PDA

View Full Version : Xóa nợ cho sinh viên, Chính phủ Biden làm “Robin Hood ngược”?



duyanh
09-07-2022, 12:31 PM
Xóa nợ cho sinh viên, Chính phủ Biden làm “Robin Hood ngược”?



Việc Chính phủ Biden xóa nợ cho sinh viên đã gây ra tranh cãi ở Hoa Kỳ. Về cơ bản, việc xóa nợ này đang trừng phạt những người tiết kiệm, những phụ huynh coi trọng giáo dục, sinh viên vừa học vừa làm, 35% thanh niên Mỹ không học đại học, và những người trước đây đã tốt nghiệp đại học và đã trả hết các khoản vay của họ.


https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/09/Robin-Hood.jpg

Phim Robin Hood. (Nguồn: Wallpaperflare)

Tiến sĩ Tạ Điền – Giảng sư tại Trường Kinh doanh Aiken, thuộc Đại học Nam Carolina, nhìn nhận về vấn đề này như sau:

Việc xóa nợ có động cơ chính trị này là sự thiên vị, không hợp lý và không công bằng. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ted Cruz của bang Texas đã gọi việc xóa nợ cho sinh viên là “Robin Hood ngược” (Reverse Robin Hood), khá trực diện và chính xác. Ông cho rằng Robin Hood “cướp của người giàu, để chia cho người nghèo”, trong khi chương trình xóa nợ hiện tại lại đang cướp tiền của người nghèo và chia cho người giàu.

Thượng nghị sĩ Cruz là một luật sư có lời nói sắc bén, logic chính xác, biết nắm bắt các vấn đề then chốt và có lập trường bảo thủ, khiến mọi người đều rất ấn tượng.

Ông trích dẫn số liệu thống kê từ Viện Brookings, một tổ chức tư tưởng cánh tả của Mỹ, cho thấy thu nhập trung bình hàng năm của các hộ gia đình Mỹ có dư nợ cho sinh viên là 76.400 USD, trong đó chỉ có 7% có thu nhập dưới mức nghèo khổ của Hoa Kỳ. Vì vậy những gia đình này không nghèo theo nghĩa thông thường, họ học đại học, cao học, và điều đó giúp tăng thu nhập của họ lên rất nhiều.

Thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm của những gia đình đang trả khoản vay cho sinh viên, không gồm những người không trả nợ, là 86.500 USD, trong đó chỉ có 4% là dưới mức nghèo của Hoa Kỳ. Hơn nữa, 40% hộ gia đình ở Hoa Kỳ có 60% các khoản vay dành cho sinh viên.

Vậy bao nhiêu người Mỹ có bằng đại học? Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, chỉ 37% người Mỹ có bằng cử nhân và 14% có bằng sau đại học và chuyên nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp đại học ở Hoa Kỳ là 2,9% và khoảng 87% người trưởng thành ở Hoa Kỳ không có khoản vay sinh viên.

Ông Cruz cho rằng theo phân tích này, việc miễn giảm học phí của chính quyền Biden có thể phản tác dụng. Một khi người dân Mỹ biết được, rốt cuộc ai đang trả tiền cho một chính sách như vậy, họ sẽ rất tức giận, vì mỗi người đóng thuế có thể sẽ phải trả 2.100 USD cho chính sách này!

Ngay cả các kênh truyền thông chính thống phe cánh tả, như NPR (Đài phát thanh Công cộng Quốc gia), cũng đăng bài cho rằng kế hoạch miễn giảm của ông Biden sẽ dẫn đến 3 tác động.

Ông Scott Horsley, một phóng viên kinh tế của NPR, lập luận rằng trong khi việc xóa nợ cho sinh viên có thể được chào đón về mặt chính trị theo quan điểm của các chính phủ cánh tả, nhưng ngay cả các chính trị gia đảng Dân chủ cũng không đồng ý. Họ cũng đặt câu hỏi về tính công bằng của kế hoạch này, và lo ngại rằng việc xóa nợ sẽ khiến lạm phát ở Hoa Kỳ gia tăng. Mọi người đang chất vấn, liệu việc xóa nợ có nâng cao mức sống, hay đổ thêm dầu vào lửa trước lạm phát hay không?

43 triệu người sẽ được miễn giảm các khoản vay sinh viên và 20 triệu người sẽ được xóa nợ hoàn toàn. Nhưng những người này sẽ tiêu tiền tiết kiệm của mình ở nơi khác, như mua xe hơi, mua nhà hoặc gửi vào ngân hàng. Việc xóa nợ cho sinh viên sẽ cải thiện mức sống cho hàng chục triệu người.

Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa trước lạm phát.

Từ quan điểm công bằng, việc miễn giảm này thực ra là chuyển hàng trăm tỷ USD nợ từ các cá nhân và hộ gia đình, sang chính phủ liên bang và cuối cùng là cho người nộp thuế.

Ngoài ra, việc xóa nợ cho sinh viên sẽ làm cho vấn đề học phí đại học của Mỹ trở nên tồi tệ hơn. Mức tăng học phí đại học vốn đã cao hơn tốc độ lạm phát. Đến nay, chính sách xóa nợ cho sinh viên sẽ càng đẩy nhanh tốc độ tăng học phí.

Viện Độc lập (Independent Institute), một tổ chức tư vấn phe bảo thủ ở Hoa Kỳ, thậm chí còn chỉ trích nhiều hơn. Tiến sĩ Richard K. Vedder, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện, kiêm giáo sư danh dự về kinh tế tại Đại học Ohio, tin rằng việc xóa nợ cho sinh viên là bất hợp pháp, phi đạo đức, không công bằng và sẽ thúc đẩy lạm phát.

Chính sách này bất hợp pháp, vì theo luật pháp từ thời Obama quy định, Quốc hội và tổng thống đồng phê duyệt các khoản vay dành cho sinh viên, nhưng không cho phép tổng thống tự ý thay đổi các điều khoản của khoản vay.

Trên thực tế, một vài năm trước, trong một bản ghi nhớ, cố vấn pháp lý của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã đặc biệt chỉ ra, việc tổng thống đơn phương thay đổi điều khoản pháp lý của các khoản vay là vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ. Thậm chí Chủ tịch Quốc hội Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi, cũng công khai tuyên bố, bà không nghĩ rằng Tổng thống Hoa Kỳ có quyền xóa nợ.

Các số liệu từ “Tổ chức Liên minh Người nộp thuế Quốc gia” (NTUF) cho biết, việc xóa nợ cho sinh viên sẽ làm tăng thêm 330 tỷ USD vào khoản nợ vốn đã khổng lồ của Hoa Kỳ, khiến mỗi hộ gia đình Mỹ bình quân phải chịu gánh thêm 280.000 USD.

Nhưng đây vẫn là một ước tính thận trọng theo đánh giá của “Hội đồng Ngân sách có trách nhiệm” (CRB), Chính phủ đã chi không phải 3000 USD, mà là 440 tỷ – 600 tỷ USD!

Nói chương trình xóa nợ cho sinh viên là “Robin Hood ngược” có lẽ hơi khiên cưỡng. Robin Hood là một tên trộm và hiệp sĩ trong văn học dân gian Anh. Ông là người võ nghệ xuất chúng, thông minh và dũng cảm, cướp của người giàu, chia cho người nghèo, là người nghĩa hiệp.

Nghe nói ông rất ghét quan phủ, có phần giống với các anh hùng trong Thủy Hử, nhưng ông cũng ghét cả linh mục, điều này hơi khó hiểu. Người ta nghĩ rằng ông ghét các linh mục giả – những người vi phạm ý nghĩa thực sự của Cơ đốc giáo.

Trong lịch sử và văn học châu Âu và Mỹ, từ thế kỷ 13 trở đi, Robin Hood đã xuất hiện như một kẻ chạy trốn và sống ngoài vòng pháp luật, một tội phạm lang thang, thay vì một nhân vật hoàn toàn tích cực.

Cướp của người giàu, chia cho người nghèo thường gắn liền với tinh thần hiệp sĩ, đấu tranh cho công lý v.v. Tuy nhiên, nếu đó là một quan chức tham nhũng bị giết, hành vi như vậy có thể hiểu được.

Nhưng, nếu của cải của nhiều người giàu có không phải do họ tham ô, mà là do phúc đức và trong số mệnh của họ có được, thì đây lại là một câu chuyện khác. Kiếp trước họ tích đức, hành thiện, chăm chút hương khói cho mồ mả tổ tiên, nên kiếp này họ sẽ được vinh hoa phú quý. Họ cũng thường bố thí, giúp đỡ người nghèo. Việc một người giàu có như vậy bị giết, bị cướp bóc lẽ nào không vi phạm luật trời hay sao?

Có rất nhiều ví dụ như vậy trong lịch sử hiện đại Trung Quốc. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh đổ địa chủ, chia đất cho dân cày, dường như những người nông dân nghèo và trung lưu cũng tạm thời trở nên giàu có. Nhưng ngay sau đó, sự giàu có của họ đã mất đi.

Đến khi Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, xã hội nới lỏng hơn một chút, thì cuối cùng, những người trở nên giàu có, nếu xét kỹ, họ vẫn là con cháu của những địa chủ, phú nông năm nào.

Trong xã hội Trung Quốc ngày nay, tư tưởng cộng sản kiểu Mao đang quay trở lại phản công. Kỳ thực, rất nhiều kẻ vô sản lưu manh ngày xưa làm nên cơ nghiệp nhờ cách mạng, nhưng cũng tan nhà nát cửa vì thiếu đức. Vì vậy đến giờ họ vẫn hồi tưởng về thời đại Mao Trạch Đông.

Cướp của người giàu, chia cho người nghèo là chính đáng trong những hoàn cảnh nhất định. Nhưng thực chất việc này không khác gì tư tưởng cách mạng vô sản của chủ nghĩa cộng sản.

Đối với hầu hết mọi người, chủ nghĩa cộng sản giống như cướp của người giàu, chia cho người nghèo, chứ không phải cướp của người nghèo, chia cho người giàu.

Ban đầu, ĐCSTQ dường như cũng cướp của người giàu, chia cho người nghèo. Nhưng hiện giờ họ lại đang cướp của người nghèo, chia cho người giàu. Họ dùng bạo lực và các thủ đoạn lừa gạt, để trích tiền và của cải từ những người giàu có đang nỗ lực làm giàu, để lấp đầy túi riêng của những người cộng sản; đồng thời sử dụng bạo lực và lừa dối, để tiếp tục duy trì sự giàu có đã cướp được.

Xét từ quan điểm này, kế hoạch xóa nợ cho sinh viên, cướp của người nghèo, chia cho người giàu này chính là đường lối quảng bá chủ nghĩa cộng sản chân thực ở Hoa Kỳ. Nó không phù hợp với các nguyên tắc của thế giới loài người, cũng như không dựa trên cơ sở công bằng, thậm chí còn vi phạm Thiên lý.

Cao Nghĩa
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của Tiến sĩ Tạ Điền, được đăng trên Epoch Times.)