duyanh
10-21-2022, 01:51 PM
Thủ tướng Anh, bà Liz Truss 'từ chức sau 45 ngày tại vị', đồng bảng lên giá
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/91de/live/82842480-5074-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/91de/live/82842480-5074-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Bà Liz Truss tuyên bố từ chức 'sau khi đã tư vấn Đức vua' trong bài phát biểu ngắn trước Phủ Thủ tướng đầu giờ chiều 20/10
Tin mới nhất vào lúc 13:30 giờ Anh: Thủ tướng Liz Truss 'từ chức sau 45 ngày tại vị'.
Bà Liz Truss tuyên bố từ chức 'sau khi đã tư vấn Đức vua' trong bài phát biểu ngắn trước Phủ Thủ tướng, số 10 Downing Street, đầu giờ chiều 20/10.
Bà nói bà đã thông báo cho vua Charles rằng bà không còn làm lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, và vì thế, không còn là thủ tướng.
"Tôi thừa nhận, vì tình thế này, tôi không thể nào thực hiện được sự ủy nhiệm khi được bầu chọn làm lãnh đạo đảng Bảo thủ..." bà nói.
Liz Truss, 47 tuổi, cũng cho biết cuộc bầu chọn tân lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ diễn ra trong vòng một tuần.
Theo BBC News, bà Truss trở thành thủ tướng Anh cầm quyền ngắn nhất, có 45 ngày, và phá kỷ lục trước đó của George Canning ở thế kỷ 19.
Ông Canning tại chức được 119 ngày rồi tử vong, năm 1827.
Tin bà Truss từ chức làm đồng bảng Anh ngay lập tức lên giá, đạt 1,13 USD.
Trước đó, BBC đã đưa tin:
Vị trí thủ tướng Anh của bà Liz Truss dường như đã "không thể giữ được", một nghị sĩ cấp cao đảng Bảo thủ cho biết.
Bà Miriam Cates, thành viên điều hành của Ủy ban 1922, cho biết "vị thế của bà Truss có vẻ khó khăn nếu không muốn nói là không thể".
Hơn một chục nghị sĩ đảng Bảo thủ đã công khai kêu gọi bà Truss từ chức sau một ngày hỗn loạn khác ở Quốc hội Anh ngày hôm qua.
Một số tờ báo Anh cho rằng bà Truss chỉ còn ngày hôm nay và ngày mai, thứ Sáu 21/10 "để cứu vãn tình thế" nếu không sẽ bị hạ bệ.
Sir Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922, chuyên về tổ chức và kỷ luật của khối nghị sĩ đảng Bảo thủ trong Hạ viện, gặp thủ tướng Truss.
Ủy ban 1922 đặt ra các quy tắc về cách đảng Bảo thủ bầu ra lãnh đạo của mình, và xác định liệu thủ tướng có được đảng tín nhiệm hay không.
Phát biểu với chương trình World at One của BBC Radio 4, bà Cates nói: "Tôi nghĩ có vẻ như vị trí của bà ấy hiện giờ là không trụ lại được.
"Hãy xem điều gì xảy ra hôm nay, nhưng theo quan điểm của tôi, có vẻ như niềm tin của các nghị sĩ đã không còn. Tôi không biết điều đó sẽ thực sự quay trở lại như thế nào."
Trước đó, Bộ trưởng Giao thông Anne-Marie Trevelyan cho biết nội các vẫn đặt niềm tin vào bà Truss.
Theo các quy tắc hiện hành, bà Truss không thể chính thức được thử thách trong 12 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng - mặc dù cơ quan điều hành Ủy ban 1922 có thể thay đổi điều này.
Bà Cates nói: "Tôi nghĩ rằng một cuộc tranh luận về vị trí lãnh đạo lúc này sẽ gây ra đổ vỡ và sẽ làm cho nó rất khó để đưa ra các quyết định mà chúng ta cần phải làm cho nền kinh tế."
Những nỗ lực của bà để tái khẳng định lại quyền lực của mình đã bị phá nát bởi việc từ chức của bộ trưởng nội vụ và những cảnh tượng hài hước sau cuộc bỏ phiếu của Hạ viện vào thứ Tư.
Phát biểu trên BBC Radio 4, ông Hoare cho biết "có một cảm giác bi quan ngày càng tăng trong tất cả các phe cánh của đảng bảo thủ."
"Thường thì chỉ một phe này hoặc phe khác, nhưng để xảy ra trong toàn đảng thì nên gióng hồi chuông cảnh báo", ông nói thêm.
Cũng có suy đoán rằng các nhân vật cấp cao trong đảng có thể đồng ý về việc thay thế bà Truss, điều này sẽ tránh được việc cần một cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ khác, hoặc một cuộc tổng tuyển cử.
Nhưng các phe phái khác nhau trong đảng đang phân chia xem ai sẽ đảm nhận công việc.
Cho đến nay 13 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã công khai kêu gọi thủ tướng từ chức.
Ngày thứ Tư đen tối
Trong cuộc chất vấn trên chương trình Today, bà Trevelyan từ chối cho biết liệu Liz Truss có dẫn dắt đảng Bảo thủ tham gia cuộc bầu cử tiếp theo hay không.
"Tôi muốn bà ấy tiếp tục thực hiện công việc thực sự quan trọng mà chúng tôi đang làm", bà nói.
Bà Truss tỏ ra quyết tâm chiến đấu - và đang cố gắng khẳng định lại quyền lực của mình sau một ngày hỗn loạn khác, mà bắt đầu khi bà đình chỉ cố vấn cao cấp Jason Stein, người đang bị điều tra vì làm rò rỉ thông tin cho giới truyền thông.
Chiều thứ Tư, 19/10, bà Suella Braverman sau đó đã từ chức bộ trưởng nội vụ vì vụ rò rỉ dữ liệu và bất đồng về chính sách nhập cư.
Trong lá thư từ nhiệm được đăng công khai trên mạng xã hội, bà Braverman đã phát động một cuộc tấn công vào vai trò lãnh đạo của bà Truss, coi người "không chịu trách nhiệm về sai lầm thì không nên làm chính trị".
Thủ tướng Truss đã bổ nhiệm Grant Shapps, một trong những người chỉ trích bà trước đó gay gắt nhất làm người thay thế bà Braverman.
Việc bổ nhiệm "đầy tính tình thế' của Truss này, vì ông Shapps chính là người mà bà đã sa thải sáu tuần trước đó khỏi vị trí bộ trưởng giao thông, cho thấy bà đang cố gắng để nội các không có các khoảng trống.
Nhưng trong một buổi bỏ phiếu tối 19 ở Hạ viện Anh về kiến nghị khai thác khí đá (fracking), một số nghị sĩ đối lập tố cáo quan chức thân với bà Truss của đảng Bảo thủ đã "cưỡng ép" các nghị sĩ trong đảng này phải bỏ phiếu theo ý chính phủ.
Có cáo buộc được nêu ra là một số nghị sĩ Bảo thủ "bị kéo xềnh xệch vào phòng bỏ phiếu", điều trái với quy tắc "bỏ phiếu theo lương tâm" của Quốc hội Anh. Có các tiếng la ó, chửi bới ở hành lang Hạ viện.
Một số nghị sĩ kỳ cựu đã nói với báo chí "đây là cảnh hỗn loạn, xấu hổ cho nước Anh".
Ông Charles Walker, nghị sĩ của đảng Bảo thủ nói khi gần ứa nước mắt rằng "chính phủ này là một đống ô nhục, đáng hổ thẹn".
https://ichef.bbci.co.uk/news/480/cpsprodpb/5719/live/242745f0-5076-11ed-b378-455ebd59a040.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/480/cpsprodpb/5719/live/242745f0-5076-11ed-b378-455ebd59a040.jpg.webp)
Cảnh hỗn loạn, chửi bới ngay tại Hạ viện Anh tối 19/10
BBC
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/91de/live/82842480-5074-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/91de/live/82842480-5074-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp)
Bà Liz Truss tuyên bố từ chức 'sau khi đã tư vấn Đức vua' trong bài phát biểu ngắn trước Phủ Thủ tướng đầu giờ chiều 20/10
Tin mới nhất vào lúc 13:30 giờ Anh: Thủ tướng Liz Truss 'từ chức sau 45 ngày tại vị'.
Bà Liz Truss tuyên bố từ chức 'sau khi đã tư vấn Đức vua' trong bài phát biểu ngắn trước Phủ Thủ tướng, số 10 Downing Street, đầu giờ chiều 20/10.
Bà nói bà đã thông báo cho vua Charles rằng bà không còn làm lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, và vì thế, không còn là thủ tướng.
"Tôi thừa nhận, vì tình thế này, tôi không thể nào thực hiện được sự ủy nhiệm khi được bầu chọn làm lãnh đạo đảng Bảo thủ..." bà nói.
Liz Truss, 47 tuổi, cũng cho biết cuộc bầu chọn tân lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ diễn ra trong vòng một tuần.
Theo BBC News, bà Truss trở thành thủ tướng Anh cầm quyền ngắn nhất, có 45 ngày, và phá kỷ lục trước đó của George Canning ở thế kỷ 19.
Ông Canning tại chức được 119 ngày rồi tử vong, năm 1827.
Tin bà Truss từ chức làm đồng bảng Anh ngay lập tức lên giá, đạt 1,13 USD.
Trước đó, BBC đã đưa tin:
Vị trí thủ tướng Anh của bà Liz Truss dường như đã "không thể giữ được", một nghị sĩ cấp cao đảng Bảo thủ cho biết.
Bà Miriam Cates, thành viên điều hành của Ủy ban 1922, cho biết "vị thế của bà Truss có vẻ khó khăn nếu không muốn nói là không thể".
Hơn một chục nghị sĩ đảng Bảo thủ đã công khai kêu gọi bà Truss từ chức sau một ngày hỗn loạn khác ở Quốc hội Anh ngày hôm qua.
Một số tờ báo Anh cho rằng bà Truss chỉ còn ngày hôm nay và ngày mai, thứ Sáu 21/10 "để cứu vãn tình thế" nếu không sẽ bị hạ bệ.
Sir Graham Brady, chủ tịch Ủy ban 1922, chuyên về tổ chức và kỷ luật của khối nghị sĩ đảng Bảo thủ trong Hạ viện, gặp thủ tướng Truss.
Ủy ban 1922 đặt ra các quy tắc về cách đảng Bảo thủ bầu ra lãnh đạo của mình, và xác định liệu thủ tướng có được đảng tín nhiệm hay không.
Phát biểu với chương trình World at One của BBC Radio 4, bà Cates nói: "Tôi nghĩ có vẻ như vị trí của bà ấy hiện giờ là không trụ lại được.
"Hãy xem điều gì xảy ra hôm nay, nhưng theo quan điểm của tôi, có vẻ như niềm tin của các nghị sĩ đã không còn. Tôi không biết điều đó sẽ thực sự quay trở lại như thế nào."
Trước đó, Bộ trưởng Giao thông Anne-Marie Trevelyan cho biết nội các vẫn đặt niềm tin vào bà Truss.
Theo các quy tắc hiện hành, bà Truss không thể chính thức được thử thách trong 12 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thủ tướng - mặc dù cơ quan điều hành Ủy ban 1922 có thể thay đổi điều này.
Bà Cates nói: "Tôi nghĩ rằng một cuộc tranh luận về vị trí lãnh đạo lúc này sẽ gây ra đổ vỡ và sẽ làm cho nó rất khó để đưa ra các quyết định mà chúng ta cần phải làm cho nền kinh tế."
Những nỗ lực của bà để tái khẳng định lại quyền lực của mình đã bị phá nát bởi việc từ chức của bộ trưởng nội vụ và những cảnh tượng hài hước sau cuộc bỏ phiếu của Hạ viện vào thứ Tư.
Phát biểu trên BBC Radio 4, ông Hoare cho biết "có một cảm giác bi quan ngày càng tăng trong tất cả các phe cánh của đảng bảo thủ."
"Thường thì chỉ một phe này hoặc phe khác, nhưng để xảy ra trong toàn đảng thì nên gióng hồi chuông cảnh báo", ông nói thêm.
Cũng có suy đoán rằng các nhân vật cấp cao trong đảng có thể đồng ý về việc thay thế bà Truss, điều này sẽ tránh được việc cần một cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ khác, hoặc một cuộc tổng tuyển cử.
Nhưng các phe phái khác nhau trong đảng đang phân chia xem ai sẽ đảm nhận công việc.
Cho đến nay 13 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã công khai kêu gọi thủ tướng từ chức.
Ngày thứ Tư đen tối
Trong cuộc chất vấn trên chương trình Today, bà Trevelyan từ chối cho biết liệu Liz Truss có dẫn dắt đảng Bảo thủ tham gia cuộc bầu cử tiếp theo hay không.
"Tôi muốn bà ấy tiếp tục thực hiện công việc thực sự quan trọng mà chúng tôi đang làm", bà nói.
Bà Truss tỏ ra quyết tâm chiến đấu - và đang cố gắng khẳng định lại quyền lực của mình sau một ngày hỗn loạn khác, mà bắt đầu khi bà đình chỉ cố vấn cao cấp Jason Stein, người đang bị điều tra vì làm rò rỉ thông tin cho giới truyền thông.
Chiều thứ Tư, 19/10, bà Suella Braverman sau đó đã từ chức bộ trưởng nội vụ vì vụ rò rỉ dữ liệu và bất đồng về chính sách nhập cư.
Trong lá thư từ nhiệm được đăng công khai trên mạng xã hội, bà Braverman đã phát động một cuộc tấn công vào vai trò lãnh đạo của bà Truss, coi người "không chịu trách nhiệm về sai lầm thì không nên làm chính trị".
Thủ tướng Truss đã bổ nhiệm Grant Shapps, một trong những người chỉ trích bà trước đó gay gắt nhất làm người thay thế bà Braverman.
Việc bổ nhiệm "đầy tính tình thế' của Truss này, vì ông Shapps chính là người mà bà đã sa thải sáu tuần trước đó khỏi vị trí bộ trưởng giao thông, cho thấy bà đang cố gắng để nội các không có các khoảng trống.
Nhưng trong một buổi bỏ phiếu tối 19 ở Hạ viện Anh về kiến nghị khai thác khí đá (fracking), một số nghị sĩ đối lập tố cáo quan chức thân với bà Truss của đảng Bảo thủ đã "cưỡng ép" các nghị sĩ trong đảng này phải bỏ phiếu theo ý chính phủ.
Có cáo buộc được nêu ra là một số nghị sĩ Bảo thủ "bị kéo xềnh xệch vào phòng bỏ phiếu", điều trái với quy tắc "bỏ phiếu theo lương tâm" của Quốc hội Anh. Có các tiếng la ó, chửi bới ở hành lang Hạ viện.
Một số nghị sĩ kỳ cựu đã nói với báo chí "đây là cảnh hỗn loạn, xấu hổ cho nước Anh".
Ông Charles Walker, nghị sĩ của đảng Bảo thủ nói khi gần ứa nước mắt rằng "chính phủ này là một đống ô nhục, đáng hổ thẹn".
https://ichef.bbci.co.uk/news/480/cpsprodpb/5719/live/242745f0-5076-11ed-b378-455ebd59a040.jpg.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/480/cpsprodpb/5719/live/242745f0-5076-11ed-b378-455ebd59a040.jpg.webp)
Cảnh hỗn loạn, chửi bới ngay tại Hạ viện Anh tối 19/10
BBC