duyanh
10-22-2022, 01:13 PM
12 tháng: 39 người bị tạm giữ, tạm giam tự sát; 3 người chết do nhục hình
Tình hình phạm tội trong các lĩnh vực; những bất cập trong chặn bắt, điều tra; tình trạng của người bị tạm giữ, tạm giam, chết không do bệnh lý… vừa được công bố tại Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/10/bo-truong-to-lam-1024x683.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô, tháng 8/2022. (Ảnh: quochoi.vn)
Trung tuần tháng 10, báo chí nhà nước cho hay Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã thừa ủy quyền của Thủ tướng, vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022.
Theo báo cáo của Bộ Công an, số điều tra viên trên cả nước hiện có hơn 13.640 người (tăng gần 6,7%), trong đó có 917 điều tra viên cao cấp, gần 7.090 điều tra viên trung cấp và hơn 5.640 điều tra viên sơ cấp.
Bên cạnh việc khẳng định đội ngũ điều tra viên đều được đào tạo cơ bản, bố trí công tác theo tiêu chuẩn chức danh, thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ, Chính phủ thừa nhận “một số nơi còn thiếu điều tra viên, vẫn còn một số ít điều tra viên có trình độ, năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm” và “cá biệt còn vi phạm trong hoạt động điều tra đến mức phải xử lý hình sự”.
Về công tác điều tra, xử lý tội phạm, Bộ Công an cho hay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn xảy ra các trường hợp đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; kết thúc thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can phạm tội…
Phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 40,97%
Theo báo cáo, trong 12 tháng tính từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022, trên cả nước đã phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (giảm 36,68%), trong đó khởi tố 2.390 vụ với 4.135 bị can; phát hiện 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (tăng 40,97%), trong đó khởi tố 501 vụ với 1.211 bị can.
Trong lĩnh vực chứng khoán, nổi lên như vụ Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch FLC), vụ Nguyễn Thành Nhân (Chủ tịch Louis Holdings), vụ án Nguyễn Văn Nam (Giám đốc Công ty ASA); trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp như vụ Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh) cùng đồng phạm phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.
Trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, báo cáo dẫn vụ Công ty Việt Á (C03 – Bộ Công an đã khởi tố 26 bị can, công an 21 tỉnh thành khởi tố 24 vụ/63 bị can), vụ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC, vụ chia nhỏ gói thầu, lập chứng từ mua bán thiết bị giáo dục ở Bắc Giang (thiệt hại 15 tỷ đồng), vụ Bệnh viện Thanh Nhàn (thiệt hại ước tính gần 25 tỷ đồng)…
Liên quan đến dịch COVID-19 có vụ “chuyến bay giải cứu” – đưa và nhận hối lộ, đã khởi tố hơn 20 bị can, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trợ lý Phó thủ tướng thường trực và các lãnh đạo, chuyên viên Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Vụ Hợp tác quốc tế (Văn phòng Chính phủ)…
Ngoài ra là các vụ án trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, như quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng, tài nguyên, khoáng sản, thuế, lợi dụng chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
Điển hình như vụ Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, Công ty đúc số 1 và các đơn vị liên quan (thiệt hại ước tính trên 90 tỷ đồng); nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, nguyên giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và đồng phạm bị khởi tố; vụ Tổng giám đốc Công ty Trường Huy (tỉnh Vĩnh Long) lập 14 công ty vay vốn ngân hàng, chiếm đoạt 155 tỷ đồng; cán bộ Agribank chi nhánh Hồng Hà (TP. Hà Nội) nâng khống trị giá tài sản đảm bảo gây thiệt hại 29 tỷ đồng; cán bộ BIDV chi nhánh Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) lập khống 9 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt gần 33 tỷ đồng…
Sai phạm trong việc chặn bắt, tạm giữ, tạm giam; phải trả tự do cho 626 người bị tạm giữ hình sự
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp ghi nhận trong kỳ báo cáo, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt so với yêu cầu của Quốc hội, trong đó, tỷ lệ khám phá tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đạt gần 87%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt trên 95%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 96%; không có tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bị quá hạn.
Trong năm, hơn 5.800 người bị bắt, vận động đầu thú, thanh loại; trong đó, có 1.354 người thuộc nhóm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Theo Ủy ban Tư pháp, dù việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam có nhiều tiến bộ so với năm 2021, công tác này vẫn còn một số vi phạm, kiến nghị khởi tố còn chưa đúng quy định, dẫn đến VKSND các cấp đã không phê chuẩn một số quyết định tố tụng. 626 người bị tạm giữ hình sự phải trả tự do không xử lý hình sự sau khi hết thời hạn tạm giữ (đã giảm so với năm 2021).
Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý chất lượng hoạt động điều tra còn một số hạn chế, trong đó có công tác thu thập, đánh giá chứng cứ. Cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm 18 trường hợp, tăng 6 trường hợp so với năm 2021.
Ngoài ra, số lượng người bị truy nã còn nhiều (hơn 9.600 người), trong đó số tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm đang bị truy nã là hơn 4.600.
Hơn 40 người chết do "tự sát", bị dùng nhục hình trong nhà giam
Báo cáo của Chính phủ cho biết việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, nhất là người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn và áp lực rất lớn, chưa được giải quyết; thừa nhận còn tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam trốn, vi phạm pháp luật trong thời gian giam giữ, chết không do bệnh lý.
Đưa ra lý giải, Bộ Công an cho rằng do người bị tạm giữ có tâm lý hoang mang, lo lắng, quanh co chối tội, luôn tìm cách chống đối, trốn; một số khác bi quan, mặc cảm, ân hận với tội lỗi nên tìm mọi cách để tự sát…
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ ra rằng vẫn còn tình trạng vi phạm chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; vi phạm về công tác quản lý tạm giữ, tạm giam và giáo dục người bị tạm giữ, tạm giam.
Cụ thể, có 4 trường hợp bỏ trốn (đã bắt lại tất cả), 39 trường hợp chết do tự sát, 6 trường hợp chết do đánh nhau. Cá biệt, Ủy ban Tư pháp cho hay đã xảy ra 3 trường hợp chết do cán bộ, chiến sĩ của cơ sở giam giữ dùng nhục hình.
Nguyễn Quân
Tình hình phạm tội trong các lĩnh vực; những bất cập trong chặn bắt, điều tra; tình trạng của người bị tạm giữ, tạm giam, chết không do bệnh lý… vừa được công bố tại Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/10/bo-truong-to-lam-1024x683.jpg
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô, tháng 8/2022. (Ảnh: quochoi.vn)
Trung tuần tháng 10, báo chí nhà nước cho hay Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã thừa ủy quyền của Thủ tướng, vừa ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2022.
Theo báo cáo của Bộ Công an, số điều tra viên trên cả nước hiện có hơn 13.640 người (tăng gần 6,7%), trong đó có 917 điều tra viên cao cấp, gần 7.090 điều tra viên trung cấp và hơn 5.640 điều tra viên sơ cấp.
Bên cạnh việc khẳng định đội ngũ điều tra viên đều được đào tạo cơ bản, bố trí công tác theo tiêu chuẩn chức danh, thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ, Chính phủ thừa nhận “một số nơi còn thiếu điều tra viên, vẫn còn một số ít điều tra viên có trình độ, năng lực yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm” và “cá biệt còn vi phạm trong hoạt động điều tra đến mức phải xử lý hình sự”.
Về công tác điều tra, xử lý tội phạm, Bộ Công an cho hay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, còn xảy ra các trường hợp đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm; kết thúc thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can phạm tội…
Phạm tội về tham nhũng và chức vụ tăng 40,97%
Theo báo cáo, trong 12 tháng tính từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022, trên cả nước đã phát hiện 5.117 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (giảm 36,68%), trong đó khởi tố 2.390 vụ với 4.135 bị can; phát hiện 523 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (tăng 40,97%), trong đó khởi tố 501 vụ với 1.211 bị can.
Trong lĩnh vực chứng khoán, nổi lên như vụ Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch FLC), vụ Nguyễn Thành Nhân (Chủ tịch Louis Holdings), vụ án Nguyễn Văn Nam (Giám đốc Công ty ASA); trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp như vụ Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tân Hoàng Minh) cùng đồng phạm phát hành 9 gói trái phiếu riêng lẻ để lừa đảo chiếm đoạt hơn 8.000 tỷ đồng của hơn 6.000 nhà đầu tư.
Trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, mua sắm công, báo cáo dẫn vụ Công ty Việt Á (C03 – Bộ Công an đã khởi tố 26 bị can, công an 21 tỉnh thành khởi tố 24 vụ/63 bị can), vụ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty AIC, vụ chia nhỏ gói thầu, lập chứng từ mua bán thiết bị giáo dục ở Bắc Giang (thiệt hại 15 tỷ đồng), vụ Bệnh viện Thanh Nhàn (thiệt hại ước tính gần 25 tỷ đồng)…
Liên quan đến dịch COVID-19 có vụ “chuyến bay giải cứu” – đưa và nhận hối lộ, đã khởi tố hơn 20 bị can, trong đó có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trợ lý Phó thủ tướng thường trực và các lãnh đạo, chuyên viên Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an), Vụ Hợp tác quốc tế (Văn phòng Chính phủ)…
Ngoài ra là các vụ án trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, như quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, cổ phần hóa, y tế, giáo dục, đất đai, tài chính, ngân hàng, tài nguyên, khoáng sản, thuế, lợi dụng chính sách phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
Điển hình như vụ Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, Công ty đúc số 1 và các đơn vị liên quan (thiệt hại ước tính trên 90 tỷ đồng); nguyên Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, nguyên giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và đồng phạm bị khởi tố; vụ Tổng giám đốc Công ty Trường Huy (tỉnh Vĩnh Long) lập 14 công ty vay vốn ngân hàng, chiếm đoạt 155 tỷ đồng; cán bộ Agribank chi nhánh Hồng Hà (TP. Hà Nội) nâng khống trị giá tài sản đảm bảo gây thiệt hại 29 tỷ đồng; cán bộ BIDV chi nhánh Quảng Ninh (tỉnh Quảng Ninh) lập khống 9 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt gần 33 tỷ đồng…
Sai phạm trong việc chặn bắt, tạm giữ, tạm giam; phải trả tự do cho 626 người bị tạm giữ hình sự
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp ghi nhận trong kỳ báo cáo, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt so với yêu cầu của Quốc hội, trong đó, tỷ lệ khám phá tội phạm xâm phạm trật tự xã hội đạt gần 87%, trong đó án rất nghiêm trọng đạt trên 95%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 96%; không có tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bị quá hạn.
Trong năm, hơn 5.800 người bị bắt, vận động đầu thú, thanh loại; trong đó, có 1.354 người thuộc nhóm nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm.
Theo Ủy ban Tư pháp, dù việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam có nhiều tiến bộ so với năm 2021, công tác này vẫn còn một số vi phạm, kiến nghị khởi tố còn chưa đúng quy định, dẫn đến VKSND các cấp đã không phê chuẩn một số quyết định tố tụng. 626 người bị tạm giữ hình sự phải trả tự do không xử lý hình sự sau khi hết thời hạn tạm giữ (đã giảm so với năm 2021).
Ủy ban Tư pháp cũng lưu ý chất lượng hoạt động điều tra còn một số hạn chế, trong đó có công tác thu thập, đánh giá chứng cứ. Cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm và hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can thực hiện tội phạm 18 trường hợp, tăng 6 trường hợp so với năm 2021.
Ngoài ra, số lượng người bị truy nã còn nhiều (hơn 9.600 người), trong đó số tội phạm nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm đang bị truy nã là hơn 4.600.
Hơn 40 người chết do "tự sát", bị dùng nhục hình trong nhà giam
Báo cáo của Chính phủ cho biết việc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam, nhất là người bị kết án tử hình gặp nhiều khó khăn và áp lực rất lớn, chưa được giải quyết; thừa nhận còn tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam trốn, vi phạm pháp luật trong thời gian giam giữ, chết không do bệnh lý.
Đưa ra lý giải, Bộ Công an cho rằng do người bị tạm giữ có tâm lý hoang mang, lo lắng, quanh co chối tội, luôn tìm cách chống đối, trốn; một số khác bi quan, mặc cảm, ân hận với tội lỗi nên tìm mọi cách để tự sát…
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ ra rằng vẫn còn tình trạng vi phạm chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam; vi phạm về công tác quản lý tạm giữ, tạm giam và giáo dục người bị tạm giữ, tạm giam.
Cụ thể, có 4 trường hợp bỏ trốn (đã bắt lại tất cả), 39 trường hợp chết do tự sát, 6 trường hợp chết do đánh nhau. Cá biệt, Ủy ban Tư pháp cho hay đã xảy ra 3 trường hợp chết do cán bộ, chiến sĩ của cơ sở giam giữ dùng nhục hình.
Nguyễn Quân