duyanh
11-16-2022, 01:35 PM
Reuters: Phó Tổng thống Mỹ thăm các đảo của Philippines ở rìa khu vực tranh chấp trên Biển Đông
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_1-98.jpeg
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong một sự kiện tại Arlington, tiểu bang Virginia, hôm 11/11/2022 . (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)
Theo hãng tin Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ đến thăm quần đảo Palawan của Philippines nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết hôm 15/11.
Chuyến thăm dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới (22/11), và bà Harris sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm chuỗi đảo tiếp giáp với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã nạo vét đáy biển để xây dựng bến cảng và đường băng trên quần đảo Trường Sa, một phần của quần đảo này cũng được Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Chuyến thăm thứ hai của Phó Tổng thống Mỹ đến châu Á trong vòng ba tháng
Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ ở vùng biển ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, đồng thời trích dẫn các bản đồ lịch sử của nước này.
Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông vào năm 2016. Tòa này cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và các quốc gia khác trong khu vực biển này. Tòa án phán quyết rằng, các tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ tại Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Sau cuộc gặp trực tiếp kéo dài ba giờ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm xoa dịu căng thẳng, chuyến đi của bà Harris có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là nơi giao thương trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, đây cũng là điểm nóng cho căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh các hoạt động hải quân.
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-67.jpeg
Hình ảnh chụp từ trên không cho thấy sự phát triển của Trung Quốc trên bãi đá ngầm Kennan thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, hiện do Trung Quốc kiểm soát và Philippines tuyên bố chủ quyền là một phần của Palawan năm 2015. (Ảnh: Pictures from History/Universal Images Group/Getty Images)
Tại Palawan, Phó Tổng thống Mỹ Harris dự kiến sẽ gặp "người dân, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và đại diện của Lực lượng Tuần Duyên Philippines", một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với tờ Reuters.
Chuyến đi sẽ thể hiện “cam kết của Washington trong việc sát cánh với đồng minh Philippines trên cơ sở duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông, hỗ trợ sinh kế trên biển và chống lại hoạt động đánh bắt cá trái phép, không theo quy định và lén lút”, quan chức này cho biết.
Hom 15/11, Manila thông báo rằng, Washington sẽ chi 66,5 triệu USD để bắt đầu xây dựng các cơ sở huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của mình ở Palawan theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014.
Chuyến đi của bà Harris đánh dấu chuyến thăm thứ hai của bà đến châu Á trong vòng ba tháng qua và theo sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden tới khu vực này. Trong chuyến thăm gần nhất tới khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động "ép buộc và đe dọa" các nước láng giềng.
Chuyên gia: Tuyên bố càn quấy của Trung Quốc ở Biển Đông 'rõ ràng là bất hợp pháp
Chuyên gia Gregory Poling tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, Mỹ, hôm 5/7 cho biết: “Lịch sử, đối với chính phủ Trung Quốc mà nói, chính là nhựa. Nó thể được thay đổi và nhào nặn khi cần thiết".
Ông nhấn mạnh rằng, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang mở rộng bất hợp pháp lãnh thổ của mình trên Biển Đông và cố ý thay đổi cách lý giải về phương diện lịch sử nhằm duy trì những lợi ích không đáng có của mình.
Ông Poling cho hay: “Lịch sử của chúng ta về Biển Đông đã bị lệch lạc. Các tranh chấp lãnh thổ vào thời điểm này đã xảy ra hơn một thế kỷ và thường bị bỏ sót".
Ông giải thích rằng, vai trò của Mỹ trong việc định hình khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là lâu đời hơn vai trò của ĐCSTQ. Mục tiêu của Washington là duy trì các cam kết liên minh và tuân thủ luật hàng hải quốc tế để đảm bảo quyền tiếp cận các tuyến đường biển cho cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã vẽ ra một phần Biển Đông trên bản đồ và tự ý tuyên bố chủ quyền, mặc dù họ không có sự hiện diện trên bất kỳ hòn đảo nào trong khu vực vào thời điểm đó.
Ông Poling nói: “Chưa có quan chức Trung Quốc nào đặt chân lên quần đảo. Họ không biết họ đang tuyên bố điều gì. Họ chỉ vẽ một đường bao quanh hòn đảo và tuyên bố rằng, bất kỳ đá hoặc đảo nào xuất hiện ở trong phạm vi này đều thuộc về Trung Quốc. Và đó là cơ sở cho các tuyên bố của Trung Quốc từ những năm 1930 cho đến ít nhất là đầu những năm 1990”.
“Tất cả những điều này rõ ràng là bất hợp pháp, trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã đàm phán", ông khẳng định.
Ông Poling nói thêm rằng, ĐCSTQ đang “siết chặt sợi thòng lọng” trong khu vực và đe dọa sẽ biến Biển Đông thành một “cái hồ của Trung Quốc”.
Huyền Anh
https://img.ntdvn.net/2022/11/ntdvn_1-98.jpeg
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris phát biểu trong một sự kiện tại Arlington, tiểu bang Virginia, hôm 11/11/2022 . (Ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)
Theo hãng tin Reuters, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ đến thăm quần đảo Palawan của Philippines nằm gần khu vực tranh chấp trên Biển Đông, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết hôm 15/11.
Chuyến thăm dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Ba tuần tới (22/11), và bà Harris sẽ trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm chuỗi đảo tiếp giáp với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã nạo vét đáy biển để xây dựng bến cảng và đường băng trên quần đảo Trường Sa, một phần của quần đảo này cũng được Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Chuyến thăm thứ hai của Phó Tổng thống Mỹ đến châu Á trong vòng ba tháng
Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ ở vùng biển ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, đồng thời trích dẫn các bản đồ lịch sử của nước này.
Tòa Trọng tài Thường trực tại The Hague đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông vào năm 2016. Tòa này cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Philippines và các quốc gia khác trong khu vực biển này. Tòa án phán quyết rằng, các tuyên bố chủ quyền của ĐCSTQ tại Biển Đông không có cơ sở pháp lý.
Sau cuộc gặp trực tiếp kéo dài ba giờ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm xoa dịu căng thẳng, chuyến đi của bà Harris có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ, cũng là nơi giao thương trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, đây cũng là điểm nóng cho căng thẳng Mỹ - Trung xung quanh các hoạt động hải quân.
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-67.jpeg
Hình ảnh chụp từ trên không cho thấy sự phát triển của Trung Quốc trên bãi đá ngầm Kennan thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, hiện do Trung Quốc kiểm soát và Philippines tuyên bố chủ quyền là một phần của Palawan năm 2015. (Ảnh: Pictures from History/Universal Images Group/Getty Images)
Tại Palawan, Phó Tổng thống Mỹ Harris dự kiến sẽ gặp "người dân, các nhà lãnh đạo xã hội dân sự và đại diện của Lực lượng Tuần Duyên Philippines", một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với tờ Reuters.
Chuyến đi sẽ thể hiện “cam kết của Washington trong việc sát cánh với đồng minh Philippines trên cơ sở duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông, hỗ trợ sinh kế trên biển và chống lại hoạt động đánh bắt cá trái phép, không theo quy định và lén lút”, quan chức này cho biết.
Hom 15/11, Manila thông báo rằng, Washington sẽ chi 66,5 triệu USD để bắt đầu xây dựng các cơ sở huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của mình ở Palawan theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014.
Chuyến đi của bà Harris đánh dấu chuyến thăm thứ hai của bà đến châu Á trong vòng ba tháng qua và theo sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden tới khu vực này. Trong chuyến thăm gần nhất tới khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động "ép buộc và đe dọa" các nước láng giềng.
Chuyên gia: Tuyên bố càn quấy của Trung Quốc ở Biển Đông 'rõ ràng là bất hợp pháp
Chuyên gia Gregory Poling tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington, Mỹ, hôm 5/7 cho biết: “Lịch sử, đối với chính phủ Trung Quốc mà nói, chính là nhựa. Nó thể được thay đổi và nhào nặn khi cần thiết".
Ông nhấn mạnh rằng, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang mở rộng bất hợp pháp lãnh thổ của mình trên Biển Đông và cố ý thay đổi cách lý giải về phương diện lịch sử nhằm duy trì những lợi ích không đáng có của mình.
Ông Poling cho hay: “Lịch sử của chúng ta về Biển Đông đã bị lệch lạc. Các tranh chấp lãnh thổ vào thời điểm này đã xảy ra hơn một thế kỷ và thường bị bỏ sót".
Ông giải thích rằng, vai trò của Mỹ trong việc định hình khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là lâu đời hơn vai trò của ĐCSTQ. Mục tiêu của Washington là duy trì các cam kết liên minh và tuân thủ luật hàng hải quốc tế để đảm bảo quyền tiếp cận các tuyến đường biển cho cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, không giống như Mỹ, ban lãnh đạo ĐCSTQ đã vẽ ra một phần Biển Đông trên bản đồ và tự ý tuyên bố chủ quyền, mặc dù họ không có sự hiện diện trên bất kỳ hòn đảo nào trong khu vực vào thời điểm đó.
Ông Poling nói: “Chưa có quan chức Trung Quốc nào đặt chân lên quần đảo. Họ không biết họ đang tuyên bố điều gì. Họ chỉ vẽ một đường bao quanh hòn đảo và tuyên bố rằng, bất kỳ đá hoặc đảo nào xuất hiện ở trong phạm vi này đều thuộc về Trung Quốc. Và đó là cơ sở cho các tuyên bố của Trung Quốc từ những năm 1930 cho đến ít nhất là đầu những năm 1990”.
“Tất cả những điều này rõ ràng là bất hợp pháp, trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã đàm phán", ông khẳng định.
Ông Poling nói thêm rằng, ĐCSTQ đang “siết chặt sợi thòng lọng” trong khu vực và đe dọa sẽ biến Biển Đông thành một “cái hồ của Trung Quốc”.
Huyền Anh