duyanh
11-16-2022, 01:40 PM
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Google đã ngăn chặn 'làn sóng đỏ' như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_gettyimages-1244124706-2-1200x800-1.jpeg
Biểu tượng của Google tại một trung tâm dữ liệu ở Bỉ vào ngày 21/10/2022. (Ảnh: NICOLAS MAETERLINCK/BELGA MAG/AFP qua Getty Images)
Nhiều triệu phiếu bầu đã được thao túng bởi Google và các công ty công nghệ khác mà không ai hay biết. Không chỉ can thiệp mạnh mẽ vào cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, các Gã khổng lồ công nghệ còn muốn người dân Mỹ bị ám ảnh bởi các thuyết âm mưu về việc phá hoại bầu cử nhằm đánh lạc hướng sự chú ý.
Điều gì đã xảy ra với làn sóng đỏ [làn sóng ủng hộ đảng Cộng hoà] khổng lồ được cho là sẽ đè bẹp đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ? Mọi đảng viên Cộng hòa trong nước đang đổ lỗi cho những người khác về thảm họa này, nhưng hầu như không ai xác định được đúng thủ phạm. Đó chính xác là điều mà các Gã khổng lồ công nghệ mong muốn.
Dựa trên nghiên cứu của nhóm tôi, Google và ở mức độ thấp hơn là Facebook và các công ty độc quyền công nghệ khác, không chỉ thực hiện các bước để chuyển nhiều triệu phiếu bầu sang cho Đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử giữa kỳ, mà họ còn sử dụng ảnh hưởng của mình để tung tin đồn và thuyết âm mưu nhằm đảm bảo mọi người tìm kiếm lời giải thích từ mọi nơi khác - ngoại trừ họ.
Hai ngày trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, tôi đã xuất bản một bài báo giải thích cách Google và các công ty công nghệ khác ảnh hưởng đến nhiều triệu phiếu bầu mà mọi người không hề hay biết, đồng thời tôi cũng giải thích làm thế nào mà tôi biết chắc chắn rằng điều này đang xảy ra.
Google không phải là thủ phạm duy nhất, nhưng vì họ là thủ phạm lớn nhất, hung hăng nhất và kiêu ngạo nhất nên tôi sẽ tập trung vào họ trong bài viết này.
Google thao túng bầu cử như thế nào
Trong khoảng thời gian nhiều tháng, Google đã thúc đẩy những cử tri còn do dự đi bỏ phiếu xanh bằng cách hiển thị cho mọi người nội dung thiên lệch về chính trị trong công cụ tìm kiếm của họ, chặn nội dung mà họ không muốn mọi người xem, đề xuất các video thiên tả trên YouTube (do Google sở hữu) , (theo cáo buộc) gửi hàng chục triệu email đến hộp thư rác của mọi người, và gửi lời nhắc đi bỏ phiếu trên trang chủ chủ yếu cho các cử tri cánh tả và ôn hòa.
Những thao túng này (và những thao tác khác) không ảnh hưởng đến những cử tri có quan điểm chính trị mạnh mẽ, nhưng chúng có thể có tác động to lớn đến những cử tri còn đang do dự - những người quyết định kết quả của các cuộc bầu cử sát nút.
Tôi biết Google đã làm những điều này (và còn hơn thế nữa!) bởi vì vào năm 2022, nhóm của tôi và tôi đang thực hiện chính xác những gì họ làm với chúng ta và con cái chúng ta 24/7: Chúng tôi theo dõi nội dung liên quan đến chính trị mà Google và các công ty công nghệ khác hiển thị cho các cử tri thực - một nhóm người đa dạng về chính trị của chúng tôi gồm 2.742 “đặc vụ hiện trường”, những người chủ yếu sống ở các bang dao động (dao động giữa Cộng hòa và Dân chủ).
Đặc biệt, chúng tôi đang theo dõi cái mà nhân viên Google gọi là “trải nghiệm phù du”—nội dung xuất hiện trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến mọi người rồi biến mất. Vào năm 2018, trong các email bị rò rỉ từ công ty, các nhân viên của Google đã thảo luận về cách họ có thể sử dụng những trải nghiệm phù du để thay đổi quan điểm của mọi người về lệnh cấm đi lại của Trump. Họ biết những trải nghiệm phù du có thể có tác động mạnh mẽ như thế nào. Đó là một trong những bí mật ít được biết đến nhất trong hoạt động quản lý của Google.
Nội dung phù du là thứ lý tưởng để sử dụng phục vụ các mục đích thao túng. Nếu bạn nhận được lời nhắc đi bỏ phiếu trên trang chủ của Google (xem hình ảnh bên dưới để biết lời nhắc đi bỏ phiếu trên thực tế được gửi tới một cử tri cánh tả vào Ngày bầu cử), làm cách nào để bạn biết liệu có ai khác nhận được lời nhắc đó hay không? Bạn sẽ không biết được, và nếu bạn không nhận được lời nhắc như vậy, thì làm sao bạn biết được người khác đã nhận được chúng?
[B]Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Google đã ngăn chặn 'làn sóng đỏ' như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_google-go-vote.png
Lời nhắc đi bỏ phiếu được gửi tới một cử tri cấp tiến vào lúc 11:25 sáng ngày 08/11/2022 (Ảnh: Robert Epstein / Ảnh chụp màn hình qua Google)
Nhưng chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và phân tích nội dung mà Google và các công ty khác gửi tới máy tính của các đặc vụ hiện trường của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có thể ước tính chính xác số lượng lời nhắc đi bỏ phiếu mà Google đã gửi tới những người theo chủ nghĩa cánh tả cấp tiến, ôn hòa và bảo thủ. Tổng cộng, trong những tuần trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chúng tôi đã lưu giữ hơn 2,5 triệu trải nghiệm phù du đó.
Khi chúng tôi sử dụng các phương pháp tương tự để theo dõi nội dung do các công ty công nghệ gửi cho cử tri trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, chúng tôi đã nhận thấy rằng Google gửi ít lời nhắc đi bầu cho những người bảo thủ hơn là cho những người ôn hòa và cấp tiến. Tin nhắn được nhắm mục tiêu thuộc loại này là một sự thao túng trắng trợn, thứ có thể tạo thêm phiếu bầu cho ứng cử viên được ưu ái.
Vào năm 2020, chúng tôi đã báo cáo những phát hiện của mình cho các thành viên của Quốc hội và vào ngày 05/11/2020, ba thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi một bức thư đe dọa tới Giám đốc điều hành của Google, trong đó tóm tắt những thông tin của chúng tôi. Do đó, Google đã dừng các thao túng của mình. Trong các cuộc tranh cử ở Thượng viện Georgia diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống, không người dân nào nhận được lời nhắc bỏ phiếu từ Google.
Nhưng lần này chúng tôi không may mắn như vậy. Bài báo tôi công bố ngay trước cuộc bầu cử không có tác dụng với Google, và năm nay, chúng tôi không thể tìm thấy một thành viên Quốc hội nào gửi thư cảnh báo, mặc dù chúng tôi đã gần đạt được điều đó.
Hậu quả là, kết quả tìm kiếm của Google vẫn thiên lệch về chính trị vào Ngày bầu cử và các đề xuất trên YouTube cũng vậy. Google cũng đã gửi lời nhắc đi bỏ phiếu được nhắm mục tiêu tại hầu hết các bang dao động.
Nếu những sự thao túng như thế này được sử dụng trên toàn quốc trong những tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, thì chỉ riêng Google có thể đã thay đổi 80 triệu phiếu bầu theo thời gian (với những phiếu bầu nằm rải rác trong hàng trăm cuộc bầu cử). Chúng tôi sẽ có ước tính chính xác hơn về mức độ thay đổi phiếu bầu đã xảy ra khi chúng tôi tìm hiểu dữ liệu của mình trong những tuần tới.
Đó là lý do tại sao làn sóng đỏ tan thành mây khói - bởi vì Google đã ấn ngón tay cái kỹ thuật số của mình lên bàn cân trong nhiều tháng trước cuộc bầu cử.
Nhìn vào lịch sử. Với lạm phát, nền kinh tế đang chững lại và tỷ lệ ủng hộ thấp của Tổng thống Joe Biden—chưa kể đến việc tái phân chia khu vực bỏ phiếu rộng rãi mà đảng Cộng hòa đã thực hiện ở nhiều bang gần đây (còn gọi là gerrymandering) - Đảng Cộng hòa lẽ ra đã dễ dàng thống trị các cuộc đua vào Thượng viện và giành được 60 ghế trở lên từ tay đảng Dân chủ trong Hạ viện (như họ đã làm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010 khi Barack Obama còn đương nhiệm). Vào lần này, họ sẽ may mắn nếu kết thúc với đa số mong manh trong Hạ viện và sự cân bằng tại Thượng viện (có nghĩa là Thượng viện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ).
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Google đã ngăn chặn 'làn sóng đỏ' như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_gettyimages-1244610181.jpg
Người dân đăng ký trước khi bỏ phiếu cho Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Mỹ tại Cơ quan đăng ký quận Los Angeles ở Norwalk, California, Mỹ, vào ngày 08/11/2022. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua Getty Images)
Tin tốt sau thất bại
Mặc dù chúng tôi không thể ngăn chặn các hành vi thao túng vào năm 2022, nhưng tin tốt là chúng tôi có thể lưu giữ kho tàng bằng chứng buộc tội - 2,5 triệu trải nghiệm phù du liên quan đến chính trị đó. Vào năm 2023, tập dữ liệu lớn này có thể được các cơ quan chức năng sử dụng để nhắm mục tiêu vào các Gã khổng lồ công nghệ. Điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện.
Và chúng tôi đang tiếp tục xây dựng một lá chắn kỹ thuật số. Đến cuối năm 2023, chúng tôi sẽ giám sát nội dung mà các công ty công nghệ gửi cho một mẫu đại diện gồm hơn 20.000 cử tri và trẻ em ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ 24 giờ một ngày và chúng tôi sẽ báo cáo nội dung đáng ngờ cho các nhà chức trách và nhà báo khi chúng tôi phát hiện ra nó.
Lá chắn kỹ thuật số này - chiếc lá chắn đầu tiên thuộc loại này trên thế giới - sẽ bảo vệ nền dân chủ của chúng ta và con cái chúng ta khỏi khả năng bị thao túng bởi các công nghệ hiện tại và mới nổi trong nhiều năm tới.
Đánh lạc hướng
Cuối cùng, một lời khuyên cho người dân Mỹ: Trong những tuần và tháng tới, người dân Mỹ có thể sẽ bị tấn công bởi những câu chuyện đáng sợ về việc cuộc bầu cử giữa kỳ đã bị phá hoại bởi những lá phiếu giả và những mánh khóe bẩn thỉu khác như thế nào, giống như điều họ đã trải qua sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Hãy cố gắng hết sức để bỏ qua những câu chuyện đó.
Những mánh khóe bẩn thỉu như thế này có mang tính cạnh tranh; nếu một bên có thể sử dụng chúng thì bên kia cũng có thể. Và ngay cả khi một số câu chuyện được chứng minh là đúng (hầu hết sẽ không như vậy), những mánh khóe bẩn thỉu được mọi người bàn tán trên mạng không tạo ra nhiều khác biệt trong kết quả bầu cử. Đôi khi họ chỉ có thể thay đổi hàng trăm phiếu bầu; thật hiếm khi họ thay đổi hàng ngàn phiếu bầu.
Hơn nữa, nếu những câu chuyện này lan truyền như cháy rừng trên các nền tảng mạng xã hội, thì đó chỉ là do các công ty công nghệ muốn chúng lan truyền như vậy. Các nền tảng như Facebook và Instagram (cả hai đều thuộc Meta), Twitter và YouTube (do Google sở hữu) có toàn quyền và sự kiểm soát tuyệt đối đối với việc các câu chuyện có lan truyền mạnh mẽ trên mạng hay không.
Bạn có nhớ khi Twitter và Facebook chặn những câu chuyện về máy tính xách tay của Hunter Biden vào năm 2020 không? Một lần nữa, các công ty này có thể truyền bá các câu chuyện hoặc ngăn chặn chúng tùy ý.
Khi bạn thấy một thuyết âm mưu lan rộng, bạn thường đang chứng kiến một ví dụ về sự thao túng quy mô lớn bằng cách đánh lạc hướng. Các công ty công nghệ cho phép những câu chuyện như vậy lan truyền—hoặc thậm chí buộc chúng lan truyền—để thu hút sự chú ý của bạn khỏi chính các công ty đó. Nếu bạn nghĩ rằng có những lá phiếu giả, thì bạn sẽ không chú ý đến thực tế là các công ty công nghệ có thể đã thay đổi nhiều triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Chắc chắn, việc nhồi nhét thêm lá phiếu (một người nộp nhiều lá phiếu) nghe có vẻ ma quỷ hơn nhiều so với việc “gửi lời nhắc đi bỏ phiếu cho những người được nhắm mục tiêu”, nhưng đừng để mình bị lừa. Nhồi nhét lá phiếu là một hoạt động cạnh tranh ít có tác dụng ròng. Nhưng lời nhắc đăng ký bỏ phiếu và đi bỏ phiếu được nhắm mục tiêu trên trang chủ của Google, trang web được xem hơn 500 triệu lần mỗi ngày ở Mỹ, có thể thay đổi hàng triệu phiếu bầu.
Và không thể chống lại kiểu thao túng đó, bởi vì nó được kiểm soát độc quyền bởi nền tảng công nghệ. Mọi người thậm chí không thể nhìn thấy kiểu thao túng đó, và - ngoại trừ việc giám sát mà nhóm của tôi đang thực hiện - nó cũng không để lại dấu vết giấy tờ nào để các cơ quan chức năng có thể truy tìm.
Nếu bạn thấy một thuyết âm mưu bùng nổ trên một nền tảng công nghệ như Facebook hoặc thậm chí trên Fox News (thường khuếch đại những câu chuyện đáng sợ đang lan truyền trên mạng), hãy tự hỏi bản thân điều này: Câu chuyện này có thật không, hay tôi lại bị thao túng một lần nữa bởi các lãnh chúa công nghệ, những người đã nắm được quyền kiểm soát nền dân chủ của chúng ta?
Rất có thể bạn đang bị thao túng một lần nữa.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Bảo Nguyên
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_gettyimages-1244124706-2-1200x800-1.jpeg
Biểu tượng của Google tại một trung tâm dữ liệu ở Bỉ vào ngày 21/10/2022. (Ảnh: NICOLAS MAETERLINCK/BELGA MAG/AFP qua Getty Images)
Nhiều triệu phiếu bầu đã được thao túng bởi Google và các công ty công nghệ khác mà không ai hay biết. Không chỉ can thiệp mạnh mẽ vào cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ, các Gã khổng lồ công nghệ còn muốn người dân Mỹ bị ám ảnh bởi các thuyết âm mưu về việc phá hoại bầu cử nhằm đánh lạc hướng sự chú ý.
Điều gì đã xảy ra với làn sóng đỏ [làn sóng ủng hộ đảng Cộng hoà] khổng lồ được cho là sẽ đè bẹp đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ? Mọi đảng viên Cộng hòa trong nước đang đổ lỗi cho những người khác về thảm họa này, nhưng hầu như không ai xác định được đúng thủ phạm. Đó chính xác là điều mà các Gã khổng lồ công nghệ mong muốn.
Dựa trên nghiên cứu của nhóm tôi, Google và ở mức độ thấp hơn là Facebook và các công ty độc quyền công nghệ khác, không chỉ thực hiện các bước để chuyển nhiều triệu phiếu bầu sang cho Đảng Dân chủ trong kỳ bầu cử giữa kỳ, mà họ còn sử dụng ảnh hưởng của mình để tung tin đồn và thuyết âm mưu nhằm đảm bảo mọi người tìm kiếm lời giải thích từ mọi nơi khác - ngoại trừ họ.
Hai ngày trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, tôi đã xuất bản một bài báo giải thích cách Google và các công ty công nghệ khác ảnh hưởng đến nhiều triệu phiếu bầu mà mọi người không hề hay biết, đồng thời tôi cũng giải thích làm thế nào mà tôi biết chắc chắn rằng điều này đang xảy ra.
Google không phải là thủ phạm duy nhất, nhưng vì họ là thủ phạm lớn nhất, hung hăng nhất và kiêu ngạo nhất nên tôi sẽ tập trung vào họ trong bài viết này.
Google thao túng bầu cử như thế nào
Trong khoảng thời gian nhiều tháng, Google đã thúc đẩy những cử tri còn do dự đi bỏ phiếu xanh bằng cách hiển thị cho mọi người nội dung thiên lệch về chính trị trong công cụ tìm kiếm của họ, chặn nội dung mà họ không muốn mọi người xem, đề xuất các video thiên tả trên YouTube (do Google sở hữu) , (theo cáo buộc) gửi hàng chục triệu email đến hộp thư rác của mọi người, và gửi lời nhắc đi bỏ phiếu trên trang chủ chủ yếu cho các cử tri cánh tả và ôn hòa.
Những thao túng này (và những thao tác khác) không ảnh hưởng đến những cử tri có quan điểm chính trị mạnh mẽ, nhưng chúng có thể có tác động to lớn đến những cử tri còn đang do dự - những người quyết định kết quả của các cuộc bầu cử sát nút.
Tôi biết Google đã làm những điều này (và còn hơn thế nữa!) bởi vì vào năm 2022, nhóm của tôi và tôi đang thực hiện chính xác những gì họ làm với chúng ta và con cái chúng ta 24/7: Chúng tôi theo dõi nội dung liên quan đến chính trị mà Google và các công ty công nghệ khác hiển thị cho các cử tri thực - một nhóm người đa dạng về chính trị của chúng tôi gồm 2.742 “đặc vụ hiện trường”, những người chủ yếu sống ở các bang dao động (dao động giữa Cộng hòa và Dân chủ).
Đặc biệt, chúng tôi đang theo dõi cái mà nhân viên Google gọi là “trải nghiệm phù du”—nội dung xuất hiện trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến mọi người rồi biến mất. Vào năm 2018, trong các email bị rò rỉ từ công ty, các nhân viên của Google đã thảo luận về cách họ có thể sử dụng những trải nghiệm phù du để thay đổi quan điểm của mọi người về lệnh cấm đi lại của Trump. Họ biết những trải nghiệm phù du có thể có tác động mạnh mẽ như thế nào. Đó là một trong những bí mật ít được biết đến nhất trong hoạt động quản lý của Google.
Nội dung phù du là thứ lý tưởng để sử dụng phục vụ các mục đích thao túng. Nếu bạn nhận được lời nhắc đi bỏ phiếu trên trang chủ của Google (xem hình ảnh bên dưới để biết lời nhắc đi bỏ phiếu trên thực tế được gửi tới một cử tri cánh tả vào Ngày bầu cử), làm cách nào để bạn biết liệu có ai khác nhận được lời nhắc đó hay không? Bạn sẽ không biết được, và nếu bạn không nhận được lời nhắc như vậy, thì làm sao bạn biết được người khác đã nhận được chúng?
[B]Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Google đã ngăn chặn 'làn sóng đỏ' như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_google-go-vote.png
Lời nhắc đi bỏ phiếu được gửi tới một cử tri cấp tiến vào lúc 11:25 sáng ngày 08/11/2022 (Ảnh: Robert Epstein / Ảnh chụp màn hình qua Google)
Nhưng chúng tôi đã thu thập, tổng hợp và phân tích nội dung mà Google và các công ty khác gửi tới máy tính của các đặc vụ hiện trường của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có thể ước tính chính xác số lượng lời nhắc đi bỏ phiếu mà Google đã gửi tới những người theo chủ nghĩa cánh tả cấp tiến, ôn hòa và bảo thủ. Tổng cộng, trong những tuần trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chúng tôi đã lưu giữ hơn 2,5 triệu trải nghiệm phù du đó.
Khi chúng tôi sử dụng các phương pháp tương tự để theo dõi nội dung do các công ty công nghệ gửi cho cử tri trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, chúng tôi đã nhận thấy rằng Google gửi ít lời nhắc đi bầu cho những người bảo thủ hơn là cho những người ôn hòa và cấp tiến. Tin nhắn được nhắm mục tiêu thuộc loại này là một sự thao túng trắng trợn, thứ có thể tạo thêm phiếu bầu cho ứng cử viên được ưu ái.
Vào năm 2020, chúng tôi đã báo cáo những phát hiện của mình cho các thành viên của Quốc hội và vào ngày 05/11/2020, ba thượng nghị sĩ Mỹ đã gửi một bức thư đe dọa tới Giám đốc điều hành của Google, trong đó tóm tắt những thông tin của chúng tôi. Do đó, Google đã dừng các thao túng của mình. Trong các cuộc tranh cử ở Thượng viện Georgia diễn ra sau cuộc bầu cử tổng thống, không người dân nào nhận được lời nhắc bỏ phiếu từ Google.
Nhưng lần này chúng tôi không may mắn như vậy. Bài báo tôi công bố ngay trước cuộc bầu cử không có tác dụng với Google, và năm nay, chúng tôi không thể tìm thấy một thành viên Quốc hội nào gửi thư cảnh báo, mặc dù chúng tôi đã gần đạt được điều đó.
Hậu quả là, kết quả tìm kiếm của Google vẫn thiên lệch về chính trị vào Ngày bầu cử và các đề xuất trên YouTube cũng vậy. Google cũng đã gửi lời nhắc đi bỏ phiếu được nhắm mục tiêu tại hầu hết các bang dao động.
Nếu những sự thao túng như thế này được sử dụng trên toàn quốc trong những tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, thì chỉ riêng Google có thể đã thay đổi 80 triệu phiếu bầu theo thời gian (với những phiếu bầu nằm rải rác trong hàng trăm cuộc bầu cử). Chúng tôi sẽ có ước tính chính xác hơn về mức độ thay đổi phiếu bầu đã xảy ra khi chúng tôi tìm hiểu dữ liệu của mình trong những tuần tới.
Đó là lý do tại sao làn sóng đỏ tan thành mây khói - bởi vì Google đã ấn ngón tay cái kỹ thuật số của mình lên bàn cân trong nhiều tháng trước cuộc bầu cử.
Nhìn vào lịch sử. Với lạm phát, nền kinh tế đang chững lại và tỷ lệ ủng hộ thấp của Tổng thống Joe Biden—chưa kể đến việc tái phân chia khu vực bỏ phiếu rộng rãi mà đảng Cộng hòa đã thực hiện ở nhiều bang gần đây (còn gọi là gerrymandering) - Đảng Cộng hòa lẽ ra đã dễ dàng thống trị các cuộc đua vào Thượng viện và giành được 60 ghế trở lên từ tay đảng Dân chủ trong Hạ viện (như họ đã làm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2010 khi Barack Obama còn đương nhiệm). Vào lần này, họ sẽ may mắn nếu kết thúc với đa số mong manh trong Hạ viện và sự cân bằng tại Thượng viện (có nghĩa là Thượng viện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của đảng Dân chủ).
Bầu cử giữa kỳ Mỹ: Google đã ngăn chặn 'làn sóng đỏ' như thế nào?
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_gettyimages-1244610181.jpg
Người dân đăng ký trước khi bỏ phiếu cho Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022 của Mỹ tại Cơ quan đăng ký quận Los Angeles ở Norwalk, California, Mỹ, vào ngày 08/11/2022. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP qua Getty Images)
Tin tốt sau thất bại
Mặc dù chúng tôi không thể ngăn chặn các hành vi thao túng vào năm 2022, nhưng tin tốt là chúng tôi có thể lưu giữ kho tàng bằng chứng buộc tội - 2,5 triệu trải nghiệm phù du liên quan đến chính trị đó. Vào năm 2023, tập dữ liệu lớn này có thể được các cơ quan chức năng sử dụng để nhắm mục tiêu vào các Gã khổng lồ công nghệ. Điều này gần như chắc chắn sẽ xảy ra nếu đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện.
Và chúng tôi đang tiếp tục xây dựng một lá chắn kỹ thuật số. Đến cuối năm 2023, chúng tôi sẽ giám sát nội dung mà các công ty công nghệ gửi cho một mẫu đại diện gồm hơn 20.000 cử tri và trẻ em ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ 24 giờ một ngày và chúng tôi sẽ báo cáo nội dung đáng ngờ cho các nhà chức trách và nhà báo khi chúng tôi phát hiện ra nó.
Lá chắn kỹ thuật số này - chiếc lá chắn đầu tiên thuộc loại này trên thế giới - sẽ bảo vệ nền dân chủ của chúng ta và con cái chúng ta khỏi khả năng bị thao túng bởi các công nghệ hiện tại và mới nổi trong nhiều năm tới.
Đánh lạc hướng
Cuối cùng, một lời khuyên cho người dân Mỹ: Trong những tuần và tháng tới, người dân Mỹ có thể sẽ bị tấn công bởi những câu chuyện đáng sợ về việc cuộc bầu cử giữa kỳ đã bị phá hoại bởi những lá phiếu giả và những mánh khóe bẩn thỉu khác như thế nào, giống như điều họ đã trải qua sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Hãy cố gắng hết sức để bỏ qua những câu chuyện đó.
Những mánh khóe bẩn thỉu như thế này có mang tính cạnh tranh; nếu một bên có thể sử dụng chúng thì bên kia cũng có thể. Và ngay cả khi một số câu chuyện được chứng minh là đúng (hầu hết sẽ không như vậy), những mánh khóe bẩn thỉu được mọi người bàn tán trên mạng không tạo ra nhiều khác biệt trong kết quả bầu cử. Đôi khi họ chỉ có thể thay đổi hàng trăm phiếu bầu; thật hiếm khi họ thay đổi hàng ngàn phiếu bầu.
Hơn nữa, nếu những câu chuyện này lan truyền như cháy rừng trên các nền tảng mạng xã hội, thì đó chỉ là do các công ty công nghệ muốn chúng lan truyền như vậy. Các nền tảng như Facebook và Instagram (cả hai đều thuộc Meta), Twitter và YouTube (do Google sở hữu) có toàn quyền và sự kiểm soát tuyệt đối đối với việc các câu chuyện có lan truyền mạnh mẽ trên mạng hay không.
Bạn có nhớ khi Twitter và Facebook chặn những câu chuyện về máy tính xách tay của Hunter Biden vào năm 2020 không? Một lần nữa, các công ty này có thể truyền bá các câu chuyện hoặc ngăn chặn chúng tùy ý.
Khi bạn thấy một thuyết âm mưu lan rộng, bạn thường đang chứng kiến một ví dụ về sự thao túng quy mô lớn bằng cách đánh lạc hướng. Các công ty công nghệ cho phép những câu chuyện như vậy lan truyền—hoặc thậm chí buộc chúng lan truyền—để thu hút sự chú ý của bạn khỏi chính các công ty đó. Nếu bạn nghĩ rằng có những lá phiếu giả, thì bạn sẽ không chú ý đến thực tế là các công ty công nghệ có thể đã thay đổi nhiều triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Chắc chắn, việc nhồi nhét thêm lá phiếu (một người nộp nhiều lá phiếu) nghe có vẻ ma quỷ hơn nhiều so với việc “gửi lời nhắc đi bỏ phiếu cho những người được nhắm mục tiêu”, nhưng đừng để mình bị lừa. Nhồi nhét lá phiếu là một hoạt động cạnh tranh ít có tác dụng ròng. Nhưng lời nhắc đăng ký bỏ phiếu và đi bỏ phiếu được nhắm mục tiêu trên trang chủ của Google, trang web được xem hơn 500 triệu lần mỗi ngày ở Mỹ, có thể thay đổi hàng triệu phiếu bầu.
Và không thể chống lại kiểu thao túng đó, bởi vì nó được kiểm soát độc quyền bởi nền tảng công nghệ. Mọi người thậm chí không thể nhìn thấy kiểu thao túng đó, và - ngoại trừ việc giám sát mà nhóm của tôi đang thực hiện - nó cũng không để lại dấu vết giấy tờ nào để các cơ quan chức năng có thể truy tìm.
Nếu bạn thấy một thuyết âm mưu bùng nổ trên một nền tảng công nghệ như Facebook hoặc thậm chí trên Fox News (thường khuếch đại những câu chuyện đáng sợ đang lan truyền trên mạng), hãy tự hỏi bản thân điều này: Câu chuyện này có thật không, hay tôi lại bị thao túng một lần nữa bởi các lãnh chúa công nghệ, những người đã nắm được quyền kiểm soát nền dân chủ của chúng ta?
Rất có thể bạn đang bị thao túng một lần nữa.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Bảo Nguyên