duyanh
11-12-2022, 01:07 PM
Thái Nguyên: Bệnh viện hơn 2.000 tỷ đồng bỏ hoang gần 10 năm
Với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng gần 10 năm qua, dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái vẫn chỉ là một công trình dở dang, hoang hóa.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/11/benh-vien-da-khoa-phuc-thai-1.jpg
Với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng gần 10 năm qua, dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái vẫn chỉ là một công trình dở dang, hoang hóa. (Ảnh: vietnamfinance.vn)
Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái khởi công xây dựng ngày 19/3/2013 tại thị xã Sông Công (nay là TP. Sông Công), tỉnh Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Công nghiệp thương mại và dịch vụ y tế Phúc Thái có trụ sở tại phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận đầu tư là bệnh viện đa khoa loại II với quy mô 600 giường bệnh và khu điều trị phục hồi chức năng được xây dựng trên diện tích hơn 27.000m2 với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng (100% từ vốn trong nước).
Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có quy mô 400 giường bệnh với 14 khoa và 4 phòng chức năng; Giai đoạn 2 là 200 giường bệnh còn lại.
Công trình gồm các hạng mục như: 1 nhà điều hành 5 tầng, một khu trung tâm 15 tầng, đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh và sân vườn… Được xây dựng đồng bộ với một nhà khám chính, nhà hành chính, nhà điều dưỡng, nhà truyền nhiễm, nhà tang lễ – khoa giải phẫu và các công trình phụ trợ khác.
Theo tính toán, bệnh viện hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có 315 cán bộ chuyên môn, kỹ thuật và cán bộ quản lý vào làm việc. Mục tiêu của bệnh viện là sẽ có đủ các chuyên khoa; trong đó, tập trung vào cấp cứu và điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, các chuyên khoa và ngoại vi phẫu.
Dự kiến đến hết quý II/2013, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I, giai đoạn II tiếp tục được thực hiện vào cuối năm 2015, đầu năm 2016.
Tuy nhiên, đến nay, bệnh viện vẫn hoang hóa, thành nơi chăn thả trâu bò, nơi đổ chất thải của người dân.
Báo Xây dựng dẫn lời ông Lưu Văn Thắng, Chủ tịch UBND phường Cải Đan, TP. Sông Công cho biết người dân rất bức xúc và nhiều lần phản ánh về dự án này.
Nguyên nhân là do người dân mất hàng chục nghìn m2 đất trồng lúa, dự án lại không hiệu quả, xây được mỗi khung nhà rồi bỏ hoang nhiều năm nay, thậm chí còn làm ảnh hưởng tới môi trường, mỹ quan cũng như phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Phường cũng nhiều lần đề xuất thu hồi, giao đất cho dự án khác nếu dự án không tiếp tục thực hiện, nhưng chưa thấy được xử lý dứt điểm, ông nói thêm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên mới đây đã kiến nghị UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện thu hồi 25 dự án.
Sở cho biết nguyên nhân thu hồi là do dự án chậm tiến độ nhiều năm, chưa có hoặc chưa hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, nhà đầu tư không tích cực trong phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư…
Trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi có nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài như: Dự án Nhà máy cơ khí đúc Hoàng Long tại Cụm công nghiệp Cao Ngạn, của Công ty Cổ phần Tư vấn và Sản xuất công nghiệp Hoàng Long với tổng vốn đầu 23,5 tỷ đồng, được Sở Công Thương Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2011.
Dự án Khu đô thị Royal Eco City của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại và đầu tư Bắc Thăng Long tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên với tổng đăng ký đầu tư 388 tỷ đồng, chậm tiến độ hơn 11 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư.
Dự án Nhà máy luyện gang Anh Thắng tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ do Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 2/2008 nhưng đến thời điểm kiểm tra đã chậm tiến độ 11 năm, vi phạm quy định của Luật Đầu tư 2020…
Minh Long
Với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng gần 10 năm qua, dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái vẫn chỉ là một công trình dở dang, hoang hóa.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/11/benh-vien-da-khoa-phuc-thai-1.jpg
Với mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng gần 10 năm qua, dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái vẫn chỉ là một công trình dở dang, hoang hóa. (Ảnh: vietnamfinance.vn)
Dự án Bệnh viện Đa khoa Phúc Thái khởi công xây dựng ngày 19/3/2013 tại thị xã Sông Công (nay là TP. Sông Công), tỉnh Thái Nguyên do Công ty Cổ phần Công nghiệp thương mại và dịch vụ y tế Phúc Thái có trụ sở tại phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm chủ đầu tư.
Dự án được UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận đầu tư là bệnh viện đa khoa loại II với quy mô 600 giường bệnh và khu điều trị phục hồi chức năng được xây dựng trên diện tích hơn 27.000m2 với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng (100% từ vốn trong nước).
Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 có quy mô 400 giường bệnh với 14 khoa và 4 phòng chức năng; Giai đoạn 2 là 200 giường bệnh còn lại.
Công trình gồm các hạng mục như: 1 nhà điều hành 5 tầng, một khu trung tâm 15 tầng, đường giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, cây xanh và sân vườn… Được xây dựng đồng bộ với một nhà khám chính, nhà hành chính, nhà điều dưỡng, nhà truyền nhiễm, nhà tang lễ – khoa giải phẫu và các công trình phụ trợ khác.
Theo tính toán, bệnh viện hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ có 315 cán bộ chuyên môn, kỹ thuật và cán bộ quản lý vào làm việc. Mục tiêu của bệnh viện là sẽ có đủ các chuyên khoa; trong đó, tập trung vào cấp cứu và điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, các chuyên khoa và ngoại vi phẫu.
Dự kiến đến hết quý II/2013, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn I, giai đoạn II tiếp tục được thực hiện vào cuối năm 2015, đầu năm 2016.
Tuy nhiên, đến nay, bệnh viện vẫn hoang hóa, thành nơi chăn thả trâu bò, nơi đổ chất thải của người dân.
Báo Xây dựng dẫn lời ông Lưu Văn Thắng, Chủ tịch UBND phường Cải Đan, TP. Sông Công cho biết người dân rất bức xúc và nhiều lần phản ánh về dự án này.
Nguyên nhân là do người dân mất hàng chục nghìn m2 đất trồng lúa, dự án lại không hiệu quả, xây được mỗi khung nhà rồi bỏ hoang nhiều năm nay, thậm chí còn làm ảnh hưởng tới môi trường, mỹ quan cũng như phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Phường cũng nhiều lần đề xuất thu hồi, giao đất cho dự án khác nếu dự án không tiếp tục thực hiện, nhưng chưa thấy được xử lý dứt điểm, ông nói thêm.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên mới đây đã kiến nghị UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện thu hồi 25 dự án.
Sở cho biết nguyên nhân thu hồi là do dự án chậm tiến độ nhiều năm, chưa có hoặc chưa hoàn thiện các thủ tục về xây dựng, đất đai, môi trường, nhà đầu tư không tích cực trong phối hợp bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và đầu tư…
Trong danh sách các dự án bị kiến nghị thu hồi có nhiều dự án chậm tiến độ kéo dài như: Dự án Nhà máy cơ khí đúc Hoàng Long tại Cụm công nghiệp Cao Ngạn, của Công ty Cổ phần Tư vấn và Sản xuất công nghiệp Hoàng Long với tổng vốn đầu 23,5 tỷ đồng, được Sở Công Thương Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 5/2011.
Dự án Khu đô thị Royal Eco City của Công ty Cổ phần Du lịch thương mại và đầu tư Bắc Thăng Long tại phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên với tổng đăng ký đầu tư 388 tỷ đồng, chậm tiến độ hơn 11 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư.
Dự án Nhà máy luyện gang Anh Thắng tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ do Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Bất động sản Anh Thắng làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 140 tỷ đồng, được cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu vào tháng 2/2008 nhưng đến thời điểm kiểm tra đã chậm tiến độ 11 năm, vi phạm quy định của Luật Đầu tư 2020…
Minh Long