giavui
11-16-2010, 06:06 PM
Đêm Tuyết Gọi
Ngô Nguyên Dũng
Cuộc rượu về khuya chỉ còn lại bốn người: tôi, Bính, Phụng và Thạo. Bính với tôi thân nhau đã lâu, còn Thạo chỉ mới qua đây. Anh là bạn của Bính như thế nào, tôi không rõ, cũng chưa hỏi. Vào tiệc, anh ít nói. Sau một đỗi cụng ly qua lại, khẩu khí chừng như ngấm men, anh trở nên hoạt náo. Bàn chúng tôi, một lứa trung niên, chỉ mỗi Hứa Phụng là nữ phái. Nàng gốc người Hoa, nhân tình nhân ngãi với Bính đã nhiều năm.
Có lần, cạn chuyện, tôi hỏi Bính:
- Bạn và Phụng không nghĩ chuyện làm khế ước trăm năm với nhau sao? Sống vậy, người ta nói.
Anh hùng hổ:
- Đứa nào nói gì? Đấm hộc máu nó ra!
Tôi lúng búng:
- Làm gì dữ vậy, bạn?
Bính dịu giọng:
- Tụi mình đang sống ở đâu, thời nào vậy? Trời, nơi này là đất Âu châu tiến bộ, chứ phải đâu Trung đông vào thế kỷ 18.
Nhưng nét mặt và cách nói anh vẫn không dứt bực bội. Tôi đổi đề tài, gợi ý bàn bạc về buổi triển lãm một số danh hoạ ấn tượng vừa khai trương. Chúng tôi hợp nhau ở lãnh vực này, yêu nghệ thuật, nên tình thân không gặp nhiều trở ngại. Trăm lần như một, khi đồng hương chúng tôi tổ chức lễ lộc hay họp mặt hội luận nọ kia, Bính đều lái xe tới nhà chở tôi đi. Cho tới bây giờ, nhiều thập niên phẳng lặng trôi qua, tôi vẫn chưa hề nghĩ tới chuyện sắm một chiếc xe. Vì nhiều lẽ. Tài chính là một. Và không hiểu sao, tôi thích quang cảnh những sân ga, những bến đợi, những dải đường sắt phơi lưng dưới thời tiết bốn mùa. Khoảnh khắc thơ thẩn đó gợi nhắc trong tâm tư tôi vằng vặc nhiều ý tưởng, khiến tôi hình dung ra ảnh sắc của gặp gỡ và ly biệt, tất bật và thảnh thơi, nôn nao và nhẫn nại chờ đón những hành trình ngắn dài xuyên đất liền. Tôi thích ngắm lề lối kiến trúc những nhà ga trung tâm. Nó bóc trần tâm tính dân bản xứ, lắm khi còn gắn liền mật thiết với vận mệnh thăng trầm của lịch sử. Cả những quán xá hai bên lối đi lúc nào cũng tấp nập hành khách vào ra, lên xuống. Không biết những phiến gạch lót có bao giờ mong mỏi đôi phút ngơi nghỉ? Những ý tưởng này, tôi nghĩ khó có ai chia sẻ. Cứ vậy, tôi cất chúng kỹ lưỡng trong nhiều ngăn kéo tâm tư mình.
Có lần Hứa Phụng rủ tôi ra nhà ga trung tâm đón Bính trở lại sau vài tuần công du tỉnh xa. Xe lửa đến trễ. Tôi và Phụng vào quán cà-phê ngồi chờ. Một tách cappuccino ở đây không rẻ, tôi gọi thêm một phần bánh Frankfurter Kranz. Hứa Phụng sợ mập, chỉ uống một tách trà bạc hà. Khách vào ra nhốn nháo. Chỗ dành cho kẻ không hút thuốc đầy kín, chúng tôi phải ngồi cạnh những ống khói nikotin. Không gian ngộp ngụa tiếng ồn. Trên tường, màn ảnh đang chiếu đoạn phim quảng cáo du lịch không âm thanh. Liếc phớt, tôi thấy màu thiên thanh đại dương, những mái nhà đỏ ngói, tường vôi trắng chênh vênh sườn núi xanh lá.
Tôi gợi chuyện:
- Năm nay Phụng và Bính dự định đi nghỉ hè ở đâu?
Hứa Phụng lắc đầu:
- Chắc không đi được. Anh Bính nói, hãng đang thay đổi hệ thống máy vi tính gì đó, nhiều việc lắm.
- Còn Phụng?
- Phụng vẫn đi lau chùi dọn dẹp nhà cửa cho người ta.
- Tôi phục Phụng, siêng năng như kiến, làm tôi có cảm tưởng mình là con ve hoang đàng.
Phụng cười. Bây giờ tôi mới để ý thấy Hứa Phụng hôm nay trang điểm giản dị. Nàng có cặp mắt rất Tàu, một mí xênh xếch, nhưng khá to và hài hòa trên gương mặt ửng phấn hồng đào, cặp môi thoa mỏng lớp son bóng, viền môi phớt lam nhạt. Dẫu vậy thần sắc nàng vẫn rực rỡ như đóa mẫu đơn sung mãn hằng năm mùa lễ Hiện xuống.
Phụng nhỏ nhẻ nâng tách trà hớp ngụm:
- Ở nhà hoài, chán chết.
Tôi xẻ mẩu bánh kem, bắt được hương ngầy ngật của bơ sữa và đậu phộng ngào đường.
- Bính là người may mắn.
Khoé mắt Hứa Phụng loé lên thoáng giây:
- Thấy anh ăn bánh, Phụng phát thèm, nhưng phải giữ eo... Được này mất kia, anh!
Tôi không hiểu rõ ý Phụng, nhưng ngần ngại không hỏi. Lâu lắm tôi mới có dịp ăn lại thứ bánh ngập ngậy chất béo này. Nó làm tôi nhớ lại thuở vừa sang đây, mỗi lần đi ngang tiệm bánh ngọt, tôi buộc lòng dừng chân ngắm nghía chốc lát. Thấy thứ nào cũng ngon. Từ loại bánh nướng xoắn ốc nạm nho khô tới loại bánh kem nhiều lớp, trên mặt đắp trái cây tráng thạch. Tôi thưởng thức bánh kem Frankfurter Kranz lần đầu tại nhà chị Tràng. Chị thố lộ, lẽ ra tên chị là Trường, nhưng cha mẹ chị phải gọi trại thành Tràng để khỏi thất lễ với một người bà con trùng tên. Chị Tràng có hoa tay nấu ăn, làm bánh mứt. Từ ngày chồng chị qua đời vì viêm gan, chị ở vậy với đứa con trai đang tuổi lớn. Chị làm bánh bỏ mối cho vài tiệm thực phẩm á châu, kiếm phụ phí. Bánh Frankfurter Kranz chị làm ngọt vừa phải. Quả mứt anh đào đỏ mọng, trong ánh hạt lựu. Lớp đậu phộng xên đường cháy ngậy hương mật ong. Bánh trứng nướng xốp mềm, vừa chạm lưỡi đã tan thấm cùng kem va-ni đánh bông.
Nhưng, tôi ngờ rằng món bánh Frankfurter Kranz thơm ngon của chị Tràng đãi tôi dạo nào chỉ là lý do phụ khiến tôi suốt đời không bao giờ quên, chính yếu có lẽ do câu chuyện chị kể. Chồng chị hảo khẩu loại bánh này. Tới giỗ hằng năm, chị đều làm bánh, pha cà-phê cúng chồng. Năm nọ, bận bịu sao đó, chị không làm. Đêm sau chị chiêm bao thấy anh, gương mặt buồn bã như thầm trách. Và khoé mắt từ từ tuôn tròn những giọt lệ đỏ, trong vắt, y hệt màu mứt anh đào điểm hoa trên mặt bánh.
Từ dạo đó, mỗi lần tôi xẻ bánh Frankfurter Kranz, đều thấy lại tia mắt loe loét máu đỏ của chồng chị Tràng.
Hứa Phụng kêu khẽ:
- Khủng khiếp quá!
Tôi tỉnh queo:
- Không hiểu sao, tôi lại xúc động. Khó tìm ra thứ biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng nào đậm đà hơn thế.
- Anh giỏi văn vẽ.
- Đâu ai muốn.
Hứa Phụng lắc đầu:
- Phụng vẫn chưa hiểu tại sao anh và anh Bính lại thân nhau.
Tôi mỉm cười, không đáp, múc giọt lệ ngọt ngào của chồng chị Tràng đưa lên môi. Tôi cố hình dung lại vẻ mặt của người đàn ông ấy, chỉ loáng thoáng nhớ ra tấm ảnh đen trắng trên tủ thờ ấm áp hai ngọn nến trắng. Hương trầm nhang phất nồng. Bình hoa cúc đầu mùa đẫm sắc nắng tẩm liệm ý tình. Có nhiều điều tôi chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác bén nhạy của riêng mình mà không thấu hiểu. Những tương quan giữa tôi với Bính, với chị Tràng, với Hứa Phụng, với những trang chữ vẫn dan díu cùng tôi, cũng như với mớ dĩ vãng cùng người hôn phối đã tử biệt đành đoạn trong chuyến hải trình ly hương nhiều thập niên trước. Phải chăng vì vậy mà tôi thân thiết với chị Tràng? Chưa lần nào tôi kể cho ai nghe những giấc chiêm bao vẫn thường xuyên quấy nhiễu tâm thức tôi. Những người thân đã qua đời hiện lên tươi trẻ hoạt náo linh động trong giấc ngủ tôi. Một điều lạ lùng, tôi chỉ thấy mà không thể nghe. Câm lặng trong cõi huyền ảo hoan hỉ sắc sáng. Bừng tỉnh, lòng tôi trào lên nỗi rung động thâm tình luân lưu trong huyết mạch.
Hứa Phụng mềm giọng:
- Phụng nhớ có lần đọc ở đâu đó một đoạn văn viết về tâm lý của những dân tộc lưu vong. Tất cả đều có mẫu số chung, thích sống hợp quần.
- Thì có gì lạ?
- Lạ ở chỗ, đôi khi có ai muốn tìm hiểu một thể thức lễ lạt cổ truyền, chỉ cần tới nơi nào có nhiều sắc tộc lưu vong sinh sống, sẽ tìm ra.
Tôi không đồng ý với ai đó đã viết ra cái điều khó chấp nhận ấy, nhưng im lặng. Thứ lễ lạt truyền thống phải chăng là những lần họp mặt đồng hương chia tay năm cũ? Trẻ con được tiền lì xì trong phong bì phẩm đỏ? Bàn thờ tổ tiên chưng bày nhang đèn, hoa trái, liễn đối phúc lành? Những lời cung chúc mòn thính được lặp lại? Xôi bánh, giò chả, chè mứt, bia rượu thơm mắt ngon môi? Nhưng dần dà cá nhân tôi thấy ra vị nhạt nhẽo của tách trà quê quán lạnh đắng. Những kẻ lận đận cùng lứa sang đây một thuở với tôi, giờ tóc đã muối nhiều hơn tiêu. Lũ trẻ con chỉ biết nhún vai cười khi được người lớn hỏi han bằng tiếng mẹ đẻ. Nhiều cặp vợ chồng ly hôn nhau vì những nguyên nhân vô cùng giản dị. Riêng Bính và Hứa Phụng vẫn thủy chung kiểu sống bạn đời không khế ước. Tôi và chị Tràng vẫn mải miết hoài niệm những hồn ma đen trắng.
Lúc chị Tràng và đứa con trai chào chúng tôi ra về, Bính khề khà chuyện rượu:
- Sao bạn không thử lửa với chị Tràng một lần xem sao, hợp đấy!
Hứa Phụng che miệng khúc khích. Tôi làm mặt lạnh:
- Lâu quá không sạc điện, lãnh cảm mất rồi.
Hứa Phụng vỗ chách lên vai tôi, kêu:
- Anh nầy, bậy bạ.
Anh bạn tên Thạo góp lời:
- Món bánh chưng chị ấy gói khéo quá.
Tôi vòng vo:
- Thử lửa chỉ để ăn bánh chưng mỗi năm chỉ một lần, không có lợi.
Bính nghêu ngao:
- Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Tôi bán cái:
- Nếu anh Thạo còn lẻ bạn, cứ việc nhào vô kiếm ăn.
Ngô Nguyên Dũng
Cuộc rượu về khuya chỉ còn lại bốn người: tôi, Bính, Phụng và Thạo. Bính với tôi thân nhau đã lâu, còn Thạo chỉ mới qua đây. Anh là bạn của Bính như thế nào, tôi không rõ, cũng chưa hỏi. Vào tiệc, anh ít nói. Sau một đỗi cụng ly qua lại, khẩu khí chừng như ngấm men, anh trở nên hoạt náo. Bàn chúng tôi, một lứa trung niên, chỉ mỗi Hứa Phụng là nữ phái. Nàng gốc người Hoa, nhân tình nhân ngãi với Bính đã nhiều năm.
Có lần, cạn chuyện, tôi hỏi Bính:
- Bạn và Phụng không nghĩ chuyện làm khế ước trăm năm với nhau sao? Sống vậy, người ta nói.
Anh hùng hổ:
- Đứa nào nói gì? Đấm hộc máu nó ra!
Tôi lúng búng:
- Làm gì dữ vậy, bạn?
Bính dịu giọng:
- Tụi mình đang sống ở đâu, thời nào vậy? Trời, nơi này là đất Âu châu tiến bộ, chứ phải đâu Trung đông vào thế kỷ 18.
Nhưng nét mặt và cách nói anh vẫn không dứt bực bội. Tôi đổi đề tài, gợi ý bàn bạc về buổi triển lãm một số danh hoạ ấn tượng vừa khai trương. Chúng tôi hợp nhau ở lãnh vực này, yêu nghệ thuật, nên tình thân không gặp nhiều trở ngại. Trăm lần như một, khi đồng hương chúng tôi tổ chức lễ lộc hay họp mặt hội luận nọ kia, Bính đều lái xe tới nhà chở tôi đi. Cho tới bây giờ, nhiều thập niên phẳng lặng trôi qua, tôi vẫn chưa hề nghĩ tới chuyện sắm một chiếc xe. Vì nhiều lẽ. Tài chính là một. Và không hiểu sao, tôi thích quang cảnh những sân ga, những bến đợi, những dải đường sắt phơi lưng dưới thời tiết bốn mùa. Khoảnh khắc thơ thẩn đó gợi nhắc trong tâm tư tôi vằng vặc nhiều ý tưởng, khiến tôi hình dung ra ảnh sắc của gặp gỡ và ly biệt, tất bật và thảnh thơi, nôn nao và nhẫn nại chờ đón những hành trình ngắn dài xuyên đất liền. Tôi thích ngắm lề lối kiến trúc những nhà ga trung tâm. Nó bóc trần tâm tính dân bản xứ, lắm khi còn gắn liền mật thiết với vận mệnh thăng trầm của lịch sử. Cả những quán xá hai bên lối đi lúc nào cũng tấp nập hành khách vào ra, lên xuống. Không biết những phiến gạch lót có bao giờ mong mỏi đôi phút ngơi nghỉ? Những ý tưởng này, tôi nghĩ khó có ai chia sẻ. Cứ vậy, tôi cất chúng kỹ lưỡng trong nhiều ngăn kéo tâm tư mình.
Có lần Hứa Phụng rủ tôi ra nhà ga trung tâm đón Bính trở lại sau vài tuần công du tỉnh xa. Xe lửa đến trễ. Tôi và Phụng vào quán cà-phê ngồi chờ. Một tách cappuccino ở đây không rẻ, tôi gọi thêm một phần bánh Frankfurter Kranz. Hứa Phụng sợ mập, chỉ uống một tách trà bạc hà. Khách vào ra nhốn nháo. Chỗ dành cho kẻ không hút thuốc đầy kín, chúng tôi phải ngồi cạnh những ống khói nikotin. Không gian ngộp ngụa tiếng ồn. Trên tường, màn ảnh đang chiếu đoạn phim quảng cáo du lịch không âm thanh. Liếc phớt, tôi thấy màu thiên thanh đại dương, những mái nhà đỏ ngói, tường vôi trắng chênh vênh sườn núi xanh lá.
Tôi gợi chuyện:
- Năm nay Phụng và Bính dự định đi nghỉ hè ở đâu?
Hứa Phụng lắc đầu:
- Chắc không đi được. Anh Bính nói, hãng đang thay đổi hệ thống máy vi tính gì đó, nhiều việc lắm.
- Còn Phụng?
- Phụng vẫn đi lau chùi dọn dẹp nhà cửa cho người ta.
- Tôi phục Phụng, siêng năng như kiến, làm tôi có cảm tưởng mình là con ve hoang đàng.
Phụng cười. Bây giờ tôi mới để ý thấy Hứa Phụng hôm nay trang điểm giản dị. Nàng có cặp mắt rất Tàu, một mí xênh xếch, nhưng khá to và hài hòa trên gương mặt ửng phấn hồng đào, cặp môi thoa mỏng lớp son bóng, viền môi phớt lam nhạt. Dẫu vậy thần sắc nàng vẫn rực rỡ như đóa mẫu đơn sung mãn hằng năm mùa lễ Hiện xuống.
Phụng nhỏ nhẻ nâng tách trà hớp ngụm:
- Ở nhà hoài, chán chết.
Tôi xẻ mẩu bánh kem, bắt được hương ngầy ngật của bơ sữa và đậu phộng ngào đường.
- Bính là người may mắn.
Khoé mắt Hứa Phụng loé lên thoáng giây:
- Thấy anh ăn bánh, Phụng phát thèm, nhưng phải giữ eo... Được này mất kia, anh!
Tôi không hiểu rõ ý Phụng, nhưng ngần ngại không hỏi. Lâu lắm tôi mới có dịp ăn lại thứ bánh ngập ngậy chất béo này. Nó làm tôi nhớ lại thuở vừa sang đây, mỗi lần đi ngang tiệm bánh ngọt, tôi buộc lòng dừng chân ngắm nghía chốc lát. Thấy thứ nào cũng ngon. Từ loại bánh nướng xoắn ốc nạm nho khô tới loại bánh kem nhiều lớp, trên mặt đắp trái cây tráng thạch. Tôi thưởng thức bánh kem Frankfurter Kranz lần đầu tại nhà chị Tràng. Chị thố lộ, lẽ ra tên chị là Trường, nhưng cha mẹ chị phải gọi trại thành Tràng để khỏi thất lễ với một người bà con trùng tên. Chị Tràng có hoa tay nấu ăn, làm bánh mứt. Từ ngày chồng chị qua đời vì viêm gan, chị ở vậy với đứa con trai đang tuổi lớn. Chị làm bánh bỏ mối cho vài tiệm thực phẩm á châu, kiếm phụ phí. Bánh Frankfurter Kranz chị làm ngọt vừa phải. Quả mứt anh đào đỏ mọng, trong ánh hạt lựu. Lớp đậu phộng xên đường cháy ngậy hương mật ong. Bánh trứng nướng xốp mềm, vừa chạm lưỡi đã tan thấm cùng kem va-ni đánh bông.
Nhưng, tôi ngờ rằng món bánh Frankfurter Kranz thơm ngon của chị Tràng đãi tôi dạo nào chỉ là lý do phụ khiến tôi suốt đời không bao giờ quên, chính yếu có lẽ do câu chuyện chị kể. Chồng chị hảo khẩu loại bánh này. Tới giỗ hằng năm, chị đều làm bánh, pha cà-phê cúng chồng. Năm nọ, bận bịu sao đó, chị không làm. Đêm sau chị chiêm bao thấy anh, gương mặt buồn bã như thầm trách. Và khoé mắt từ từ tuôn tròn những giọt lệ đỏ, trong vắt, y hệt màu mứt anh đào điểm hoa trên mặt bánh.
Từ dạo đó, mỗi lần tôi xẻ bánh Frankfurter Kranz, đều thấy lại tia mắt loe loét máu đỏ của chồng chị Tràng.
Hứa Phụng kêu khẽ:
- Khủng khiếp quá!
Tôi tỉnh queo:
- Không hiểu sao, tôi lại xúc động. Khó tìm ra thứ biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng nào đậm đà hơn thế.
- Anh giỏi văn vẽ.
- Đâu ai muốn.
Hứa Phụng lắc đầu:
- Phụng vẫn chưa hiểu tại sao anh và anh Bính lại thân nhau.
Tôi mỉm cười, không đáp, múc giọt lệ ngọt ngào của chồng chị Tràng đưa lên môi. Tôi cố hình dung lại vẻ mặt của người đàn ông ấy, chỉ loáng thoáng nhớ ra tấm ảnh đen trắng trên tủ thờ ấm áp hai ngọn nến trắng. Hương trầm nhang phất nồng. Bình hoa cúc đầu mùa đẫm sắc nắng tẩm liệm ý tình. Có nhiều điều tôi chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác bén nhạy của riêng mình mà không thấu hiểu. Những tương quan giữa tôi với Bính, với chị Tràng, với Hứa Phụng, với những trang chữ vẫn dan díu cùng tôi, cũng như với mớ dĩ vãng cùng người hôn phối đã tử biệt đành đoạn trong chuyến hải trình ly hương nhiều thập niên trước. Phải chăng vì vậy mà tôi thân thiết với chị Tràng? Chưa lần nào tôi kể cho ai nghe những giấc chiêm bao vẫn thường xuyên quấy nhiễu tâm thức tôi. Những người thân đã qua đời hiện lên tươi trẻ hoạt náo linh động trong giấc ngủ tôi. Một điều lạ lùng, tôi chỉ thấy mà không thể nghe. Câm lặng trong cõi huyền ảo hoan hỉ sắc sáng. Bừng tỉnh, lòng tôi trào lên nỗi rung động thâm tình luân lưu trong huyết mạch.
Hứa Phụng mềm giọng:
- Phụng nhớ có lần đọc ở đâu đó một đoạn văn viết về tâm lý của những dân tộc lưu vong. Tất cả đều có mẫu số chung, thích sống hợp quần.
- Thì có gì lạ?
- Lạ ở chỗ, đôi khi có ai muốn tìm hiểu một thể thức lễ lạt cổ truyền, chỉ cần tới nơi nào có nhiều sắc tộc lưu vong sinh sống, sẽ tìm ra.
Tôi không đồng ý với ai đó đã viết ra cái điều khó chấp nhận ấy, nhưng im lặng. Thứ lễ lạt truyền thống phải chăng là những lần họp mặt đồng hương chia tay năm cũ? Trẻ con được tiền lì xì trong phong bì phẩm đỏ? Bàn thờ tổ tiên chưng bày nhang đèn, hoa trái, liễn đối phúc lành? Những lời cung chúc mòn thính được lặp lại? Xôi bánh, giò chả, chè mứt, bia rượu thơm mắt ngon môi? Nhưng dần dà cá nhân tôi thấy ra vị nhạt nhẽo của tách trà quê quán lạnh đắng. Những kẻ lận đận cùng lứa sang đây một thuở với tôi, giờ tóc đã muối nhiều hơn tiêu. Lũ trẻ con chỉ biết nhún vai cười khi được người lớn hỏi han bằng tiếng mẹ đẻ. Nhiều cặp vợ chồng ly hôn nhau vì những nguyên nhân vô cùng giản dị. Riêng Bính và Hứa Phụng vẫn thủy chung kiểu sống bạn đời không khế ước. Tôi và chị Tràng vẫn mải miết hoài niệm những hồn ma đen trắng.
Lúc chị Tràng và đứa con trai chào chúng tôi ra về, Bính khề khà chuyện rượu:
- Sao bạn không thử lửa với chị Tràng một lần xem sao, hợp đấy!
Hứa Phụng che miệng khúc khích. Tôi làm mặt lạnh:
- Lâu quá không sạc điện, lãnh cảm mất rồi.
Hứa Phụng vỗ chách lên vai tôi, kêu:
- Anh nầy, bậy bạ.
Anh bạn tên Thạo góp lời:
- Món bánh chưng chị ấy gói khéo quá.
Tôi vòng vo:
- Thử lửa chỉ để ăn bánh chưng mỗi năm chỉ một lần, không có lợi.
Bính nghêu ngao:
- Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Tôi bán cái:
- Nếu anh Thạo còn lẻ bạn, cứ việc nhào vô kiếm ăn.