PDA

View Full Version : Đức cho phép Trung Quốc đầu tư vào cảng biển lớn nhất nước



duyanh
10-27-2022, 01:12 PM
Đức cho phép Trung Quốc đầu tư vào cảng biển lớn nhất nước





https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_cosco-tollerort-hamburg-port-germany-china.jpg

Những chiếc thuyền nhỏ đi qua trước tàu container 'Xin Lian Yun Gang' của Tập đoàn vận tải biển COSCO Trung Quốc khi tàu đang dỡ hàng tại bến container Tollerort ở cảng Hamburg, miền bắc nước Đức, 26/10/2022. (Axel Heimken / AFP, qua Getty Images)

Chính phủ Đức đã chấp thuận một thỏa thuận gây tranh cãi, cho phép tập đoàn vận tải biển Cosco thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đầu tư vào một bến container tại cảng biển lớn nhất đất nước, bất chấp nhiều cảnh báo về rủi ro an ninh quốc gia.

Chính phủ Đức đã cho phép công ty vận tải biển Trung Quốc Cosco Shipping Ports Ltd. đầu tư vào bến container Tollerort tại cảng Hamburg, theo Cosco cho biết trong một văn bản đăng tải trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Chính phủ Đức cho phép Cosco mua không quá 24,9% cổ phần của bến Tollerort, theo Cosco cho biết.

Cosco trước đó muốn đạt được 35% cổ phần. Với số cổ phần không quá 25%, Cosco sẽ không có quyền biểu quyết, Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết.

Cảng Hamburg là cảng lớn nhất nước Đức và lớn thứ ba châu Âu.

Bối cảnh

Câu chuyện về cảng Hamburg đã trở thành một vấn đề lớn ở Đức.

Hai kênh truyền thông Đức là NRD và WDR cho hay, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc đẩy thỏa thuận cho phép Trung Quốc đầu tư vào cảng Hamburg, bất chấp tranh chấp giữa ông và một số bộ trưởng trong chính phủ về thỏa thuận này, do những quan ngại từ hậu quả của sự phụ thuộc vào Nga và việc thỏa thuận sẽ mang lại cho Trung Quốc quá nhiều lợi ích trong cảng.

Theo NRD đưa tin, sáu bộ trưởng Đức vốn đã phản đối kế hoạch hiện được cho là đã từ bỏ sự phản kháng.

Một báo cáo của Bộ Kinh tế Đức bị rò rỉ, và được tờ Bild của Đức đăng tải, cho biết thỏa thuận này sẽ có "gia tăng ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng giao thông của Đức và châu Âu" và "tác động tiêu cực đến khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng khi gặp vấn đề, và [tác động tiêu cực đến] an ninh nguồn cung". Báo cáo đã kết luận rằng hoạt động mua bán này nên bị cấm.

Cosco

Cosco được coi là cổ phiếu "red chip" trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, vì Cosco được thành lập ngoài Trung Quốc đại lục và được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông, nhưng bị kiểm soát gián tiếp bởi chính phủ Trung Quốc. "Red chip" có tên như vậy là từ màu cờ đỏ (red) của Trung Quốc.

Cosco sở hữu cổ phần đáng kể trong các bến tại hai cảng lớn nhất châu Âu là cảng Rotterdam của Hà Lan và Antwerp của Bỉ, và nắm quyền kiểm soát cảng Piraeus của Hy Lạp.

Cosco cũng đứng sau kế hoạch xây dựng cảng container lớn nhất ở nội địa châu Âu tại Duisburg, Đức. Các chuyến xe lửa chở hàng đã chạy thường xuyên giữa các khu công nghiệp của Trung Quốc và Duisburg kể từ năm 2011. "Con đường Tơ lụa Mới" — một phần quan trọng của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) — bắt đầu ở Trung Quốc trước khi đến Duisburg ở Đức qua Kazakhstan, Nga, Belarus, và Ba Lan. Từ Duisburg, các container được vận chuyển đến các cảng biển hoặc đến các nước châu Âu lân cận.

Cao Dương