giavui
10-12-2022, 12:05 AM
Hàn Quốc muốn thế chân Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1243403286-1200x798-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1243403286-1200x798-1.jpeg)
Triển lãm Quốc phòng Hàn Quốc (DX Korea) ở Goyang, phía tây Seoul, ngày 21/09/2022. (Ảnh: Anthony Wallace / AFP qua Getty Images)
Cuộc chiến Nga - Ukraine đang làm rung chuyển ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu khi nhiều nước tăng ngân sách quốc phòng để mở rộng quân đội. Tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất xuất khẩu vũ khí cho các thành viên NATO.
Trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu đang diễn ra gay gắt, Hàn Quốc đặt mục tiêu ‘vượt mặt’ Trung Quốc để trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
“Với mục tiêu lọt vào danh sách 4 nhà xuất khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới sau Mỹ, Nga và Pháp, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc sẽ được công nghiệp hóa chiến lược và Hàn Quốc sẽ trở thành cường quốc quốc phòng”, Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu vào ngày 17/08 - đánh dấu 100 ngày tại nhiệm đầu tiên của ông.
Năm nay, Hàn Quốc đã ký kết một loạt hợp đồng vũ khí lớn với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ba Lan, Ai Cập và những nước khác.
Các chuyên gia tin rằng Hàn Quốc sẽ sớm vượt qua Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất châu Á.
Cần phải nói thêm, dù xếp thứ 4 về thị phần, vũ khí Trung Quốc hiện vẫn không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. (https://www.ntdvn.net/the-gioi/du-xep-thu-4-ve-thi-phan-vu-khi-trung-quoc-van-khong-the-canh-tranh-tren-thi-truong-toan-cau-352689.html) Nguyên nhân là trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh chỉ phụ thuộc vào một vài khách hàng lớn (đặc biệt là Pakistan) hoặc một số hợp đồng mua bán vũ khí một lần (chẳng hạn như bán 4 tàu hộ tống cho Malaysia). Hầu hết khách nước ngoài đều không tin vào chất lượng các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất.
Triển lãm quốc phòng thu hút 350 công ty toàn cầu
Triển lãm Quốc phòng và An ninh 2022 của Hàn Quốc (DX Korea) đã được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc ở tỉnh Gyeonggi từ ngày 21-25/09. Sự kiện quy tụ hơn 350 công ty đến từ 50 quốc gia và khu vực, các Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức từ ngành công nghiệp quân sự của Slovakia, Romania, Pakistan và Ảrập Xêút.
Triển lãm trưng bày các hệ thống vũ khí tối tân của nhiều công ty quốc phòng Hàn Quốc như: Korea Aerospace Industries, Hanwha Corp., Hanwha Defense, Hanwha Systems, LIG Nex1, Hyundai Rotem, v.v..
Các thiết bị được giới thiệu trong triển lãm bao gồm: thiết bị bay không người lái, máy bay chiến đấu, các loại phương tiện quân sự, vũ khí điều khiển từ xa, hệ thống radar và nhiều loại thiết bị tác chiến mặt đất.
Trong lễ khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã công bố kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ nước này nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng thành một ngành chiến lược quốc gia.
Ông Lee cho biết các quốc gia trên toàn thế giới đều đang đầu tư đáng kể vào khoa học và công nghệ quốc phòng. Để Hàn Quốc có thể trở thành nước đi đầu trong môi trường an ninh toàn cầu, nước này không chỉ phải phát triển quốc phòng và lực lượng vũ trang mà còn phải tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm trong ngành với các nước khác.
Để mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng với các quốc gia khác, Hàn Quốc, trong các dự án xuất khẩu vũ khí, sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện như: cùng nghiên cứu và phát triển vũ khí, chuyển giao công nghệ, sản xuất ở nước ngoài và mở các chương trình đào tạo, ông Lee cho hay.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1241252954-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1241252954-1200x800-1.jpeg)
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 12/06/2022. (Ảnh: Roslan Rahman / AFP qua Getty Images)
Phát triển mạnh mẽ nhất
Hàn Quốc đang nổi lên như một ông lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này được thúc đẩy không chỉ bởi nhu cầu chống lại các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Triều Tiên mà còn bởi tham vọng của Hàn Quốc trong việc trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
Ngày 14/03/2022, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo về các xu hướng trong giao dịch vũ khí quốc tế.
Báo cáo chỉ ra rằng lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ, nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đã tăng thêm 14% trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016; trong khi con số đó của Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2, giảm 26% trong cùng kỳ. Ngoài ra, thị phần toàn cầu của Mỹ tăng từ 32 lên 39%, cao hơn gấp đôi so với 19% của Nga.
Xuất khẩu vũ khí của Pháp trong giai đoạn 2017-2021 tăng 59% so với 2012-2016, chiếm 11% thị phần toàn cầu giai đoạn 2017-2021, đưa nước này trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới.
Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 31% trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016, nhưng nước này vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới với 4,6% thị phần toàn cầu.
Trong số các quốc gia xuất khẩu vũ khí, Hàn Quốc có được sự phát triển đáng kể nhất với mức tăng trưởng 177% về tổng lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016. Thị phần toàn cầu của nước này đã tăng từ 1% giai đoạn 2012-2016 lên 2,8% giai đoạn 2017-2021, trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới.
7 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu giai đoạn 2017-2021 gồm có: Mỹ (39% thị phần toàn cầu), Nga (19%), Pháp (11%), Trung Quốc (4,6%), Đức (4%), Ý (3%) và Vương quốc Anh (3%).
Thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc
Vào cuối tháng 8, Ba Lan đã ký thỏa thuận quân sự trị giá 5,8 tỷ USD để mua xe tăng và pháo từ Hàn Quốc, theo thông tin từ cơ quan thu mua vũ khí của Seoul.
Đây là một phần của thỏa thuận vũ khí toàn diện mà hai nước đạt được hồi tháng 7 khi Ba Lan tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo thỏa thuận, Seoul cũng sẽ cung cấp cho Warsaw các máy bay chiến đấu FA-50.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_south-korean-fa-50-1-gettyimages-498991418-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_south-korean-fa-50-1-gettyimages-498991418-1200x800-1.jpeg)
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng FA-50 do Hàn Quốc sản xuất đang trình diễn trong một buổi lễ trước khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Clark ở thành phố Angeles, tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, Philippines, ngày 28/11/2015. (Ảnh: Ted Aljibe / AFP qua Getty Images)
Hai bên chưa công bố giá trị của toàn bộ thương vụ, nhưng nó được ước tính lên tới 14,5 tỷ USD, theo Japan Times.
Thỏa thuận này được nhiều người mệnh danh là “thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc”; dự kiến sẽ mang đến cho Ba Lan khoảng 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50, 1.000 xe tăng K2 Black Panther (Báo Đen) và 672 pháo tự hành K9 từ các công ty tương ứng gồm Hyundai Rotem, Korea Aerospace Industries (KAI) và Hanwha Defense.
K9 Thunder (Thần Sấm) — loại pháo tự hành 155 mm — đã trở thành một trong những vũ khí được xuất khẩu nhiều nhất của Hàn Quốc. Theo Japan Times, loại pháo này có tầm bắn tối đa hơn 40 km và được coi là một trong những thiết bị tiên tiến nhất thế giới về độ chính xác, thời gian phản hồi và khả năng tự động hóa.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-601721492-1200x799-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-601721492-1200x799-1.jpeg)
Các binh sĩ Hàn Quốc trên pháo tự hành K9 Thunder 155mm trong cuộc trình diễn trang thiết bị tại Triển lãm Quốc phòng Hàn Quốc 2016 ở Goyang, phía bắc Seoul, ngày 10/09/2016. (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images )
Hiện tại, K9 Thunder đã được xuất khẩu sang một số cường quốc quân sự lớn bao gồm Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ai Cập, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy và Estonia.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu quân sự chủ lực của Hàn Quốc. FA-50 là biến thể mạnh mẽ hơn của máy bay phản lực huấn luyện T-50 Golden Eagle (Đại bàng vàng) - loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Công ty Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) phát triển.
FA-50 có thể chứa nhiều nhiên liệu hơn; hệ thống điện tử được nâng cấp và các tính năng chiến đấu có độ chính xác cao.
Hiện tại, các máy bay dòng FA-50 và T-50 đã được xuất khẩu sang Indonesia, Philippines, Thái Lan và các quốc gia khác.
Ngày 01/02, cơ quan Quản lý Chương trình Mua lại Quốc phòng của Hàn Quốc thông báo rằng Seoul đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 1,7 tỷ USD với Ai Cập. Theo hợp đồng, Ai Cập sẽ nhận được pháo tự hành K9 và các phương tiện hỗ trợ như xe tiếp đạn K10 và xe điều khiển hướng hỏa lực K11.
Vào giữa tháng 1, Hàn Quốc đã hoàn tất thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm trung M-SAM.
Tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc và Úc ký hợp đồng vũ khí trị giá 1 tỷ USD. Thỏa thuận giữa Úc với tập đoàn quốc phòng khổng lồ Hanwha của Hàn Quốc gồm 30 xe pháo tự hành và 15 xe bọc thép tiếp đạn. Đây là hợp đồng quốc phòng lớn nhất của Úc với một quốc gia châu Á.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn xuất khẩu vũ khí sang các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Philippines và Indonesia là hai khách hàng lớn nhất, lần lượt chiếm 16% và 14% lượng mua hàng trong 5 năm qua, theo SIPRI.
Thay thế vũ khí đắt tiền do Mỹ sản xuất
Trong một cuộc phỏng vấn với Korea Times được công bố ngày 10/08, ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corporation - tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Mỹ, cho biết Hàn Quốc đã chiếm được thị trường “ngách” nơi vũ khí của họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ đắt tiền.
“Họ có cơ hội tốt để xuất khẩu [vũ khí] sang các quốc gia không có khả năng hiện đại hóa với toàn bộ là vũ khí tối tân (hầu hết các quốc gia trên thế giới không có khả năng này). Tất nhiên, một số vũ khí mà Hàn Quốc đang phát triển là loại vũ khí tối tân hoặc gần tối tân”, ông Bennett nói. “Hàn Quốc đã làm rất tốt việc xác định thị trường ngách so với Mỹ và các nước châu Âu và họ đang lấp đầy thị trường ngách bằng các hệ thống vũ khí có chi phí thấp hơn”.
Mặc dù vũ khí của Hàn Quốc có thể không phải là loại tiên tiến nhất trên thế giới nhưng chúng vẫn có tính cạnh tranh và tính hiện đại, đặc biệt là khi quốc gia này không ngừng phát triển vũ khí để phòng thủ trước Triều Tiên.
Ông Bennett nói: “Bằng cách sản xuất và bán vũ khí, Hàn Quốc sẽ hạ thấp mức giá mà họ phải trả cho quân đội bởi vì càng sản xuất nhiều thì đơn giá càng thấp. Đây là một chiến lược thông minh được Hàn Quốc theo đuổi từ nhiều năm trước và hiện quốc gia này đang nhận về thành quả”.
Bình luận của ông Bennett được đưa ra khi truyền thông thế giới đang đưa tin rầm rộ về thỏa thuận vũ khí lớn giữa Seoul - Warsaw.
“Thách thức của Hàn Quốc sẽ là liệu nước này có thể cung cấp vũ khí đúng hạn, đồng thời cung cấp dịch vụ hậu cần và bảo trì vượt trội cho Ba Lan hay không. Các quốc gia châu Âu khác sẽ theo dõi kết quả công việc của Hàn Quốc và điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc họ có coi Hàn Quốc là nguồn cung vũ khí tiềm năng hay không", ông Bennett cho biết thêm.
Hàn Quốc sẽ sớm thế chân Trung Quốc ở châu Á
Ngày 29/08, Korea Joongang Daily xuất bản bài viết của ông Raymond Pacheco Pardo - Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhà vua Luân Đôn (KCL). Bài viết cho biết thỏa thuận vũ khí gần đây giữa Seoul và Warsaw sẽ củng cố vị thế của Hàn Quốc như là “quốc gia châu Á duy nhất bán vũ khí cho các thành viên NATO”.
Bài báo nói thêm rằng Estonia, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Phần Lan cũng đã mua thiết bị quân sự của Hàn Quốc. Trong khi đó, Úc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines, cùng nhiều quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ La-tinh, cũng đã ký kết thỏa thuận mua bán với Seoul.
Ông Pardo cho biết những thỏa thuận này đã “đưa Hàn Quốc vào danh sách 10 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trên thế giới”.
Theo ông Pardo, lý do chính giúp Hàn Quốc nhanh chóng trở thành nhà cung cấp vũ khí chủ chốt là vì nước này không gây hấn với các nước khác và cũng không phân cực - khác với Nga và Trung Quốc, hai trong số các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Cả Bắc Kinh và Moscow đều đang chứng kiến thị phần xuất khẩu của họ giảm mạnh, xuống mức thấp mới trong những năm gần đây.
Ông Pardo nói thêm Hàn Quốc có thể sớm trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất châu Á, vượt qua Trung Quốc. Nước này cần “cảm ơn Bắc Kinh vì Bắc Kinh đã tự biến họ thành đối tác kém hấp dẫn đối với các nước thứ ba - các nước không có lòng tin vào chính quyền Trung Quốc”.
Bài báo của ông Pardo chỉ ra rằng Hàn Quốc cũng được hưởng lợi từ mối liên minh quân sự chặt chẽ với Mỹ khi các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc được sử dụng công nghệ Mỹ. Mặc dù nó có thể không phải là phiên bản mới nhất hoặc hiện đại nhất, nhưng nó chắc chắn đủ tinh vi để giúp nâng cao chất lượng toàn hệ thống.
Ông Pardo cho biết thêm các công ty Hàn Quốc thậm chí sẵn sàng đưa việc chuyển giao công nghệ vào các hợp đồng mua bán vũ khí của họ, mang lại cho họ lợi thế so sánh so với các nhà cung cấp vũ khí khác.
Xuân Hoa
Theo Shawn Jiang - The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1243403286-1200x798-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1243403286-1200x798-1.jpeg)
Triển lãm Quốc phòng Hàn Quốc (DX Korea) ở Goyang, phía tây Seoul, ngày 21/09/2022. (Ảnh: Anthony Wallace / AFP qua Getty Images)
Cuộc chiến Nga - Ukraine đang làm rung chuyển ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu khi nhiều nước tăng ngân sách quốc phòng để mở rộng quân đội. Tại châu Á, Hàn Quốc là quốc gia duy nhất xuất khẩu vũ khí cho các thành viên NATO.
Trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu đang diễn ra gay gắt, Hàn Quốc đặt mục tiêu ‘vượt mặt’ Trung Quốc để trở thành 1 trong 4 nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
“Với mục tiêu lọt vào danh sách 4 nhà xuất khẩu quốc phòng hàng đầu thế giới sau Mỹ, Nga và Pháp, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc sẽ được công nghiệp hóa chiến lược và Hàn Quốc sẽ trở thành cường quốc quốc phòng”, Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu vào ngày 17/08 - đánh dấu 100 ngày tại nhiệm đầu tiên của ông.
Năm nay, Hàn Quốc đã ký kết một loạt hợp đồng vũ khí lớn với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ba Lan, Ai Cập và những nước khác.
Các chuyên gia tin rằng Hàn Quốc sẽ sớm vượt qua Trung Quốc, trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất châu Á.
Cần phải nói thêm, dù xếp thứ 4 về thị phần, vũ khí Trung Quốc hiện vẫn không thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. (https://www.ntdvn.net/the-gioi/du-xep-thu-4-ve-thi-phan-vu-khi-trung-quoc-van-khong-the-canh-tranh-tren-thi-truong-toan-cau-352689.html) Nguyên nhân là trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh chỉ phụ thuộc vào một vài khách hàng lớn (đặc biệt là Pakistan) hoặc một số hợp đồng mua bán vũ khí một lần (chẳng hạn như bán 4 tàu hộ tống cho Malaysia). Hầu hết khách nước ngoài đều không tin vào chất lượng các hệ thống vũ khí do Trung Quốc sản xuất.
Triển lãm quốc phòng thu hút 350 công ty toàn cầu
Triển lãm Quốc phòng và An ninh 2022 của Hàn Quốc (DX Korea) đã được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hàn Quốc ở tỉnh Gyeonggi từ ngày 21-25/09. Sự kiện quy tụ hơn 350 công ty đến từ 50 quốc gia và khu vực, các Bộ trưởng Quốc phòng và các quan chức từ ngành công nghiệp quân sự của Slovakia, Romania, Pakistan và Ảrập Xêút.
Triển lãm trưng bày các hệ thống vũ khí tối tân của nhiều công ty quốc phòng Hàn Quốc như: Korea Aerospace Industries, Hanwha Corp., Hanwha Defense, Hanwha Systems, LIG Nex1, Hyundai Rotem, v.v..
Các thiết bị được giới thiệu trong triển lãm bao gồm: thiết bị bay không người lái, máy bay chiến đấu, các loại phương tiện quân sự, vũ khí điều khiển từ xa, hệ thống radar và nhiều loại thiết bị tác chiến mặt đất.
Trong lễ khai mạc sự kiện, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã công bố kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ nước này nhằm phát triển ngành công nghiệp quốc phòng thành một ngành chiến lược quốc gia.
Ông Lee cho biết các quốc gia trên toàn thế giới đều đang đầu tư đáng kể vào khoa học và công nghệ quốc phòng. Để Hàn Quốc có thể trở thành nước đi đầu trong môi trường an ninh toàn cầu, nước này không chỉ phải phát triển quốc phòng và lực lượng vũ trang mà còn phải tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm trong ngành với các nước khác.
Để mở rộng hợp tác công nghiệp quốc phòng với các quốc gia khác, Hàn Quốc, trong các dự án xuất khẩu vũ khí, sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện như: cùng nghiên cứu và phát triển vũ khí, chuyển giao công nghệ, sản xuất ở nước ngoài và mở các chương trình đào tạo, ông Lee cho hay.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1241252954-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-1241252954-1200x800-1.jpeg)
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La ở Singapore, ngày 12/06/2022. (Ảnh: Roslan Rahman / AFP qua Getty Images)
Phát triển mạnh mẽ nhất
Hàn Quốc đang nổi lên như một ông lớn trong ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này được thúc đẩy không chỉ bởi nhu cầu chống lại các mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Triều Tiên mà còn bởi tham vọng của Hàn Quốc trong việc trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới.
Ngày 14/03/2022, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố báo cáo về các xu hướng trong giao dịch vũ khí quốc tế.
Báo cáo chỉ ra rằng lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ, nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, đã tăng thêm 14% trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016; trong khi con số đó của Nga, nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2, giảm 26% trong cùng kỳ. Ngoài ra, thị phần toàn cầu của Mỹ tăng từ 32 lên 39%, cao hơn gấp đôi so với 19% của Nga.
Xuất khẩu vũ khí của Pháp trong giai đoạn 2017-2021 tăng 59% so với 2012-2016, chiếm 11% thị phần toàn cầu giai đoạn 2017-2021, đưa nước này trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn thứ 3 thế giới.
Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc giảm 31% trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016, nhưng nước này vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới với 4,6% thị phần toàn cầu.
Trong số các quốc gia xuất khẩu vũ khí, Hàn Quốc có được sự phát triển đáng kể nhất với mức tăng trưởng 177% về tổng lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2021 so với 2012-2016. Thị phần toàn cầu của nước này đã tăng từ 1% giai đoạn 2012-2016 lên 2,8% giai đoạn 2017-2021, trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới.
7 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu giai đoạn 2017-2021 gồm có: Mỹ (39% thị phần toàn cầu), Nga (19%), Pháp (11%), Trung Quốc (4,6%), Đức (4%), Ý (3%) và Vương quốc Anh (3%).
Thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc
Vào cuối tháng 8, Ba Lan đã ký thỏa thuận quân sự trị giá 5,8 tỷ USD để mua xe tăng và pháo từ Hàn Quốc, theo thông tin từ cơ quan thu mua vũ khí của Seoul.
Đây là một phần của thỏa thuận vũ khí toàn diện mà hai nước đạt được hồi tháng 7 khi Ba Lan tìm cách tăng cường khả năng phòng thủ quân sự trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo thỏa thuận, Seoul cũng sẽ cung cấp cho Warsaw các máy bay chiến đấu FA-50.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_south-korean-fa-50-1-gettyimages-498991418-1200x800-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_south-korean-fa-50-1-gettyimages-498991418-1200x800-1.jpeg)
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng FA-50 do Hàn Quốc sản xuất đang trình diễn trong một buổi lễ trước khi hạ cánh xuống căn cứ không quân Clark ở thành phố Angeles, tỉnh Pampanga, phía bắc Manila, Philippines, ngày 28/11/2015. (Ảnh: Ted Aljibe / AFP qua Getty Images)
Hai bên chưa công bố giá trị của toàn bộ thương vụ, nhưng nó được ước tính lên tới 14,5 tỷ USD, theo Japan Times.
Thỏa thuận này được nhiều người mệnh danh là “thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc”; dự kiến sẽ mang đến cho Ba Lan khoảng 48 máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50, 1.000 xe tăng K2 Black Panther (Báo Đen) và 672 pháo tự hành K9 từ các công ty tương ứng gồm Hyundai Rotem, Korea Aerospace Industries (KAI) và Hanwha Defense.
K9 Thunder (Thần Sấm) — loại pháo tự hành 155 mm — đã trở thành một trong những vũ khí được xuất khẩu nhiều nhất của Hàn Quốc. Theo Japan Times, loại pháo này có tầm bắn tối đa hơn 40 km và được coi là một trong những thiết bị tiên tiến nhất thế giới về độ chính xác, thời gian phản hồi và khả năng tự động hóa.
https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-601721492-1200x799-1.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/10/ntdvn_gettyimages-601721492-1200x799-1.jpeg)
Các binh sĩ Hàn Quốc trên pháo tự hành K9 Thunder 155mm trong cuộc trình diễn trang thiết bị tại Triển lãm Quốc phòng Hàn Quốc 2016 ở Goyang, phía bắc Seoul, ngày 10/09/2016. (Ảnh: Jung Yeon-je / AFP qua Getty Images )
Hiện tại, K9 Thunder đã được xuất khẩu sang một số cường quốc quân sự lớn bao gồm Úc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Ai Cập, Ba Lan, Phần Lan, Na Uy và Estonia.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu quân sự chủ lực của Hàn Quốc. FA-50 là biến thể mạnh mẽ hơn của máy bay phản lực huấn luyện T-50 Golden Eagle (Đại bàng vàng) - loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Công ty Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc (KAI) phát triển.
FA-50 có thể chứa nhiều nhiên liệu hơn; hệ thống điện tử được nâng cấp và các tính năng chiến đấu có độ chính xác cao.
Hiện tại, các máy bay dòng FA-50 và T-50 đã được xuất khẩu sang Indonesia, Philippines, Thái Lan và các quốc gia khác.
Ngày 01/02, cơ quan Quản lý Chương trình Mua lại Quốc phòng của Hàn Quốc thông báo rằng Seoul đã ký một thỏa thuận vũ khí trị giá 1,7 tỷ USD với Ai Cập. Theo hợp đồng, Ai Cập sẽ nhận được pháo tự hành K9 và các phương tiện hỗ trợ như xe tiếp đạn K10 và xe điều khiển hướng hỏa lực K11.
Vào giữa tháng 1, Hàn Quốc đã hoàn tất thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD với Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không tầm trung M-SAM.
Tháng 12 năm ngoái, Hàn Quốc và Úc ký hợp đồng vũ khí trị giá 1 tỷ USD. Thỏa thuận giữa Úc với tập đoàn quốc phòng khổng lồ Hanwha của Hàn Quốc gồm 30 xe pháo tự hành và 15 xe bọc thép tiếp đạn. Đây là hợp đồng quốc phòng lớn nhất của Úc với một quốc gia châu Á.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn xuất khẩu vũ khí sang các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Philippines và Indonesia là hai khách hàng lớn nhất, lần lượt chiếm 16% và 14% lượng mua hàng trong 5 năm qua, theo SIPRI.
Thay thế vũ khí đắt tiền do Mỹ sản xuất
Trong một cuộc phỏng vấn với Korea Times được công bố ngày 10/08, ông Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Rand Corporation - tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Mỹ, cho biết Hàn Quốc đã chiếm được thị trường “ngách” nơi vũ khí của họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ đắt tiền.
“Họ có cơ hội tốt để xuất khẩu [vũ khí] sang các quốc gia không có khả năng hiện đại hóa với toàn bộ là vũ khí tối tân (hầu hết các quốc gia trên thế giới không có khả năng này). Tất nhiên, một số vũ khí mà Hàn Quốc đang phát triển là loại vũ khí tối tân hoặc gần tối tân”, ông Bennett nói. “Hàn Quốc đã làm rất tốt việc xác định thị trường ngách so với Mỹ và các nước châu Âu và họ đang lấp đầy thị trường ngách bằng các hệ thống vũ khí có chi phí thấp hơn”.
Mặc dù vũ khí của Hàn Quốc có thể không phải là loại tiên tiến nhất trên thế giới nhưng chúng vẫn có tính cạnh tranh và tính hiện đại, đặc biệt là khi quốc gia này không ngừng phát triển vũ khí để phòng thủ trước Triều Tiên.
Ông Bennett nói: “Bằng cách sản xuất và bán vũ khí, Hàn Quốc sẽ hạ thấp mức giá mà họ phải trả cho quân đội bởi vì càng sản xuất nhiều thì đơn giá càng thấp. Đây là một chiến lược thông minh được Hàn Quốc theo đuổi từ nhiều năm trước và hiện quốc gia này đang nhận về thành quả”.
Bình luận của ông Bennett được đưa ra khi truyền thông thế giới đang đưa tin rầm rộ về thỏa thuận vũ khí lớn giữa Seoul - Warsaw.
“Thách thức của Hàn Quốc sẽ là liệu nước này có thể cung cấp vũ khí đúng hạn, đồng thời cung cấp dịch vụ hậu cần và bảo trì vượt trội cho Ba Lan hay không. Các quốc gia châu Âu khác sẽ theo dõi kết quả công việc của Hàn Quốc và điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc họ có coi Hàn Quốc là nguồn cung vũ khí tiềm năng hay không", ông Bennett cho biết thêm.
Hàn Quốc sẽ sớm thế chân Trung Quốc ở châu Á
Ngày 29/08, Korea Joongang Daily xuất bản bài viết của ông Raymond Pacheco Pardo - Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhà vua Luân Đôn (KCL). Bài viết cho biết thỏa thuận vũ khí gần đây giữa Seoul và Warsaw sẽ củng cố vị thế của Hàn Quốc như là “quốc gia châu Á duy nhất bán vũ khí cho các thành viên NATO”.
Bài báo nói thêm rằng Estonia, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ, Vương quốc Anh và Phần Lan cũng đã mua thiết bị quân sự của Hàn Quốc. Trong khi đó, Úc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines, cùng nhiều quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi và Mỹ La-tinh, cũng đã ký kết thỏa thuận mua bán với Seoul.
Ông Pardo cho biết những thỏa thuận này đã “đưa Hàn Quốc vào danh sách 10 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trên thế giới”.
Theo ông Pardo, lý do chính giúp Hàn Quốc nhanh chóng trở thành nhà cung cấp vũ khí chủ chốt là vì nước này không gây hấn với các nước khác và cũng không phân cực - khác với Nga và Trung Quốc, hai trong số các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Cả Bắc Kinh và Moscow đều đang chứng kiến thị phần xuất khẩu của họ giảm mạnh, xuống mức thấp mới trong những năm gần đây.
Ông Pardo nói thêm Hàn Quốc có thể sớm trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất châu Á, vượt qua Trung Quốc. Nước này cần “cảm ơn Bắc Kinh vì Bắc Kinh đã tự biến họ thành đối tác kém hấp dẫn đối với các nước thứ ba - các nước không có lòng tin vào chính quyền Trung Quốc”.
Bài báo của ông Pardo chỉ ra rằng Hàn Quốc cũng được hưởng lợi từ mối liên minh quân sự chặt chẽ với Mỹ khi các hệ thống vũ khí của Hàn Quốc được sử dụng công nghệ Mỹ. Mặc dù nó có thể không phải là phiên bản mới nhất hoặc hiện đại nhất, nhưng nó chắc chắn đủ tinh vi để giúp nâng cao chất lượng toàn hệ thống.
Ông Pardo cho biết thêm các công ty Hàn Quốc thậm chí sẵn sàng đưa việc chuyển giao công nghệ vào các hợp đồng mua bán vũ khí của họ, mang lại cho họ lợi thế so sánh so với các nhà cung cấp vũ khí khác.
Xuân Hoa
Theo Shawn Jiang - The Epoch Times