PDA

View Full Version : Bán đảo Triều Tiên: Vì sao Bình Nhưỡng rầm rộ thị uy bằng tên lửa



giahamdzui
11-04-2022, 10:00 PM
Bán đảo Triều Tiên: Vì sao Bình Nhưỡng rầm rộ thị uy bằng tên lửa




https://s.rfi.fr/media/display/7eeed73a-68ed-11ec-96af-005056a97e36/w:1280/p:16x9/phpXVQAcn.webp

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 29/06/2021. © STR / KCNA VIA KNS

Ba tên lửa vào hôm nay, 03/11/2022, 23 tên lửa khác vào hôm qua: Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Bắc Triều Tiên đã bắn đi nhiều tên lửa hơn cả số tên lửa đã phóng đi trong cả năm 2017, được mệnh danh là năm “khói lửa và thịnh nộ” khi Kim Jong Un còn đối đầu với Donald Trump.

Vì sao lãnh đạo Bắc Triều Tiên lại ra sức thị uy như vây? Theo hãng tin Pháp AFP, giới phân tích hầu như đều nhất trí rằng đó là hành động đáp trả của Bắc Triều Tiên đối với cuộc tập trận không quân Mỹ-Hàn trên quy mô lớn vừa được khởi động.

Mang tên là Bão Táp Cảnh Giác ( Vigilant Storm ), đây là một cuộc tập trận không quân hỗn hợp Mỹ-Hàn lớn nhất từ trước đến nay, với sự tham gia của hàng trăm chiến đấu cơ của cả hai bên – chính xác là 240 phi cơ các loại - thực hiện các cuộc tấn công giả định 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày, với khoảng 1.600 cuộc xuất kích, một số lượng mà Không Quân Hàn Quốc công nhận là “lớn chưa từng thấy”.

Điều đáng nói là cuộc tập trận huy động một số chiến đấu cơ tiên tiến của Hàn Quốc và Mỹ - F-35A và F-35B -. Cả hai đều là máy bay tàng hình được thiết kế để tránh bị radar phát hiện. Và chính việc sử dụng các loại phi cơ này khiến Bình Nhưỡng lo ngại.

Theo AFP, vào mùa hè vừa qua, đã xuất hiện một số nguồn tin cho rằng biệt kích Mỹ và Hàn Quốc đang tập huấn “chiến dịch tấn công tiêu diệt đầu não” – tức là loại bỏ lãnh đạo cao nhất của Bắc Triều Tiên trong một chiến dịch quân sự chớp nhoáng.

Theo ông Go Myong Hyun, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách Asan ở Seoul, cuộc tập trận Vigilant Storm bao gồm các loại chiến đấu tàng hình F-35, mà Bình Nhưỡng lại tin rằng sẽ "được sử dụng trong chiến dịch tiêu diệt đầu não".
Bình Nhưỡng đã gọi Bão Táp Cảnh Giác là "một cuộc tập trận mang tính chất gây hấn và khiêu khích nhằm vào CHDCND Triều Tiên".
Đối với Bắc Triều Tiên, ngay cả tên gọi cuộc tập trận cũng mang tính khiêu khích vì gợi đến chiến dịch Bão Táp Sa Mạc (Desert Storm), cuộc can thiệp quân sự do Mỹ dẫn đầu đánh vào Irak trong giai đoạn 1990-1991.

Việc rầm rộ bắn tên lửa thị uy chính là cách đáp trả của Bắc Triều Tiên trước cuộc tập trận Mỹ-Hàn. Theo bà Marianne Peron-Doise, nhà nghiên cứu tại IRIS và chuyên gia về các vấn đề chiến lược ở châu Á được báo Pháp La Dépêche trích dẫn: “Phản ứng của Bắc Triều Tiên đối với các cuộc tập trận loại này luôn rất mạnh mẽ”.

Riêng lần này thì phản ứng có phần dữ dội hơn. Cũng trên báo La Dépêche, nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, thuộc Quỹ nghiên cứu chiến lược Pháp FRS, ghi nhận: “Số lượng tên lửa được bắn ra đặc biệt cao, Kim Jong Il [tức là cha của Kim Jong-Un] chỉ thực hiện 13 cuộc bắn thử trong 15 năm”.

Bình Nhưỡng có phản ứng rầm rộ như vậy, theo chuyên gia Bondaz, đó chính là để răn đe: "Hàn Quốc và Mỹ có hệ thống bắn chận tên lửa đạn đạo. Bằng cách bắn nhiều tên lửa như vừa rồi, Bình Nhưỡng muốn báo hiệu rằng họ có thể xuyên thủng hàng phòng thủ này, và nhất là họ sở hữu một lượng lớn tên lửa".




RFI