giahamdzui
09-26-2022, 10:36 PM
Chiến tranh Ukraina : Phe « trung lập », đối tượng tranh giành ảnh hưởng giữa Nga và phương Tây ?
https://s.rfi.fr/media/display/27d46078-3da4-11ed-afc9-005056bfa79e/w:1280/p:16x9/AP22265733421654.webp (https://s.rfi.fr/media/display/27d46078-3da4-11ed-afc9-005056bfa79e/w:1280/p:16x9/AP22265733421654.webp)
Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, họp với các đối tác trong nhóm Thái Bình Dương Xanh, ngày 22/09/2022, bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. AP - Craig Ruttle
Trung tuần tháng 11/2022, thượng đỉnh khối G20 sẽ diễn ra tại Bali, Indonesia. Sự kiện này có nguy cơ là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữa tổng thống Nga và các lãnh đạo phương Tây đối với các nước được cho là « trung lập » hay « phi liên kết ».
Trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Ba 20/09/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « giờ không phải là lúc cho sự đối đầu giữa phương Tây với phần còn lại của thế giới. Ở đây, không còn là chuyện phải chọn phe giữa Đông và Tây, cũng như là giữa Bắc với Nam, mà là vấn đề trách nhiệm của tất cả những ai gắn bó với tài sản quý giá nhất của chúng ta : đó là Hòa bình ».
Xa với vùng chiến sự, lời kêu gọi này của tổng thống Pháp còn mang hơi hướng của một cuộc chiến khác : Mặt trận ngoại giao, đang diễn ra bên lề cuộc chiến Ukraina, giữa Nga và phương Tây bên cạnh nhiều nước từ chối chọn phe trong một cuộc xung đột mà họ cho là mang tính « khu vực », giới hạn ở « châu Âu », và thậm chí là « giữa những người da trắng ».
Le Monde nhắc lại, một tuần sau khi chiến tranh bùng nổ, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để lên án hành động xâm lược của Nga, 35 trong số 193 quốc gia thành viên đã vắng mặt, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Iran cũng như là nhiều nước thành viên cũ của Liên Xô. Cùng với thời gian, con số những nước vắng mặt dần tăng theo như trong cuộc bỏ phiếu loại trừ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, có đến 58 nước vắng mặt.
Hiện tượng này cho thấy rõ thế giới bị phân hóa sâu sắc hơn bao giờ hết và tầm ảnh hưởng của phương Tây đang đà suy giảm mạnh. Làm thế nào lôi kéo nhóm các nước này, vốn dĩ chiếm đến hơn phần nửa dân số thế giới, đây rõ ràng là một thách thức quan trọng cho cả Nga lẫn phe phương Tây. Một bên muốn chứng tỏ không bị cô lập bất chấp các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt. Còn bên kia thì lo lắng hố sâu ngăn cách giữa « phương Tây với phần còn lại thế giới » ngày một lớn.
Theo ông Jean-Marie Guehenno, cựu trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chuyên trách về các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, có nhiều lý do để giải thích cho vị thế « trung lập » này của nhiều nước như phản đối tình trạng nhất bên trọng nhất bên khinh trong việc tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc giữa phương Tây với các nước còn lại ; nỗi lo bị « lãnh đòn » khi phải chọn phe ; và mối liên hệ xa xưa mà Nga đã có được với một phần thế giới thứ ba… Vị giáo sư đại học Columbia lưu ý, lập trường này của những nước trên chẳng mang chút ý thức hệ, khác biệt hoàn toàn với phong trào không liên kết được hình thành trong thời chiến tranh lạnh.
Về phần mình, chuyên gia Thomas Gomart – giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), nhấn mạnh thêm rằng nước Nga là cường quốc thứ 11 trên thế giới, quốc gia xuất khẩu khí đốt, dầu hỏa, vũ khí, hạt nhân dân sự và lúc mì, tuy đang hứng chịu các đòn trừng phạt nhưng Matxcơva vẫn có thể phản đòn.
Do vậy, với vị thế này, nước Nga đang tạo ra một diện mạo địa lý mới xung quanh ba nhóm nước chính : Thứ nhất là khu vực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), lên án và trừng phạt nước Nga. Thứ hai, nhóm các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, tuy lên án nhưng không trừng phạt Nga. Và cuối cùng là nhóm các nước khác, tỏ ra khá lạnh lùng trước cuộc xung đột, trừ phi khi họ bị liên đới với một trong số năm lĩnh vực xuất khẩu chiến lược của Nga. Cũng theo ông Gomart, chính nhờ sự phân mảnh này mà Nga đang tìm cách tận dụng khi sử dụng vũ khí năng lượng và lương thực, hay cùng với Trung Quốc kêu gọi thiết lập một trật tự thế giới mới.
Trong bối cảnh này, theo một nhân vật thân cận với tổng thống Macron, phương Tây phải có nhiều nỗ lực ngoại giao hơn để « lôi kéo tất cả những cường quốc trung lập này trở lại ». Trong khi chờ đợi, tổng thống Nga cho thấy hình ảnh bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân thượng đỉnh Samarkand tại Uzbekistan hồi trung tuần tháng 9/2022, với sự hiện diện nhiều nguyên thủ khác.
Cũng giống như tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, cường độ cuộc chiến ngoại giao sẽ còn gia tăng tại thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia. Bất chấp phản đối từ Mỹ và các đồng minh châu Âu của Ukraina, tổng thống Nga vẫn được mời tham dự. Đây rất có thể sẽ làm cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa nguyên thủ Nga và các đồng nhiệm phương Tây, với sự hiện diện của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/27d46078-3da4-11ed-afc9-005056bfa79e/w:1280/p:16x9/AP22265733421654.webp (https://s.rfi.fr/media/display/27d46078-3da4-11ed-afc9-005056bfa79e/w:1280/p:16x9/AP22265733421654.webp)
Ảnh minh họa: Ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken, họp với các đối tác trong nhóm Thái Bình Dương Xanh, ngày 22/09/2022, bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. AP - Craig Ruttle
Trung tuần tháng 11/2022, thượng đỉnh khối G20 sẽ diễn ra tại Bali, Indonesia. Sự kiện này có nguy cơ là nơi diễn ra cuộc tranh giành ảnh hưởng gay gắt giữa tổng thống Nga và các lãnh đạo phương Tây đối với các nước được cho là « trung lập » hay « phi liên kết ».
Trong bài phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Ba 20/09/2022, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « giờ không phải là lúc cho sự đối đầu giữa phương Tây với phần còn lại của thế giới. Ở đây, không còn là chuyện phải chọn phe giữa Đông và Tây, cũng như là giữa Bắc với Nam, mà là vấn đề trách nhiệm của tất cả những ai gắn bó với tài sản quý giá nhất của chúng ta : đó là Hòa bình ».
Xa với vùng chiến sự, lời kêu gọi này của tổng thống Pháp còn mang hơi hướng của một cuộc chiến khác : Mặt trận ngoại giao, đang diễn ra bên lề cuộc chiến Ukraina, giữa Nga và phương Tây bên cạnh nhiều nước từ chối chọn phe trong một cuộc xung đột mà họ cho là mang tính « khu vực », giới hạn ở « châu Âu », và thậm chí là « giữa những người da trắng ».
Le Monde nhắc lại, một tuần sau khi chiến tranh bùng nổ, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để lên án hành động xâm lược của Nga, 35 trong số 193 quốc gia thành viên đã vắng mặt, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Iran cũng như là nhiều nước thành viên cũ của Liên Xô. Cùng với thời gian, con số những nước vắng mặt dần tăng theo như trong cuộc bỏ phiếu loại trừ Nga khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, có đến 58 nước vắng mặt.
Hiện tượng này cho thấy rõ thế giới bị phân hóa sâu sắc hơn bao giờ hết và tầm ảnh hưởng của phương Tây đang đà suy giảm mạnh. Làm thế nào lôi kéo nhóm các nước này, vốn dĩ chiếm đến hơn phần nửa dân số thế giới, đây rõ ràng là một thách thức quan trọng cho cả Nga lẫn phe phương Tây. Một bên muốn chứng tỏ không bị cô lập bất chấp các biện pháp trừng phạt do Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu áp đặt. Còn bên kia thì lo lắng hố sâu ngăn cách giữa « phương Tây với phần còn lại thế giới » ngày một lớn.
Theo ông Jean-Marie Guehenno, cựu trợ lý tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, chuyên trách về các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, có nhiều lý do để giải thích cho vị thế « trung lập » này của nhiều nước như phản đối tình trạng nhất bên trọng nhất bên khinh trong việc tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc giữa phương Tây với các nước còn lại ; nỗi lo bị « lãnh đòn » khi phải chọn phe ; và mối liên hệ xa xưa mà Nga đã có được với một phần thế giới thứ ba… Vị giáo sư đại học Columbia lưu ý, lập trường này của những nước trên chẳng mang chút ý thức hệ, khác biệt hoàn toàn với phong trào không liên kết được hình thành trong thời chiến tranh lạnh.
Về phần mình, chuyên gia Thomas Gomart – giám đốc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), nhấn mạnh thêm rằng nước Nga là cường quốc thứ 11 trên thế giới, quốc gia xuất khẩu khí đốt, dầu hỏa, vũ khí, hạt nhân dân sự và lúc mì, tuy đang hứng chịu các đòn trừng phạt nhưng Matxcơva vẫn có thể phản đòn.
Do vậy, với vị thế này, nước Nga đang tạo ra một diện mạo địa lý mới xung quanh ba nhóm nước chính : Thứ nhất là khu vực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE), lên án và trừng phạt nước Nga. Thứ hai, nhóm các nước Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, tuy lên án nhưng không trừng phạt Nga. Và cuối cùng là nhóm các nước khác, tỏ ra khá lạnh lùng trước cuộc xung đột, trừ phi khi họ bị liên đới với một trong số năm lĩnh vực xuất khẩu chiến lược của Nga. Cũng theo ông Gomart, chính nhờ sự phân mảnh này mà Nga đang tìm cách tận dụng khi sử dụng vũ khí năng lượng và lương thực, hay cùng với Trung Quốc kêu gọi thiết lập một trật tự thế giới mới.
Trong bối cảnh này, theo một nhân vật thân cận với tổng thống Macron, phương Tây phải có nhiều nỗ lực ngoại giao hơn để « lôi kéo tất cả những cường quốc trung lập này trở lại ». Trong khi chờ đợi, tổng thống Nga cho thấy hình ảnh bên cạnh chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân thượng đỉnh Samarkand tại Uzbekistan hồi trung tuần tháng 9/2022, với sự hiện diện nhiều nguyên thủ khác.
Cũng giống như tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, cường độ cuộc chiến ngoại giao sẽ còn gia tăng tại thượng đỉnh G20 ở Bali, Indonesia. Bất chấp phản đối từ Mỹ và các đồng minh châu Âu của Ukraina, tổng thống Nga vẫn được mời tham dự. Đây rất có thể sẽ làm cuộc đối đầu trực diện đầu tiên giữa nguyên thủ Nga và các đồng nhiệm phương Tây, với sự hiện diện của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
RFI