duyanh
10-17-2022, 01:37 PM
Pháp: Hàng chục nghìn người biểu tình phản đối giá cả tăng cao
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_paris-france-protest-demonstration-cost-of-living-inflation.jpg
Cảnh sát và người biểu tình đụng độ trong một cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao và các chính sách của chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron tại Paris, Pháp, 16/10/2022. (Sam Tarling / Getty Images)
Hàng chục nghìn người đã biểu tình ở Paris để phản đối giá cả tăng vọt, giữa những căng thẳng do đình công lan từ các nhà máy lọc dầu đến điện hạt nhân và các tranh cãi về ngân sách và thể chế.
Hàng chục nghìn người biểu tình
16/10/2022, 140.000 người đã tham gia biểu tình ở Paris, theo ban tổ chức cho biết. Còn phía cảnh sát ước tính số người biểu tình đạt 30.000, theo truyền thông Pháp đưa tin.
Lời kêu gọi "tuần hành chống lại giá cả cao và thiếu hành động về khí hậu" đã được phát động bởi 16 tổ chức chính trị và công đoàn cánh tả của Pháp.
Các nhà tổ chức biểu tình yêu cầu:
Tăng lương và tăng phúc lợi xã hội không cần đóng góp (người hưởng phúc lợi không cần đóng góp vào quỹ phúc lợi chung nhưng vẫn được hưởng phúc lợi)
Áp đặt giới hạn giá cho các mặt hàng như năng lượng, nhu yếu phẩm, và giá thuê nhà
Đánh thuế lợi nhuận siêu ngạch
Trợ cấp cho người từ 18 tuổi
Đầu tư vào giao thông công cộng và các ngành về sinh thái và năng lượng tái tạo
Không được hoãn tuổi nghỉ hưu
Tháng 9/2022, giá năng lượng tại Pháp đã tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Giá thực phẩm tăng 9,9%, kỷ lục trong vòng ít nhất 31 năm trở lại đây. Lạm phát đạt 5,6%.
Lạm phát tại Pháp thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu do chính phủ đã chi tiêu mạnh tay hàng chục tỷ EUR vào các biện pháp can thiệp như là đóng băng giá năng lượng — nhưng không phải là mãi mãi, hay quốc hữu hóa tập đoàn năng lượng khổng lồ EDF.
Các khoản chi này đè nặng lên ngân sách công và làm tăng gánh nặng nợ trong tương lai. Chỉ trong quý I/2022, nợ công của Pháp đã tăng 88,8 tỷ EUR lên 2.901,8 tỷ EUR, tương đương 114,5% GDP.
Cuộc biểu tình tại Paris diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang căng thẳng do đình công lan rộng trong ngành năng lượng, và giữa những tranh cãi về đề xuất vay nợ hàng trăm tỷ EUR cho ngân sách cũng như khả năng sử dụng "Điều 49.3".
Bộ trưởng Ngân sách Pháp Gabriel Attal thuộc đảng Phục hưng (Renaissance, tên cũ là La République En Marche) của Tổng thống Macron — thuộc phái cấp tiến và chủ nghĩa tự do — cho rằng, liên minh cánh tả đang cố gắng lợi dụng tình hình đình công liên tục tại các nhà máy hạt nhân của EDF và các nhà máy lọc dầu.
"Cuộc tuần hành hôm nay là cuộc tuần hành của những người muốn làm tắc nghẽn đất nước", Bộ trưởng Attal nói trên đài phát thanh Europe 1 của Pháp.
Jean-Luc Mélenchon — nhà sáng lập đảng chính trị dân túy cánh tả Pháp LFI, nhà tổ chức chính của cuộc biểu tình — tin rằng Pháp đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trải qua một biến động chính trị: "Hôm nay [cuộc biểu tình] là ngày thứ nhất, ngày thứ hai [17/10] sẽ là Điều 49.3, và ngày thứ ba, đó sẽ là cuộc tổng đình công, vào ngày 18/10. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa việc huy động dân chúng, khủng hoảng thể chế, và huy động các đồng minh", theo RFI dẫn lời.
"Điều 49.3" gây tranh cãi, Chính phủ Pháp đề xuất vay 270 tỷ EUR
"Điều 49.3" là tên thường được biết đến của đoạn 3 Điều 49 của Hiến pháp nước Pháp, một cơ chế cho phép Thủ tướng buộc các đạo luật được thông qua tại Hạ viện mà không cần bỏ phiếu.
Trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6/2022, đảng Phục hưng của Tổng thống Macron đã mất thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, khiến việc thông qua luật khó hơn trước.
26/9/2022, Dự luật Ngân sách của Pháp cho năm 2023 được đưa ra, trong đó đề xuất 305,5 tỷ EUR cho ngân sách năm 2023, bao gồm 270 tỷ EUR từ vay nợ.
Dự luật đã thu hút các phản ứng tiêu cực, dẫn đến việc Thủ tướng Élisabeth Borne tuyên bố sẽ sử dụng Điều 49.3 cho dự luật ngân sách.
Các nhóm đối lập "hầu như đều xác nhận với tôi rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ngân sách và thậm chí họ sẽ bỏ phiếu chống lại nó. Vì vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ phải dùng đến Điều 49.3, nhưng trái ngược với những gì Jean-Luc Mélenchon nói, nó sẽ không phải là [ngày 17/10]", Thủ tướng Borne cho biết.
Cách duy nhất để chặn bất kỳ dự luật nào được thông qua bởi Điều 49.3 là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Điều 49 nói rằng, các nghị sĩ có thể đưa ra một đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm — có chữ ký của ít nhất 10% số nghị sĩ và được nộp trong vòng 24 giờ.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đạt được đa số, dự luật sẽ bị bác bỏ và chính phủ phải từ chức.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không đạt được đa số, dự luật sẽ được thông qua tại Hạ viện và chuyển đến Thượng viện. Thượng viện và Hạ viện thương lượng về dự luật, và chính phủ có thể kích hoạt lại Điều 49.3 nếu cần.
Từ năm 1959 đến nay, các Thủ tướng Pháp đã 89 lần kích hoạt Điều 49.3. Để đáp lại, 53 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được đưa ra bởi phe đối lập.
Đình công tại các nhà máy lọc dầu
Tình hình thiếu hụt nhiên liệu do đình công kéo dài tại các nhà máy lọc dầu đã giảm nhẹ ở một số khu vực, nhưng lại xấu đi ở khu vực thủ đô.
27,3% các trạm xăng dầu trên toàn nước Pháp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ nhiên liệu, tại thời điểm thứ Bảy ngày 15/10/2022, theo Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Agnès Pannier-Runacher chia sẻ với BFM TV. Con số này ở mức 28,5% một ngày trước đó.
Tình hình có sự cải thiện đáng chú ý ở vùng Centre-Val-de-Loire. Vào ngày 15/10, có 36,4% các trạm xăng dầu tại đây gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu, so với 42,2% vào ngày trước đó. Tương tự, tại vùng Hauts-de-France, 22% các trạm xăng dầu đang gặp khó khăn so với 25,3% vào ngày hôm trước.
Mặt khác, tình hình đang xấu đi ở Île-de-France — nơi có thủ đô Paris — với 39,9% trạm xăng gặp vấn đề, so với 37% vào ngày trước đó.
Chính phủ Pháp bắt đầu "trưng dụng" các "nhân sự thiết yếu" trở lại làm việc vào thứ Tư 12/10, làm dấy lên phẫn nộ hơn nữa từ các công đoàn.
Các cuộc đình công vẫn tiếp tục diễn ra, và các liên minh công đoàn đã kêu gọi một cuộc "huy động và đình công" liên ngành vào thứ Ba 18/10 nhằm chống lại việc chính phủ trưng dụng người lao động, và yêu cầu tăng lương.
Đình công cũng đã lan đến các nhà máy điện hạt nhân tại Pháp giữa lúc nguồn cung năng lượng đang eo hẹp tại châu Âu, làm dấy lên nguy cơ cắt điện trong mùa đông.
Cao Dương
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_paris-france-protest-demonstration-cost-of-living-inflation.jpg
Cảnh sát và người biểu tình đụng độ trong một cuộc biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao và các chính sách của chính phủ Tổng thống Emmanuel Macron tại Paris, Pháp, 16/10/2022. (Sam Tarling / Getty Images)
Hàng chục nghìn người đã biểu tình ở Paris để phản đối giá cả tăng vọt, giữa những căng thẳng do đình công lan từ các nhà máy lọc dầu đến điện hạt nhân và các tranh cãi về ngân sách và thể chế.
Hàng chục nghìn người biểu tình
16/10/2022, 140.000 người đã tham gia biểu tình ở Paris, theo ban tổ chức cho biết. Còn phía cảnh sát ước tính số người biểu tình đạt 30.000, theo truyền thông Pháp đưa tin.
Lời kêu gọi "tuần hành chống lại giá cả cao và thiếu hành động về khí hậu" đã được phát động bởi 16 tổ chức chính trị và công đoàn cánh tả của Pháp.
Các nhà tổ chức biểu tình yêu cầu:
Tăng lương và tăng phúc lợi xã hội không cần đóng góp (người hưởng phúc lợi không cần đóng góp vào quỹ phúc lợi chung nhưng vẫn được hưởng phúc lợi)
Áp đặt giới hạn giá cho các mặt hàng như năng lượng, nhu yếu phẩm, và giá thuê nhà
Đánh thuế lợi nhuận siêu ngạch
Trợ cấp cho người từ 18 tuổi
Đầu tư vào giao thông công cộng và các ngành về sinh thái và năng lượng tái tạo
Không được hoãn tuổi nghỉ hưu
Tháng 9/2022, giá năng lượng tại Pháp đã tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Giá thực phẩm tăng 9,9%, kỷ lục trong vòng ít nhất 31 năm trở lại đây. Lạm phát đạt 5,6%.
Lạm phát tại Pháp thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu do chính phủ đã chi tiêu mạnh tay hàng chục tỷ EUR vào các biện pháp can thiệp như là đóng băng giá năng lượng — nhưng không phải là mãi mãi, hay quốc hữu hóa tập đoàn năng lượng khổng lồ EDF.
Các khoản chi này đè nặng lên ngân sách công và làm tăng gánh nặng nợ trong tương lai. Chỉ trong quý I/2022, nợ công của Pháp đã tăng 88,8 tỷ EUR lên 2.901,8 tỷ EUR, tương đương 114,5% GDP.
Cuộc biểu tình tại Paris diễn ra trong bối cảnh nước Pháp đang căng thẳng do đình công lan rộng trong ngành năng lượng, và giữa những tranh cãi về đề xuất vay nợ hàng trăm tỷ EUR cho ngân sách cũng như khả năng sử dụng "Điều 49.3".
Bộ trưởng Ngân sách Pháp Gabriel Attal thuộc đảng Phục hưng (Renaissance, tên cũ là La République En Marche) của Tổng thống Macron — thuộc phái cấp tiến và chủ nghĩa tự do — cho rằng, liên minh cánh tả đang cố gắng lợi dụng tình hình đình công liên tục tại các nhà máy hạt nhân của EDF và các nhà máy lọc dầu.
"Cuộc tuần hành hôm nay là cuộc tuần hành của những người muốn làm tắc nghẽn đất nước", Bộ trưởng Attal nói trên đài phát thanh Europe 1 của Pháp.
Jean-Luc Mélenchon — nhà sáng lập đảng chính trị dân túy cánh tả Pháp LFI, nhà tổ chức chính của cuộc biểu tình — tin rằng Pháp đang có thiên thời, địa lợi, nhân hòa để trải qua một biến động chính trị: "Hôm nay [cuộc biểu tình] là ngày thứ nhất, ngày thứ hai [17/10] sẽ là Điều 49.3, và ngày thứ ba, đó sẽ là cuộc tổng đình công, vào ngày 18/10. Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa việc huy động dân chúng, khủng hoảng thể chế, và huy động các đồng minh", theo RFI dẫn lời.
"Điều 49.3" gây tranh cãi, Chính phủ Pháp đề xuất vay 270 tỷ EUR
"Điều 49.3" là tên thường được biết đến của đoạn 3 Điều 49 của Hiến pháp nước Pháp, một cơ chế cho phép Thủ tướng buộc các đạo luật được thông qua tại Hạ viện mà không cần bỏ phiếu.
Trong cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6/2022, đảng Phục hưng của Tổng thống Macron đã mất thế đa số tuyệt đối trong quốc hội, khiến việc thông qua luật khó hơn trước.
26/9/2022, Dự luật Ngân sách của Pháp cho năm 2023 được đưa ra, trong đó đề xuất 305,5 tỷ EUR cho ngân sách năm 2023, bao gồm 270 tỷ EUR từ vay nợ.
Dự luật đã thu hút các phản ứng tiêu cực, dẫn đến việc Thủ tướng Élisabeth Borne tuyên bố sẽ sử dụng Điều 49.3 cho dự luật ngân sách.
Các nhóm đối lập "hầu như đều xác nhận với tôi rằng họ sẽ không bỏ phiếu cho ngân sách và thậm chí họ sẽ bỏ phiếu chống lại nó. Vì vậy, chúng tôi chắc chắn sẽ phải dùng đến Điều 49.3, nhưng trái ngược với những gì Jean-Luc Mélenchon nói, nó sẽ không phải là [ngày 17/10]", Thủ tướng Borne cho biết.
Cách duy nhất để chặn bất kỳ dự luật nào được thông qua bởi Điều 49.3 là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Điều 49 nói rằng, các nghị sĩ có thể đưa ra một đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm — có chữ ký của ít nhất 10% số nghị sĩ và được nộp trong vòng 24 giờ.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đạt được đa số, dự luật sẽ bị bác bỏ và chính phủ phải từ chức.
Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm không đạt được đa số, dự luật sẽ được thông qua tại Hạ viện và chuyển đến Thượng viện. Thượng viện và Hạ viện thương lượng về dự luật, và chính phủ có thể kích hoạt lại Điều 49.3 nếu cần.
Từ năm 1959 đến nay, các Thủ tướng Pháp đã 89 lần kích hoạt Điều 49.3. Để đáp lại, 53 cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đã được đưa ra bởi phe đối lập.
Đình công tại các nhà máy lọc dầu
Tình hình thiếu hụt nhiên liệu do đình công kéo dài tại các nhà máy lọc dầu đã giảm nhẹ ở một số khu vực, nhưng lại xấu đi ở khu vực thủ đô.
27,3% các trạm xăng dầu trên toàn nước Pháp đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ nhiên liệu, tại thời điểm thứ Bảy ngày 15/10/2022, theo Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Năng lượng Agnès Pannier-Runacher chia sẻ với BFM TV. Con số này ở mức 28,5% một ngày trước đó.
Tình hình có sự cải thiện đáng chú ý ở vùng Centre-Val-de-Loire. Vào ngày 15/10, có 36,4% các trạm xăng dầu tại đây gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu, so với 42,2% vào ngày trước đó. Tương tự, tại vùng Hauts-de-France, 22% các trạm xăng dầu đang gặp khó khăn so với 25,3% vào ngày hôm trước.
Mặt khác, tình hình đang xấu đi ở Île-de-France — nơi có thủ đô Paris — với 39,9% trạm xăng gặp vấn đề, so với 37% vào ngày trước đó.
Chính phủ Pháp bắt đầu "trưng dụng" các "nhân sự thiết yếu" trở lại làm việc vào thứ Tư 12/10, làm dấy lên phẫn nộ hơn nữa từ các công đoàn.
Các cuộc đình công vẫn tiếp tục diễn ra, và các liên minh công đoàn đã kêu gọi một cuộc "huy động và đình công" liên ngành vào thứ Ba 18/10 nhằm chống lại việc chính phủ trưng dụng người lao động, và yêu cầu tăng lương.
Đình công cũng đã lan đến các nhà máy điện hạt nhân tại Pháp giữa lúc nguồn cung năng lượng đang eo hẹp tại châu Âu, làm dấy lên nguy cơ cắt điện trong mùa đông.
Cao Dương