PDA

View Full Version : Cựu Bộ trưởng Mỹ cảnh báo: Nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp bước vào suy thoái



duyanh
10-09-2022, 11:28 AM
Cựu Bộ trưởng Mỹ cảnh báo: Nền kinh tế lớn nhất thế giới sắp bước vào suy thoái




Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers hôm 6/10 cho biết, nhiều khả năng Mỹ sẽ bước vào một cuộc suy thoái và gọi đó là hệ quả của "sự quá độ mà nền kinh tế đã phải trải qua".

https://mkt.1cdn.vn/2022/10/08/gif.gif

Mỹ sắp bước vào suy thoái

"Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng nếu không xảy ra suy thoái, chúng ta hiếm khi trở lại bình thường - mức mục tiêu khoảng 2%", ông Summers nói với CNN.

"Giờ đây, tôi không nghĩ rằng điều đó có nghĩa là chúng ta ở tình trạng hậu Covid-19 hoặc một điều tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính [2008], nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đã có một giai đoạn kích thích rất đáng kể và tôi cho rằng mặt trái của nó có lẽ là sự suy thoái của nền kinh tế", cựu Bộ trưởng Mỹ nói thêm.

Nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu cảnh báo trong nhiều tháng. Cả cổ phiếu và trái phiếu đều đang lao dốc và nhiều nhà phân tích cho rằng, thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục biến động cho đến khi lạm phát được kiềm chế. Nhìn chung, nền kinh tế Mỹ suy giảm 0,6% trong quý thứ hai của năm, theo ước tính tổng sản phẩm quốc nội mới nhất từ Cục Phân tích Kinh tế.

Một số nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách đã bác bỏ những tuyên bố về cuộc suy thoái đầu năm 2023, với lý do tăng trưởng việc làm, chi tiêu tiêu dùng và sản xuất mạnh mẽ. Tháng trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết tại một cuộc họp báo rằng, vẫn có nhiều cách để kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái.


https://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/160588918557773824/2022/10/8/photo-1-16652009203702050452253.jpeg

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, ngay cả ông Powell cũng thừa nhận, con đường đó đã thu hẹp hơn khi Fed buộc phải sử dụng đến các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ để giảm lạm phát.

Tăng lãi suất quá nhanh có thể gây ra suy thoái kéo dài

Triển vọng kinh tế toàn cầu đang u ám và rủi ro suy thoái đang nhanh chóng gia tăng: Đó là thông điệp mới nhất từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào ngày 6/10 khi tổ chức này một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng của mình.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cho biết: "Chúng tôi ước tính rằng các quốc gia chiếm khoảng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ trải qua ít nhất hai quý suy giảm liên tiếp trong năm nay hoặc năm sau. Và ngay cả khi tăng trưởng tích cực, nó vẫn sẽ giống như một cuộc suy thoái vì thu nhập thực tế thấp hơn và giá cả cao hơn".

IMF dự đoán rằng thế giới có thể mất 4 nghìn tỷ USD sản lượng kinh tế từ nay đến năm 2026.
Bà Georgieva nói: "Đó là quy mô của nền kinh tế Đức - một bước lùi rất lớn đối với nền kinh tế thế giới".
Sau khi tăng trưởng toàn cầu đạt tốc độ hàng năm 6,1% vào tháng 10/2021 trong bối cảnh đại dịch phục hồi mạnh mẽ, các ước tính kể từ đó thường xuyên được IMF hạ thấp. Tổ chức tài chính toàn cầu hiện dự đoán tổng tăng trưởng đạt 3,2% trong năm nay và 2,9% trong năm tới.

Bà Georgieva cho biết, những con số này sẽ được hạ xuống một lần nữa khi IMF công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất vào tuần tới.

Tất cả các nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang tăng trưởng chậm lại do cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, bất động sản Trung Quốc khủng hoảng và lạm phát cao lịch sử ở Mỹ.

Bà mô tả thế giới đang ở trong một thời kỳ "lịch sử mong manh", phải chịu đựng những cuộc khủng hoảng bao gồm đại dịch, xung đột quân sự và những làn sóng của thời tiết cực đoan đã góp phần chung vào sự gia tăng chóng mặt của giá cả.

"Trong vòng chưa đầy ba năm, chúng ta đã phải trải qua hết cú sốc này đến cú sốc khác", nhà kinh tế học người Bulgaria nói.

Bà kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục kiềm chế lạm phát nhưng cảnh báo rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhiều có thể đẩy toàn cầu vào một thời kỳ suy thoái kéo dài.

"Không thắt chặt đủ mức sẽ khiến lạm phát trở nên thiếu kiểm soát và cố định - điều này sẽ đòi hỏi lãi suất cao hơn và kéo dài hơn trong tương lai, gây ra thiệt hại lớn cho tăng trưởng và thiệt hại lớn cho người dân, nhưng thắt chặt chính sách tiền tệ quá nhanh - đồng thời xuyên quốc gia - có thể khiến nhiều nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài", bà nói.

Bà cũng khuyến khích các chính phủ áp dụng chính sách tài khóa tạm thời có mục tiêu để hỗ trợ những công dân dễ bị tổn thương nhất mà không làm tăng lạm phát tổng thể.


An An

duyanh
10-09-2022, 11:29 AM
Giáo sư tài chính Jeremy Siegel: Không phải lạm phát, đây mới là mối nguy lớn nhất hiện nay



https://cafefcdn.com/thumb_w/650/203337114487263232/2022/10/8/photo1665195228157-16651952282501618760886.jpeg

“Phần lớn 2ạm phát đã qua và sau đó mối nguy lớn nhất hiện tại là suy thoái, không phải lạm phát”.
Giáo sư về tài chính Jeremy Siegel của trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, cho biết rằng FED đã tăng lãi suất quá nhanh và rủi ro suy thoái sẽ “cực kỳ cao” nếu tiếp tục hành động như vậy.

Ông nói với CNBC: “Họ đáng lẽ phải thắt chặt chính sách sớm hơn nữa. Nhưng hiện tại tôi sợ rằng họ đang hãm phanh quá mạnh tay”.
Siegel nói rằng ông là một trong những người đầu tiên cảnh báo về các chính sách lạm phát của FED vào năm 2020 và năm 2021. Nhưng mọi thứ đã bị mất cân bằng.

Ông nói: “Nếu họ thắt chặt chính sách như những gì họ tuyên bố, tiếp tục tăng lãi suất cho đến đầu năm sau, nguy cơ suy thoái là cực cao”.

Dữ liệu chính thức có thể không hiển thị ngay lập tức những gì đang thực sự thay đổi trong nền kinh tế. Ông Siegel nhận định: “Phần lớn lạm phát đã qua và sau đó mối nguy lớn nhất hiện tại là suy thoái, không phải lạm phát”.
Giáo sư cho rằng lãi suất hiện tại đủ cao để có thể giảm lạm phát xuống 2% và mức lãi suất cuối cùng nên nằm trong khoảng từ 3,75% đến 4%.

Vào tháng 9, FED đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm lên mức 3%-3,25%. Đây là mức lãi suất cao nhất kể từ năm 2008. Ngân hàng trung ương cũng phát tín hiệu rằng lãi suất cơ bản có thể ở mức 4,6% vào năm 2023.
Theo công cụ theo dõi FedWatch của tập đoàn CME, xác suất để phạm vi lãi suất đạt khoảng 4,5% đến 4,75% vào tháng 2 năm sau là 58,3%.

Ông Siegel cho biết nếu mọi thứ phụ thuộc vào FED, họ sẽ tăng thêm nửa điểm vào tháng 11, sau đó chờ đợi và theo dõi. Nếu giá hàng hóa bắt đầu tăng và nguồn cung tiền tăng, FED có thể sẽ còn hành động nhiều hơn nữa.

Ông nói: “Khi tôi nhìn vào giá cả hàng hóa nhạy cảm, giá tài sản, giá nhà và thậm chí là giá cho thuê, tôi chỉ cảm nhận được sự sụt giảm chứ không phải tăng lên”.

Nhưng không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của Siegel. Ông Thomas Hoenig, cựu chủ tịch của Fed Kansas, cho biết lãi suất cần phải cao hơn nữa trong thời gian dài.

Ông nói với CNBC: “Quan điểm của cá nhân tôi là FED phải tăng lãi suất. Nếu lãi suất là 8%, thì bạn cần tăng lãi suất lên lên cao hơn nữa”.

Ông bổ sung rằng: “Họ cần phải giữ nguyên như hiện tại và không hạ lãi suất quá sớm, chẳng hạn như trong quý II của năm 2023 hoặc quý III”.



Theo CNBC
Thiên Di