duyanh
10-19-2022, 12:32 PM
Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt?
https://img.ntdvn.net/2021/07/ntdvn_chinabeltandroad23-1-1200x800-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/07/ntdvn_chinabeltandroad23-1-1200x800-1.jpg)
Cảng Sihanoukville ở Campuchia, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của chế độ Trung Quốc. Dự án kết nối châu Phi, châu Á và châu Âu của họ thông qua việc xây dựng mạng lưới đường sắt và đường bộ đã vấp phải nhiều chỉ trích. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP/Getty Images)
Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh là “Dự án thế kỷ”, thứ sẽ thay đổi cán cân quyền lực và sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên gần đây, Bắc Kinh ít khoe khoang về tiềm năng của BRI và trở nên "khiêm tốn hơn nhiều" khi nói về cải cách và rút lui. Phải chăng Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt?
Ngay từ đầu, BRI của Trung Quốc luôn mang lại cảm giác giống như xã hội đen. Theo đó, Bắc Kinh sẽ tiếp cận các quốc gia khó khăn ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và ngoại vi châu Âu để cung cấp các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu như cảng biển, đường sắt, các con đập, các con đường, v.v. Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc sẽ thu xếp tài chính. Các nhà thầu Trung Quốc sẽ thực hiện các dự án và quản lý chúng khi hoàn thành. Nếu nước chủ nhà không thanh toán thì các dự án sẽ thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Dù bằng cách nào đi nữa thì Bắc Kinh cũng đã thành công giành được ảnh hưởng ở các quốc gia cho phép họ can dự. Kể từ lần đầu tiên ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã cho vay hơn 1 nghìn tỷ USD ở 150 quốc gia. "Thành tích" này khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, bây giờ kế hoạch đã gặp rắc rối. Vấn đề là các dự án trên được chọn vì lý do chính trị và ngoại giao chứ không phải vì lý do kinh tế. Rất nhiều dự án không rõ ràng. Giờ đây, điều rõ ràng duy nhất là họ không đủ khả năng để trả nợ các khoản vay.
Lấy Sri Lanka làm ví dụ. Ngay cả trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại đình trệ, cảng do BRI xây dựng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khoản vay về lưu lượng giao thông. Khoản vay đó đã trở nên tồi tệ.
Kịch bản tương tự đang lặp lại đối với các dự án BRI của Pakistan, một trong những quốc gia tích cực nhất trong dự án Vành đai và Con đường. Cho đến nay, Pakistan không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đến mức phải nhờ đến gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2018/05/21/GettyImages-866099056-1200x825.jpg
Cảng Gwadar, một phần chính của sáng kiến Vành đai và Con đường ở Pakistan, được chụp vào ngày 4/10/2017. (Ảnh: Amelie Herenstein/AFP/Getty Images)
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, hiện nay khoảng 60% tổng số các khoản vay BRI liên quan đến các quốc gia gặp khó khăn tài chính. Các khoản cho vay ở châu Phi có vẻ đặc biệt lung lay. Ngay cả trước khi xuất hiện tin tức về khả năng vỡ nợ này, các chủ ngân hàng Trung Quốc đã cảnh báo Bắc Kinh về khả năng tài chính và kinh tế của các thỏa thuận BRI. Một số chủ ngân hàng lo ngại đến mức họ khăng khăng đòi Bắc Kinh mở rộng cho một số khoản vay dưới cái tên “chính sách được chỉ định” (policy designated) để làm rõ rằng, quyết định cho vay là do Bắc Kinh quản lý chứ không phải do các ngân hàng phụ trách.
Trong một thời gian dài, Bắc Kinh bác bỏ việc họ gặp khó khăn về tài chính. Các quan chức đã gây áp lực buộc các nhân viên ngân hàng phải tránh mọi khoản nợ xấu. Thay vào đó, các ngân hàng được khuyến khích giữ chân những người đi vay bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản vay.
Bắc Kinh từ chối hợp tác với phương Tây thông qua Câu lạc bộ Paris của G-20 để đàm phán lại các khoản vay đang gặp khó khăn. Không còn nghi ngờ gì nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh thừa nhận rằng các khoản vay BRI có vấn đề. Tuy nhiên, việc từ chối hợp tác cũng sẽ buộc Trung Quốc phải trả nợ những người khác nếu thất bại là điều khó tránh khỏi.
Nhưng giờ đây, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang phải đối mặt với những vụ vỡ nợ lớn từ các nhà phát triển bất động sản trong nước - chẳng hạn như Evergrande, cũng như các khoản vay BRI của họ. Áp lực quá lớn khiến Trung Quốc phải giải quyết vấn đề một mình. Trong quá khứ, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt, Bắc Kinh có đủ sức trang trải các vụ vỡ nợ bằng chính nguồn lực của mình, nhưng giờ đây thì không.
Theo đó, Bắc Kinh đã trở nên cởi mở hơn nhiều trong các cuộc đàm phán về tái cơ cấu nợ. Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Chad, Ethiopia và Zambia đã được khởi động. Thật vậy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tham gia với các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Câu lạc bộ Paris, để tìm ra cái được gọi là “khuôn khổ chung” nhằm giải quyết các khoản vay này, cho dù đó có là một phần của BRI hay không. Ông Tập chắc chắn đã thay đổi các luận điệu của mình. Giờ đây, ông mô tả BRI là “ngày càng phức tạp” và cần sự hợp tác cũng như kiểm soát rủi ro mạnh mẽ hơn. Khá là hài hước.
BRI của Bắc Kinh sẽ không biến mất, nhưng trong một thời gian tương đối ngắn, dự án đã bị thiệt hại rất nhiều. Các biện pháp kiểm soát rủi ro mới sẽ khiến nó kém hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các nước chủ nhà tiềm năng. Trung Quốc đã có một bước thụt lùi lớn về uy tín, kéo theo sự sụt giảm về tài chính. Sáng kiến này không còn có thể được gọi là “dự án của thế kỷ” nữa.
Có một bài học rút ra cho Bắc Kinh và các chính phủ tham vọng khác. Để đạt được các mục tiêu chính trị, thậm chí là quyền lực, thì cũng không thể bỏ qua tất cả các quy luật kinh tế. Nếu không trả được nợ thì gánh nặng sẽ đổ xuống nơi khác. Đây cũng là bài học thất bại trong quá trình thúc đẩy phát triển bất động sản kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh. Với những thành tích trong quá khứ, nhà lãnh đạo Trung Quốc hoặc các nhà hoạch định trung ương của họ sẽ rút ra được bài học. Còn Washington sau mọi thất bại dường như vẫn không thể học hỏi được chút gì.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Lam Giang
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2021/07/ntdvn_chinabeltandroad23-1-1200x800-1.jpg (https://img.ntdvn.net/2021/07/ntdvn_chinabeltandroad23-1-1200x800-1.jpg)
Cảng Sihanoukville ở Campuchia, một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của chế độ Trung Quốc. Dự án kết nối châu Phi, châu Á và châu Âu của họ thông qua việc xây dựng mạng lưới đường sắt và đường bộ đã vấp phải nhiều chỉ trích. (Ảnh: Tang Chhin Sothy/AFP/Getty Images)
Cách đây không lâu, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Bắc Kinh là “Dự án thế kỷ”, thứ sẽ thay đổi cán cân quyền lực và sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên gần đây, Bắc Kinh ít khoe khoang về tiềm năng của BRI và trở nên "khiêm tốn hơn nhiều" khi nói về cải cách và rút lui. Phải chăng Vành đai và Con đường của Trung Quốc đã đi vào ngõ cụt?
Ngay từ đầu, BRI của Trung Quốc luôn mang lại cảm giác giống như xã hội đen. Theo đó, Bắc Kinh sẽ tiếp cận các quốc gia khó khăn ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và ngoại vi châu Âu để cung cấp các khoản vay cho các dự án cơ sở hạ tầng trọng yếu như cảng biển, đường sắt, các con đập, các con đường, v.v. Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc sẽ thu xếp tài chính. Các nhà thầu Trung Quốc sẽ thực hiện các dự án và quản lý chúng khi hoàn thành. Nếu nước chủ nhà không thanh toán thì các dự án sẽ thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Dù bằng cách nào đi nữa thì Bắc Kinh cũng đã thành công giành được ảnh hưởng ở các quốc gia cho phép họ can dự. Kể từ lần đầu tiên ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, Trung Quốc đã cho vay hơn 1 nghìn tỷ USD ở 150 quốc gia. "Thành tích" này khiến Trung Quốc trở thành chủ nợ chính thức lớn nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, bây giờ kế hoạch đã gặp rắc rối. Vấn đề là các dự án trên được chọn vì lý do chính trị và ngoại giao chứ không phải vì lý do kinh tế. Rất nhiều dự án không rõ ràng. Giờ đây, điều rõ ràng duy nhất là họ không đủ khả năng để trả nợ các khoản vay.
Lấy Sri Lanka làm ví dụ. Ngay cả trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại đình trệ, cảng do BRI xây dựng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khoản vay về lưu lượng giao thông. Khoản vay đó đã trở nên tồi tệ.
Kịch bản tương tự đang lặp lại đối với các dự án BRI của Pakistan, một trong những quốc gia tích cực nhất trong dự án Vành đai và Con đường. Cho đến nay, Pakistan không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình đến mức phải nhờ đến gói cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2018/05/21/GettyImages-866099056-1200x825.jpg
Cảng Gwadar, một phần chính của sáng kiến Vành đai và Con đường ở Pakistan, được chụp vào ngày 4/10/2017. (Ảnh: Amelie Herenstein/AFP/Getty Images)
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, hiện nay khoảng 60% tổng số các khoản vay BRI liên quan đến các quốc gia gặp khó khăn tài chính. Các khoản cho vay ở châu Phi có vẻ đặc biệt lung lay. Ngay cả trước khi xuất hiện tin tức về khả năng vỡ nợ này, các chủ ngân hàng Trung Quốc đã cảnh báo Bắc Kinh về khả năng tài chính và kinh tế của các thỏa thuận BRI. Một số chủ ngân hàng lo ngại đến mức họ khăng khăng đòi Bắc Kinh mở rộng cho một số khoản vay dưới cái tên “chính sách được chỉ định” (policy designated) để làm rõ rằng, quyết định cho vay là do Bắc Kinh quản lý chứ không phải do các ngân hàng phụ trách.
Trong một thời gian dài, Bắc Kinh bác bỏ việc họ gặp khó khăn về tài chính. Các quan chức đã gây áp lực buộc các nhân viên ngân hàng phải tránh mọi khoản nợ xấu. Thay vào đó, các ngân hàng được khuyến khích giữ chân những người đi vay bằng cách kéo dài thời gian đáo hạn của các khoản vay.
Bắc Kinh từ chối hợp tác với phương Tây thông qua Câu lạc bộ Paris của G-20 để đàm phán lại các khoản vay đang gặp khó khăn. Không còn nghi ngờ gì nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh thừa nhận rằng các khoản vay BRI có vấn đề. Tuy nhiên, việc từ chối hợp tác cũng sẽ buộc Trung Quốc phải trả nợ những người khác nếu thất bại là điều khó tránh khỏi.
Nhưng giờ đây, các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đang phải đối mặt với những vụ vỡ nợ lớn từ các nhà phát triển bất động sản trong nước - chẳng hạn như Evergrande, cũng như các khoản vay BRI của họ. Áp lực quá lớn khiến Trung Quốc phải giải quyết vấn đề một mình. Trong quá khứ, khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhảy vọt, Bắc Kinh có đủ sức trang trải các vụ vỡ nợ bằng chính nguồn lực của mình, nhưng giờ đây thì không.
Theo đó, Bắc Kinh đã trở nên cởi mở hơn nhiều trong các cuộc đàm phán về tái cơ cấu nợ. Các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Chad, Ethiopia và Zambia đã được khởi động. Thật vậy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tham gia với các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Câu lạc bộ Paris, để tìm ra cái được gọi là “khuôn khổ chung” nhằm giải quyết các khoản vay này, cho dù đó có là một phần của BRI hay không. Ông Tập chắc chắn đã thay đổi các luận điệu của mình. Giờ đây, ông mô tả BRI là “ngày càng phức tạp” và cần sự hợp tác cũng như kiểm soát rủi ro mạnh mẽ hơn. Khá là hài hước.
BRI của Bắc Kinh sẽ không biến mất, nhưng trong một thời gian tương đối ngắn, dự án đã bị thiệt hại rất nhiều. Các biện pháp kiểm soát rủi ro mới sẽ khiến nó kém hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các nước chủ nhà tiềm năng. Trung Quốc đã có một bước thụt lùi lớn về uy tín, kéo theo sự sụt giảm về tài chính. Sáng kiến này không còn có thể được gọi là “dự án của thế kỷ” nữa.
Có một bài học rút ra cho Bắc Kinh và các chính phủ tham vọng khác. Để đạt được các mục tiêu chính trị, thậm chí là quyền lực, thì cũng không thể bỏ qua tất cả các quy luật kinh tế. Nếu không trả được nợ thì gánh nặng sẽ đổ xuống nơi khác. Đây cũng là bài học thất bại trong quá trình thúc đẩy phát triển bất động sản kéo dài hàng thập kỷ của Bắc Kinh. Với những thành tích trong quá khứ, nhà lãnh đạo Trung Quốc hoặc các nhà hoạch định trung ương của họ sẽ rút ra được bài học. Còn Washington sau mọi thất bại dường như vẫn không thể học hỏi được chút gì.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Lam Giang
Theo The Epoch Times