PDA

View Full Version : Pháp tắt đèn tháp Eiffel - Ánh sáng văn minh vụt tắt theo



duyanh
10-12-2022, 01:32 PM
Pháp tắt đèn tháp Eiffel - Ánh sáng văn minh vụt tắt theo





https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1240212601-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1240212601-1200x800-1.jpeg)

Tháp Eiffel khi mặt trời lặn ở Paris, Pháp, vào ngày 24/04/2022. (Ảnh: Julien de Rosa / AFP qua Getty Images)


Đèn tại tháp Eiffel bị tắt sớm hơn, ánh sáng từ biểu tượng về hòa bình, thịnh vượng và nền văn minh công nghiệp cũng đã bị cướp mất. Người dân nước Pháp cần phải lên tiếng, qua đó giữ gìn hy vọng cho tự do và ánh sáng của toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Xem nhanh

Hội đồng thành phố Paris, với sự khuyến khích của chính quyền Emmanuel Macron, đã đưa ra quyết định gây sốc là tắt đèn ở tháp Eiffel lúc 11:45 tối [sớm hơn so với thời điểm 1 giờ sáng được áp dụng trước đó] và để nguyên như thế suốt đêm. Điều này đã cướp đi biểu tượng đẹp đẽ nhất của thành phố này về hòa bình, thịnh vượng và nền văn minh công nghiệp.


Ý tưởng để đèn hoạt động vào ban đêm là một cách nói rằng, trời có thể tối nhưng hy vọng vẫn tồn tại trong thành phố vĩ đại này. Tắt đèn chỉ giúp tiết kiệm 4% chi phí mỗi năm, ngoài ra, điện có lợi ích gì ngoài việc thắp sáng mọi thứ? Và trong tất cả những thứ cần thắp sáng, có vẻ như tháp Eiffel sẽ xếp ở hàng trên cùng.

Tiết kiệm chỉ có ích nếu nó phục vụ cho sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống con người.

Đây không chỉ là một lỗi quản lý, mà còn là một điềm báo xấu tệ cho tương lai. Rõ ràng là một số người rất quyền lực ở nơi từng được gọi là thế giới phát triển đã quay ra chống lại sự hiện đại, công nghiệp và tất cả những gì họ đại diện, bao gồm tự do, hòa bình và thịnh vượng. Trong đầu họ là một hệ thống khác, được mô tả sát nhất là chủ nghĩa nguyên thủy kỹ trị, trong đó phần lớn người dân sống trong cảnh phụ thuộc đầy o ép vào giới tinh hoa chính trị và trí thức.

Thời kỳ tươi đẹp

Đó không phải là ý tưởng tạo nên sự vẻ vang của Thời kỳ tươi đẹp (Belle Époque), khoảng thời gian tháp Eiffel được hoàn thành. Tháp Eiffel xuất hiện tại Pháp chỉ một vài năm sau khi Pháp tặng cho Mỹ bức tượng Nữ thần Tự do tráng lệ, thứ vẫn là biểu tượng tuyệt vời nhất của nước Mỹ. Mỹ và Pháp có một mối quan hệ tốt đẹp bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Mỹ, thời kỳ mà Pháp đã hỗ trợ. Đây là thứ đã truyền cảm hứng cho những cuộc hành trình đầy thành quả của cả Thomas Jefferson và Benjamin Franklin đến nước Pháp vĩ đại.

Sau Nội chiến Mỹ, Mỹ và Pháp đều bắt tay vào thực hiện sứ mệnh to lớn là truyền bá hòa bình và thịnh vượng cho tất cả người dân của 2 nước và cho thế giới. Đây là thời kỳ ở Mỹ được gọi là Thời đại Mạ vàng (Gilded Age) nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa về thời kỳ này. Ở cả Pháp và Mỹ, chúng ta đã chứng kiến ​​sự ra mắt của rất nhiều cải tiến tuyệt vời về công nghệ và cách thức phục vụ cuộc sống.

Đáng chú ý, tháp Eiffel được xây dựng từ sắt, có thể là do nó được lên kế hoạch xây dựng ngay trước khi thép thương mại xuất hiện hàng loạt, cho phép các thành phố vươn mình lên trời và những cây cầu được hoàn thành để băng qua các khối nước khổng lồ. Bởi vì tháp được làm bằng sắt, tất nhiên là tháp phải được sơn lại thường xuyên. Ngay cả với những hạn chế của sắt, nó vẫn là tòa nhà cao nhất thế giới (81 tầng) kể từ khi khánh thành vào năm 1889 đến năm 1930, khi Tòa nhà Chrysler ở thành phố New York vượt qua nó về độ cao.

Vấn đề ở đây là tháp Eiffel là một biểu tượng vĩ đại của hy vọng, công nghệ và tiến bộ - không chỉ cho Pháp mà cho toàn thế giới. Ban đầu tháp được thắp sáng bằng khí đốt nhưng tháp đã được ra mắt vào thời điểm điện đang dần thay thế việc thắp sáng bằng khí đốt trong các ngôi nhà của người giàu ở Mỹ và cuối cùng là tất cả mọi người. Mười bốn năm sau khi tháp Eiffel được hoàn thành, diễn ra cái được gọi là chuyến bay đầu tiên của anh em nhà Wright tại Kitty Hawk nhưng Pháp cũng đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực này.

Người tiêu dùng đã dần trở thành vua trên toàn thế giới và thị trường thương mại đã dẫn đến việc đại chúng hóa hệ thống sưởi trong nhà, nhiếp ảnh, hoạt động sản xuất và phân phối sách, sự đa dạng khổng lồ về lựa chọn cho quần áo, công nghệ y tế và tình trạng vệ sinh tốt hơn, cùng với cuộc sống lâu hơn và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người.

Trong nghệ thuật và văn học, sự lạc quan tràn ngập khi tầng lớp trí thức đón nhận niềm tin vào sự tiến bộ, hòa bình và thịnh vượng với điều kiện chúng ta rũ bỏ tàn dư của quá khứ phong kiến, đồng thời tôn vinh và thực hiện các quyền con người phổ quát trong luật pháp và văn học. Một thế hệ các nhà văn tin rằng tất cả những điều này bằng cách nào đó đã được hun đúc vào trong lịch sử, khi mà giờ đây chúng ta đã khám phá ra những công cụ cần thiết để xây dựng những xã hội lớn hơn, giàu có hơn và tốt đẹp hơn.

Ý tưởng cốt lõi tất nhiên là tự do của con người. Trong những ngày đó, dường như không còn gì có thể ngăn cản điều đó tiến từng bước một trong một tương lai tươi sáng.

Một tòa nhà khác nổi bật tại Hội chợ Thế giới năm 1889 tráng lệ là Galerie des machine của kiến ​​trúc sư Ferdinand Dutert, làm nổi bật vinh quang của nghệ thuật thực tiễn và khi đó là tòa nhà có không gian bên trong dài nhất trên thế giới. Hai cỗ máy khiến công chúng say mê: máy hát mới và cải tiến của Thomas Edison và những chiếc thang máy siêu thú vị khi đó được công bố với thế giới để cho thấy cách mọi người có thể lên và xuống các tòa nhà cao tầng một cách nhanh chóng.

Lĩnh vực nghệ thuật cũng không chịu thua kém. Các Cung điện của Nghệ thuật Tự do và Thẩm mỹ (Palaces of Liberal and Fine Arts) mới đã trưng bày những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc để bộc lộ vẻ đẹp của tương lai cho tất cả du khách. Rạp xiếc Barnum và Bailey cũng xuất hiện! Và cũng có Buffalo Bill Cody và chương trình Wild West Show của ông ấy, với tay súng cừ khôi Annie Oakley.

Vào những ngày đó, mọi quốc gia đều cạnh tranh để đăng cai Hội chợ Thế giới như một cuộc triển lãm to lớn và đắt giá về tương lai tươi đẹp dành cho nhân loại.

Kết thúc trong sự tàn bạo

Tất nhiên chúng ta biết câu chuyện này kết thúc như thế nào, hay ít nhất là sự kết thúc của một chương của nó. Hơn bốn năm của "Đại chiến" kéo dài từ tháng 07/1914 đến tháng 11/1918 đã bộc lộ sự tàn bạo khủng khiếp mà nhân loại cũng có thể sản sinh. Thời kỳ tươi đẹp của Pháp, và Thời đại mạ vàng của Mỹ (và thời kỳ Victoria của Vương quốc Anh) đều đi đến kết thúc, cùng với sự lạc quan đã thúc đẩy chúng. Các quốc gia trở thành những cỗ máy giết người, không giống bất cứ thứ gì trong thời Trung cổ, bởi vì nền dân chủ cũng phổ biến sự thảm sát của chiến tranh. Đó là "cuộc chiến tổng lực" đầu tiên theo nghĩa nó đã phá hủy toàn bộ xã hội và hy vọng của những năm đó.

Nghệ thuật và âm nhạc tối tăm đi và những kỳ vọng về một tương lai tươi đẹp trong tâm trí công chúng cũng vậy.


Hy vọng một lần nữa bị dập tắt



https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1243830599-1200x750-1.jpeg

Một chiếc thuyền di chuyển trên sông Seine trước tháp Eiffel vào lúc hoàng hôn ở Paris, Pháp vào ngày 08/10/2022. (Ảnh: Ludovic Marin / AFP qua Getty Images)

Một thế kỷ sau, và sau một cuộc chiến tranh thế giới khác tồi tệ hơn lần trước, nền văn minh đã bắt đầu phát triển trở lại vào cuối thế kỷ 20 với hy vọng mới mẻ rằng bàn tay con người có thể làm việc trở lại để giải phóng nhân loại khỏi chế độ chuyên quyền và nghèo đói. Chủ nghĩa toàn trị đã sụp đổ ở nhiều quốc gia trên thế giới và tự do một lần nữa dường như là niềm hy vọng thực sự cho tương lai.

Thật khó để nói chính xác khi nào niềm hy vọng đó lại bị dập tắt, nhưng chắc chắn rằng các đợt phong tỏa năm 2020 đã cho thấy rằng chúng ta một lần nữa sống trong thời kỳ mà tự do của con người đối mặt với mối nguy hiểm to lớn. Mọi sự kiện khủng khiếp trong 20 năm qua có thể được bỏ qua như một sự ngoại lệ nhưng các đợt phong tỏa đã được áp dụng phổ biến và thực sự là không thể tưởng tượng được.

Bây giờ chúng ta nhìn xung quanh và tự hỏi: hy vọng ở đâu? Ánh sáng ở đâu? Đâu là sự tiến bộ đích thực nâng tầm nhân loại một lần nữa?

Và vào lúc này, ánh sáng của tháp Eiffel — biểu tượng vĩ đại của thành tựu và hy vọng cho tất cả mọi người — đi vào bóng tối. Người dân Pháp không thể cho phép điều này xảy ra. Những ngọn đèn đó cần phải được bật sáng ngay lập tức và được giữ nguyên như vậy. Chúng ta sẽ không quay lại thời tiền hiện đại.

Họ đơn giản là không thể được phép làm điều này với chúng ta, không phải ở Paris, không phải ở New York, không phải ở London, hay ở bất cứ đâu. Bây giờ chính là thời điểm đó. Nếu hệ tư tưởng ảm đạm về sự đau khổ và sự thiếu thốn, điều đang nằm trong bàn tay chi phối của một tầng lớp quyền lực, được phép tồn tại lâu dài, thì ánh sáng của toàn bộ nền văn minh sẽ tắt.



Bảo Nguyên

Theo Jeffrey A. Tucker - The Epoch Times