duyanh
11-20-2022, 01:52 PM
Trung Quốc: Truyền thông gỡ mọi thông tin về bé gái 13 tuổi tử vong sau một ngày bị công an bắt đi
https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_chinese-police-officer-blocks-photos-zhongnanhai-2012-gettyimages-142652450-768x556-1.jpg
Một cảnh sát Trung Quốc chặn các bức ảnh được chụp bên ngoài Trung Nam Hải, nơi đóng vai trò là trụ sở trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi chính trị gia Bạc Hy Lai bị sa thải khỏi Bộ Chính trị các nước, tại Bắc Kinh vào ngày 11/04/2012. (Ảnh: MARK RALSTON / AFP qua Getty Images)
Một bé gái 13 tuổi ở Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc, bị công an đưa ra khỏi nhà mà không có người giám hộ. Chỉ một ngày sau, gia đình nhận được thông báo tới đồn công an nhận diện thi thể của em. Hiện tại, mọi thông tin về câu chuyện này bị gỡ khỏi mọi trang truyền thông.
Gần đây, một bé gái 13 tuổi ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam đã bị công an đưa khỏi nhà để thẩm vấn. Ngày hôm sau, công an thông báo cho gia đình em đến nhận dạng thi thể. Người nhà bức xúc khiếu nại nhưng phía công an đã không giải quyết trong suốt 20 ngày.
Cuối cùng, một cuộc họp với nhiều Đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Tổ dân phố,.. cùng với công an và gia đình nạn nhân đã trở thành buổi tổng kết đấu tố gia đình nạn nhân. Kết luận cuối cùng của cuộc họp là "phía công an không phải chịu trách nhiệm gì cả, tất cả trách nhiệm thuộc về cha mẹ [đã không dạy bảo con gái họ]. Hiện tại, mọi tin tức liên quan đến vụ việc này ở Trung Quốc đại lục đã bị xóa sạch trên các trang mạng truyền thông.
Vào ngày 18/11, một cư dân mạng có tên Old Driver đã tweet: "Câu chuyện này phải được đăng lại. Các phương tiện truyền thông chính thống thật kỳ lạ! Một bé gái 13 tuổi ở Nam Dương đã chết một cách kỳ lạ chỉ một ngày sau khi công an áp giải em ra khỏi nhà. Vậy mà các tin tức trên mọi nền tảng truyền thông về câu chuyện này đều biến mất".
Twitter không phải là nền tảng truyền thông ở đại lục. Người Trung Quốc phải vượt tường lửa để sử dụng nền tảng này. Đây có lẽ là lý do thông tin về cái chết của nạn nhân 13 tuổi và thái độ của công an Trung Quốc được lan truyền ở đây.
Trong đoạn tweet của tài khoản này có đăng kèm một lá Đơn khiếu nại Bí thư Nam Dương, tỉnh Hà Nam, nội dung đơn khiếu nại có đề cập "Công an Nam Dương đã lơ là nhiệm vụ của mình dẫn tới cái chết của bé gái 13 tuổi. Trong hơn 20 ngày sau sự vụ, công an vẫn không có bất kỳ động thái xử lý nào". Thông tin cho biết Đảng uỷ Quận đã chấp nhận đơn khiếu nại này.
Ông của nạn nhân (bé gái 13 tuổi tên Xiao G), kể lại rằng vào khoảng 1 giờ ngày hôm sau, một công an đã triệu tập ông của nạn nhân đến đồn công an ở ngoại thành, hỏi ông các câu hỏi về cháu gái. Ông nói: "Công an cho tôi xem một số bức ảnh và để tôi xác nhận xem đó có phải là cháu gái của tôi không. Thật là sốc. Họ yêu cầu chúng tôi đến nhà xác của Bệnh viện quận Nanzhao sau 7 giờ tối để nhận dạng thi thể!"
Người khiếu nại cho biết, vào sáng ngày 18/10, người nhà đến đồn công an ngoại ô để hỏi thăm tình hình thì được thông báo cháu gái chết đuối. Theo chứng cứ có được [do công an cấp] là tự tử. Công an không chịu trách nhiệm về vấn đề này. "Phía công an cũng nói rằng chúng tôi nên ký vào giấy xác nhận và xử lý thi thể". "Công an nói với gia đình tôi rằng, sau khi đưa cháu gái tôi đến đồn công an để thẩm vấn, vì không có gì nghiêm trọng nên công an đã để cháu gái tôi đi".
Kể từ cái chết bất thường của bé gái, người nhà nạn nhân đã nhiều lần kiên nghị mà không có phản hồi từ cơ quan chức năng, gia đình quyết định báo sự việc đến đường dây nóng của thị trưởng. Ngày 2/11, đơn khiếu nại của gia đình nạn nhân được chấp nhận. Vào ngày 3/11, chính quyền thông báo cho gia đình nạn nhân đến họp.
Ông của nạn nhân G cho biết: "khi đến họp chúng tôi mới biết rằng chúng tôi đang tham gia vào cuộc họp đổ lỗi, một cuộc họp minh oan cho phía công an!"
Ông của bé gái G nói rằng công an quận Nanzhao đã triệu tập một nhóm những đoàn thể của chính quyền bao gồm: Liên đoàn Phụ nữ, Cục Tư pháp, đại diện công chúng và luật sư. Kết luận được đưa ra là "phía công an không có lỗi hay có trách nhiệm gì cả, và tất cả trách nhiệm thuộc về cha mẹ!" Một lãnh đạo đội công an hình sự còn trách móc: “Bố mẹ nạn nhân chưa làm tròn trách nhiệm, các vị lại đi trách cơ quan công an sao?”
Gia đình nạn nhân đã đưa ra một số câu hỏi về căn cứ buộc tội, bao gồm: "công an đã chỉ trích nạn nhân như thế nào? Có phải nạn nhân đã sợ hãi dẫn đến cái chết? Là một công an, vì sao có thể đưa một đứa trẻ vào đồn, thẩm vấn mà không có người bảo hộ?"
Một số luật sư đại lục chỉ ra rằng công an có thể đã bị "nghi ngờ là lơ là nhiệm vụ". Rõ ràng, hành động của công an đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ vị thành niên, và họ phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường cho cái chết của nạn nhân. Những người tham gia xử lý vụ việc này cần phải bị trừng phạt, và những người bị tình nghi phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều đáng nói là các phương tiện truyền thông đại lục trước đó đã đưa tin về vụ việc này, nhưng hiện mọi thông tin liên quan đến vụ việc đã bị gỡ bỏ, hoàn toàn biến mất trên truyền thông. Vụ việc chìm đi như hàng trăm ngàn vụ việc đau lòng khác ở đất nước này.
Quang Nhật
Theo Vision Times
https://img.ntdvn.net/2022/08/ntdvn_chinese-police-officer-blocks-photos-zhongnanhai-2012-gettyimages-142652450-768x556-1.jpg
Một cảnh sát Trung Quốc chặn các bức ảnh được chụp bên ngoài Trung Nam Hải, nơi đóng vai trò là trụ sở trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi chính trị gia Bạc Hy Lai bị sa thải khỏi Bộ Chính trị các nước, tại Bắc Kinh vào ngày 11/04/2012. (Ảnh: MARK RALSTON / AFP qua Getty Images)
Một bé gái 13 tuổi ở Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc, bị công an đưa ra khỏi nhà mà không có người giám hộ. Chỉ một ngày sau, gia đình nhận được thông báo tới đồn công an nhận diện thi thể của em. Hiện tại, mọi thông tin về câu chuyện này bị gỡ khỏi mọi trang truyền thông.
Gần đây, một bé gái 13 tuổi ở thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam đã bị công an đưa khỏi nhà để thẩm vấn. Ngày hôm sau, công an thông báo cho gia đình em đến nhận dạng thi thể. Người nhà bức xúc khiếu nại nhưng phía công an đã không giải quyết trong suốt 20 ngày.
Cuối cùng, một cuộc họp với nhiều Đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Tổ dân phố,.. cùng với công an và gia đình nạn nhân đã trở thành buổi tổng kết đấu tố gia đình nạn nhân. Kết luận cuối cùng của cuộc họp là "phía công an không phải chịu trách nhiệm gì cả, tất cả trách nhiệm thuộc về cha mẹ [đã không dạy bảo con gái họ]. Hiện tại, mọi tin tức liên quan đến vụ việc này ở Trung Quốc đại lục đã bị xóa sạch trên các trang mạng truyền thông.
Vào ngày 18/11, một cư dân mạng có tên Old Driver đã tweet: "Câu chuyện này phải được đăng lại. Các phương tiện truyền thông chính thống thật kỳ lạ! Một bé gái 13 tuổi ở Nam Dương đã chết một cách kỳ lạ chỉ một ngày sau khi công an áp giải em ra khỏi nhà. Vậy mà các tin tức trên mọi nền tảng truyền thông về câu chuyện này đều biến mất".
Twitter không phải là nền tảng truyền thông ở đại lục. Người Trung Quốc phải vượt tường lửa để sử dụng nền tảng này. Đây có lẽ là lý do thông tin về cái chết của nạn nhân 13 tuổi và thái độ của công an Trung Quốc được lan truyền ở đây.
Trong đoạn tweet của tài khoản này có đăng kèm một lá Đơn khiếu nại Bí thư Nam Dương, tỉnh Hà Nam, nội dung đơn khiếu nại có đề cập "Công an Nam Dương đã lơ là nhiệm vụ của mình dẫn tới cái chết của bé gái 13 tuổi. Trong hơn 20 ngày sau sự vụ, công an vẫn không có bất kỳ động thái xử lý nào". Thông tin cho biết Đảng uỷ Quận đã chấp nhận đơn khiếu nại này.
Ông của nạn nhân (bé gái 13 tuổi tên Xiao G), kể lại rằng vào khoảng 1 giờ ngày hôm sau, một công an đã triệu tập ông của nạn nhân đến đồn công an ở ngoại thành, hỏi ông các câu hỏi về cháu gái. Ông nói: "Công an cho tôi xem một số bức ảnh và để tôi xác nhận xem đó có phải là cháu gái của tôi không. Thật là sốc. Họ yêu cầu chúng tôi đến nhà xác của Bệnh viện quận Nanzhao sau 7 giờ tối để nhận dạng thi thể!"
Người khiếu nại cho biết, vào sáng ngày 18/10, người nhà đến đồn công an ngoại ô để hỏi thăm tình hình thì được thông báo cháu gái chết đuối. Theo chứng cứ có được [do công an cấp] là tự tử. Công an không chịu trách nhiệm về vấn đề này. "Phía công an cũng nói rằng chúng tôi nên ký vào giấy xác nhận và xử lý thi thể". "Công an nói với gia đình tôi rằng, sau khi đưa cháu gái tôi đến đồn công an để thẩm vấn, vì không có gì nghiêm trọng nên công an đã để cháu gái tôi đi".
Kể từ cái chết bất thường của bé gái, người nhà nạn nhân đã nhiều lần kiên nghị mà không có phản hồi từ cơ quan chức năng, gia đình quyết định báo sự việc đến đường dây nóng của thị trưởng. Ngày 2/11, đơn khiếu nại của gia đình nạn nhân được chấp nhận. Vào ngày 3/11, chính quyền thông báo cho gia đình nạn nhân đến họp.
Ông của nạn nhân G cho biết: "khi đến họp chúng tôi mới biết rằng chúng tôi đang tham gia vào cuộc họp đổ lỗi, một cuộc họp minh oan cho phía công an!"
Ông của bé gái G nói rằng công an quận Nanzhao đã triệu tập một nhóm những đoàn thể của chính quyền bao gồm: Liên đoàn Phụ nữ, Cục Tư pháp, đại diện công chúng và luật sư. Kết luận được đưa ra là "phía công an không có lỗi hay có trách nhiệm gì cả, và tất cả trách nhiệm thuộc về cha mẹ!" Một lãnh đạo đội công an hình sự còn trách móc: “Bố mẹ nạn nhân chưa làm tròn trách nhiệm, các vị lại đi trách cơ quan công an sao?”
Gia đình nạn nhân đã đưa ra một số câu hỏi về căn cứ buộc tội, bao gồm: "công an đã chỉ trích nạn nhân như thế nào? Có phải nạn nhân đã sợ hãi dẫn đến cái chết? Là một công an, vì sao có thể đưa một đứa trẻ vào đồn, thẩm vấn mà không có người bảo hộ?"
Một số luật sư đại lục chỉ ra rằng công an có thể đã bị "nghi ngờ là lơ là nhiệm vụ". Rõ ràng, hành động của công an đã vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ vị thành niên, và họ phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường cho cái chết của nạn nhân. Những người tham gia xử lý vụ việc này cần phải bị trừng phạt, và những người bị tình nghi phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều đáng nói là các phương tiện truyền thông đại lục trước đó đã đưa tin về vụ việc này, nhưng hiện mọi thông tin liên quan đến vụ việc đã bị gỡ bỏ, hoàn toàn biến mất trên truyền thông. Vụ việc chìm đi như hàng trăm ngàn vụ việc đau lòng khác ở đất nước này.
Quang Nhật
Theo Vision Times