duyanh
10-16-2022, 01:18 PM
Cuộc chiến Nga - Ukraine bước sang giai đoạn II, nguy hiểm hơn
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-43.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-43.jpeg)
Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của quân đội Ukraine khai hỏa vào chiến tuyến ở khu vực Donetsk, hôm 10/10/2022, trong bối cảnh các lực lượng Nga phóng ít nhất 75 tên lửa vào Kyiv (Ukraine) cùng ngày. (Ảnh: Anatolii Stepanov/AFP/Getty Images)
Khi cuộc chiến tại Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn thì khả năng xuất hiện một lối thoát càng phai mờ; còn khả năng leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra nhiều hậu quả khôn lường lại càng gia tăng.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Nga leo thang thù địch, Tổng thống Putin huy động 300.000 quân dự bị, Điện Kremlin đe dọa sử dụng mọi phương tiện cần thiết - bao gồm cả vũ khí hạt nhân, Nga tuyên bố sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine - sau một cuộc trưng cầu dân ý. Điện Kremlin sau đó còn thông báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào các vùng lãnh thổ này sẽ được coi là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Rắc rối hơn nữa là việc bổ nhiệm Tướng Nga Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Nga tại Ukraine [hôm 08/10]. Ông Surovikin nổi tiếng về tàn bạo. Vị Tướng Nga này đã chỉ huy cái mà nhà chiến lược địa chính trị Peter Zeihan gọi là “chính sách bao vây - bỏ đói - quy phục đã phá hủy thành phố Aleppo trong cuộc Nội chiến Syria”. Ông Per Zeihan viết:
“Sự tàn ác của Nga trong chiến tranh Ukraine cho đến thời điểm này [trước khi bổ nhiệm Tướng Surovikin làm Tổng chỉ huy] mới chỉ giống như một quy trình vận hành tiêu chuẩn, chứ không phải bất kỳ nỗ lực cố ý nào nhằm gây ra đau thương cho con người. Điều đó bây giờ dường như đang thay đổi. Việc ông Surovikin được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy có nghĩa là [Tổng thống] Putin đã quyết định rằng tội ác chiến tranh không còn là chuyện vô tình, mà là chuyện có chủ ý”.
Khi cuộc chiến Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn, giai đoạn “giống như chiến tranh Chechnya”, thì khả năng xuất hiện một lối thoát có thể khiến cuộc giao tranh kết thúc đang dần phai mờ; trong khi khả năng tiếp tục leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra những hậu quả khôn lường lại gia tăng.
Ngày 08/10, một xe tải chở bom đã phát nổ trên cầu Kerch - cây cầu dài 12 dặm (19 km) kết nối Crimea với Nga, tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng quân sự Nga ở miền nam Ukraine. Xe tải chở bom đã làm cháy một số toa tàu chở đầy nhiên liệu và làm hư hỏng nhiều phần của cây cầu. Tính đến ngày 10/10, cây cầu vẫn hoạt động nhưng xe cộ chỉ có thể lưu thông giới hạn. Kyiv đã không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Điện Kremlin coi vụ nổ cầu là "hành động khủng bố" và đã đáp trả bằng một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các thành phố chủ chốt của Ukraine.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-34.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-34.jpeg)
Khói đen bốc lên từ đám cháy trên cầu Kerch nối Crimea với Nga, sau khi một chiếc xe tải phát nổ, ngày 08/10/2022. (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Cùng lúc đó, các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía Kherson và Nova Kakhovka; họ đang tiến gần hơn đến các cửa cống kiểm soát dòng nước từ sông Dnepr (còn gọi là sông Dnieper) đến kênh đào Crimea. Kênh đào này là nguồn nước chính và rất quan trọng để duy trì sản xuất nông nghiệp ở Crimea. Sự kết hợp giữa cắt nguồn nước của Crimea và gây thiệt hại cho cây cầu Kerch sẽ khiến vị thế của Nga ở Crimea trở nên cực kỳ khó khăn trong ngắn hạn và không bền vững trong dài hạn. Cùng với nhau, hai sự kiện sẽ khiến Nga leo thang hơn nữa.
Xung đột tại Ukraine ngày càng căng thẳng trong khi mối quan hệ hợp tác - nếu không muốn nói là liên minh chính trị, ngoại giao và quân sự - giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang phát triển chặt chẽ hơn. Được gọi là Hiệp ước Warsaw 2.0, sự tồn tại của liên minh này đã được khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) khi Nga và Trung Quốc tuyên bố rằng họ hoàn toàn ủng hộ chính sách đối ngoại của nhau.
Những căng thẳng đang diễn ra tại Ukraine mang đến nhiều hậu quả sâu rộng. Có phải chúng ta đang dần dần, mặc dù không cố ý, tiến vào một cuộc chiến tranh thế giới hay không?
Các điểm tương đồng trong lịch sử
Các nhà sử học từ lâu đã luôn tranh luận về sự kiện nào đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến II. Đó có phải là việc Nhật chiếm Mãn Châu, Ý xâm lược Ethiopia, Adolf Hitler sáp nhập Áo hay xâm chiếm Sudetenland và cuối cùng là toàn bộ Tiệp Khắc?
Tất cả những sự kiện trên là sự leo thang đầy bi kịch khi một quốc gia hùng mạnh xâm lược tàn bào một đối thủ yếu hơn. Tuy nhiên, không một cuộc xung đột nào trong số này cần phải dẫn đến một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới. Đó là những xung đột khu vực và có thể tiếp tục diễn ra như vậy.
Điều đã biến một loạt các cuộc xung đột cục bộ, không liên quan đến nhau thành một cuộc chiến tranh thế giới là cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng (Mỹ) ngày 07/12/1941. Sau cuộc tấn công đó, Hitler đã tuyên chiến với Mỹ bởi ông ta cảm thấy Đức vốn đã tham gia vào một cuộc chiến chống lại Mỹ, chỉ là chưa tuyên bố. Nhà độc tài Benito Mussolini của Ý theo ngay sau đó.
Không quốc gia nào bị bắt buộc phải tuyên chiến với Mỹ. Hiệp ước Trục giữa Đức, Ý và Nhật Bản là một thỏa thuận về liên minh phòng thủ. Nó đặc biệt loại trừ nghĩa vụ tuyên bố chiến tranh nếu một thành viên là kẻ gây chiến. Tuy nhiên, Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ.
Khi làm như vậy, họ đã liên kết một loạt các cuộc xung đột trong khu vực thành một cuộc xung đột trên toàn thế giới, đưa các lực lượng quân sự của Mỹ, và ở mức độ thấp hơn một chút là của Anh và Khối thịnh vượng chung, vào nhiều chiến trường của cuộc chiến toàn cầu.
Tua nhanh khoảng hơn 80 năm sau. Bốn quốc gia quyết tâm thay đổi trật tự thế giới đang ngày càng kết nối với nhau trong một liên minh chưa chính thức thành lập nhưng đã tồn tại trên thực tế. Không ai trong số những nước này có hiệp ước phòng thủ chung để chính thức ràng buộc với nhau. Ngoài khao khát tái lập hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo thời hậu chiến, họ có rất ít điểm chung và thường là đối thủ cạnh tranh ở các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông / Vịnh Ba Tư (còn gọi là Vịnh Péc-xích) và ở Trung Á.
3 trong số 4 quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran sẽ sớm có chúng. Trung Quốc, Nga và Iran đang tổ chức các cuộc tập trận chung với quy mô ngày càng hoành tráng hơn. Triều Tiên và Iran đang cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.
Mặc dù có vẻ như Trung Quốc không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Nga, nước này đã trở thành thị trường chủ chốt của hàng hóa xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dầu và khí đốt. Nếu không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc, nền kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ.
Trạng thái hợp tác như hiện tại không có nghĩa là 4 nước này đang dự tính hoặc sẽ thực hiện các hành động quân sự phối hợp. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Mỹ và các đồng minh cần đánh giá rằng việc 4 nước phối hợp như vậy là một khả năng rất có thể xảy ra trong tương lai.
Hơn nữa, ngay cả khi không có bất kỳ sự phối hợp rõ ràng nào từ 4 quốc gia, thì một cuộc xung đột tại khu vực và khả năng Mỹ phải bận tâm đến nó sẽ có thể thúc đẩy chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở những nơi khác.
Một loạt vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên là ví dụ điển hình. Các cuộc tập trận tên lửa đã mô phỏng cả cuộc tấn công hạt nhân và cả cuộc tấn công thông thường nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản và các căn cứ hải quân của Mỹ trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà Bình Nhưỡng trở nên hiếu chiến hơn khi cuộc chiến Ukraine bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm hơn.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_north-korea-missile-1200x763-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_north-korea-missile-1200x763-1.jpeg)
Người dân xem tin tức về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/09/2022. (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images)
Tương tự như vậy, một Tehran được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua hạt nhân ở Vịnh Ba Tư, tạo thêm nhiều phức tạp và rủi ro hơn cho địa chính trị của khu vực. Từ lâu đã có tin đồn rằng Ảrập Xêút đã tham gia rất sâu vào việc tài trợ cho chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan với điều kiện Riyadh có thể có được những vũ khí như vậy từ Islamabad bất cứ khi nào Riyadh cần. Thế độc quyền hạt nhân của Tehran ở vùng Vịnh sẽ rất ngắn ngủi.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản chưa bao giờ thông báo cho các đồng minh Đức và Ý rằng họ đang chuẩn bị tấn công hạm đội Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc rằng cuộc tập kích là bước mở đầu cho một chiến dịch rộng lớn nhằm vào các lợi ích của Mỹ và Anh ở Thái Bình Dương. Ngược lại, Berlin đã nói với Tokyo về cuộc tấn công sắp diễn ra nhằm vào Liên Xô, với hy vọng lôi kéo Nhật Bản thực hiện cuộc xâm lược Siberia. Vào thời điểm đó, Nhật quyết định không tham gia vì họ đã rất bận rộn để lên kế hoạch tấn công Mỹ, đồng thời ký ức của Nhật về việc thất bại trước các lực lượng Liên Xô và Mông Cổ tại Khalkhin Gol vẫn còn tươi mới.
Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu đa xung đột chưa?
Việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan (nếu xảy ra) có thể ảnh hưởng như thế nào đến tham vọng của Nga, Iran và Triều Tiên là điều vẫn chưa rõ ràng. Bất kể quốc gia nào trong số đó biết trước kế hoạch của Bắc Kinh, nhiều khả năng họ sẽ tận dụng tình hình để thúc đẩy các chương trình của họ.
Ngay cả khi không có bất kỳ kế hoạch hay sự phối hợp cụ thể nào từ 4 quốc gia, các hành vi gây hấn ở mức độ nặng nhẹ khác nhau đều có thể sẽ xảy ra. Tất cả những sự cố đó sẽ khiến Mỹ phải nhảy vào cuộc. Nói tóm lại, các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ phải tham gia hoặc phải ở trong tình trạng báo động cao về nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới. Nói ngắn gọn, đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu!
Đó chắc chắn là điều có thể xảy ra và không nghi ngờ gì nữa, đó là một kịch bản mà Mỹ nên chuẩn bị để ứng phó. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các lực lượng quân sự của Mỹ có khả năng tham gia đồng thời nhiều chiến trường hay không, và quan trọng là Lầu Năm Góc có đủ nguồn lực để thay thế, bù đắp những tổn thất của họ và vẫn duy trì sự hiện diện ở nhiều mặt trận hay không?
Câu trả lời có lẽ là không. Một số quan chức Lầu Năm Góc đã bày tỏ lo ngại rằng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã làm cạn kiệt đáng kể kho dự trữ một số hệ thống vũ khí và đạn dược của Mỹ. Dự trữ của châu Âu cũng ở mức thấp đáng lo ngại, có nghĩa là nếu NATO phát sinh xung đột với Nga, thì khối này sẽ dùng đến một phần rất lớn kho dự trữ vốn đã cạn kiệt của Mỹ.
Sức mạnh hải quân của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Nhật Bản (Hàn Quốc), Biển Đông và Biển Hoa Đông (Đài Loan) và Vịnh Ba Tư (Iran). Các cuộc xung đột như vậy cũng có thể cần sử dụng lượng hỏa lực đáng kể, có thể là hạt nhân, để tạo ra các khu vực chống tiếp cận (không thể xâm nhập) cho Hải quân Mỹ; điều này có thể khiến nguồn lực hải quân suy giảm đáng kể.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1176316395-1-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1176316395-1-1200x800-1.jpeg)
Tàu sân bay USS Ronald Reagan hiện diện trên Biển Đông vào ngày 16/10/2019. (Ảnh: Catherine Lai / AFP qua Getty Images)
Liệu Hải quân Mỹ có thể triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả tại nhiều chiến trường trong những trường hợp này, đặc biệt là khi lực lượng hải quân đồng thời phải bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng khỏi sự tấn công của các lực lượng bất thường hoặc phải làm gián đoạn các tuyến tiếp tế hàng hải của Trung Quốc? Với tình trạng cạn kiệt như hiện nay của Hải quân Mỹ, câu trả lời là không.
Lực lượng không quân cũng sẽ đóng vai trò thiết yếu. Mỹ có căn cứ không quân xung quanh tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột kể trên. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, Mỹ cũng có thể điều động lực lượng không quân đến mọi nơi trên thế giới từ các căn cứ tại Mỹ. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động trên toàn thế giới từ các căn cứ ở Mỹ là điều khó khăn đối với phi hành đoàn và khung máy bay, đồng thời nhịp độ hoạt động cao cũng không bền vững về lâu dài.
Hơn nữa, quý vị không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh chỉ với sức mạnh không quân. Trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực (cục bộ), lực lượng không quân Mỹ có thể làm chậm bước tiến của kẻ xâm lược, làm gián đoạn kế hoạch của chúng và cản trở khả năng tập trung khí tài tấn công của chúng. Những hành động như vậy sẽ chỉ câu giờ, chứ không phải là chiến thắng. Liệu Mỹ có thể duy trì lịch trình hoạt động không quân dày đặc trên nhiều chiến trường cùng một lúc? Có thể là trong ngắn hạn, giả sử nguồn cung đầy đủ, nhưng trong dài hạn thì không.
Điều tương tự cũng đúng với lực lượng mặt đất của Mỹ. Mỹ có lực lượng mặt đất ở quy mô nhỏ nhưng mạnh mẽ tại những khu vực có thể xảy ra xung đột. Nhưng các lực lượng này chủ yếu đóng vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên, như điều đảm bảo cho sự hiện diện và cam kết quân sự của Mỹ. Dù mạnh mẽ và sẽ được các đồng minh địa phương bù đắp một phần, họ vẫn có thể bị lép vế trước lực lượng mặt đất của kẻ gây chiến.
Nói một cách đơn giản, mối liên minh ngày càng phát triển giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên có thể tạo ra một tình huống mà Mỹ cùng một lúc bị lôi kéo vào nhiều cuộc xung đột toàn cầu. Cho dù quý vị chọn gọi kịch bản như vậy là chiến tranh thế giới hay Thế chiến III đều không quan trọng. Câu hỏi quan trọng là liệu quân đội Mỹ có thể đồng thời phản ứng trên quy mô toàn cầu trước nhiều cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự hiện diện của họ ở đó hay không, nếu xét đến những tổn thất có thể xảy ra. Câu trả lời có lẽ là không.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Xuân Hoa
Theo Joseph V. Micallef - The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-43.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-43.jpeg)
Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của quân đội Ukraine khai hỏa vào chiến tuyến ở khu vực Donetsk, hôm 10/10/2022, trong bối cảnh các lực lượng Nga phóng ít nhất 75 tên lửa vào Kyiv (Ukraine) cùng ngày. (Ảnh: Anatolii Stepanov/AFP/Getty Images)
Khi cuộc chiến tại Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn thì khả năng xuất hiện một lối thoát càng phai mờ; còn khả năng leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra nhiều hậu quả khôn lường lại càng gia tăng.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng việc Nga leo thang thù địch, Tổng thống Putin huy động 300.000 quân dự bị, Điện Kremlin đe dọa sử dụng mọi phương tiện cần thiết - bao gồm cả vũ khí hạt nhân, Nga tuyên bố sáp nhập các vùng Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine - sau một cuộc trưng cầu dân ý. Điện Kremlin sau đó còn thông báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của Ukraine vào các vùng lãnh thổ này sẽ được coi là cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Rắc rối hơn nữa là việc bổ nhiệm Tướng Nga Sergei Surovikin làm Tổng chỉ huy các lực lượng quân sự Nga tại Ukraine [hôm 08/10]. Ông Surovikin nổi tiếng về tàn bạo. Vị Tướng Nga này đã chỉ huy cái mà nhà chiến lược địa chính trị Peter Zeihan gọi là “chính sách bao vây - bỏ đói - quy phục đã phá hủy thành phố Aleppo trong cuộc Nội chiến Syria”. Ông Per Zeihan viết:
“Sự tàn ác của Nga trong chiến tranh Ukraine cho đến thời điểm này [trước khi bổ nhiệm Tướng Surovikin làm Tổng chỉ huy] mới chỉ giống như một quy trình vận hành tiêu chuẩn, chứ không phải bất kỳ nỗ lực cố ý nào nhằm gây ra đau thương cho con người. Điều đó bây giờ dường như đang thay đổi. Việc ông Surovikin được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy có nghĩa là [Tổng thống] Putin đã quyết định rằng tội ác chiến tranh không còn là chuyện vô tình, mà là chuyện có chủ ý”.
Khi cuộc chiến Ukraine chuyển sang giai đoạn tàn khốc hơn, giai đoạn “giống như chiến tranh Chechnya”, thì khả năng xuất hiện một lối thoát có thể khiến cuộc giao tranh kết thúc đang dần phai mờ; trong khi khả năng tiếp tục leo thang căng thẳng, khả năng chiến tranh tràn vào lãnh thổ NATO và khả năng xảy ra những hậu quả khôn lường lại gia tăng.
Ngày 08/10, một xe tải chở bom đã phát nổ trên cầu Kerch - cây cầu dài 12 dặm (19 km) kết nối Crimea với Nga, tuyến đường tiếp tế quan trọng cho các lực lượng quân sự Nga ở miền nam Ukraine. Xe tải chở bom đã làm cháy một số toa tàu chở đầy nhiên liệu và làm hư hỏng nhiều phần của cây cầu. Tính đến ngày 10/10, cây cầu vẫn hoạt động nhưng xe cộ chỉ có thể lưu thông giới hạn. Kyiv đã không nhận trách nhiệm về cuộc tấn công. Điện Kremlin coi vụ nổ cầu là "hành động khủng bố" và đã đáp trả bằng một loạt các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào các thành phố chủ chốt của Ukraine.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-34.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_1-34.jpeg)
Khói đen bốc lên từ đám cháy trên cầu Kerch nối Crimea với Nga, sau khi một chiếc xe tải phát nổ, ngày 08/10/2022. (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Cùng lúc đó, các lực lượng Ukraine đang tiếp tục tiến về phía Kherson và Nova Kakhovka; họ đang tiến gần hơn đến các cửa cống kiểm soát dòng nước từ sông Dnepr (còn gọi là sông Dnieper) đến kênh đào Crimea. Kênh đào này là nguồn nước chính và rất quan trọng để duy trì sản xuất nông nghiệp ở Crimea. Sự kết hợp giữa cắt nguồn nước của Crimea và gây thiệt hại cho cây cầu Kerch sẽ khiến vị thế của Nga ở Crimea trở nên cực kỳ khó khăn trong ngắn hạn và không bền vững trong dài hạn. Cùng với nhau, hai sự kiện sẽ khiến Nga leo thang hơn nữa.
Xung đột tại Ukraine ngày càng căng thẳng trong khi mối quan hệ hợp tác - nếu không muốn nói là liên minh chính trị, ngoại giao và quân sự - giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên đang phát triển chặt chẽ hơn. Được gọi là Hiệp ước Warsaw 2.0, sự tồn tại của liên minh này đã được khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) khi Nga và Trung Quốc tuyên bố rằng họ hoàn toàn ủng hộ chính sách đối ngoại của nhau.
Những căng thẳng đang diễn ra tại Ukraine mang đến nhiều hậu quả sâu rộng. Có phải chúng ta đang dần dần, mặc dù không cố ý, tiến vào một cuộc chiến tranh thế giới hay không?
Các điểm tương đồng trong lịch sử
Các nhà sử học từ lâu đã luôn tranh luận về sự kiện nào đánh dấu sự khởi đầu của Thế chiến II. Đó có phải là việc Nhật chiếm Mãn Châu, Ý xâm lược Ethiopia, Adolf Hitler sáp nhập Áo hay xâm chiếm Sudetenland và cuối cùng là toàn bộ Tiệp Khắc?
Tất cả những sự kiện trên là sự leo thang đầy bi kịch khi một quốc gia hùng mạnh xâm lược tàn bào một đối thủ yếu hơn. Tuy nhiên, không một cuộc xung đột nào trong số này cần phải dẫn đến một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới. Đó là những xung đột khu vực và có thể tiếp tục diễn ra như vậy.
Điều đã biến một loạt các cuộc xung đột cục bộ, không liên quan đến nhau thành một cuộc chiến tranh thế giới là cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng (Mỹ) ngày 07/12/1941. Sau cuộc tấn công đó, Hitler đã tuyên chiến với Mỹ bởi ông ta cảm thấy Đức vốn đã tham gia vào một cuộc chiến chống lại Mỹ, chỉ là chưa tuyên bố. Nhà độc tài Benito Mussolini của Ý theo ngay sau đó.
Không quốc gia nào bị bắt buộc phải tuyên chiến với Mỹ. Hiệp ước Trục giữa Đức, Ý và Nhật Bản là một thỏa thuận về liên minh phòng thủ. Nó đặc biệt loại trừ nghĩa vụ tuyên bố chiến tranh nếu một thành viên là kẻ gây chiến. Tuy nhiên, Đức và Ý đã tuyên chiến với Mỹ.
Khi làm như vậy, họ đã liên kết một loạt các cuộc xung đột trong khu vực thành một cuộc xung đột trên toàn thế giới, đưa các lực lượng quân sự của Mỹ, và ở mức độ thấp hơn một chút là của Anh và Khối thịnh vượng chung, vào nhiều chiến trường của cuộc chiến toàn cầu.
Tua nhanh khoảng hơn 80 năm sau. Bốn quốc gia quyết tâm thay đổi trật tự thế giới đang ngày càng kết nối với nhau trong một liên minh chưa chính thức thành lập nhưng đã tồn tại trên thực tế. Không ai trong số những nước này có hiệp ước phòng thủ chung để chính thức ràng buộc với nhau. Ngoài khao khát tái lập hệ thống toàn cầu do Mỹ lãnh đạo thời hậu chiến, họ có rất ít điểm chung và thường là đối thủ cạnh tranh ở các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Đông / Vịnh Ba Tư (còn gọi là Vịnh Péc-xích) và ở Trung Á.
3 trong số 4 quốc gia này sở hữu vũ khí hạt nhân. Iran sẽ sớm có chúng. Trung Quốc, Nga và Iran đang tổ chức các cuộc tập trận chung với quy mô ngày càng hoành tráng hơn. Triều Tiên và Iran đang cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược cho Nga trong cuộc chiến tại Ukraine.
Mặc dù có vẻ như Trung Quốc không cung cấp bất kỳ vũ khí nào cho Nga, nước này đã trở thành thị trường chủ chốt của hàng hóa xuất khẩu của Nga, đặc biệt là dầu và khí đốt. Nếu không thể tiếp cận thị trường Trung Quốc, nền kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ.
Trạng thái hợp tác như hiện tại không có nghĩa là 4 nước này đang dự tính hoặc sẽ thực hiện các hành động quân sự phối hợp. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là Mỹ và các đồng minh cần đánh giá rằng việc 4 nước phối hợp như vậy là một khả năng rất có thể xảy ra trong tương lai.
Hơn nữa, ngay cả khi không có bất kỳ sự phối hợp rõ ràng nào từ 4 quốc gia, thì một cuộc xung đột tại khu vực và khả năng Mỹ phải bận tâm đến nó sẽ có thể thúc đẩy chủ nghĩa phiêu lưu quân sự ở những nơi khác.
Một loạt vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên là ví dụ điển hình. Các cuộc tập trận tên lửa đã mô phỏng cả cuộc tấn công hạt nhân và cả cuộc tấn công thông thường nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản và các căn cứ hải quân của Mỹ trong khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà Bình Nhưỡng trở nên hiếu chiến hơn khi cuộc chiến Ukraine bước vào giai đoạn mới và nguy hiểm hơn.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_north-korea-missile-1200x763-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_north-korea-missile-1200x763-1.jpeg)
Người dân xem tin tức về vụ thử tên lửa của Triều Tiên, tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 25/09/2022. (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images)
Tương tự như vậy, một Tehran được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ thúc đẩy cuộc chạy đua hạt nhân ở Vịnh Ba Tư, tạo thêm nhiều phức tạp và rủi ro hơn cho địa chính trị của khu vực. Từ lâu đã có tin đồn rằng Ảrập Xêút đã tham gia rất sâu vào việc tài trợ cho chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan với điều kiện Riyadh có thể có được những vũ khí như vậy từ Islamabad bất cứ khi nào Riyadh cần. Thế độc quyền hạt nhân của Tehran ở vùng Vịnh sẽ rất ngắn ngủi.
Trong Thế chiến II, Nhật Bản chưa bao giờ thông báo cho các đồng minh Đức và Ý rằng họ đang chuẩn bị tấn công hạm đội Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng hoặc rằng cuộc tập kích là bước mở đầu cho một chiến dịch rộng lớn nhằm vào các lợi ích của Mỹ và Anh ở Thái Bình Dương. Ngược lại, Berlin đã nói với Tokyo về cuộc tấn công sắp diễn ra nhằm vào Liên Xô, với hy vọng lôi kéo Nhật Bản thực hiện cuộc xâm lược Siberia. Vào thời điểm đó, Nhật quyết định không tham gia vì họ đã rất bận rộn để lên kế hoạch tấn công Mỹ, đồng thời ký ức của Nhật về việc thất bại trước các lực lượng Liên Xô và Mông Cổ tại Khalkhin Gol vẫn còn tươi mới.
Mỹ đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng toàn cầu đa xung đột chưa?
Việc Trung Quốc xâm lược Đài Loan (nếu xảy ra) có thể ảnh hưởng như thế nào đến tham vọng của Nga, Iran và Triều Tiên là điều vẫn chưa rõ ràng. Bất kể quốc gia nào trong số đó biết trước kế hoạch của Bắc Kinh, nhiều khả năng họ sẽ tận dụng tình hình để thúc đẩy các chương trình của họ.
Ngay cả khi không có bất kỳ kế hoạch hay sự phối hợp cụ thể nào từ 4 quốc gia, các hành vi gây hấn ở mức độ nặng nhẹ khác nhau đều có thể sẽ xảy ra. Tất cả những sự cố đó sẽ khiến Mỹ phải nhảy vào cuộc. Nói tóm lại, các lực lượng quân sự của Mỹ sẽ phải tham gia hoặc phải ở trong tình trạng báo động cao về nhiều cuộc xung đột trên khắp thế giới. Nói ngắn gọn, đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu!
Đó chắc chắn là điều có thể xảy ra và không nghi ngờ gì nữa, đó là một kịch bản mà Mỹ nên chuẩn bị để ứng phó. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các lực lượng quân sự của Mỹ có khả năng tham gia đồng thời nhiều chiến trường hay không, và quan trọng là Lầu Năm Góc có đủ nguồn lực để thay thế, bù đắp những tổn thất của họ và vẫn duy trì sự hiện diện ở nhiều mặt trận hay không?
Câu trả lời có lẽ là không. Một số quan chức Lầu Năm Góc đã bày tỏ lo ngại rằng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã làm cạn kiệt đáng kể kho dự trữ một số hệ thống vũ khí và đạn dược của Mỹ. Dự trữ của châu Âu cũng ở mức thấp đáng lo ngại, có nghĩa là nếu NATO phát sinh xung đột với Nga, thì khối này sẽ dùng đến một phần rất lớn kho dự trữ vốn đã cạn kiệt của Mỹ.
Sức mạnh hải quân của Mỹ sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Nhật Bản (Hàn Quốc), Biển Đông và Biển Hoa Đông (Đài Loan) và Vịnh Ba Tư (Iran). Các cuộc xung đột như vậy cũng có thể cần sử dụng lượng hỏa lực đáng kể, có thể là hạt nhân, để tạo ra các khu vực chống tiếp cận (không thể xâm nhập) cho Hải quân Mỹ; điều này có thể khiến nguồn lực hải quân suy giảm đáng kể.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1176316395-1-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1176316395-1-1200x800-1.jpeg)
Tàu sân bay USS Ronald Reagan hiện diện trên Biển Đông vào ngày 16/10/2019. (Ảnh: Catherine Lai / AFP qua Getty Images)
Liệu Hải quân Mỹ có thể triển khai sức mạnh quân sự một cách hiệu quả tại nhiều chiến trường trong những trường hợp này, đặc biệt là khi lực lượng hải quân đồng thời phải bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng khỏi sự tấn công của các lực lượng bất thường hoặc phải làm gián đoạn các tuyến tiếp tế hàng hải của Trung Quốc? Với tình trạng cạn kiệt như hiện nay của Hải quân Mỹ, câu trả lời là không.
Lực lượng không quân cũng sẽ đóng vai trò thiết yếu. Mỹ có căn cứ không quân xung quanh tất cả các khu vực có nguy cơ xảy ra xung đột kể trên. Với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, Mỹ cũng có thể điều động lực lượng không quân đến mọi nơi trên thế giới từ các căn cứ tại Mỹ. Tuy nhiên, việc tiến hành các hoạt động trên toàn thế giới từ các căn cứ ở Mỹ là điều khó khăn đối với phi hành đoàn và khung máy bay, đồng thời nhịp độ hoạt động cao cũng không bền vững về lâu dài.
Hơn nữa, quý vị không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh chỉ với sức mạnh không quân. Trong trường hợp xảy ra xung đột khu vực (cục bộ), lực lượng không quân Mỹ có thể làm chậm bước tiến của kẻ xâm lược, làm gián đoạn kế hoạch của chúng và cản trở khả năng tập trung khí tài tấn công của chúng. Những hành động như vậy sẽ chỉ câu giờ, chứ không phải là chiến thắng. Liệu Mỹ có thể duy trì lịch trình hoạt động không quân dày đặc trên nhiều chiến trường cùng một lúc? Có thể là trong ngắn hạn, giả sử nguồn cung đầy đủ, nhưng trong dài hạn thì không.
Điều tương tự cũng đúng với lực lượng mặt đất của Mỹ. Mỹ có lực lượng mặt đất ở quy mô nhỏ nhưng mạnh mẽ tại những khu vực có thể xảy ra xung đột. Nhưng các lực lượng này chủ yếu đóng vai trò như tuyến phòng thủ đầu tiên, như điều đảm bảo cho sự hiện diện và cam kết quân sự của Mỹ. Dù mạnh mẽ và sẽ được các đồng minh địa phương bù đắp một phần, họ vẫn có thể bị lép vế trước lực lượng mặt đất của kẻ gây chiến.
Nói một cách đơn giản, mối liên minh ngày càng phát triển giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên có thể tạo ra một tình huống mà Mỹ cùng một lúc bị lôi kéo vào nhiều cuộc xung đột toàn cầu. Cho dù quý vị chọn gọi kịch bản như vậy là chiến tranh thế giới hay Thế chiến III đều không quan trọng. Câu hỏi quan trọng là liệu quân đội Mỹ có thể đồng thời phản ứng trên quy mô toàn cầu trước nhiều cuộc xung đột, đồng thời duy trì sự hiện diện của họ ở đó hay không, nếu xét đến những tổn thất có thể xảy ra. Câu trả lời có lẽ là không.
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Xuân Hoa
Theo Joseph V. Micallef - The Epoch Times