duyanh
11-14-2022, 01:28 PM
Bị Trung Quốc cưỡng chế hồi hương, hàng ngàn bà mẹ Triều Tiên buộc phải xa con
Ngày 11/11, “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” đã tổ chức một cuộc họp tại Trung tâm Báo chí Nước ngoài của Hàn Quốc, giới thiệu phóng sự “Tôi muốn ôm con”, được phát hành sau nhiều năm điều tra sự thật, với chủ đề “Những phụ nữ Triều Tiên buộc phải xa con”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/11/id13864745-ba8611ec26edf3132116cc51-600x400-1.jpg
Nhóm nhân quyền của phụ nữ Triều Tiên “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” đã tổ chức một cuộc họp tại Trung tâm Truyền thông Nước ngoài ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 11/11. Bà Kim Jeong –ah (bên trái) đại diện phát biểu. (Ảnh: An Cảnh / Epoch Times)
“Những người đào tẩu Triều Tiên” là những người đã chạy trốn khỏi Triều Tiên thông qua các kênh bất thường. Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc trục xuất họ là dựa trên hiệp ước dẫn độ tội phạm với Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhóm nhân quyền chỉ trích rằng chính sách vô nhân đạo này đã gây tổn hại lớn cho phụ nữ, trẻ em và công dân Trung Quốc, khiến vô số bà mẹ và trẻ em phải sinh ly tử biệt, đây là một hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Đại diện của “Liên đoàn Các bà mẹ thống nhất”, một nhóm nhân quyền được thành lập bởi những phụ nữ chạy trốn khỏi Triều Tiên, bà Kim Jeong –ah, đã trốn khỏi Triều Tiên vào năm 2006 đến Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và những nơi khác. Bà đến Hàn Quốc năm 2009, và lấy bằng thạc sĩ quản lý kinh doanh tại Đại học Ewha Womans ở Hàn Quốc.
Sau khi thành lập liên đoàn này, bà đã đến thăm Hoa Kỳ, Anh và các quốc gia khác, đồng thời nói với các nghị sĩ tại đây về nhân quyền thực sự của những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên.
Hiện 2 con gái của bà đang sống ở Triều Tiên và Trung Quốc, đã hơn 10 năm họ không được gặp nhau.
Bà bật khóc khi kể lại trải nghiệm của mình: “Ngoài 2 con gái, tôi còn có 1 cậu con trai. Nhưng khi tôi mang thai được 7 tháng, thì bị người chồng Triều Tiên bạo lực gia đình đến mức sảy thai.”
“Vì vậy tôi đã quyết định ly hôn, con gái tôi bị bên nội bắt đi. Khi quyết định trốn sang Trung Quốc, tôi không biết mình đang mang thai. Người chồng Trung Quốc mà tôi gặp đã nhận nuôi đứa con thứ hai của tôi, đứa trẻ nhập hộ khẩu Trung Quốc.”
“Khi tôi và con gái nói chuyện lần cuối, con gái tôi nói: ‘Mẹ ơi! Mẹ không cần con nữa sao?’ Kể từ đó, tôi đã bước trên con đường này để tìm lại con của mình (con đường hoạt động nhân quyền của phụ nữ Triều Tiên).”
“Trong khi tìm kiếm con gái, tôi đã gặp nhiều gia đình có cùng trải nghiệm, hoặc thậm chí tồi tệ hơn tôi. Có khoảng 2.000 bà mẹ trốn khỏi Triều Tiên đã tham gia vào nhóm của chúng tôi.”
“Bất đắc dĩ phải bỏ con lại Trung Quốc, nhiều bà mẹ cho rằng đây là nỗi xấu hổ và tội lỗi của bản thân. Họ không muốn thể hiện ra trước mặt mọi người, nhưng khi ở một mình, họ sẽ nhốt mình trong nhà tắm hoặc lên núi để gào thét. Khi vừa đến Hàn Quốc, tôi thậm chí không thể khóc.”
Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, lần đầu tiên nhóm đã công bố một số bản ghi âm các cuộc phỏng vấn những người Triều Tiên đào tẩu hiện đang sống ở Trung Quốc. Nhưng các bản ghi âm không thể được phát hành đầy đủ ra bên ngoài vì nhiều lý do khác nhau.
Theo bản ghi âm, trong thời gian đại dịch COVID, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành các cuộc điều tra hàng tuần về những người đào tẩu Triều Tiên, để ngăn họ đến Hàn Quốc. Dù đi đâu, vị trí hiện tại của họ cũng sẽ được hiển thị trên WeChat, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến cuộc sống bình thường và tâm lý của họ.
Nói về lý do tại sao cảnh sát của ĐCSTQ lại ngăn cản phụ nữ Triều Tiên đến Hàn Quốc, bà Kim Jeong –ah nói: “Nếu những người đào tẩu Triều Tiên rời khỏi Trung Quốc, và các vấn đề nhân quyền của Triều Tiên nhận được sự quan tâm, thì các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc cũng sẽ nổi lên, khiến các nhà cầm quyền bất bình.”
Một đoạn ghi âm khác là của một phụ nữ đã bỏ trốn một lần nữa sau khi bị Trung Quốc trục xuất về Triều Tiên. Cô kể, vào thứ Năm hàng tuần, trại giam ở Thẩm Dương thường xuyên trục xuất một số người Triều Tiên.
Hàng ngày họ chỉ có thể ngồi quỳ tại trại giam. Một số người lở loét khắp người cũng không được chăm sóc. Họ thường xuyên bị cán bộ quản giáo trẻ tuổi đánh đập, mắng mỏ, môi trường rất khắc nghiệt.
Nói về thái độ và chính sách bảo vệ của Chính phủ Hàn Quốc đối với những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên, bà Kim Jeong–ah cho biết vấn đề ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đan xen với các vấn đề kinh tế, an ninh và nhiều vấn đề khác, nên Chính phủ Hàn Quốc hiếm khi lên tiếng chính thức về vấn đề này.
Khi các nhà hoạt động nhân quyền Triều Tiên bị giam giữ ở Trung Quốc, đều là Hoa Kỳ hoặc Liên Hiệp Quốc hành động, trên thực tế Chính phủ Hàn Quốc làm được rất ít.
Những người đào tẩu Triều Tiên bị buôn bán ở Trung Quốc, có khu vực lên đến nửa triệu người
Đề cập đến nạn buôn bán phụ nữ chạy trốn khỏi Triều Tiên ở một số vùng của Trung Quốc, bà Kim Jeong–ah coi đây là một “vấn đề lịch sử”.
Bà giới thiệu: “Ở một số vùng của Trung Quốc, tỷ lệ nam nữ mất cân đối, nam giới chiếm khoảng 70-80% dân số, lấy vợ phải mất rất nhiều tiền. Nếu lấy một người phụ nữ nông thôn, thường có giá 50.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 7.063 USD). Nếu kết hôn với một phụ nữ thành thị, cần tối thiểu 100.000 NDT (khoảng 14.126USD).”
“Còn lấy phụ nữ Triều Tiên chỉ cần 3.000 – 5.000 NDT (khoảng 424 – 707USD) là có thể kết hôn, tùy thuộc vào độ tuổi và ngoại hình của họ. Điều này cũng góp phần thúc đẩy thị trường buôn người.”
Về số người Triều Tiên đào tẩu ở Trung Quốc, bà cho biết từ năm 2015 – 2016, khi bà bắt đầu tham gia vào các hoạt động liên quan, thống kê cho thấy có khoảng 200.000 người.
Tuy nhiên, một đại diện có liên quan ở Trung Quốc cho biết, cứ 5 gia đình lại có một phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên, vì vậy con số thực tế ước tính là khoảng 500.000 người.
Bà Kim Jeong–ah cũng tin rằng trong thời kỳ dịch bệnh, công an của ĐCSTQ có lẽ đã có số liệu thống kê nhất định, thông qua quá trình yêu cầu những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên phải xin giấy phép cư trú tạm thời, nhưng họ không công khai với ngoại giới.
Báo cáo “Tôi muốn ôm con” do “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” phát hành đã điều tra 221 phụ nữ Triều Tiên kết hôn với đàn ông Trung Quốc, sống tại đây, và 300 người đàn ông Trung Quốc hiện đang sống ở Hàn Quốc, kết hôn với những phụ nữ người đào tẩu Triều Tiên.
Liên đoàn phối hợp với nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul, cùng phân tích tâm lý bất an của những người đào tẩu Triều Tiên, do chính sách cưỡng chế hồi hương gây ra. Báo cáo cũng bao gồm các cuộc phỏng vấn những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên hiện đang ở Trung Quốc, và các quan chức liên quan đến công an của ĐCSTQ.
“Giấy phép cư trú tạm thời do ĐCSTQ cấp là một hệ thống giám sát mới”
Theo báo cáo, khi chính quyền ĐCSTQ bắt giữ những người đào tẩu Triều Tiên từ một tỉnh nào đó ở Trung Quốc, họ đã bị cư dân địa phương phản đối, cho rằng những phụ nữ này cần được giữ lại để tái sản xuất dân số. Vì vậy chính quyền đã cấp giấy phép cư trú tạm thời cho những người đào tẩu Triều Tiên, với chi phí từ 5.000 – 8.000 NDT (khoảng 709 – 1.134USD).
“Ngay cả tại những khu vực kinh tế lạc hậu, cảnh sát cũng sẽ tìm kiếm những người đào tẩu Triều Tiên không đăng ký, ép họ phải đăng ký, hoặc đe dọa tống người chồng Trung Quốc của họ vào tù, và buộc họ phải nộp tiền bằng hình thức phạt tiền.”
Với giấy phép cư trú tạm thời, những người đào tẩu Triều Tiên có thể làm việc tại địa phương, đi xe buýt và taxi. Nhưng họ không được khám bệnh trong bệnh viện, hoặc đi máy bay. Ngoài ra, mỗi tháng công an Trung Quốc sẽ kiểm tra điện thoại di động của những người đào tẩu Triều Tiên đã đăng ký 2 -3 lần, chủ yếu để kiểm tra xem họ có liên lạc với Hàn Quốc hay không.
Báo cáo nêu rõ nhà chức trách Trung Quốc đang thiết lập hệ thống giám sát những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên một cách có hệ thống, bắt đầu từ việc cấp giấy phép cư trú tạm thời. Việc này khiến họ trở thành đối tượng không được đảm bảo cư trú tại Trung Quốc, và có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào, khiến họ rơi vào trạng thái vô cùng bất an.
Báo cáo nhấn mạnh rằng bắt đầu từ tháng 5/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Triều Tiên đã yêu cầu ĐCSTQ ngừng trục xuất những người đào tẩu Triều Tiên về nước. Tuy nhiên, các nguồn tin có liên quan tiết lộ rằng gần đây, vẫn có những vụ bắt giữ những người đào tẩu Triều Tiên ở khu vực thành phố Diên Cát. Hiện tại, hơn 100 người đào tẩu Triều Tiên đang bị giam giữ gần một trung tâm giam giữ tại thành phố Đồ Môn.
Báo cáo chỉ trích rằng việc ĐCSTQ trục xuất những người đào tẩu Triều Tiên không phải dựa trên yêu cầu của Triều Tiên, mà được thực hiện dưới sự phán xét vô trách nhiệm và độc đoán của Chính phủ Trung Quốc. Do đó, ĐCSTQ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với những người đào tẩu Triều Tiên.
Lo sợ bị trục xuất, bị chia cắt với con cái, tâm lý của những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên bị tổn thương nặng nề
Báo cáo nêu rõ rằng những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên đã phải chịu đựng những chấn thương tâm lý do chính sách trục xuất của ĐCSTQ trong suốt cuộc đời của họ.
Theo một cuộc khảo sát với 221 phụ nữ Triều Tiên đào tẩu đến Trung Quốc, 75% nói rằng họ không thể sống an toàn ở Trung Quốc vào lúc này, 35% có ý định tự tử vì sợ bị trục xuất, 13 người trong số họ đã mang theo loại thuốc độc chết người và 7 người từng tự tử.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 65% người được hỏi bị ám ảnh, vì sợ bị bắt về Triều Tiên, 36% tránh đám đông, 21% thường xuyên gặp ác mộng bị rượt đuổi, và 11% thường xuyên khóc vô cớ. Đặc biệt, 81% những người từng bị công an của ĐCSTQ bắt giữ thường xuyên gặp ác mộng.
Đồng thời, hầu hết những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên tham gia nghiên cứu vẫn gặp ác mộng sau khi sang Hàn Quốc định cư. Họ run rẩy, mất kiểm soát mỗi khi nghe thấy tiếng còi báo động, việc thường xuyên gặp ác mộng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Một cuộc khảo sát về người chồng Trung Quốc của những phụ nữ này cho thấy, 92% trong số họ sợ chính sách cưỡng chế hồi hương.
Ngoài ra, theo số liệu khảo sát, 87% người Triều Tiên đào tẩu ở Trung Quốc đã có con, 79% hiện có con ở Trung Quốc, với tỷ lệ trung bình là 1,37/người, và 28% có con ở cả Trung Quốc và Triều Tiên.
Điều này dẫn đến việc những người đào tẩu Triều Tiên phải đối mặt với sự chia cách với con cái, khi họ bị trục xuất về nước hoặc đến Hàn Quốc. Theo lời kể của một người mẹ Triều Tiên, sau khi cô rời Trung Quốc, những người thân khác đã nói với đứa trẻ rằng: “Mẹ của con không cần con nữa”, điều này đã gây tổn thương sâu sắc cho đứa trẻ. Chúng sẽ từ chối sang Hàn Quốc để ở cùng mẹ trong tương lai.
Kêu gọi chấm dứt các chính sách vô nhân đạo: Chính phủ Trung Quốc đối mặt với phán quyết
Theo báo cáo, khoảng 80% những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên sinh con ở Trung Quốc bị trục xuất về nước, sẽ cố gắng chạy trốn khỏi Triều Tiên một lần nữa vì con của họ, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Đây là lý do quan trọng nhất để chấm dứt tình trạng cưỡng chế hồi hương đối với những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên đã có con ở Trung Quốc.
Bà Kim Jeong –ah giới thiệu: “Khi “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” gặp du học sinh Trung Quốc ở Hoa Kỳ (năm 2016) và Anh (năm 2019), các sinh viên cũng đồng ý rằng chính sách cưỡng chế trục xuất về Triều Tiên là không đúng đắn. Họ thay mặt Chính phủ Trung Quốc chân thành xin lỗi chúng tôi. Đây là sự phán xét mà Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp phải đối mặt.”
Báo cáo nêu rõ: “Nạn buôn bán phụ nữ Triều Tiên đã kéo dài 20 năm, những đứa trẻ mà họ sinh ra cũng đã trưởng thành. Một ngày nào đó chúng nhất định sẽ truy cứu trách nhiệm về chính sách cưỡng chế hồi hương của Chính phủ Trung Quốc: Vì sao tôi không có mẹ cùng đồng hành cho đến khi trưởng thành? Vì sao tôi không biết mẹ mình còn sống hay đã khuất … Đây là sự phán xét đối với Chính phủ Trung Quốc suốt 20 năm qua.”
Báo cáo nhấn mạnh, để cải thiện nhân quyền ở Triều Tiên, phải chấm dứt chính sách trục xuất phụ nữ Triều Tiên đã sinh con ở Trung Quốc.
“Để bảo vệ những đứa trẻ được những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên và lấy chồng Trung Quốc sinh ra, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) nên loại trừ những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên đã sinh con ở Trung Quốc khỏi danh sách các đối tượng bị cưỡng chế hồi hương. Điều này cũng sẽ làm giảm số lượng nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, và đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện nhân quyền ở Triều Tiên.”
“Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” được thành lập vào năm 2016 bởi những phụ nữ Triều Tiên buộc phải xa con trong quá trình chạy trốn khỏi Triều Tiên. Đây là tổ chức nghiên cứu nhân quyền duy nhất dành cho những phụ nữ đào tẩu, do các nạn nhân lãnh đạo, cung cấp nhân quyền và hỗ trợ định cư ở nước ngoài cho những phụ nữ mới bỏ trốn.
Theo An Cảnh / Epoch Times
Ngày 11/11, “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” đã tổ chức một cuộc họp tại Trung tâm Báo chí Nước ngoài của Hàn Quốc, giới thiệu phóng sự “Tôi muốn ôm con”, được phát hành sau nhiều năm điều tra sự thật, với chủ đề “Những phụ nữ Triều Tiên buộc phải xa con”.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/11/id13864745-ba8611ec26edf3132116cc51-600x400-1.jpg
Nhóm nhân quyền của phụ nữ Triều Tiên “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” đã tổ chức một cuộc họp tại Trung tâm Truyền thông Nước ngoài ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 11/11. Bà Kim Jeong –ah (bên trái) đại diện phát biểu. (Ảnh: An Cảnh / Epoch Times)
“Những người đào tẩu Triều Tiên” là những người đã chạy trốn khỏi Triều Tiên thông qua các kênh bất thường. Chính phủ Trung Quốc cho rằng việc trục xuất họ là dựa trên hiệp ước dẫn độ tội phạm với Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhóm nhân quyền chỉ trích rằng chính sách vô nhân đạo này đã gây tổn hại lớn cho phụ nữ, trẻ em và công dân Trung Quốc, khiến vô số bà mẹ và trẻ em phải sinh ly tử biệt, đây là một hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Đại diện của “Liên đoàn Các bà mẹ thống nhất”, một nhóm nhân quyền được thành lập bởi những phụ nữ chạy trốn khỏi Triều Tiên, bà Kim Jeong –ah, đã trốn khỏi Triều Tiên vào năm 2006 đến Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và những nơi khác. Bà đến Hàn Quốc năm 2009, và lấy bằng thạc sĩ quản lý kinh doanh tại Đại học Ewha Womans ở Hàn Quốc.
Sau khi thành lập liên đoàn này, bà đã đến thăm Hoa Kỳ, Anh và các quốc gia khác, đồng thời nói với các nghị sĩ tại đây về nhân quyền thực sự của những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên.
Hiện 2 con gái của bà đang sống ở Triều Tiên và Trung Quốc, đã hơn 10 năm họ không được gặp nhau.
Bà bật khóc khi kể lại trải nghiệm của mình: “Ngoài 2 con gái, tôi còn có 1 cậu con trai. Nhưng khi tôi mang thai được 7 tháng, thì bị người chồng Triều Tiên bạo lực gia đình đến mức sảy thai.”
“Vì vậy tôi đã quyết định ly hôn, con gái tôi bị bên nội bắt đi. Khi quyết định trốn sang Trung Quốc, tôi không biết mình đang mang thai. Người chồng Trung Quốc mà tôi gặp đã nhận nuôi đứa con thứ hai của tôi, đứa trẻ nhập hộ khẩu Trung Quốc.”
“Khi tôi và con gái nói chuyện lần cuối, con gái tôi nói: ‘Mẹ ơi! Mẹ không cần con nữa sao?’ Kể từ đó, tôi đã bước trên con đường này để tìm lại con của mình (con đường hoạt động nhân quyền của phụ nữ Triều Tiên).”
“Trong khi tìm kiếm con gái, tôi đã gặp nhiều gia đình có cùng trải nghiệm, hoặc thậm chí tồi tệ hơn tôi. Có khoảng 2.000 bà mẹ trốn khỏi Triều Tiên đã tham gia vào nhóm của chúng tôi.”
“Bất đắc dĩ phải bỏ con lại Trung Quốc, nhiều bà mẹ cho rằng đây là nỗi xấu hổ và tội lỗi của bản thân. Họ không muốn thể hiện ra trước mặt mọi người, nhưng khi ở một mình, họ sẽ nhốt mình trong nhà tắm hoặc lên núi để gào thét. Khi vừa đến Hàn Quốc, tôi thậm chí không thể khóc.”
Tại cuộc họp báo ngày hôm đó, lần đầu tiên nhóm đã công bố một số bản ghi âm các cuộc phỏng vấn những người Triều Tiên đào tẩu hiện đang sống ở Trung Quốc. Nhưng các bản ghi âm không thể được phát hành đầy đủ ra bên ngoài vì nhiều lý do khác nhau.
Theo bản ghi âm, trong thời gian đại dịch COVID, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành các cuộc điều tra hàng tuần về những người đào tẩu Triều Tiên, để ngăn họ đến Hàn Quốc. Dù đi đâu, vị trí hiện tại của họ cũng sẽ được hiển thị trên WeChat, điều này sẽ có tác động tiêu cực đến cuộc sống bình thường và tâm lý của họ.
Nói về lý do tại sao cảnh sát của ĐCSTQ lại ngăn cản phụ nữ Triều Tiên đến Hàn Quốc, bà Kim Jeong –ah nói: “Nếu những người đào tẩu Triều Tiên rời khỏi Trung Quốc, và các vấn đề nhân quyền của Triều Tiên nhận được sự quan tâm, thì các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc cũng sẽ nổi lên, khiến các nhà cầm quyền bất bình.”
Một đoạn ghi âm khác là của một phụ nữ đã bỏ trốn một lần nữa sau khi bị Trung Quốc trục xuất về Triều Tiên. Cô kể, vào thứ Năm hàng tuần, trại giam ở Thẩm Dương thường xuyên trục xuất một số người Triều Tiên.
Hàng ngày họ chỉ có thể ngồi quỳ tại trại giam. Một số người lở loét khắp người cũng không được chăm sóc. Họ thường xuyên bị cán bộ quản giáo trẻ tuổi đánh đập, mắng mỏ, môi trường rất khắc nghiệt.
Nói về thái độ và chính sách bảo vệ của Chính phủ Hàn Quốc đối với những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên, bà Kim Jeong–ah cho biết vấn đề ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đan xen với các vấn đề kinh tế, an ninh và nhiều vấn đề khác, nên Chính phủ Hàn Quốc hiếm khi lên tiếng chính thức về vấn đề này.
Khi các nhà hoạt động nhân quyền Triều Tiên bị giam giữ ở Trung Quốc, đều là Hoa Kỳ hoặc Liên Hiệp Quốc hành động, trên thực tế Chính phủ Hàn Quốc làm được rất ít.
Những người đào tẩu Triều Tiên bị buôn bán ở Trung Quốc, có khu vực lên đến nửa triệu người
Đề cập đến nạn buôn bán phụ nữ chạy trốn khỏi Triều Tiên ở một số vùng của Trung Quốc, bà Kim Jeong–ah coi đây là một “vấn đề lịch sử”.
Bà giới thiệu: “Ở một số vùng của Trung Quốc, tỷ lệ nam nữ mất cân đối, nam giới chiếm khoảng 70-80% dân số, lấy vợ phải mất rất nhiều tiền. Nếu lấy một người phụ nữ nông thôn, thường có giá 50.000 nhân dân tệ (NDT, khoảng 7.063 USD). Nếu kết hôn với một phụ nữ thành thị, cần tối thiểu 100.000 NDT (khoảng 14.126USD).”
“Còn lấy phụ nữ Triều Tiên chỉ cần 3.000 – 5.000 NDT (khoảng 424 – 707USD) là có thể kết hôn, tùy thuộc vào độ tuổi và ngoại hình của họ. Điều này cũng góp phần thúc đẩy thị trường buôn người.”
Về số người Triều Tiên đào tẩu ở Trung Quốc, bà cho biết từ năm 2015 – 2016, khi bà bắt đầu tham gia vào các hoạt động liên quan, thống kê cho thấy có khoảng 200.000 người.
Tuy nhiên, một đại diện có liên quan ở Trung Quốc cho biết, cứ 5 gia đình lại có một phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên, vì vậy con số thực tế ước tính là khoảng 500.000 người.
Bà Kim Jeong–ah cũng tin rằng trong thời kỳ dịch bệnh, công an của ĐCSTQ có lẽ đã có số liệu thống kê nhất định, thông qua quá trình yêu cầu những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên phải xin giấy phép cư trú tạm thời, nhưng họ không công khai với ngoại giới.
Báo cáo “Tôi muốn ôm con” do “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” phát hành đã điều tra 221 phụ nữ Triều Tiên kết hôn với đàn ông Trung Quốc, sống tại đây, và 300 người đàn ông Trung Quốc hiện đang sống ở Hàn Quốc, kết hôn với những phụ nữ người đào tẩu Triều Tiên.
Liên đoàn phối hợp với nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul, cùng phân tích tâm lý bất an của những người đào tẩu Triều Tiên, do chính sách cưỡng chế hồi hương gây ra. Báo cáo cũng bao gồm các cuộc phỏng vấn những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên hiện đang ở Trung Quốc, và các quan chức liên quan đến công an của ĐCSTQ.
“Giấy phép cư trú tạm thời do ĐCSTQ cấp là một hệ thống giám sát mới”
Theo báo cáo, khi chính quyền ĐCSTQ bắt giữ những người đào tẩu Triều Tiên từ một tỉnh nào đó ở Trung Quốc, họ đã bị cư dân địa phương phản đối, cho rằng những phụ nữ này cần được giữ lại để tái sản xuất dân số. Vì vậy chính quyền đã cấp giấy phép cư trú tạm thời cho những người đào tẩu Triều Tiên, với chi phí từ 5.000 – 8.000 NDT (khoảng 709 – 1.134USD).
“Ngay cả tại những khu vực kinh tế lạc hậu, cảnh sát cũng sẽ tìm kiếm những người đào tẩu Triều Tiên không đăng ký, ép họ phải đăng ký, hoặc đe dọa tống người chồng Trung Quốc của họ vào tù, và buộc họ phải nộp tiền bằng hình thức phạt tiền.”
Với giấy phép cư trú tạm thời, những người đào tẩu Triều Tiên có thể làm việc tại địa phương, đi xe buýt và taxi. Nhưng họ không được khám bệnh trong bệnh viện, hoặc đi máy bay. Ngoài ra, mỗi tháng công an Trung Quốc sẽ kiểm tra điện thoại di động của những người đào tẩu Triều Tiên đã đăng ký 2 -3 lần, chủ yếu để kiểm tra xem họ có liên lạc với Hàn Quốc hay không.
Báo cáo nêu rõ nhà chức trách Trung Quốc đang thiết lập hệ thống giám sát những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên một cách có hệ thống, bắt đầu từ việc cấp giấy phép cư trú tạm thời. Việc này khiến họ trở thành đối tượng không được đảm bảo cư trú tại Trung Quốc, và có thể bị trục xuất về nước bất cứ lúc nào, khiến họ rơi vào trạng thái vô cùng bất an.
Báo cáo nhấn mạnh rằng bắt đầu từ tháng 5/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Triều Tiên đã yêu cầu ĐCSTQ ngừng trục xuất những người đào tẩu Triều Tiên về nước. Tuy nhiên, các nguồn tin có liên quan tiết lộ rằng gần đây, vẫn có những vụ bắt giữ những người đào tẩu Triều Tiên ở khu vực thành phố Diên Cát. Hiện tại, hơn 100 người đào tẩu Triều Tiên đang bị giam giữ gần một trung tâm giam giữ tại thành phố Đồ Môn.
Báo cáo chỉ trích rằng việc ĐCSTQ trục xuất những người đào tẩu Triều Tiên không phải dựa trên yêu cầu của Triều Tiên, mà được thực hiện dưới sự phán xét vô trách nhiệm và độc đoán của Chính phủ Trung Quốc. Do đó, ĐCSTQ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với những người đào tẩu Triều Tiên.
Lo sợ bị trục xuất, bị chia cắt với con cái, tâm lý của những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên bị tổn thương nặng nề
Báo cáo nêu rõ rằng những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên đã phải chịu đựng những chấn thương tâm lý do chính sách trục xuất của ĐCSTQ trong suốt cuộc đời của họ.
Theo một cuộc khảo sát với 221 phụ nữ Triều Tiên đào tẩu đến Trung Quốc, 75% nói rằng họ không thể sống an toàn ở Trung Quốc vào lúc này, 35% có ý định tự tử vì sợ bị trục xuất, 13 người trong số họ đã mang theo loại thuốc độc chết người và 7 người từng tự tử.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy 65% người được hỏi bị ám ảnh, vì sợ bị bắt về Triều Tiên, 36% tránh đám đông, 21% thường xuyên gặp ác mộng bị rượt đuổi, và 11% thường xuyên khóc vô cớ. Đặc biệt, 81% những người từng bị công an của ĐCSTQ bắt giữ thường xuyên gặp ác mộng.
Đồng thời, hầu hết những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên tham gia nghiên cứu vẫn gặp ác mộng sau khi sang Hàn Quốc định cư. Họ run rẩy, mất kiểm soát mỗi khi nghe thấy tiếng còi báo động, việc thường xuyên gặp ác mộng cũng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Một cuộc khảo sát về người chồng Trung Quốc của những phụ nữ này cho thấy, 92% trong số họ sợ chính sách cưỡng chế hồi hương.
Ngoài ra, theo số liệu khảo sát, 87% người Triều Tiên đào tẩu ở Trung Quốc đã có con, 79% hiện có con ở Trung Quốc, với tỷ lệ trung bình là 1,37/người, và 28% có con ở cả Trung Quốc và Triều Tiên.
Điều này dẫn đến việc những người đào tẩu Triều Tiên phải đối mặt với sự chia cách với con cái, khi họ bị trục xuất về nước hoặc đến Hàn Quốc. Theo lời kể của một người mẹ Triều Tiên, sau khi cô rời Trung Quốc, những người thân khác đã nói với đứa trẻ rằng: “Mẹ của con không cần con nữa”, điều này đã gây tổn thương sâu sắc cho đứa trẻ. Chúng sẽ từ chối sang Hàn Quốc để ở cùng mẹ trong tương lai.
Kêu gọi chấm dứt các chính sách vô nhân đạo: Chính phủ Trung Quốc đối mặt với phán quyết
Theo báo cáo, khoảng 80% những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên sinh con ở Trung Quốc bị trục xuất về nước, sẽ cố gắng chạy trốn khỏi Triều Tiên một lần nữa vì con của họ, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Đây là lý do quan trọng nhất để chấm dứt tình trạng cưỡng chế hồi hương đối với những phụ nữ đào tẩu khỏi Triều Tiên đã có con ở Trung Quốc.
Bà Kim Jeong –ah giới thiệu: “Khi “Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” gặp du học sinh Trung Quốc ở Hoa Kỳ (năm 2016) và Anh (năm 2019), các sinh viên cũng đồng ý rằng chính sách cưỡng chế trục xuất về Triều Tiên là không đúng đắn. Họ thay mặt Chính phủ Trung Quốc chân thành xin lỗi chúng tôi. Đây là sự phán xét mà Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp phải đối mặt.”
Báo cáo nêu rõ: “Nạn buôn bán phụ nữ Triều Tiên đã kéo dài 20 năm, những đứa trẻ mà họ sinh ra cũng đã trưởng thành. Một ngày nào đó chúng nhất định sẽ truy cứu trách nhiệm về chính sách cưỡng chế hồi hương của Chính phủ Trung Quốc: Vì sao tôi không có mẹ cùng đồng hành cho đến khi trưởng thành? Vì sao tôi không biết mẹ mình còn sống hay đã khuất … Đây là sự phán xét đối với Chính phủ Trung Quốc suốt 20 năm qua.”
Báo cáo nhấn mạnh, để cải thiện nhân quyền ở Triều Tiên, phải chấm dứt chính sách trục xuất phụ nữ Triều Tiên đã sinh con ở Trung Quốc.
“Để bảo vệ những đứa trẻ được những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên và lấy chồng Trung Quốc sinh ra, Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) nên loại trừ những phụ nữ đào tẩu Triều Tiên đã sinh con ở Trung Quốc khỏi danh sách các đối tượng bị cưỡng chế hồi hương. Điều này cũng sẽ làm giảm số lượng nạn nhân bị vi phạm nhân quyền ở Bắc Triều Tiên, và đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện nhân quyền ở Triều Tiên.”
“Liên đoàn Các Bà mẹ Thống nhất” được thành lập vào năm 2016 bởi những phụ nữ Triều Tiên buộc phải xa con trong quá trình chạy trốn khỏi Triều Tiên. Đây là tổ chức nghiên cứu nhân quyền duy nhất dành cho những phụ nữ đào tẩu, do các nạn nhân lãnh đạo, cung cấp nhân quyền và hỗ trợ định cư ở nước ngoài cho những phụ nữ mới bỏ trốn.
Theo An Cảnh / Epoch Times