung Quốc, cung cấp dịch vụ Internet và điện thoại cố định tại quốc gia tỷ dân. Năm 2002, Giang Trạch Dân đã ra lệnh tách China Telecom thành hai: China Netcom và China Telecom (mới và nhỏ hơn). China Netcom lấy toàn bộ tài sản và dịch vụ của China Telecom cũ ở 10 tỉnh phía bắc và đặt dưới sự kiểm soát của Giang Miên Hằng.

Năm 2000, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về một liên doanh mới: Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Hongli Thượng Hải, do Giang Miên Hằng và Vương Văn Dương (Winston Wong) đứng đầu. Vương Văn Dương là con trai của ông trùm kinh doanh người Đài Loan Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching). Công ty Hongli Thượng Hải được xây dựng tại quận Phố Đông ở Thượng Hải, với tổng vốn đầu tư là 6,4 tỷ USD. Ba năm sau, Shanghai Hongli bắt đầu đi vào hoạt động.

Vào thời điểm đó, Vương Văn Dương thực sự không có bất kỳ tài sản nào của riêng mình; tiền của Vương Văn Dương đến từ người cha tỷ phú Vương Vĩnh Khánh. Vương Văn Dương từng nói với giới truyền thông rằng khoản đầu tư vào Hongli Thượng Hải không phải của ông ấy, mà là của Giang Miên Hằng - người chủ thực sự. Tất nhiên, tiền của Giang Miên Hằng cũng không phải từ bản thân ông ta, mà là từ quốc khố Trung Quốc.

Chu Chính Nghị (Zhou Zhengyi), được biết đến là người giàu nhất Thượng Hải, đã bị điều tra vào tháng 05/2003. Các hành vi phạm tội của ông ta gồm trốn thuế, thao túng thị trường chứng khoán và cho vay bất hợp pháp, qua đó dẫn đến việc sa thải Lưu Kim Bảo (Liu Jinbao) - khi đó là Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hong Kong. Vụ việc này được gọi là “vụ gian lận tài chính lớn nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [4]”. Các phát hiện từ cuộc điều tra đã hướng đến Giang Miên Hằng. Khi Hongli Thượng Hải mới được thành lập, chính Lưu Kim Bảo là người phê duyệt khoản vay trị giá hàng tỷ USD cho Hongli Thượng Hải, vi phạm nghiêm trọng quy định của ngân hàng.

Theo truyền thông Hong Kong, một cuộc điều tra về hành vi chiếm đoạt đất đai của Chu Chính Nghị cho thấy vụ việc có liên quan đến cả 2 con trai của Giang Trạch Dân. Giang Miên Hằng được cho là đã cướp một mảnh đất ở quận Phổ Đà ở Thượng Hải tương tự theo cách mà Chu Chính Nghị chiếm đất ở quận Tĩnh An lân cận. Hành động chiếm đất của Chu Chính Nghị và của Giang Miên Hằng đều đã được chính quyền địa phương chấp thuận.


Trung tâm Thông tin Nhân quyền và Dân chủ Trung Quốc có trụ sở tại Hong Kong từng báo cáo rằng Giang Miên Hằng cũng có liên quan tới vụ hối lộ của Chu Chính Nghị. Giới chức Trung Quốc nắm giữ trong tay một đoạn băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Giang Miên Hằng và Chu Chính Nghị. Vào ngày 26/05/2003, hai người họ đã gặp nhau tại một quán karaoke. Tại buổi gặp, Giang Miên Hằng đã tiết lộ bí mật quốc gia, bao gồm cả thông tin nội bộ về trường hợp của Lưu Kim Bảo - cựu Chủ tịch chi nhánh Hong Kong của Ngân hàng Trung Quốc. Vào thời điểm đó, vì giới chức Trung Quốc đang điều tra vụ hối lộ của Chu Chính Nghị nên họ đã nghe trộm điện thoại di động của ông ta. Cảnh sát do vậy cũng nghe lén được cuộc nói chuyện tại quán karaoke. Khi Giang Miên Hằng rời quán, cảnh sát đã lập tức tới bắt Chu Chính Nghị và giao băng ghi âm cho cơ quan chức năng cấp cao hơn.

Giang Miên Khang - con trai thứ của Giang Trạch Dân

Vụ bê bối hối lộ của Siemens lần đầu tiên bị phanh phui vào năm 2006. Giữa những năm 1990 và 2007, một số công ty con của Siemens bị nghi ngờ đã ‘lại quả’ hoặc sử dụng các hình thức hối lộ khác để thắng thầu dự án. Theo tạp chí Wirtschaftswoche của Đức, khoảng 90% hoạt động kinh doanh của Siemens tại Trung Quốc là thông qua bên thứ ba, có nghĩa là một số người thuộc chính quyền hoặc thuộc một gia đình chính trị quyền lực nào đó đã tác động đến các thương vụ kinh doanh này. Khoảng một nửa hoạt động của Siemens tại Trung Quốc có liên quan đến hối lộ.

Các nhà điều tra phát hiện ra rằng Giang Miên Khang (Jiang Miankang) - con trai ruột của Giang Trạch Dân, người từng làm việc cho Siemens - là một phần của vụ bê bối. Siemens có thể thắng thầu dự án tàu điện ngầm ở Thượng Hải là nhờ sự giúp đỡ của Giang Miên Khang. Sau khi thương vụ đó kết thúc, hơn 90% hoạt động kinh doanh của Siemens tại Trung Quốc được xử lý thông qua người trung gian Giang Miên Khang này. Tuy nhiên, Giang Miên Khang không bao giờ đề cập đến kinh nghiệm làm việc tại Siemens trong lý lịch của ông ta.

Vào thời điểm đó, trước áp lực từ tòa án Mỹ và Đức, Siemens đã cung cấp cho chính quyền Trung Quốc danh sách những người đã nhận hối lộ. Vì những cái tên trong danh sách quá nhạy cảm, Lý Trường Xuân (Li Changchun) - Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ - đã đích thân ra lệnh cho các nhà điều tra không được tiết lộ danh sách.

Giang Miên Khang vốn là một kỹ thuật viên vô tuyến điện; vậy mà trước khi nghỉ hưu, Giang Trạch Dân đã sắp xếp cho Giang Miên Khang vào quân đội. Dù không có đóng góp hay thành tích xuất sắc nào, Giang Miên Khang vẫn được thăng cấp lên hàm Thiếu tướng và giữ chức vụ Cục trưởng trực thuộc Tổng cục Chính trị của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Từ Tài Hậu (Xu Caihou), khi đó là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, là bạn của Giang Trạch Dân trong quân đội. Chính Từ Tài Hậu là người đã bật đèn xanh cho việc thăng chức của Giang Miên Khang trong quân đội. Từ Tài Hậu sau này là sĩ quan cấp cao nhất trong lịch sử PLA bị điều tra về tội tham nhũng. Sau khi Từ Tài Hậu bị cách chức, nhiều Trung tướng và Thiếu tướng trong PLA cũng bị điều tra.

Trong vụ bê bối lương hưu ở Thượng Hải năm 2006, cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Trần Lương Vũ (Chen Liangyu) cùng với 20 quan chức khác bị phát hiện là liên can và bị cách chức. Tháng 08/2011, WikiLeaks công bố một bức điện được gửi vào tháng 12/2006 từ Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thượng Hải đến Washington, tiết lộ rằng con trai và con gái của một số lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ cũng có liên quan đến vụ việc trên, bao gồm cả con trai lớn của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng và con trai thứ Giang Miên Khang.

Vụ án tham nhũng của Chu Chính Nghị, ông trùm bất động sản và từng là “người giàu nhất Thượng Hải”, được biết đến là “vụ gian lận tài chính lớn nhất” kể từ năm 1949 [5]. Tháng 11/2007, Chu Chính Nghị bị kết án 16 năm tù về tội hối lộ và 4 tội danh khác.

Tại thời điểm đó, truyền thông Hong Kong khẳng định rằng con trai cả của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng có liên quan đến vụ án Chu Chính Nghị. Ông Trịnh Ân Sủng (Zheng Enchong), luật sư nhân quyền tại Thượng Hải, nói rằng Giang Miên Khang cũng tham gia vào vụ việc. Khoảng trên 20 báo cáo và khiếu nại, bao gồm thông tin do một số quan chức thành phố Thượng Hải cung cấp, đã đề cập đến hai con trai của Giang Trạch Dân.

Theo luật sư Trịnh Ân Sủng, chính quyền Thượng Hải đã thỏa thuận với Chu Chính Nghị, qua đó cho phép ông ta thuê 8 mảnh đất ở quận Tĩnh An (Thượng Hải) - khu vực buôn bán sầm uất - mà không cần trả tiền. Trên thực tế, Giang Miên Hằng lấy 1 trong số 8 mảnh đất đó dưới tên Công ty Đầu tư Liên hợp Thượng Hải (SUIC), trong khi Giang Miên Khang lấy một mảnh khác dưới tên Ủy ban Xây dựng Chính quyền Thành phố Thượng Hải.

Luật sư Trịnh tin rằng Chu Chính Nghị thực ra là máy rút tiền của Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Chu Chính Nghị được gia đình họ Giang sử dụng như người đứng ra thu tiền từ vô số doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của gia tộc này.

Giang Chí Thành - cháu trai của Giang Trạch Dân

Giang Chí Thành (còn được biết đến với tên Alvin Jiang) là con trai của Giang Miên Hằng, cháu trai của Giang Trạch Dân. Tốt nghiệp Đại học Harvard, Giang Chí Thành từng làm việc tại Goldman Sachs, sau đó đã ngồi vào Hội đồng quản trị của công ty đầu tư Boyu Capital. Boyu thu hút sự chú ý của giới công nghiệp và truyền thông khi kiếm được hàng trăm triệu USD nhờ đầu tư vào Cinda International Holdings Limited và cửa hàng Sunrise Duty Free tại sân bay Thượng Hải và Bắc Kinh. Tin đồn về những thành công trong hoạt động kinh doanh của Giang Chí Thành là nhờ vào mối quan hệ của gia tộc họ Giang đã nhanh chóng lan rộng.

Tháng 09/2010, khi Boyu Capital được thành lập tại Hong Kong, Giang Chí Thành có tên trong Danh sách Hội đồng Quản trị đầu tiên được nộp cho cơ quan đăng ký vào thời điểm thành lập. Sau đó công ty đổi tên thành Boyu Investment Advisory Co., Ltd.. Các nhà đầu tư gồm có Temasek - Quỹ đầu tư quốc gia Singapore và Quỹ đầu tư của ông trùm kinh doanh Hong Kong Lý Gia Thành (Li Ka-shing). Trong vòng một năm rưỡi sau khi được thành lập, Boyu đã thắng lớn nhờ thực hiện 2 trong số những đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đáng chú ý nhất ở Trung quốc, bao gồm IPO của Alibaba và IPO của Cinda International Holdings Limited. Không một công ty đầu tư Trung Quốc nào khác có thể thực hiện được 2 thương vụ kinh doanh siêu hạng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Đầu năm 2011, Boyu Capital đã mua lại các cửa hàng Sunrise Duty Free ở Sân bay Quốc tế Thượng Hải và Bắc Kinh. Sự kiện này khiến nhiều người ngạc nhiên. Ngay cả doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cũng khó có thể mua lại các cửa hàng miễn thuế làm ăn phát đạt này. Qua đó có thể thấy, cháu trai của Giang Trạch Dân có thể tiếp cận với khu vực nhà nước được kiểm soát chặt chẽ.

Mặc dù không có bằng chứng trực tiếp chỉ ra việc Giang Trạch Dân sử dụng quyền lực và ảnh hưởng cá nhân để giúp Boyu giành được các thỏa thuận làm ăn, nhưng thực tế là ĐCSTQ có quyền kiểm soát đối với nền kinh tế Trung Quốc, qua đó tạo điều kiện cho “các ông vua con” thu về khối tài sản khổng lồ. Vì các phương tiện truyền thông Trung Quốc luôn bị kiểm duyệt gắt gao và không thể đưa tin về các hành vi trái đạo đức của giới chức trách, nên “các ông vua con” luôn có thể tận dụng địa vị và mối quan hệ của họ để kiếm gia tài bạc tỷ.

Các thành viên khác trong gia tộc của Giang Trạch Dân

Giang Thượng Thanh (Jiang Shangqing) - chú của Giang Trạch Dân, người mà họ Giang nhận là bố nuôi - có hai con gái: Giang Trạch Huệ (Jiang Zehui) và Giang Trạch Linh (Jiang Zeling). Giang Trạch Huệ vốn chỉ là một giảng viên bình thường tại Đại học Nông nghiệp An Huy. Khi Giang Trạch Dân leo lên vị trí cao nhất, ông ta đã liên tiếp đề bạt Giang Trạch Huệ, đầu tiên là vị trí Viện trưởng Viện Lâm học thuộc Đại học Nông nghiệp An Huy, tiếp theo là Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp An Huy và cuối cùng là Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc.

Ngô Chí Minh (Wu Zhiming) thuộc dòng họ xa bên mẹ của Giang Trạch Dân. Trước khi Giang Trạch Dân trở thành nhân vật chính trị tầm cỡ, Ngô Chí Minh từng làm công nhân ngành đường sắt trong 18 năm. Khi Giang Trạch Dân trở thành Bí thư Thành ủy Thượng Hải, Ngô Chí Minh gia nhập Đảng Cộng sản và thăng tiến ngoạn mục qua các cấp bậc: Ủy viên Thường vụ Thành ủy Thượng Hải, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Công an Thượng Hải và cuối cùng là Chính ủy thứ nhất của Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải.

Thai Triển (Tai Zhan) là con trai của Giang Trạch Linh, cháu trai của Giang Trạch Dân. Người này đã mắc nhiều sai lầm khi đầu cơ bất động sản và phải gánh khoản nợ 11,5 triệu CNY (1,7 triệu USD). Các chủ nợ đã kiện Thai Triển ra tòa. Tòa án thậm chí còn phát hiện Thai Triển làm giả con dấu trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng vì Thai Triển là cháu trai của Giang Trạch Dân nên tòa phải chịu áp lực rất lớn và đã phải bác bỏ các cáo buộc. Cụ thể, tháng 03/2000, tòa đã thông báo tạm dừng việc điều tra và xét xử vụ án. Thai Triển cuối cùng không phải chịu bất kỳ hình phạt nào và các chủ nợ không nhận được bất kỳ bồi thường nào.

Trong hơn một thập kỷ, Thai Triển đã nhúng tay vào đầu tư bất động sản, thị trường chứng khoán và ngành giải trí. Ông ta từng đảm nhận các chức vụ Tổng Giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị của nhiều công ty giải trí khác nhau. Thai Triển cũng lợi dụng danh tính là cháu trai của Giang Trạch Dân để vay hàng triệu USD từ Norinco, nhà sản xuất súng và đạn dược cho lực lượng quân đội Trung Quốc, để kinh doanh cổ phiếu. Ngày 06/02/2012, Phó Chủ tịch thành phố Trùng Khánh Vương Lập Quân (Wang Lijun) đã đào thoát đến lãnh sự quán Mỹ và gây ra một cơn địa chấn chính trị. Thai Triển sau đó đã được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Trùng Khánh, một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng của Giang Trạch Dân vẫn hiện diện mạnh mẽ ở Trùng Khánh.

Tháng 01/2003, Giang Trạch Dân đã ‘cài cắm’ một người cháu khác, Hạ Đức Nhân (Xia Deren), ở tỉnh Liêu Ninh. Hạ Đức Nhân từng có ghế ngồi trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Liêu Ninh, từng là Phó Bí thư Thành ủy Đại Liên và Chủ tịch thành phố Đại Liên. Kể từ đó, Đại Liên trở thành sân sau của Giang Trạch Dân. Bạc Hy Lai (Bo Xilai) và Hạ Đức Nhân đã thi hành nhiều chính sách tàn ác để đàn áp các học viên Pháp Luân Công theo chỉ đạo của Giang Trạch Dân. Đại Liên vì thế mà trở thành một trong những khu vực mà cuộc bức hại diễn ra tồi tệ nhất. Trong suốt chuyến thăm Mỹ năm 2002, Hạ Đức Nhân đã bị kiện với cáo buộc thực hiện tra tấn và tội ác chống lại loài người. Năm 2004, một Tòa án Quận của California đã kết luận Hạ Đức Nhân có tội với các cáo buộc kể trên.

Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang) tự nhận là cháu vợ Giang Trạch Dân và thường khoe khoang là "thân tín của Chủ tịch Giang". Theo lời kể của những người thân cận với Chu Vĩnh Khang, ông ta thường sống trong khách sạn và bí mật trả tiền cho gái mại dâm. Họ Chu đã nhiều lần tấn công tình dục các nữ nhân viên khách sạn. Chu Vĩnh Khang cũng là người đi đầu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta sau đó được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công an. Năm 2007, trong Đại hội 17 của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân đã thăng chức cho Chu Vĩnh Khang lên làm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (2007–2012) và làm Ủy viên ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Sau khi quyền lực và ảnh hưởng của Giang Trạch Dân suy yếu, Chu Vĩnh Khang đã phải trả giá cho tội ác mà ông ta gây ra. Cuối năm 2013, họ Chu bị điều tra với cáo buộc lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Đây là lần đầu tiên một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị bị điều tra về tội tham nhũng. Lần này, Giang Trạch Dân không thể cứu ông ta. Dưới áp lực của Tập Cận Bình (Xi Jinping), Giang Trạch Dân cuối cùng đã quay lưng lại với Chu Vĩnh Khang và hỗ trợ cuộc điều tra. Năm 2015, Chu Vĩnh Khang bị kết tội hối lộ và lạm dụng quyền lực; ông ta đang thụ án tù chung thân.


[2] Zhang, Dun. (2014, ngày 08 tháng 05) Jiang Zemin’s Overseas Secret Account of Astronomical Figure Could be Exposed (Tài khoản bí mật ở nước ngoài của Giang Trạch Dân). Epoch Times. http://www.epochtimes.com/gb/14/5/8/n4149898.htm

[3] Ong, Larry. (2016, ngày 09 tháng 06) Son of Former Chinese Leader Jiang Zemin Said to Be Under House Arrest (Con trai của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân được cho là bị quản thúc tại gia). The Epoch Times. https://www.theepochtimes.com/son-of-former-chinese-leader-jiang-zemin-said-to-be-under-house-arrest_2087988.html

[4] Guo, Hui. (2015, ngày 15 tháng 01) Jiang Mianheng’s Kingdom of Corruption (Đế chế tham nhũng của Giang Miên Hằng). Epoch Times. http://www.epochtimes.com/gb/15/1/14/n4341826.htm

[5] Ji, Shuoming & Jiang, Xun. (2003, ngày 15 tháng 06) A Case inside a case of financial fraud hit hard on Zhongnanhai Politics (Một vụ án bên trong vụ gian lận tài chính đã tác động nặng nề đến Chính trường Trung Nam Hải). Asianweek. http://www.yzzk.com/cfm/content_archive.cfm?id=1368774193631&docissue=2003-24