duyanh
10-01-2022, 11:24 AM
Putin tuyên chiến với Mỹ và Âu châu qua việc sáp nhập 4 tỉnh Đông Nam Ukraine?
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/1-2-324x235.jpg
Hôm thứ Sáu 30/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành buổi lễ sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia, là 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine đã bị quân đội Nga thôn tính. Động thái này khiến cuộc chiến đã kéo dài 7 tháng bước sang một giai đoạn mới khó lường.
“Đây là ý nguyện của hàng triệu người”, ông Putin nói trong bài phát biểu trước hàng trăm chức sắc ở Đại Sảnh Thánh George của Điện Kremlin. Buổi lễ diễn ra ba ngày sau khi cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện gấp gáp đã kết thúc với kết quả hơn 96% cư dân tại những tỉnh trên ủng hộ việc sáp nhập. Cả 4 tỉnh rộng 90.000 km vuông, chiếm khoảng 15% lãnh thổ của Ukraine, rộng bằng Hungary hoặc Bồ Đào Nha.
Các quan chức Chính phủ Nga cho biết, Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia sẽ được Moscow bảo vệ ngay sau khi chính thức sáp nhập Nga. Putin kêu gọi “Ukraine hãy tôn trọng sự lựa chọn tự do của người dân sinh sống tại các tỉnh này. Đó là cách duy nhất để dẫn tới hòa bình”.
Trong bài phát biểu, Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai.
Một nước Nga mới
Putin nói rằng, Nga có thể không dừng lại ở bốn khu vực được đề cập – Khi sử dụng từ “Novorossiya”, “Nước Nga mới”, được ám chỉ là toàn bộ phía đông nam của Ukraine sẽ thuộc lãnh thổ Nga.
Trong diễn văn, Putin nói rất ít về Ukraine. Những lời duy nhất nói thẳng với Kyiv nghe có vẻ như một lời chế nhạo: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Kiev hãy ngừng lại tất cả các hành động thù địch, hãy ngừng cuộc xung đột đã nổ ra từ năm 2014 và quay trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ‘phản bội’ những khu vực muốn trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Người dân đã đưa ra lựa chọn của họ, và đó là một lựa chọn rõ ràng”.
Phần lớn nội dung của bài phát biểu nhằm gửi đến quân dân Nga để giải thích cho họ “kẻ thù là ai” và kẻ thù đó không phải ở Kyiv, mà là ở Washington, London và các thủ đô của phương Tây. Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai, rằng phương Tây không chỉ mang nặng tội lỗi lịch sử (buôn bán nô lệ, tiêu diệt thổ dân châu Mỹ, cướp bóc Ấn Độ và châu Phi, các cuộc chiến tranh thuốc phiện chống lại Trung Quốc). Putin kết án chủ nghĩa đế quốc là một “hệ thống thuộc địa mới” với sự trợ giúp của phương Tây “ký sinh” sống nhờ “lơi nhuận bá quyền”. Putin nhắc lại, Đức từng bị chiếm đóng bởi Hoa Kỳ, quốc gia cùng với người Anh đã tàn phá các thành phố Dresden, Cologne và Hamburg – một hành động tương tự như vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Theo Putin, giới tinh hoa châu Âu nay không chỉ là “tay sai” của Hoa Kỳ, mà “là những kẻ phản bội chính dân tộc của mình”.
Bây giờ Mỹ và Phương Tây muốn áp đặt lên người Nga – mặc dù Đế quốc Nga hoàn toàn không phải là một đế chế thuộc địa. Putin tôn vinh Nga là mũi nhọn chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trong diễn văn, Putin cũng cáo buộc cuộc tấn công gần đây nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 là “người Anglo-Saxon”. Putin cho rằng, “Các biện pháp trừng phạt vẫn không đủ đối với người Anglo-Saxon: “Họ chuyển sang phá hoại”, Putin nói. “Thật khó tin nhưng có một sự thật là họ đã gây ra các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt quốc tế Nord Stream”. Putin quả quyết: “Họ bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng toàn châu Âu. Ai được lợi từ việc này, mọi người đều rõ. Tất nhiên, kẻ nào được lợi thì kẻ đó làm thôi”.
Liên hiệp châu Âu nói họ nghi ngờ có hành vi phá hoại đã gây ra thiệt hại cho đường ống Nord Stream 1 và 2 do Gazprom đứng đầu vận hành ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch. Nhà Trắng đã bác bỏ cáo buộc của Nga về việc Mỹ đứng sau các vụ việc.
Mỹ, Châu Âu và Kiev phản ứng
Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lễ ký kết sáp nhập 4 tỉnh Ukraine vào nước này, giới chức Ukraine, châu Âu và Mỹ lập tức lên tiếng phản đối.
Phản ứng trước việc Nga sáp nhập bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, chính phủ Kyiv đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo Anh, The Guardian dẫn thông cáo được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đăng trên Twitter, viết rằng, việc sát nhập được tuyên bố bởi Putin “sẽ chẳng thay đổi bất kỳ điều gì cả. Tất cả những vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga kiểm soát sẽ luôn là một phần của đất nước Ukraine có chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án động thái Nga sát nhập các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson”. Hội đồng châu Âu (EC) sau đó cũng ra thông cáo phản đối việc Nga sát nhập 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine.
Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các quan chức chính phủ Nga, các thành viên gia đình và binh sĩ của họ. Danh sách dài những người mà Mỹ đang nhắm tới trong động thái này bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, các thành viên khác của quốc hội, cũng như các thành viên gia đình của Thủ tướng Mikhail Mishustin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin và cựu Tổng Thống Dmitry Medvedev, người hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.
Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “Hoa Kỳ dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian dối của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận“. Tổng thống Joe Biden lên án âm mưu lừa đảo của Nga nhằm thôn tính lãnh thổ Ukraine có chủ quyền là “Nga vi phạm công pháp quốc tế, chà đạp Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tỏ ra khinh thường các quốc gia hoà bình khắp nơi”.
Thay lời kết
Trong bài phát biểu đầy thách thức, Putin nói rằng ông ta đang bảo vệ “Đất nước và các giá trị” của Nga. Ông cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành một cuộc “chiến tranh hỗn hợp” chống lại Nga và các chính phủ của 4 vùng ly khai mà Nga đang ủng hộ ở miền đông Ukraine. Putin cho rằng, phương Tây đã thất hứa với Nga và không có quyền đạo đức để nói về dân chủ. Các nước phương Tây luôn đóng vai trò là các nước đế quốc.
Diễn văn của Putin trong ngày lễ ký kết Hiệp định sáp nhập không chỉ khẳng định quyết tâm thôn tính từng phần nước Ukraine, nhằm xây dựng một nước Nga mới, mà còn là “một Bản tuyên chiến cơ bản với phương Tây đương đại và thế giới đương đại nói chung”.
Vũ Ngọc Yên
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/1-2-324x235.jpg
Hôm thứ Sáu 30/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành buổi lễ sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia, là 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine đã bị quân đội Nga thôn tính. Động thái này khiến cuộc chiến đã kéo dài 7 tháng bước sang một giai đoạn mới khó lường.
“Đây là ý nguyện của hàng triệu người”, ông Putin nói trong bài phát biểu trước hàng trăm chức sắc ở Đại Sảnh Thánh George của Điện Kremlin. Buổi lễ diễn ra ba ngày sau khi cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện gấp gáp đã kết thúc với kết quả hơn 96% cư dân tại những tỉnh trên ủng hộ việc sáp nhập. Cả 4 tỉnh rộng 90.000 km vuông, chiếm khoảng 15% lãnh thổ của Ukraine, rộng bằng Hungary hoặc Bồ Đào Nha.
Các quan chức Chính phủ Nga cho biết, Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia sẽ được Moscow bảo vệ ngay sau khi chính thức sáp nhập Nga. Putin kêu gọi “Ukraine hãy tôn trọng sự lựa chọn tự do của người dân sinh sống tại các tỉnh này. Đó là cách duy nhất để dẫn tới hòa bình”.
Trong bài phát biểu, Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai.
Một nước Nga mới
Putin nói rằng, Nga có thể không dừng lại ở bốn khu vực được đề cập – Khi sử dụng từ “Novorossiya”, “Nước Nga mới”, được ám chỉ là toàn bộ phía đông nam của Ukraine sẽ thuộc lãnh thổ Nga.
Trong diễn văn, Putin nói rất ít về Ukraine. Những lời duy nhất nói thẳng với Kyiv nghe có vẻ như một lời chế nhạo: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Kiev hãy ngừng lại tất cả các hành động thù địch, hãy ngừng cuộc xung đột đã nổ ra từ năm 2014 và quay trở lại bàn đàm phán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ‘phản bội’ những khu vực muốn trở thành một phần lãnh thổ của Nga. Người dân đã đưa ra lựa chọn của họ, và đó là một lựa chọn rõ ràng”.
Phần lớn nội dung của bài phát biểu nhằm gửi đến quân dân Nga để giải thích cho họ “kẻ thù là ai” và kẻ thù đó không phải ở Kyiv, mà là ở Washington, London và các thủ đô của phương Tây. Putin gợi lại ký ức về lịch sử Nga từ thế kỷ 18 đến Thế chiến II và lặp lại những cáo buộc quen thuộc chống lại phương Tây, buộc tội phương Tây bóc lột thuộc địa và nhắc lại việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân đánh vào Nhật Bản hồi cuối Thế Chiến Thứ Hai, rằng phương Tây không chỉ mang nặng tội lỗi lịch sử (buôn bán nô lệ, tiêu diệt thổ dân châu Mỹ, cướp bóc Ấn Độ và châu Phi, các cuộc chiến tranh thuốc phiện chống lại Trung Quốc). Putin kết án chủ nghĩa đế quốc là một “hệ thống thuộc địa mới” với sự trợ giúp của phương Tây “ký sinh” sống nhờ “lơi nhuận bá quyền”. Putin nhắc lại, Đức từng bị chiếm đóng bởi Hoa Kỳ, quốc gia cùng với người Anh đã tàn phá các thành phố Dresden, Cologne và Hamburg – một hành động tương tự như vụ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Theo Putin, giới tinh hoa châu Âu nay không chỉ là “tay sai” của Hoa Kỳ, mà “là những kẻ phản bội chính dân tộc của mình”.
Bây giờ Mỹ và Phương Tây muốn áp đặt lên người Nga – mặc dù Đế quốc Nga hoàn toàn không phải là một đế chế thuộc địa. Putin tôn vinh Nga là mũi nhọn chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
Trong diễn văn, Putin cũng cáo buộc cuộc tấn công gần đây nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 là “người Anglo-Saxon”. Putin cho rằng, “Các biện pháp trừng phạt vẫn không đủ đối với người Anglo-Saxon: “Họ chuyển sang phá hoại”, Putin nói. “Thật khó tin nhưng có một sự thật là họ đã gây ra các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt quốc tế Nord Stream”. Putin quả quyết: “Họ bắt đầu phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng toàn châu Âu. Ai được lợi từ việc này, mọi người đều rõ. Tất nhiên, kẻ nào được lợi thì kẻ đó làm thôi”.
Liên hiệp châu Âu nói họ nghi ngờ có hành vi phá hoại đã gây ra thiệt hại cho đường ống Nord Stream 1 và 2 do Gazprom đứng đầu vận hành ở vùng biển Thụy Điển và Đan Mạch. Nhà Trắng đã bác bỏ cáo buộc của Nga về việc Mỹ đứng sau các vụ việc.
Mỹ, Châu Âu và Kiev phản ứng
Ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố lễ ký kết sáp nhập 4 tỉnh Ukraine vào nước này, giới chức Ukraine, châu Âu và Mỹ lập tức lên tiếng phản đối.
Phản ứng trước việc Nga sáp nhập bất hợp pháp lãnh thổ Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết, chính phủ Kyiv đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo Anh, The Guardian dẫn thông cáo được Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đăng trên Twitter, viết rằng, việc sát nhập được tuyên bố bởi Putin “sẽ chẳng thay đổi bất kỳ điều gì cả. Tất cả những vùng lãnh thổ của Ukraine bị Nga kiểm soát sẽ luôn là một phần của đất nước Ukraine có chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án động thái Nga sát nhập các tỉnh Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson”. Hội đồng châu Âu (EC) sau đó cũng ra thông cáo phản đối việc Nga sát nhập 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine.
Hoa Kỳ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các quan chức chính phủ Nga, các thành viên gia đình và binh sĩ của họ. Danh sách dài những người mà Mỹ đang nhắm tới trong động thái này bao gồm thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina, các thành viên khác của quốc hội, cũng như các thành viên gia đình của Thủ tướng Mikhail Mishustin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin và cựu Tổng Thống Dmitry Medvedev, người hiện là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.
Ngoại trưởng Antony Blinken nói: “Hoa Kỳ dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian dối của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận“. Tổng thống Joe Biden lên án âm mưu lừa đảo của Nga nhằm thôn tính lãnh thổ Ukraine có chủ quyền là “Nga vi phạm công pháp quốc tế, chà đạp Hiến chương Liên Hiệp Quốc và tỏ ra khinh thường các quốc gia hoà bình khắp nơi”.
Thay lời kết
Trong bài phát biểu đầy thách thức, Putin nói rằng ông ta đang bảo vệ “Đất nước và các giá trị” của Nga. Ông cáo buộc Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành một cuộc “chiến tranh hỗn hợp” chống lại Nga và các chính phủ của 4 vùng ly khai mà Nga đang ủng hộ ở miền đông Ukraine. Putin cho rằng, phương Tây đã thất hứa với Nga và không có quyền đạo đức để nói về dân chủ. Các nước phương Tây luôn đóng vai trò là các nước đế quốc.
Diễn văn của Putin trong ngày lễ ký kết Hiệp định sáp nhập không chỉ khẳng định quyết tâm thôn tính từng phần nước Ukraine, nhằm xây dựng một nước Nga mới, mà còn là “một Bản tuyên chiến cơ bản với phương Tây đương đại và thế giới đương đại nói chung”.
Vũ Ngọc Yên