duyanh
10-26-2022, 01:00 PM
Việt Nam: Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7c01/live/0f0d34f0-543f-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7c01/live/0f0d34f0-543f-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp)
Dự kiến ông Trọng sẽ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 02/11 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Dự kiến, ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc hôm 22/10.
Đây là chuyến công du nước ngoài hiếm hoi trong vài năm gần đây của nhà lãnh đạo Việt Nam, người sinh năm 1944.
Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/91db/live/4feaee30-5440-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/91db/live/4feaee30-5440-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng nâng ly sau khi lễ chứng kiến ký kết các thỏa thuận song phương trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập vào tháng 11/2015
'Lãnh đạo đầu tiên được mời'
Bình luận với BBC News Tiếng Việt vào hôm 25/10, nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thạc sĩ Ngô Tuyết Lan cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên được mời sang Trung Quốc ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc là "việc bình thường".
"Nó thể hiện mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp giữa Đảng Cộng sản hai nước và có thể là giữa cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình."
Trong khi đó, nhận định trên South China Morning Post vào hôm 25/10, Kalvin Fung Ka-shing, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Waseda ở Tokyo cho rằng, chuyến thăm của ông Trọng phản ánh “tình đoàn kết và nét tương đồng” của hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.
“Chuyến thăm cấp cao là một dấu hiệu quan trọng gửi đến phía Bắc Kinh, và thế giới rằng Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ Việt – Trung tốt đẹp. Điều này cũng có ý nghĩa khi cả ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều ‘phá thông lệ’ bằng cách nắm quyền hơn hai nhiệm kỳ.”
Trước đó, ngày 23/10, ông Nguyễn Phú Trọng thuộc trong số các nhà lãnh đạo đầu tiên, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, gửi điện mừng tới Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nội dung điện mừng có đoạn viết: "Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước."Chuyến đi của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành điều tra các vụ đại án như bộ xét nghiệm Việt Á, và gần nhất là vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát với cáo buộc gian lận trái phiếu.
Giới quan sát trong nước và quốc tế cho rằng công tác 'đốt lò' của ông Trọng khá giống với cách trấn áp tham nhũng của ông Tập tại Trung Quốc.
Một phân tích trên Washington Post hôm 20/10 nêu rằng "Việt Nam đã cảnh báo tham nhũng có thể khiến tính chính danh và quyền lực của đảng gặp rủi ro... điều này giống Chủ tịch Tập Cận Bình ở quốc gia láng giềng cộng sản Trung Quốc."
Washington Post dẫn lời bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng "các bước đi của chính phủ đã làm gia tăng lòng tự tin trong các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng họ cũng muốn xem "chính quyền bền bỉ và nghiêm túc đến mức nào."
Hôm 15/10, nói với cử tri tại Hà Nội, ông Trọng khẳng định, "Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được".
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ thế nào sau Đại hội XX?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dfdf/live/4b235730-5444-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dfdf/live/4b235730-5444-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ra mắt ngày 23/10 đều bao gồm những người thân tín với Tập Cận Bình
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính nguyên vật liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất chế biến của Việt Nam.
Mặc dù hai quốc gia láng giềng có xảy ra tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vẫn có mối quan hệ rất gần gũi.
Nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan cho rằng Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc ngày 22/10 cho thấy có nhiều thay đổi lớn trong tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối nội và đối ngoại ở Trung Quốc.
"Ông Tập Cận Bình đã phá vỡ giới hạn được đặt ra từ thời ông Đặng Tiểu Bình chức vụ Tổng Bí thư chỉ làm tối đa hai nhiệm kỳ (mười năm), tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3 và có khả năng sẽ tại vị lâu hơn."
"Ngoài ra, sáu vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được giới quan sát cho rằng đều là những người thân tín và trung thành với ông Tập Cận Bình."Đoạn video ghi lại cảnh cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Hội nghị mặc dù ông Hồ có ý phản kháng, được công khai trước truyền thông trong nước và quốc tế, phải chăng ông Tập muốn phát tín hiệu với toàn thế giới, bắt đầu từ nhiệm kỳ mới này, các vị lãnh đạo tiền nhiệm không còn vai trò trong việc tham gia các quyết sách của đất nước, ông Tập nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối trong Đảng?"
Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan thì những chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.
"Với những biến động lớn như vậy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ Việt - Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn cần quan sát và theo dõi trong thời gian tới."
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7c01/live/0f0d34f0-543f-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7c01/live/0f0d34f0-543f-11ed-ac87-630245663c6a.png.webp)
Dự kiến ông Trọng sẽ là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 02/11 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Dự kiến, ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc hôm 22/10.
Đây là chuyến công du nước ngoài hiếm hoi trong vài năm gần đây của nhà lãnh đạo Việt Nam, người sinh năm 1944.
Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/91db/live/4feaee30-5440-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/91db/live/4feaee30-5440-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng nâng ly sau khi lễ chứng kiến ký kết các thỏa thuận song phương trong chuyến thăm Việt Nam của ông Tập vào tháng 11/2015
'Lãnh đạo đầu tiên được mời'
Bình luận với BBC News Tiếng Việt vào hôm 25/10, nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thạc sĩ Ngô Tuyết Lan cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên được mời sang Trung Quốc ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc là "việc bình thường".
"Nó thể hiện mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp giữa Đảng Cộng sản hai nước và có thể là giữa cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình."
Trong khi đó, nhận định trên South China Morning Post vào hôm 25/10, Kalvin Fung Ka-shing, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Waseda ở Tokyo cho rằng, chuyến thăm của ông Trọng phản ánh “tình đoàn kết và nét tương đồng” của hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.
“Chuyến thăm cấp cao là một dấu hiệu quan trọng gửi đến phía Bắc Kinh, và thế giới rằng Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ Việt – Trung tốt đẹp. Điều này cũng có ý nghĩa khi cả ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều ‘phá thông lệ’ bằng cách nắm quyền hơn hai nhiệm kỳ.”
Trước đó, ngày 23/10, ông Nguyễn Phú Trọng thuộc trong số các nhà lãnh đạo đầu tiên, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, gửi điện mừng tới Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nội dung điện mừng có đoạn viết: "Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước."Chuyến đi của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành điều tra các vụ đại án như bộ xét nghiệm Việt Á, và gần nhất là vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát với cáo buộc gian lận trái phiếu.
Giới quan sát trong nước và quốc tế cho rằng công tác 'đốt lò' của ông Trọng khá giống với cách trấn áp tham nhũng của ông Tập tại Trung Quốc.
Một phân tích trên Washington Post hôm 20/10 nêu rằng "Việt Nam đã cảnh báo tham nhũng có thể khiến tính chính danh và quyền lực của đảng gặp rủi ro... điều này giống Chủ tịch Tập Cận Bình ở quốc gia láng giềng cộng sản Trung Quốc."
Washington Post dẫn lời bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng "các bước đi của chính phủ đã làm gia tăng lòng tự tin trong các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng họ cũng muốn xem "chính quyền bền bỉ và nghiêm túc đến mức nào."
Hôm 15/10, nói với cử tri tại Hà Nội, ông Trọng khẳng định, "Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được".
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ thế nào sau Đại hội XX?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dfdf/live/4b235730-5444-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/dfdf/live/4b235730-5444-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Bảy ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc ra mắt ngày 23/10 đều bao gồm những người thân tín với Tập Cận Bình
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính nguyên vật liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất chế biến của Việt Nam.
Mặc dù hai quốc gia láng giềng có xảy ra tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vẫn có mối quan hệ rất gần gũi.
Nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan cho rằng Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc ngày 22/10 cho thấy có nhiều thay đổi lớn trong tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối nội và đối ngoại ở Trung Quốc.
"Ông Tập Cận Bình đã phá vỡ giới hạn được đặt ra từ thời ông Đặng Tiểu Bình chức vụ Tổng Bí thư chỉ làm tối đa hai nhiệm kỳ (mười năm), tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3 và có khả năng sẽ tại vị lâu hơn."
"Ngoài ra, sáu vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được giới quan sát cho rằng đều là những người thân tín và trung thành với ông Tập Cận Bình."Đoạn video ghi lại cảnh cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Hội nghị mặc dù ông Hồ có ý phản kháng, được công khai trước truyền thông trong nước và quốc tế, phải chăng ông Tập muốn phát tín hiệu với toàn thế giới, bắt đầu từ nhiệm kỳ mới này, các vị lãnh đạo tiền nhiệm không còn vai trò trong việc tham gia các quyết sách của đất nước, ông Tập nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối trong Đảng?"
Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan thì những chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.
"Với những biến động lớn như vậy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ Việt - Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn cần quan sát và theo dõi trong thời gian tới."
BBC