giavui
10-11-2022, 11:58 PM
Ngành chip bết bát vì chính sách mới của Mỹ: 240 tỷ USD vốn hóa bốc hơi chỉ trong vài ngày, cổ phiếu TSMC, Samsung đồng loạt chạm đáy
Hiện tượng này xảy ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp mới hạn chế Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ sản xuất chip của Mỹ.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/7866a75cabbcd061b1ed712e8f72ecb6.jpg
Các cổ phiếu liên quan đến ngành sản xuất chip trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đồng loạt lao dốc, khiến tổng cộng hơn 240 tỷ USD giá trị vốn hóa “bốc hơi”.
Hiện tượng này xảy ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp mới hạn chế Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ sản xuất chip của Mỹ.
Các biện pháp mới của Mỹ bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số loại chip dùng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo, thắt chặt quy định bán thiết bị bán dẫn sang công ty Trung Quốc. Mỹ còn thêm hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách “chưa xác minh”, đồng nghĩa nhà cung ứng Mỹ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu muốn bán công nghệ cho họ.
Lệnh hạn chế mới của Mỹ được dự đoán sẽ gây ra những tác động sâu rộng. Các công ty có nhà máy ở Trung Quốc (bao gồm cả những công ty không phải từ Mỹ) gặp thêm rất nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng của ngành chip cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh những căng thẳng địa chính trị và chính sách diều hâu của Fed, giờ đây danh sách những thách thức mà các cổ phiếu công nghệ phải đối mặt lại càng dài thêm.
Cổ phiếu TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, giảm 8,3%. Cổ phiếu Samsung giảm 3,9%, mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây. Cổ Tokyo Electron cũng giảm mạnh do lo ngại hoạt động xuất khẩu chip sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/620x-1.png
Cổ phiếu TSMC đang ở mức rẻ nhất 7 năm. Nguồn: Bloomberg.
Cổ phiếu của SK Hynix (Hàn Quốc), một trong những nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và có nhà máy ở Trung Quốc, giảm 3,5%.
Chỉ tính từ lúc đóng cửa phiên 6/10 đến nay, tổng cộng giá trị vốn hóa của các công ty chip trên toàn thế giới đã sụt giảm 240 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/620x-1-1-.png
Chỉ số MSCI World Information Technology có tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2008. Nguồn: Bloomberg.
Không chỉ dừng lại ở các cổ phiếu công nghệ, cơn bán tháo còn lan sang cả thị trường tiền tệ. Đồng won Hàn Quốc giảm hơn 1,6% so với USD, trong khi đài tệ giảm 0,7%. Sắc đỏ cũng bao trùm chứng khoán châu Á phiên sáng nay.
“Chúng tôi tin rằng những bất ổn trong ngắn hạn về phía lực cầu [chip] sẽ tiếp tục tăng lên, vì Trung Quốc hiện là thị trường điện toán đám mây lớn thứ hai thế giới”, Phelix Lee, chuyên gia phân tích của Morningstar nhận định. “Cú sốc mới có thể tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường vốn đã ảm đạm vì cầu yếu đối với hàng điện tử tiêu dùng”.
Đáp lại, truyền thông nhà nước và một số quan chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo động thái của Mỹ sẽ gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề, khiến thị trường đồn đoán Trung Quốc sẽ sớm có hành động đáp trả.
“Trước sức ép từ Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng tốc chiến dịch phát triển ngành chip nội địa. Các công ty Nhật Bản nên sẵn sàng cho kịch bản trong tương lai – có lẽ là 10, 20 năm nữa, họ có thể mất tất cả khách hàng vào tay Trung Quốc”, chuyên gia phân tích Akira Minamikawa của Omdia nhận định.
Tham khảo Bloomberg
Hiện tượng này xảy ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp mới hạn chế Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ sản xuất chip của Mỹ.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/7866a75cabbcd061b1ed712e8f72ecb6.jpg
Các cổ phiếu liên quan đến ngành sản xuất chip trên thị trường chứng khoán Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đồng loạt lao dốc, khiến tổng cộng hơn 240 tỷ USD giá trị vốn hóa “bốc hơi”.
Hiện tượng này xảy ra sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp đặt các biện pháp mới hạn chế Trung Quốc tiếp cận với các công nghệ sản xuất chip của Mỹ.
Các biện pháp mới của Mỹ bao gồm lệnh cấm xuất khẩu một số loại chip dùng trong siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo, thắt chặt quy định bán thiết bị bán dẫn sang công ty Trung Quốc. Mỹ còn thêm hàng chục doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách “chưa xác minh”, đồng nghĩa nhà cung ứng Mỹ sẽ gặp nhiều trở ngại nếu muốn bán công nghệ cho họ.
Lệnh hạn chế mới của Mỹ được dự đoán sẽ gây ra những tác động sâu rộng. Các công ty có nhà máy ở Trung Quốc (bao gồm cả những công ty không phải từ Mỹ) gặp thêm rất nhiều trở ngại trong hoạt động kinh doanh. Chuỗi cung ứng của ngành chip cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh những căng thẳng địa chính trị và chính sách diều hâu của Fed, giờ đây danh sách những thách thức mà các cổ phiếu công nghệ phải đối mặt lại càng dài thêm.
Cổ phiếu TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, giảm 8,3%. Cổ phiếu Samsung giảm 3,9%, mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây. Cổ Tokyo Electron cũng giảm mạnh do lo ngại hoạt động xuất khẩu chip sang Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/620x-1.png
Cổ phiếu TSMC đang ở mức rẻ nhất 7 năm. Nguồn: Bloomberg.
Cổ phiếu của SK Hynix (Hàn Quốc), một trong những nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và có nhà máy ở Trung Quốc, giảm 3,5%.
Chỉ tính từ lúc đóng cửa phiên 6/10 đến nay, tổng cộng giá trị vốn hóa của các công ty chip trên toàn thế giới đã sụt giảm 240 tỷ USD, theo dữ liệu thống kê của Bloomberg.
https://mkt.1cdn.vn/2022/10/11/620x-1-1-.png
Chỉ số MSCI World Information Technology có tháng tồi tệ nhất kể từ tháng 10/2008. Nguồn: Bloomberg.
Không chỉ dừng lại ở các cổ phiếu công nghệ, cơn bán tháo còn lan sang cả thị trường tiền tệ. Đồng won Hàn Quốc giảm hơn 1,6% so với USD, trong khi đài tệ giảm 0,7%. Sắc đỏ cũng bao trùm chứng khoán châu Á phiên sáng nay.
“Chúng tôi tin rằng những bất ổn trong ngắn hạn về phía lực cầu [chip] sẽ tiếp tục tăng lên, vì Trung Quốc hiện là thị trường điện toán đám mây lớn thứ hai thế giới”, Phelix Lee, chuyên gia phân tích của Morningstar nhận định. “Cú sốc mới có thể tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường vốn đã ảm đạm vì cầu yếu đối với hàng điện tử tiêu dùng”.
Đáp lại, truyền thông nhà nước và một số quan chức Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo động thái của Mỹ sẽ gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề, khiến thị trường đồn đoán Trung Quốc sẽ sớm có hành động đáp trả.
“Trước sức ép từ Mỹ, Trung Quốc sẽ tăng tốc chiến dịch phát triển ngành chip nội địa. Các công ty Nhật Bản nên sẵn sàng cho kịch bản trong tương lai – có lẽ là 10, 20 năm nữa, họ có thể mất tất cả khách hàng vào tay Trung Quốc”, chuyên gia phân tích Akira Minamikawa của Omdia nhận định.
Tham khảo Bloomberg