duyanh
09-01-2022, 12:44 PM
Gần một thế kỉ lạc bước
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/22-1596870815566-1.jpg (http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/22-1596870815566-1.jpg)
LỜI THƯA.
Bước vào thế kỉ 20, các nước đã làm cách mạng dân chủ tư sản hối hả công nghiệp hoá đất nước. Cũng vì công nghiệp hoá cần tài nguyên, cần thị trường, cần thị phần thế giới dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu. Mất quá nhiều thời gian và sức sản xuất vào chiến tranh tàn phá, sau chiến tranh, các nước đã làm cách mạng giải phóng cá nhân, giải phóng sức sáng tạo của cá nhân càng hối hả công nghiệp hoá đất nước.
Khai phá thuộc địa Việt Nam cho công nghiệp hoá nước Pháp, tư bản Pháp cũng mang triết học Ánh Sáng và tư tưởng cách mạng Tư Sản Dân Quyền đến Việt Nam, đánh thức tài trí Việt Nam, tạo nên một tầng lớp trí thức và tư sản dân tộc đầy tài năng và nồng nàn yêu nước. Những trí tuệ, tài năng nồng nàn yêu nước đó hội tụ lại ở chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim.
Thể chế quân chủ, quyền lực tối cao của đất nước tập trung ở ngôi vua. Chính phủ Trần Trọng Kim do vua Bảo Đại thành lập là chính phủ hoàn toàn chính danh, hợp pháp. Chính phủ chính danh, hợp pháp Trần Trọng Kim tập trung những trí tuệ Việt Nam yêu nước đang theo con đường Mahatma Gandhi, khai dân trí, dùng sức mạnh dân trí giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản, đưa Việt Nam hoà nhập với dòng chảy lịch sử loài người, đi vào văn minh công nghiệp.
Phất ngọn cờ độc lập, tập hợp người dân đang khát khao độc lập nhưng dân trí còn thấp, chưa có cá nhân, chưa nhận thức được thời cuộc, đảng cộng sản cướp được chính quyền của chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, làm cách mạng tháng tám 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng tháng tám 1945 đã chặt đứt gãy tiến trình lịch sử Việt Nam, kéo xã hội Việt Nam lùi về thời phong kiến bầy đàn, không có cá nhân.
GẦN MỘT THẾ KỈ LẠC BƯỚC là bài viết dài gồm bảy phần, mỗi phần trên dưới hai ngàn từ. Nhân 77 năm cuộc cách mạng lập nên nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xin trích ba phần của Gần Một Thế Kỉ Lạc Bước trong ba kì status.
KÌ MỘT
2. CHỌN CON ĐƯỜNG GIÀNH ĐỘC LẬP BẰNG MÁU DÂN LÀ TỘI ÁC KHI LOÀI NGƯỜI ĐÃ BƯỚC VÀO VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
Thời thế giới còn hoàn toàn chìm đắm trong phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống cổ hủ, trì trệ, ngưng đọng, khép kín, vùng nào biết vùng nấy, người dân Việt Nam trong nô lệ Bắc thuộc âm thầm rèn kiếm, mài gươm, tập hợp lòng yêu nước, khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược là con đường duy nhất giành độc lập. Nhưng khi loài người đã bước vào văn minh công nghiệp, tư duy công nghiệp, tiết tấu công nghiệp, lối sống công nghiệp, nhu cầu công nghiệp nối các nước lại với nhau trong nền văn minh của luật pháp, của trí tuệ và nhân văn thì bạo lực không còn là con đường duy nhất giành độc lập của các nước thuộc địa nữa.
Dân tộc Ấn Độ bị chia rẽ sâu sắc bởi tôn giáo và đẳng cấp xã hội. Trên thế giới không có dân tộc nào có nhiều giáo phái và chia rẽ giáo phái, chia rẽ đẳng cấp xã hội nghiệt ngã, sâu sắc đến thành hận thù như xã hội Ấn Độ. Xâm lược Ấn Độ, đế quốc Anh càng khoét sâu chia rẽ tôn giáo và đẳng cấp xã hội làm suy yếu dân tộc Ấn Độ để cai trị. Mahatma Gandhi đã dẫn dắt giới tinh hoa Ấn độ, trí thức, thủ lĩnh tôn giáo, thủ lĩnh các tầng lớp xã hội và thủ lĩnh các phe phái chính trị sử dụng luật pháp dân chủ tư sản trong đấu tranh nghị trường bất bạo động giành độc lập. Tập hợp mọi tầng lớp xã hội, mọi giáo phái, Mahatma Gandhi đã tập hợp được sức mạnh cả dân tộc Ấn Độ. Đấu tranh bằng luật pháp dân chủ tư sản, Mahatma Gandhi đã có được sức mạnh thời đại.
Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại bền bỉ và mạnh mẽ hơn sức mạnh súng đạn của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sức mạnh bạo lực vũ trang có cao trào, có thắng lợi nhưng chỉ nhất thời. Dù có đi đến thắng lợi cuối cùng là giành được độc lập cũng chĩ nhất thời vì đó chỉ là thắng lợi của kẻ có quyền lực còn nhân dân vẫn trắng tay. Người dân không có tự do, đất nước không có độc lập thực sự, người dân phải chọn con đường đấu tranh bằng luật pháp dân chủ tư sản giành tự do, độc lập thực sự. Chỉ có thắng lợi của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mới là thắng lợi đích thực và mãi mãi của cả dân tộc.
Bằng đấu tranh bất bạo động, không phải trải qua con đường bạo lực máu và nước mắt, năm 1947 Ấn Độ đã giành được độc lập thực sự. Độc lập thực sự vì giành độc lập không phải bằng học thuyết cách mạng vô sản của quốc tế cộng sản, nhà nước độc lập nhưng đảng chuyên chính độc tài cầm quyền chỉ là một đảng bộ, một chư hầu của quốc tế cộng sản. Nền độc lập của nhà nước chuyên chính vô sản chỉ là nền độc lập vay mượn, cầm cố. Mang cả đất nước, cả giống nòi ra cầm cố để có nền độc lập tạm bợ và mong manh. Đảng cầm quyền chỉ là một đảng bộ, một chư hầu của quốc tế cộng sản và nhà nước độc tài cộng sản được bạo lực của cả thế giới cộng sản bảo đảm cho sự cầm quyền. Ấn Độ giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản không bị trói buộc vào bất cứ thế lực nước ngoài nào và giữ độc lập không phải bằng súng đạn cầu xin từ nước ngoài rồi phải chịu sự áp đặt của nước ngoài mà giữ độc lập bằng quyền làm chủ đất nước của người dân.
Với luật pháp dân chủ tư sản, ngày 1.4.1960 Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết 1514, tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa. Nước Anh dân chủ tư sản đã đi trước Nghị quyết 1514 của Liên Hiệp Quốc 13 năm, trao trả quyền tự quyết cho người dân Ấn Độ, trao trả độc lập thực sự cho đất nước Ấn Độ từ năm 1947.
Gần một thế kỉ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, lòng yêu nước và ý chí quật cường Việt Nam càng được nuôi dưỡng và hun đúc. Những cuộc khởi nghĩa, những cuộc bạo động chống Pháp như những lớp sóng của lòng yêu nước dồn dập dâng lên. Từ cuộc khởi nghĩa bảy năm của Nguyễn Trung Trực, 1861 – 1868 ở bưng biền sông Tiền, sông Hậu, Nam Bộ đến cuộc khởi nghĩa ba mươi năm, 1884 – 1913 của Hoàng Hoa Thám ở núi rừng Yên Thế, Việt Bắc. Từ cuộc bạo động do đại thần Tôn Thất Thuyết phát động nổ súng đánh Pháp năm 1885 ở kinh thành Huế mở đầu phong trào Cần Vương kéo dài nhiều năm ở miền Trung đến bạo động Yên Bái của Quốc Dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học lãnh đạo . . .
Tất cả những cuộc vũ trang khởi nghĩa và bạo động chống Pháp xâm lược đều thất bại trong máu lênh láng chỉ chứng minh hùng hồn lòng yêu nước, chí quật cường Việt Nam không khi nào chấp nhận mất nước, không khi nào chấp nhận nô lệ nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở rằng khi loài người đã bước vào văn minh công nghiệp, sức mạnh không chỉ là bạo lực, sức mạnh quyết định sự thành bại của sự nghiệp giữ nước và dựng nước phài là trí tuệ, khoa học, là luật pháp dân chủ tư sản. Máu không còn là con đường giải phóng dân tộc duy nhất, tối ưu và hữu hiệu nữa.
Cùng với đội quân nhà nghề Pháp xâm lược Việt Nam, cùng với những chủ tư bản hoang dã vào khai thác thuộc địa Việt Nam, triết học Ánh sáng giải phóng cá nhân, khẳng định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời khởi đầu từ nước Pháp cũng vào Việt Nam, lí tưởng Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái của cách mạng tư sản dân quyền Pháp năm 1789 và luật pháp dân chủ tư sản cũng vào Việt Nam.
Ý thức về cá nhân và lí tưởng Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái đã tạo ra một lớp người Việt Nam tiên tiến, lớp người đi đầu hăm hở bước vào văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Văn minh công nghiệp đánh thức tài trí dân tộc, đánh thức nội lực dân tộc, mang lại cho lòng yêu nước một hình hài mới, một nội dung mới, một sức vóc mới. Lòng yêu nước, chí quật cường không còn là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của xã hội nông nghiệp cổ hủ, ngưng đọng, lẻ loi, khép kín, coi con người chỉ là phương tiện, là công cụ để giành độc lập. Con người, dù là thường dân lam lũ cũng là một công dân có quyền làm chủ đất nước, cũng là chủ thể của nền độc lập. Lòng yêu nước phải là ý chí khai dân trí, chấn dân khí, nâng cao nhận thức của người dân về thời đại mới, mở rộng tầm nhìn ra thế giới, đón nhận những tư tưởng tiến bộ, nhân văn, đón nhận phương thức sản xuất hiện đại về Việt Nam và đưa Việt Nam ra với loài người, ra với thời đại đang sôi sục làm cách mạng dân chủ nhân quyền, giải phóng cá nhân, giành quyền làm người, giải phóng dân tộc, giành quyền tự quyết của các dân tộc.
Con người có mặt trong cuộc đời với tư cách là những cá nhân với đầy đủ quyền con người làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Trí tuệ quyết định giá trị con người, đưa con người thoát khỏi bầy đàn nô lệ, thoát khỏi kiếp công cụ chỉ là vật hi sinh cho một lí tưởng. Những cá nhân ý thức được sự có mặt trong cuộc đời, hăm hở khám phá tự nhiên, phát minh khoa học, sáng tạo kĩ thuật đưa loài người bước vào cách mạng tư sản dân quyền, cũng bước vào văn minh công nghiệp.
Cách mạng tư sản dân quyền là Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái. Con người sống trong yêu thương. Xã hội sống trong tự do. Loài người sống trong bình đẳng. Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái được luật pháp hoá trở thành luật pháp của nhà nước dân chủ tư sản. Là thuộc địa của nước Pháp dân chủ tư sản, người dân Việt Nam vẫn được thực sự tự do ứng cử và bầu cử vào các viện dân biểu, cơ quan quyền lực của người dân Việt Nam, nói tiếng nói của dân Việt Nam. Dù là dân nô lệ mất nước, trong văn minh công nghiệp, trong luật pháp dân chủ tư sản, người dân Việt Nam vẫn được ra báo tư nhân. Là thuộc địa của Pháp nhưng ở các đô thị lởn, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn đã có hàng trăm tờ báo chữ Việt của chủ báo người Việt, nói tiếng nói của văn hoá Việt Nam, của hồn Việt Nam.
Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái trở thành luật pháp quốc gia và quốc tế đã thực sự khép lại thời kì giành độc lập bằng bạo lực, bằng máu và mở ra kỉ nguyên đấu tranh giành độc lập bằng luật pháp, bằng trí tuệ, bằng sức mạnh văn hoá, bằng khí phách dân tộc, bằng đấu tranh nghị trường. Trí tuệ là con người. Luật pháp là xã hội loài người. Luật pháp dân chủ tư sản cho con người có cả nhân loại, cho các dân tộc có cả thế giới. Con người không còn đơn độc. Dân tộc không còn lẻ loi. Cuộc đấu tranh giành quyền con người, cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của các dân tộc bằng luật pháp dân chủ tư sản, bằng trí tuệ đã là xu thế và sức mạnh thời đại. Tách khỏi xu thế và sức mạnh thời đại, giành độc lập bằng bạo lực chuyện chính vô sản, dìm cả dân tộc Việt Nam vào biển máu, giành độc lập chỉ để giành quyền làm chủ đất nước cho một nhóm người, một đảng phái, Việt Nam trở thành lạc lõng với thời đại, lạc lõng với nhân loại văn minh.
Cá nhân có mặt trong cuộc đời làm chủ vận mệnh mỗi người, làm chủ vận mệnh đất nước. Tổ quốc không phải chỉ là khái niệm trừu tượng, không chỉ là núi sông biển trời cao xa. Tổ quốc còn là con người làm chủ núi sông biển trời đó. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, con người không còn là thành phần làm nên Tổ quốc mà chỉ là vật hi sinh cho một thế lực làm chủ Tổ quốc! Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh chỉ có thể đúng, chỉ có thề cần thiết ở thời cá nhân chưa được nhìn nhận, con người chỉ là bầy đàn, là cộng cụ trong tay lãnh chúa và chủ nô, ở thời vương triều phong kiến “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Lịch sử các nước công nghiệp phát triển đã chứng minh đầy đủ và khẳng định dứt khoát rằng ánh sáng trí tuệ là động lực phát triển xã hội. Lịch sử giành độc lập của Ấn Độ và nhiều nước thuộc địa khác cũng chứng minh và khẳng định về thời đại ánh sáng trí tuệ đã là động lực giải phóng dân tộc và luật pháp dân chủ tư sản là vũ khí quyết định, không thể thiếu đã thực sự thay bạo lực giáo mác súng đạn giành độc lập dân tộc. Loài người đã bước vào văn minh công nghiệp mà vẫn thiển cận và sôi sục chọn con đường giành độc lập dân tộc bằng máu dân là một tội ác với dân. Tội ác đó còn khắc ghi muôn đời trong lịch sử.
Phạm Đình Trọng
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/22-1596870815566-1.jpg (http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/22-1596870815566-1.jpg)
LỜI THƯA.
Bước vào thế kỉ 20, các nước đã làm cách mạng dân chủ tư sản hối hả công nghiệp hoá đất nước. Cũng vì công nghiệp hoá cần tài nguyên, cần thị trường, cần thị phần thế giới dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu. Mất quá nhiều thời gian và sức sản xuất vào chiến tranh tàn phá, sau chiến tranh, các nước đã làm cách mạng giải phóng cá nhân, giải phóng sức sáng tạo của cá nhân càng hối hả công nghiệp hoá đất nước.
Khai phá thuộc địa Việt Nam cho công nghiệp hoá nước Pháp, tư bản Pháp cũng mang triết học Ánh Sáng và tư tưởng cách mạng Tư Sản Dân Quyền đến Việt Nam, đánh thức tài trí Việt Nam, tạo nên một tầng lớp trí thức và tư sản dân tộc đầy tài năng và nồng nàn yêu nước. Những trí tuệ, tài năng nồng nàn yêu nước đó hội tụ lại ở chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim.
Thể chế quân chủ, quyền lực tối cao của đất nước tập trung ở ngôi vua. Chính phủ Trần Trọng Kim do vua Bảo Đại thành lập là chính phủ hoàn toàn chính danh, hợp pháp. Chính phủ chính danh, hợp pháp Trần Trọng Kim tập trung những trí tuệ Việt Nam yêu nước đang theo con đường Mahatma Gandhi, khai dân trí, dùng sức mạnh dân trí giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản, đưa Việt Nam hoà nhập với dòng chảy lịch sử loài người, đi vào văn minh công nghiệp.
Phất ngọn cờ độc lập, tập hợp người dân đang khát khao độc lập nhưng dân trí còn thấp, chưa có cá nhân, chưa nhận thức được thời cuộc, đảng cộng sản cướp được chính quyền của chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, làm cách mạng tháng tám 1945 lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cách mạng tháng tám 1945 đã chặt đứt gãy tiến trình lịch sử Việt Nam, kéo xã hội Việt Nam lùi về thời phong kiến bầy đàn, không có cá nhân.
GẦN MỘT THẾ KỈ LẠC BƯỚC là bài viết dài gồm bảy phần, mỗi phần trên dưới hai ngàn từ. Nhân 77 năm cuộc cách mạng lập nên nhà nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xin trích ba phần của Gần Một Thế Kỉ Lạc Bước trong ba kì status.
KÌ MỘT
2. CHỌN CON ĐƯỜNG GIÀNH ĐỘC LẬP BẰNG MÁU DÂN LÀ TỘI ÁC KHI LOÀI NGƯỜI ĐÃ BƯỚC VÀO VĂN MINH CÔNG NGHIỆP
Thời thế giới còn hoàn toàn chìm đắm trong phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống cổ hủ, trì trệ, ngưng đọng, khép kín, vùng nào biết vùng nấy, người dân Việt Nam trong nô lệ Bắc thuộc âm thầm rèn kiếm, mài gươm, tập hợp lòng yêu nước, khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược là con đường duy nhất giành độc lập. Nhưng khi loài người đã bước vào văn minh công nghiệp, tư duy công nghiệp, tiết tấu công nghiệp, lối sống công nghiệp, nhu cầu công nghiệp nối các nước lại với nhau trong nền văn minh của luật pháp, của trí tuệ và nhân văn thì bạo lực không còn là con đường duy nhất giành độc lập của các nước thuộc địa nữa.
Dân tộc Ấn Độ bị chia rẽ sâu sắc bởi tôn giáo và đẳng cấp xã hội. Trên thế giới không có dân tộc nào có nhiều giáo phái và chia rẽ giáo phái, chia rẽ đẳng cấp xã hội nghiệt ngã, sâu sắc đến thành hận thù như xã hội Ấn Độ. Xâm lược Ấn Độ, đế quốc Anh càng khoét sâu chia rẽ tôn giáo và đẳng cấp xã hội làm suy yếu dân tộc Ấn Độ để cai trị. Mahatma Gandhi đã dẫn dắt giới tinh hoa Ấn độ, trí thức, thủ lĩnh tôn giáo, thủ lĩnh các tầng lớp xã hội và thủ lĩnh các phe phái chính trị sử dụng luật pháp dân chủ tư sản trong đấu tranh nghị trường bất bạo động giành độc lập. Tập hợp mọi tầng lớp xã hội, mọi giáo phái, Mahatma Gandhi đã tập hợp được sức mạnh cả dân tộc Ấn Độ. Đấu tranh bằng luật pháp dân chủ tư sản, Mahatma Gandhi đã có được sức mạnh thời đại.
Sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại bền bỉ và mạnh mẽ hơn sức mạnh súng đạn của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang. Sức mạnh bạo lực vũ trang có cao trào, có thắng lợi nhưng chỉ nhất thời. Dù có đi đến thắng lợi cuối cùng là giành được độc lập cũng chĩ nhất thời vì đó chỉ là thắng lợi của kẻ có quyền lực còn nhân dân vẫn trắng tay. Người dân không có tự do, đất nước không có độc lập thực sự, người dân phải chọn con đường đấu tranh bằng luật pháp dân chủ tư sản giành tự do, độc lập thực sự. Chỉ có thắng lợi của sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại mới là thắng lợi đích thực và mãi mãi của cả dân tộc.
Bằng đấu tranh bất bạo động, không phải trải qua con đường bạo lực máu và nước mắt, năm 1947 Ấn Độ đã giành được độc lập thực sự. Độc lập thực sự vì giành độc lập không phải bằng học thuyết cách mạng vô sản của quốc tế cộng sản, nhà nước độc lập nhưng đảng chuyên chính độc tài cầm quyền chỉ là một đảng bộ, một chư hầu của quốc tế cộng sản. Nền độc lập của nhà nước chuyên chính vô sản chỉ là nền độc lập vay mượn, cầm cố. Mang cả đất nước, cả giống nòi ra cầm cố để có nền độc lập tạm bợ và mong manh. Đảng cầm quyền chỉ là một đảng bộ, một chư hầu của quốc tế cộng sản và nhà nước độc tài cộng sản được bạo lực của cả thế giới cộng sản bảo đảm cho sự cầm quyền. Ấn Độ giành độc lập bằng luật pháp dân chủ tư sản không bị trói buộc vào bất cứ thế lực nước ngoài nào và giữ độc lập không phải bằng súng đạn cầu xin từ nước ngoài rồi phải chịu sự áp đặt của nước ngoài mà giữ độc lập bằng quyền làm chủ đất nước của người dân.
Với luật pháp dân chủ tư sản, ngày 1.4.1960 Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết 1514, tuyên bố trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa. Nước Anh dân chủ tư sản đã đi trước Nghị quyết 1514 của Liên Hiệp Quốc 13 năm, trao trả quyền tự quyết cho người dân Ấn Độ, trao trả độc lập thực sự cho đất nước Ấn Độ từ năm 1947.
Gần một thế kỉ thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, lòng yêu nước và ý chí quật cường Việt Nam càng được nuôi dưỡng và hun đúc. Những cuộc khởi nghĩa, những cuộc bạo động chống Pháp như những lớp sóng của lòng yêu nước dồn dập dâng lên. Từ cuộc khởi nghĩa bảy năm của Nguyễn Trung Trực, 1861 – 1868 ở bưng biền sông Tiền, sông Hậu, Nam Bộ đến cuộc khởi nghĩa ba mươi năm, 1884 – 1913 của Hoàng Hoa Thám ở núi rừng Yên Thế, Việt Bắc. Từ cuộc bạo động do đại thần Tôn Thất Thuyết phát động nổ súng đánh Pháp năm 1885 ở kinh thành Huế mở đầu phong trào Cần Vương kéo dài nhiều năm ở miền Trung đến bạo động Yên Bái của Quốc Dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học lãnh đạo . . .
Tất cả những cuộc vũ trang khởi nghĩa và bạo động chống Pháp xâm lược đều thất bại trong máu lênh láng chỉ chứng minh hùng hồn lòng yêu nước, chí quật cường Việt Nam không khi nào chấp nhận mất nước, không khi nào chấp nhận nô lệ nhưng cũng nghiêm khắc nhắc nhở rằng khi loài người đã bước vào văn minh công nghiệp, sức mạnh không chỉ là bạo lực, sức mạnh quyết định sự thành bại của sự nghiệp giữ nước và dựng nước phài là trí tuệ, khoa học, là luật pháp dân chủ tư sản. Máu không còn là con đường giải phóng dân tộc duy nhất, tối ưu và hữu hiệu nữa.
Cùng với đội quân nhà nghề Pháp xâm lược Việt Nam, cùng với những chủ tư bản hoang dã vào khai thác thuộc địa Việt Nam, triết học Ánh sáng giải phóng cá nhân, khẳng định sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời khởi đầu từ nước Pháp cũng vào Việt Nam, lí tưởng Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái của cách mạng tư sản dân quyền Pháp năm 1789 và luật pháp dân chủ tư sản cũng vào Việt Nam.
Ý thức về cá nhân và lí tưởng Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái đã tạo ra một lớp người Việt Nam tiên tiến, lớp người đi đầu hăm hở bước vào văn minh công nghiệp, văn minh đô thị. Văn minh công nghiệp đánh thức tài trí dân tộc, đánh thức nội lực dân tộc, mang lại cho lòng yêu nước một hình hài mới, một nội dung mới, một sức vóc mới. Lòng yêu nước, chí quật cường không còn là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của xã hội nông nghiệp cổ hủ, ngưng đọng, lẻ loi, khép kín, coi con người chỉ là phương tiện, là công cụ để giành độc lập. Con người, dù là thường dân lam lũ cũng là một công dân có quyền làm chủ đất nước, cũng là chủ thể của nền độc lập. Lòng yêu nước phải là ý chí khai dân trí, chấn dân khí, nâng cao nhận thức của người dân về thời đại mới, mở rộng tầm nhìn ra thế giới, đón nhận những tư tưởng tiến bộ, nhân văn, đón nhận phương thức sản xuất hiện đại về Việt Nam và đưa Việt Nam ra với loài người, ra với thời đại đang sôi sục làm cách mạng dân chủ nhân quyền, giải phóng cá nhân, giành quyền làm người, giải phóng dân tộc, giành quyền tự quyết của các dân tộc.
Con người có mặt trong cuộc đời với tư cách là những cá nhân với đầy đủ quyền con người làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Trí tuệ quyết định giá trị con người, đưa con người thoát khỏi bầy đàn nô lệ, thoát khỏi kiếp công cụ chỉ là vật hi sinh cho một lí tưởng. Những cá nhân ý thức được sự có mặt trong cuộc đời, hăm hở khám phá tự nhiên, phát minh khoa học, sáng tạo kĩ thuật đưa loài người bước vào cách mạng tư sản dân quyền, cũng bước vào văn minh công nghiệp.
Cách mạng tư sản dân quyền là Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái. Con người sống trong yêu thương. Xã hội sống trong tự do. Loài người sống trong bình đẳng. Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái được luật pháp hoá trở thành luật pháp của nhà nước dân chủ tư sản. Là thuộc địa của nước Pháp dân chủ tư sản, người dân Việt Nam vẫn được thực sự tự do ứng cử và bầu cử vào các viện dân biểu, cơ quan quyền lực của người dân Việt Nam, nói tiếng nói của dân Việt Nam. Dù là dân nô lệ mất nước, trong văn minh công nghiệp, trong luật pháp dân chủ tư sản, người dân Việt Nam vẫn được ra báo tư nhân. Là thuộc địa của Pháp nhưng ở các đô thị lởn, Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn đã có hàng trăm tờ báo chữ Việt của chủ báo người Việt, nói tiếng nói của văn hoá Việt Nam, của hồn Việt Nam.
Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái trở thành luật pháp quốc gia và quốc tế đã thực sự khép lại thời kì giành độc lập bằng bạo lực, bằng máu và mở ra kỉ nguyên đấu tranh giành độc lập bằng luật pháp, bằng trí tuệ, bằng sức mạnh văn hoá, bằng khí phách dân tộc, bằng đấu tranh nghị trường. Trí tuệ là con người. Luật pháp là xã hội loài người. Luật pháp dân chủ tư sản cho con người có cả nhân loại, cho các dân tộc có cả thế giới. Con người không còn đơn độc. Dân tộc không còn lẻ loi. Cuộc đấu tranh giành quyền con người, cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết của các dân tộc bằng luật pháp dân chủ tư sản, bằng trí tuệ đã là xu thế và sức mạnh thời đại. Tách khỏi xu thế và sức mạnh thời đại, giành độc lập bằng bạo lực chuyện chính vô sản, dìm cả dân tộc Việt Nam vào biển máu, giành độc lập chỉ để giành quyền làm chủ đất nước cho một nhóm người, một đảng phái, Việt Nam trở thành lạc lõng với thời đại, lạc lõng với nhân loại văn minh.
Cá nhân có mặt trong cuộc đời làm chủ vận mệnh mỗi người, làm chủ vận mệnh đất nước. Tổ quốc không phải chỉ là khái niệm trừu tượng, không chỉ là núi sông biển trời cao xa. Tổ quốc còn là con người làm chủ núi sông biển trời đó. Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, con người không còn là thành phần làm nên Tổ quốc mà chỉ là vật hi sinh cho một thế lực làm chủ Tổ quốc! Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh chỉ có thể đúng, chỉ có thề cần thiết ở thời cá nhân chưa được nhìn nhận, con người chỉ là bầy đàn, là cộng cụ trong tay lãnh chúa và chủ nô, ở thời vương triều phong kiến “Ta thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
Lịch sử các nước công nghiệp phát triển đã chứng minh đầy đủ và khẳng định dứt khoát rằng ánh sáng trí tuệ là động lực phát triển xã hội. Lịch sử giành độc lập của Ấn Độ và nhiều nước thuộc địa khác cũng chứng minh và khẳng định về thời đại ánh sáng trí tuệ đã là động lực giải phóng dân tộc và luật pháp dân chủ tư sản là vũ khí quyết định, không thể thiếu đã thực sự thay bạo lực giáo mác súng đạn giành độc lập dân tộc. Loài người đã bước vào văn minh công nghiệp mà vẫn thiển cận và sôi sục chọn con đường giành độc lập dân tộc bằng máu dân là một tội ác với dân. Tội ác đó còn khắc ghi muôn đời trong lịch sử.
Phạm Đình Trọng