sophienguyen
10-05-2022, 11:32 PM
Liên Âu xem xét trừng phạt Iran do đàn áp chống biểu tình
https://s.rfi.fr/media/display/f1f62f4c-44a9-11ed-88b7-005056a9a7b9/w:1024/p:16x9/AP22275534644599-1.webp
Cuộc tuần hành tại Paris, Pháp, ngày 02/10/2022, ủng hộ phong trào phản kháng tại Iran sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini. AP - Aurelien Morissard
Tiếp theo Hoa Kỳ, đến lượt Liên Hiệp Châu Âu xem xét các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Iran, bị cáo buộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình phản kháng bùng lên từ hơn hai tuần nay sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini. Cô đã thiệt mạng sau khi bị lực lượng ‘‘cảnh sát đạo đức’’ của chế độ Hồi giáo Iran bắt giữ.
AFP dẫn lời lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Josep Borrell, theo đó Liên Âu sẽ có ‘’các biện pháp mạnh’’ đối với chính quyền Teheran. Trước đó chính quyền Pháp cũng cho biết Bruxelles dự kiến sẽ phong tỏa tài khoản nhiều giới chức chính quyền Iran, và cấm một số quan chức nhập cảnh Liên Âu.
An ninh Iran đã đàn áp khốc liệt phong trào biểu tình, bùng lên sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini, nạn nhân của ‘‘lực lượng cảnh sát đạo đức’’. Theo tổ chức nhân quyền IHR, ít nhất 92 người thiệt mạng tại Iran kể từ 16/09. Tuy nhiên, phong trào phản kháng tại Iran vẫn tiếp diễn, và có xu hướng lan rộng sang các trường phổ thông.
Thông tín viên Shiavos Gazhi tường trình từ Teheran :
‘‘Sau các cuộc biểu tình ở một số trường đại học trong nước, trong những ngày gần đây, phong trào biểu tình đã lan sang nhiều trường phổ thông. Trên các mạng xã hội, ta có thể thấy nhiều video về các thiếu nữ cởi bỏ khăn trùm, đả đảo chế độ độc tài, giương cao khẩu hiệu ủng hộ tự do. Ở một số thành phố, họ thậm chí còn biểu tình trên đường phố mà không mang khăn trùm, điều vốn được coi là bắt buộc kể từ cuộc cách mạng Hồi Giáo năm 1979.
Lực lượng chống bạo động vẫn được triển khai với số lượng lớn tại các quảng trường chính của thủ đô để sẵn sàng ngăn chặn các cuộc biểu tình mới. Đồng thời, chính quyền cũng tuyên bố thả vài trăm người biểu tình, trong đó có ca sĩ Shervine Hajipour, người có bài hát ủng hộ tự do, được phát đi sau cái chết của Mahsa Amini, đã trở thành biểu tượng cho phong trào biểu tình.
Trong một số video quay ở trường học, nhiều thiếu nữ trẻ không trùm khăn Hồi Giáo đã hát vang bài hát này. Tuy nhiên, chính quyền Iran dường như rất kiên quyết. Một cuộc biểu tình mới sẽ được tổ chức vào hôm nay, thứ Tư 05/10 tại Teheran để ủng hộ chính quyền, tiếp theo những cuộc biểu tình tương tự trong những ngày gần đây ở một số thành phố khác’’.
Theo hãng tin Tasnim thân chính quyền Iran, hôm qua Teheran đã triệu đại sứ Anh để phản đối ‘‘các bình luận mang tính can thiệp’’ của bộ Ngoại Giao Anh. Theo người phụ trách bộ phận Tây Âu của bộ Ngoại Giao Iran, các lời lẽ của bộ Ngoại Giao Anh dựa trên ‘‘các giải thích sai lầm và mang tính khiêu khích’’ về các diễn biến tại Iran những ngày gần đây. Quan chức nói trên cảnh báo Iran sẽ có các hành động trả đũa.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/f1f62f4c-44a9-11ed-88b7-005056a9a7b9/w:1024/p:16x9/AP22275534644599-1.webp
Cuộc tuần hành tại Paris, Pháp, ngày 02/10/2022, ủng hộ phong trào phản kháng tại Iran sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini. AP - Aurelien Morissard
Tiếp theo Hoa Kỳ, đến lượt Liên Hiệp Châu Âu xem xét các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Iran, bị cáo buộc đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình phản kháng bùng lên từ hơn hai tuần nay sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini. Cô đã thiệt mạng sau khi bị lực lượng ‘‘cảnh sát đạo đức’’ của chế độ Hồi giáo Iran bắt giữ.
AFP dẫn lời lãnh đạo ngoại giao Liên Âu, ông Josep Borrell, theo đó Liên Âu sẽ có ‘’các biện pháp mạnh’’ đối với chính quyền Teheran. Trước đó chính quyền Pháp cũng cho biết Bruxelles dự kiến sẽ phong tỏa tài khoản nhiều giới chức chính quyền Iran, và cấm một số quan chức nhập cảnh Liên Âu.
An ninh Iran đã đàn áp khốc liệt phong trào biểu tình, bùng lên sau cái chết của thiếu nữ Mahsa Amini, nạn nhân của ‘‘lực lượng cảnh sát đạo đức’’. Theo tổ chức nhân quyền IHR, ít nhất 92 người thiệt mạng tại Iran kể từ 16/09. Tuy nhiên, phong trào phản kháng tại Iran vẫn tiếp diễn, và có xu hướng lan rộng sang các trường phổ thông.
Thông tín viên Shiavos Gazhi tường trình từ Teheran :
‘‘Sau các cuộc biểu tình ở một số trường đại học trong nước, trong những ngày gần đây, phong trào biểu tình đã lan sang nhiều trường phổ thông. Trên các mạng xã hội, ta có thể thấy nhiều video về các thiếu nữ cởi bỏ khăn trùm, đả đảo chế độ độc tài, giương cao khẩu hiệu ủng hộ tự do. Ở một số thành phố, họ thậm chí còn biểu tình trên đường phố mà không mang khăn trùm, điều vốn được coi là bắt buộc kể từ cuộc cách mạng Hồi Giáo năm 1979.
Lực lượng chống bạo động vẫn được triển khai với số lượng lớn tại các quảng trường chính của thủ đô để sẵn sàng ngăn chặn các cuộc biểu tình mới. Đồng thời, chính quyền cũng tuyên bố thả vài trăm người biểu tình, trong đó có ca sĩ Shervine Hajipour, người có bài hát ủng hộ tự do, được phát đi sau cái chết của Mahsa Amini, đã trở thành biểu tượng cho phong trào biểu tình.
Trong một số video quay ở trường học, nhiều thiếu nữ trẻ không trùm khăn Hồi Giáo đã hát vang bài hát này. Tuy nhiên, chính quyền Iran dường như rất kiên quyết. Một cuộc biểu tình mới sẽ được tổ chức vào hôm nay, thứ Tư 05/10 tại Teheran để ủng hộ chính quyền, tiếp theo những cuộc biểu tình tương tự trong những ngày gần đây ở một số thành phố khác’’.
Theo hãng tin Tasnim thân chính quyền Iran, hôm qua Teheran đã triệu đại sứ Anh để phản đối ‘‘các bình luận mang tính can thiệp’’ của bộ Ngoại Giao Anh. Theo người phụ trách bộ phận Tây Âu của bộ Ngoại Giao Iran, các lời lẽ của bộ Ngoại Giao Anh dựa trên ‘‘các giải thích sai lầm và mang tính khiêu khích’’ về các diễn biến tại Iran những ngày gần đây. Quan chức nói trên cảnh báo Iran sẽ có các hành động trả đũa.
RFI