duyanh
10-17-2022, 01:39 PM
Trung Quốc kêu gọi tất cả công dân nước này sơ tán khỏi Ukraine
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_2-3.jpeg
Vào ngày 11/6/2022, trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công ném bom vào thành phố Lysychansk ở vùng Donbas, miền đông Ukraine. (Ảnh: Aris Messinis/AFP/Getty Images)
Trung Quốc hôm 15/10 kêu gọi công dân nước này sơ tán càng sớm càng tốt khỏi Ukraine, nơi đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Tất cả công dân Trung Quốc phải được sơ tán khỏi Ukraine, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine thông báo hôm thứ Bảy (15/10). Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine cho biết, họ sẽ hỗ trợ công dân nước này sơ tán trong khả năng của mình.
“Trước tình hình an ninh nghiêm trọng hiện nay ở Ukraine, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine hôm thứ Bảy (15/10) đã kêu gọi công dân Trung Quốc tại nước này tăng cường các biện pháp an ninh và sơ tán. Đại sứ quán sẽ hỗ trợ tổ chức sơ tán theo nhu cầu của người dân", tờ Global Times, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đăng thông báo lên Twitter.
https://pbs.twimg.com/media/FfHRDCPVUAAZg58?format=jpg&name=small
Lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ, đã từ chối tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã đích thân đến tham dự sự kiện và ký kết thỏa thuận hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khẳng định mối quan hệ “hữu nghị không giới hạn”. Sau khi chiến tranh nổ ra, nhà cầm quyền Trung Quốc không lên án Nga, đồng thời tích cực lặp lại và tăng cường tuyên truyền của Nga về cuộc xâm lược Ukraine.
Với mối bang giao chặt chẽ của Trung Quốc và Nga, thông báo đột ngột của Bắc Kinh cho thấy Moscow có khả năng chuẩn bị leo thang chiến tranh sau một loạt thất bại lớn trên chiến trường Ukraine.
Kazakhstan, một quốc gia thân thiện với Nga, cũng kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine, đài CNN đưa tin.
Đại sứ quán Kazakhstan trong một tuyên bố tuần trước cho biết, công dân của họ nên được sơ tán càng sớm càng tốt "trong bối cảnh quân đội Nga tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự và các cơ quan chính phủ Ukraine".
Serbia, đồng minh lâu năm của Nga, gần đây đã thông báo trên trang web của mình rằng, họ sẽ đóng cửa và sơ tán nhân viên đại sứ quán tại Ukraine. Một phát ngôn viên của Serbia nói với đài CNN rằng, các nhân viên đại sứ quán sẽ đóng tại Belgrade cho đến khi an toàn để quay trở về Ukraine.
Ngày 10/10, quân đội Nga bất ngờ tiến hành một cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, đặc biệt là vào lưới điện của Ukraine với quy mô và mức độ tàn bạo chưa từng có kể từ khi quân đội Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước này từ hôm 24/2.
Các cuộc không kích của Moscow vào dân thường và các mục tiêu dân sự Ukraine không có tác dụng đảo ngược thế trận tại chiến trường Ukraine. Bên cạnh đó, kho dự trữ tên lửa của Nga đang nhanh chóng cạn kiệt.
Ông Putin tuyên bố, Nga không có ý định phát động một cuộc tấn công ném bom lớn hơn nhắm vào Ukraine. Tuy nhiên, phản ứng từ các quốc gia có mối quan hệ thân thiện với Nga, bao gồm cả Bắc Kinh, cho thấy Điện Kremlin có vẻ sẽ leo thang chiến tranh một lần nữa.
Trước khi nổ ra cuộc xâm lược Ukraine của Nga, 150.000 quân của Moscow đã áp sát biên giới Ukraine. Mỹ nhiều lần cảnh báo Nga sẽ phát động chiến tranh và kêu gọi công dân nước này sơ tán ngay lập tức. Tuy nhiên, Điện Kremlin liên tục nhấn mạnh rằng đây chỉ là một cuộc tập trận quân sự và không có ý định tấn công Ukraine.
Thế nhưng chỉ 4 ngày sau khi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh kết thúc, hôm 24/2/2022, quân đội Nga đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược mặt đất lớn nhất chống lại các nước Châu Âu kể từ sau Thế chiến II.
Vào cuối tháng 9, ông Putin đã đưa ra lời đe dọa rõ ràng về một cuộc tấn công hạt nhân sau bước tiến của các lực lượng Nga ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden hồi đầu tháng 10 đưa ra cảnh báo gây sốc về “Ngày tận thế hạt nhân” đang ở mức cao nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Ông khẳng định rằng, Mỹ đã trao đổi riêng với Nga về những hậu quả thảm khốc nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng.
Ông Putin gọi các hành động của Moscow là một "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm giải giáp Ukraine, bảo vệ những người nói tiếng Nga khỏi bị đàn áp và ngăn chặn Mỹ sử dụng nước này để đe dọa Nga.
Ukraine bác bỏ tuyên bố của ông Putin và nói rằng, họ đang chống lại một cuộc xâm chiếm theo kiểu đế quốc và đã san phẳng các thành phố của Ukraine, khiến hơn 5 triệu người phải di tản ra nước ngoài và hàng nghìn người thiệt mạng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/2.
Washington, cùng với các đồng minh, đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Moscow, hy vọng các lực lượng Ukraine không chỉ có thể đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở phía đông mà còn làm suy yếu quân đội của họ để không còn đe dọa tới các nước láng giềng.
Lam Giang
Theo Visiontimes
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_2-3.jpeg
Vào ngày 11/6/2022, trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc tấn công ném bom vào thành phố Lysychansk ở vùng Donbas, miền đông Ukraine. (Ảnh: Aris Messinis/AFP/Getty Images)
Trung Quốc hôm 15/10 kêu gọi công dân nước này sơ tán càng sớm càng tốt khỏi Ukraine, nơi đang bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Tất cả công dân Trung Quốc phải được sơ tán khỏi Ukraine, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine thông báo hôm thứ Bảy (15/10). Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine cho biết, họ sẽ hỗ trợ công dân nước này sơ tán trong khả năng của mình.
“Trước tình hình an ninh nghiêm trọng hiện nay ở Ukraine, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine hôm thứ Bảy (15/10) đã kêu gọi công dân Trung Quốc tại nước này tăng cường các biện pháp an ninh và sơ tán. Đại sứ quán sẽ hỗ trợ tổ chức sơ tán theo nhu cầu của người dân", tờ Global Times, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đăng thông báo lên Twitter.
https://pbs.twimg.com/media/FfHRDCPVUAAZg58?format=jpg&name=small
Lãnh đạo các quốc gia lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ, đã từ chối tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trước khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin đã đích thân đến tham dự sự kiện và ký kết thỏa thuận hợp tác với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khẳng định mối quan hệ “hữu nghị không giới hạn”. Sau khi chiến tranh nổ ra, nhà cầm quyền Trung Quốc không lên án Nga, đồng thời tích cực lặp lại và tăng cường tuyên truyền của Nga về cuộc xâm lược Ukraine.
Với mối bang giao chặt chẽ của Trung Quốc và Nga, thông báo đột ngột của Bắc Kinh cho thấy Moscow có khả năng chuẩn bị leo thang chiến tranh sau một loạt thất bại lớn trên chiến trường Ukraine.
Kazakhstan, một quốc gia thân thiện với Nga, cũng kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine, đài CNN đưa tin.
Đại sứ quán Kazakhstan trong một tuyên bố tuần trước cho biết, công dân của họ nên được sơ tán càng sớm càng tốt "trong bối cảnh quân đội Nga tăng cường các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự và các cơ quan chính phủ Ukraine".
Serbia, đồng minh lâu năm của Nga, gần đây đã thông báo trên trang web của mình rằng, họ sẽ đóng cửa và sơ tán nhân viên đại sứ quán tại Ukraine. Một phát ngôn viên của Serbia nói với đài CNN rằng, các nhân viên đại sứ quán sẽ đóng tại Belgrade cho đến khi an toàn để quay trở về Ukraine.
Ngày 10/10, quân đội Nga bất ngờ tiến hành một cuộc không kích nhằm vào các cơ sở hạ tầng dân sự của Ukraine, đặc biệt là vào lưới điện của Ukraine với quy mô và mức độ tàn bạo chưa từng có kể từ khi quân đội Nga tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước này từ hôm 24/2.
Các cuộc không kích của Moscow vào dân thường và các mục tiêu dân sự Ukraine không có tác dụng đảo ngược thế trận tại chiến trường Ukraine. Bên cạnh đó, kho dự trữ tên lửa của Nga đang nhanh chóng cạn kiệt.
Ông Putin tuyên bố, Nga không có ý định phát động một cuộc tấn công ném bom lớn hơn nhắm vào Ukraine. Tuy nhiên, phản ứng từ các quốc gia có mối quan hệ thân thiện với Nga, bao gồm cả Bắc Kinh, cho thấy Điện Kremlin có vẻ sẽ leo thang chiến tranh một lần nữa.
Trước khi nổ ra cuộc xâm lược Ukraine của Nga, 150.000 quân của Moscow đã áp sát biên giới Ukraine. Mỹ nhiều lần cảnh báo Nga sẽ phát động chiến tranh và kêu gọi công dân nước này sơ tán ngay lập tức. Tuy nhiên, Điện Kremlin liên tục nhấn mạnh rằng đây chỉ là một cuộc tập trận quân sự và không có ý định tấn công Ukraine.
Thế nhưng chỉ 4 ngày sau khi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh kết thúc, hôm 24/2/2022, quân đội Nga đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược mặt đất lớn nhất chống lại các nước Châu Âu kể từ sau Thế chiến II.
Vào cuối tháng 9, ông Putin đã đưa ra lời đe dọa rõ ràng về một cuộc tấn công hạt nhân sau bước tiến của các lực lượng Nga ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden hồi đầu tháng 10 đưa ra cảnh báo gây sốc về “Ngày tận thế hạt nhân” đang ở mức cao nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Ông khẳng định rằng, Mỹ đã trao đổi riêng với Nga về những hậu quả thảm khốc nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng.
Ông Putin gọi các hành động của Moscow là một "hoạt động quân sự đặc biệt" nhằm giải giáp Ukraine, bảo vệ những người nói tiếng Nga khỏi bị đàn áp và ngăn chặn Mỹ sử dụng nước này để đe dọa Nga.
Ukraine bác bỏ tuyên bố của ông Putin và nói rằng, họ đang chống lại một cuộc xâm chiếm theo kiểu đế quốc và đã san phẳng các thành phố của Ukraine, khiến hơn 5 triệu người phải di tản ra nước ngoài và hàng nghìn người thiệt mạng kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu vào ngày 24/2.
Washington, cùng với các đồng minh, đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Moscow, hy vọng các lực lượng Ukraine không chỉ có thể đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở phía đông mà còn làm suy yếu quân đội của họ để không còn đe dọa tới các nước láng giềng.
Lam Giang
Theo Visiontimes