giavui
09-14-2022, 12:24 AM
Quyền Cao uỷ Nhân quyền LHQ nói Việt Nam thu hẹp không gian dân sự
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-acting-human-rights-commissioner-slams-vietnam-on-human-rights-abuse-09132022072103.html/@@images/fd8479b2-244e-40ba-ab89-6c3a17f81481.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-acting-human-rights-commissioner-slams-vietnam-on-human-rights-abuse-09132022072103.html/@@images/fd8479b2-244e-40ba-ab89-6c3a17f81481.jpeg)
Hội đồng Nhân quyền LHQ họp năm 2019 (hình minh họa)
Trong báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền toàn cầu trình bày trước phiên họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền, Quyền Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà Nada Al- Nash, nói Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp không gian dân sự và các quyền tự do cơ bản của công dân.
Trong báo cáo công bố ngày 12/9, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ) nêu quan ngại về việc Việt Nam đang tăng cường kết án nhiều công dân vì các hoạt động nhân quyền cũng như các nỗ lực thúc đẩy một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững.
Bà kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm sự tham gia đa dạng và mạnh mẽ của xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, và trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc kết án tù một cách tùy tiện vì những hoạt động như vậy.
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam khống chế không gian hoạt động của xã hội dân sự, ông Josef Benedict- nghiên cứu viên của tổ chức nhân quyền Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) nói với Đài Á Châu Tự Do qua email như sau:
“Không gian công dân của Việt Nam được CIVICUS Monitor đánh giá là ‘đóng’ và trong nhiều năm, các nhóm nhân quyền đã báo cáo về tình hình nhân quyền nghiêm trọng dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều này bao gồm việc hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện truyền thông cũng như kiểm duyệt tràn lan. Gần đây hơn, chúng tôi thấy việc sử dụng điều luật trốn thuế để nhắm vào các nhà hoạt động, bao gồm Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách và Mai Phan Lợi.”
Ba nhân vật được đại diện của CIVICUS nhắc tên ở trên là ba nhà lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và môi trường.
Chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho tổ chức có trụ sở ở Nam Phi nói, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được chú ý nhiều hơn trong chương trình nghị sự của phiên họp và vấn đề này đang được toàn cầu quan tâm nhiều hơn qua việc Quyền Cao ủy Nhân quyền LHQ nhấn mạnh mối quan tâm về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng này.
Việt Nam không thể tiếp tục che giấu hoặc cố gắng che đậy những hành vi vi phạm nhân quyền như vậy, ông nói.
Ông cho rằng đã đến lúc chính quyền Việt Nam tiến hành cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình một cách nghiêm túc, trong đó có việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, bãi bỏ tất cả các điều luật hạn chế và cải thiện tình trạng của không gian dân sự.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, tăng cường nỗ lực để gây sức ép buộc nhà nước Việt Nam giải quyết những vấn đề này.
Việc gây sức ép này nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn nhân quyền rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được và đặt ra các biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam tiếp tục vi phạm, ông nhấn mạnh.
Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ bị quốc tế lên án để kết án những người bất đông chính kiến. Đó là các điều luật “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc “làm, tàng trữ, phát tán tài liệu nhằm tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Từ đầu năm đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 14 người hoạt động nhân quyền và xã hội, tám người trong số họ bị cáo buộc theo Điều 88 hoặc Điều 117 và năm người bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong số những người bị bắt có blogger Nguyễn Lân Thắng của Đài Á Châu Tự Do. Đặc biệt, trong tuần qua, ba nhà hoạt động và blogger bị bắt cùng với cáo buộc theo Điều 117
Đó là nhà hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng, giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Đặng Đăng Phước, và blogger Phan Sơn Tùng ở Hà Nội.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam kết án 21 người, sáu người trong số họ bị kết tội theo Điều 88 hoặc 117 với mức án từ năm năm đến tám năm tù giam, mười người bị kết án từ một năm đến năm năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bị toà án phúc thẩm giữ nguyên mức án chín năm tù giam trong một phiên toà bỏ túi mà đại diện ngoại giao của nhiều nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức… không được vào quan sát phiên toà mà phải đứng xa khu vực xử án.
Đặc biệt, bốn lãnh đạo của ba tổ chức dân sự phi chính phủ có đăng ký với nhà nước bị kết án tù về tội danh “trốn thuế” với mức án từ hai năm đến năm năm tù giam.
Bà Nguỵ Thị Khanh, người đứng đầu tổ chức GreenID được trao giải thưởng danh giá quốc tế về môi trường Goldman, bị mức án hai năm tù giam trong khi ông Đặng Đình Bách- Giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền Vững (LPSD) bị mức án năm năm tù giam.
Ông Mai Phan Lợi- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và ông Bạch Hùng Dương, giám đốc tổ chức này, bị mức án tù lần lượt là 45 tháng và 27 tháng.
RFA
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-acting-human-rights-commissioner-slams-vietnam-on-human-rights-abuse-09132022072103.html/@@images/fd8479b2-244e-40ba-ab89-6c3a17f81481.jpeg (https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/un-acting-human-rights-commissioner-slams-vietnam-on-human-rights-abuse-09132022072103.html/@@images/fd8479b2-244e-40ba-ab89-6c3a17f81481.jpeg)
Hội đồng Nhân quyền LHQ họp năm 2019 (hình minh họa)
Trong báo cáo cập nhật tình hình nhân quyền toàn cầu trình bày trước phiên họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền, Quyền Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc, bà Nada Al- Nash, nói Nhà nước Việt Nam đang thu hẹp không gian dân sự và các quyền tự do cơ bản của công dân.
Trong báo cáo công bố ngày 12/9, người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên Hiệp quốc (LHQ) nêu quan ngại về việc Việt Nam đang tăng cường kết án nhiều công dân vì các hoạt động nhân quyền cũng như các nỗ lực thúc đẩy một môi trường trong sạch, lành mạnh và bền vững.
Bà kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm sự tham gia đa dạng và mạnh mẽ của xã hội dân sự, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền, và trả tự do cho những người bị bắt giữ hoặc kết án tù một cách tùy tiện vì những hoạt động như vậy.
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam khống chế không gian hoạt động của xã hội dân sự, ông Josef Benedict- nghiên cứu viên của tổ chức nhân quyền Liên minh Các Tổ chức Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) nói với Đài Á Châu Tự Do qua email như sau:
“Không gian công dân của Việt Nam được CIVICUS Monitor đánh giá là ‘đóng’ và trong nhiều năm, các nhóm nhân quyền đã báo cáo về tình hình nhân quyền nghiêm trọng dưới chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều này bao gồm việc hình sự hóa có hệ thống và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền, hạn chế quyền tự do đi lại, đàn áp phương tiện truyền thông cũng như kiểm duyệt tràn lan. Gần đây hơn, chúng tôi thấy việc sử dụng điều luật trốn thuế để nhắm vào các nhà hoạt động, bao gồm Nguỵ Thị Khanh, Đặng Đình Bách và Mai Phan Lợi.”
Ba nhân vật được đại diện của CIVICUS nhắc tên ở trên là ba nhà lãnh đạo tổ chức xã hội dân sự có đăng ký hợp pháp với nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và môi trường.
Chuyên gia nghiên cứu về khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho tổ chức có trụ sở ở Nam Phi nói, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam được chú ý nhiều hơn trong chương trình nghị sự của phiên họp và vấn đề này đang được toàn cầu quan tâm nhiều hơn qua việc Quyền Cao ủy Nhân quyền LHQ nhấn mạnh mối quan tâm về tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng này.
Việt Nam không thể tiếp tục che giấu hoặc cố gắng che đậy những hành vi vi phạm nhân quyền như vậy, ông nói.
Ông cho rằng đã đến lúc chính quyền Việt Nam tiến hành cải thiện hồ sơ nhân quyền của mình một cách nghiêm túc, trong đó có việc phóng thích tất cả các tù nhân chính trị, bãi bỏ tất cả các điều luật hạn chế và cải thiện tình trạng của không gian dân sự.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, tăng cường nỗ lực để gây sức ép buộc nhà nước Việt Nam giải quyết những vấn đề này.
Việc gây sức ép này nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn nhân quyền rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường được và đặt ra các biện pháp trừng phạt nếu Việt Nam tiếp tục vi phạm, ông nhấn mạnh.
Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ bị quốc tế lên án để kết án những người bất đông chính kiến. Đó là các điều luật “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999 hoặc “làm, tàng trữ, phát tán tài liệu nhằm tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015 và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Từ đầu năm đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất 14 người hoạt động nhân quyền và xã hội, tám người trong số họ bị cáo buộc theo Điều 88 hoặc Điều 117 và năm người bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015.
Trong số những người bị bắt có blogger Nguyễn Lân Thắng của Đài Á Châu Tự Do. Đặc biệt, trong tuần qua, ba nhà hoạt động và blogger bị bắt cùng với cáo buộc theo Điều 117
Đó là nhà hoạt động nhân quyền Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng, giảng viên âm nhạc của Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk Đặng Đăng Phước, và blogger Phan Sơn Tùng ở Hà Nội.
Cũng trong thời gian này, Việt Nam kết án 21 người, sáu người trong số họ bị kết tội theo Điều 88 hoặc 117 với mức án từ năm năm đến tám năm tù giam, mười người bị kết án từ một năm đến năm năm tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, người được trao nhiều giải thưởng quốc tế danh giá, bị toà án phúc thẩm giữ nguyên mức án chín năm tù giam trong một phiên toà bỏ túi mà đại diện ngoại giao của nhiều nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Đức… không được vào quan sát phiên toà mà phải đứng xa khu vực xử án.
Đặc biệt, bốn lãnh đạo của ba tổ chức dân sự phi chính phủ có đăng ký với nhà nước bị kết án tù về tội danh “trốn thuế” với mức án từ hai năm đến năm năm tù giam.
Bà Nguỵ Thị Khanh, người đứng đầu tổ chức GreenID được trao giải thưởng danh giá quốc tế về môi trường Goldman, bị mức án hai năm tù giam trong khi ông Đặng Đình Bách- Giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền Vững (LPSD) bị mức án năm năm tù giam.
Ông Mai Phan Lợi- Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và ông Bạch Hùng Dương, giám đốc tổ chức này, bị mức án tù lần lượt là 45 tháng và 27 tháng.
RFA