giahamdzui
08-26-2022, 11:33 PM
Mâu thuẫn gia tăng ở “Tam giác lithium Nam Mỹ”, các công ty Trung Quốc gặp khó khăn trong việc giành quyền khai thác lithium
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/08/1-2-700x366.png (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/08/1-2-700x366.png)
Lithium (Ảnh: Shutterstock).
“Tam giác lithium Nam Mỹ” đã trở thành mục tiêu quan trọng để ĐCSTQ đầu tư vào khoáng sản trong những năm gần đây vì Nam Mỹ có nguồn lithium chất lượng cao dồi dào nhất thế giới. Tuy nhiên, do các yếu tố như tiêu thụ tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường và sự phản đối của người dân địa phương đối với việc tư nhân hóa khoáng sản và các yếu tố khác, các công ty Trung Quốc đã gặp phải những thất bại trong việc phát triển các nguồn lithium ở khu vực “tam giác lithium” này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại xe điện trên thế giới, nhu cầu về pin lithium-ion đang tăng theo cấp số nhân do trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, dung lượng lưu trữ lớn và dễ dàng sạc lại. Nguồn tài nguyên lithium ở thượng nguồn cũng trở thành nguồn tài nguyên chiến lược mà các nước đang cạnh tranh.
Argentina, Bolivia và Chile nằm ở Nam Mỹ được gọi là “Tam giác lithium Nam Mỹ” vì có nguồn lithium dồi dào chất lượng cao. Các mỏ lithium trong khu vực này có tài nguyên lithium chất lượng cao trong các hồ nước muối, với hàm lượng lithium cao và chi phí khai thác thấp.
Theo báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, vào năm 2021, nguồn lithium đã được chứng minh trên thế giới là 89 triệu tấn, và tam giác lithium Nam Mỹ chiếm 56%, bao gồm 21 triệu tấn ở Bolivia, 19 triệu tấn ở Argentina, và 9,8 triệu tấn ở Chile. Các quốc gia khác có nhiều nguồn lithium hơn bao gồm Úc với 7,3 triệu tấn và Trung Quốc với 5,1 triệu tấn,v.v.
Về sản xuất lithium, vào năm 2021, Úc chiếm 55% sản lượng lithium toàn cầu; tiếp theo là Chile với 26%; Trung Quốc là 14%; và Argentina là 6%.
Trong những năm gần đây, hai nhà sản xuất pin lithium-ion lớn nhất Trung Quốc, CATL (宁德时代) và BYD (比亚迪), cũng như các công ty khai thác khổng lồ của Trung Quốc như Ganfeng Lithium và Zijin Mining, đã đến khu vực “Tam giác lithium” để khai thác lithium, mở rộng quyền kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên thượng nguồn của dây chuyền công nghiệp xe điện.
Tuy nhiên, BYD đã gặp phải những thất bại ở Chile gần đây. Hợp đồng khai thác lithium của công ty tại Chile vào đầu năm nay đã bị Tòa án Tối cao Chile hủy bỏ.
Bộ trưởng ngành mỏ Chile cho biết vào tháng 6, Tòa án Tối cao của Chile đã hủy bỏ hai hợp đồng khai thác pin kim loại do sự phản đối của các cộng đồng địa phương. Trong phán quyết, Tòa án Tối cao thấy rằng do hồ sơ dự thầu không nêu rõ nơi sẽ phát triển dự án lithium nên việc tham vấn với các cộng đồng địa phương theo yêu cầu của pháp luật là không thể thực hiện được.
BYD và một công ty khai thác của Chile từng giành được hợp đồng khai thác 80.000 tấn lithium vào tháng Giêng. Nhưng thông báo trúng thầu đã làm dấy lên làn sóng phản đối trên mạng xã hội Chile, cũng như các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối việc tư nhân hóa các mỏ lithium.
Hai ngày sau, hợp đồng khai thác của BYD bị tòa án đình chỉ sau khi thống đốc bang nơi có mỏ lithium và các cộng đồng địa phương gần Salar de Atacama kháng cáo; đến tháng 6, hợp đồng này đã bị Tòa án Tối cao Chile huỷ bỏ.
Salar de Atacama của Chile là một trong những nơi có trữ lượng lithium dồi dào nhất thế giới.
Để chiết xuất lithium trong hồ nước muối, trước tiên nước giàu muối phải được bơm ở độ sâu 20 đến 40 mét lên bề mặt vào một loạt các ao bốc hơi lớn, nơi diễn ra quá trình bốc hơi mặt trời trong nhiều tháng. Xỉ chứa lithium thu được sau đó được chế biến thành lithium cacbonat thương mại (LCE). Quá trình này sẽ gây ô nhiễm môi trường, hơn nữa, quá trình chiết xuất tốn rất nhiều nước. Khai thác lithium ở các khu vực sa mạc thường dẫn đến giảm mực nước ngầm và tăng tốc độ sa mạc hóa bề mặt, ảnh hưởng đến việc sử dụng nước tại địa phương. Kết quả là, người dân địa phương phản đối các công ty khai thác nước ngoài và các hoạt động khai thác của họ.
Vào tháng 12 năm 2021, ứng cử viên cánh tả của Chile Gabriel Boric được bầu làm tổng thống mới của Chile. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Boric đã thúc đẩy các đề xuất cấp tiến nhằm tăng thuế đối với khoáng sản và quốc hữu hóa các hoạt động tư nhân, tìm cách quốc hữu hóa các hoạt động khai thác đồng, lithium, vàng và khoáng sản do tư nhân điều hành ở nước này.
Chính phủ mới có kế hoạch thu hồi quyền khai thác khoáng sản gần các sông băng và các khu định cư bản địa, các công ty bị mất quyền có thể sẽ không được bồi thường.
Nếu đề xuất được thông qua, tập đoàn lithium khổng lồ Tianqi Lithium của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì họ đã nắm giữ 23,77% cổ phần của công ty khai thác mỏ lithium khổng lồ SQM của Chile vào tháng 5 năm 2018 với giá 4,2 tỷ USD.
Một dự luật tăng thuế khác đã được tiến hành tại thượng viện Chile vào tháng Giêng năm nay. Đề xuất có kế hoạch tăng thuế đối với khai thác đồng và lithium ở Chile. Nếu đề xuất tăng thuế cuối cùng được thông qua, Chile sẽ trở thành quốc gia có gánh nặng thuế cao nhất đối với khai thác đồng, theo báo cáo của FTI, công ty tư vấn tài chính lớn nhất thế giới. Với giá đồng hiện tại, tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ giảm hơn 50%.
Dự án của Argentina vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương
Tại Argentina, một dự án hồ muối lithium do công ty Zijin Mining của Trung Quốc thực hiện cũng vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương.
Theo một báo cáo của trang climatechangenews vào tháng 7, những bất đồng về phát triển lithium đang gia tăng mạnh mẽ giữa các cộng đồng trong tam giác lithium Nam Mỹ. Do tác động của các hoạt động khai thác đối với nguồn nước và đất đai tại địa phương, một số người dân bản địa, nông dân và nhà khoa học đã đưa ra các thách thức pháp lý, phản đối các hoạt động khai thác, phong tỏa đường và các cuộc biểu tình chống lại dự án lithium.
Vào tháng 10 năm ngoái, công ty Zijin Mining của Trung Quốc đã mua lại 100% cổ phần của Neo Lithium của Canada với giá 5 tỷ nhân dân tệ (750 triệu USD) cho dự án hồ muối lithium 3Q ở tỉnh Atacama, Argentina. Nhưng dự án đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương, và một nhóm phụ nữ trong cộng đồng đã đưa ra một bản kiến nghị từng nhà để xin chữ ký.
Ông Marcelo Sticco, nhà địa chất học tại Đại học Buenos Aires, người nghiên cứu khai thác lithium ở miền bắc Argentina, cho biết rủi ro nằm ở phương pháp khai thác, và việc sử dụng nước muối bốc hơi để thu được lithium sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Ông nói, phương pháp này biến nước ngọt trong các khe hở bên dưới lòng đất bãi muối thành nước muối.
Ngoài ra, ông Sticco cho biết, một lượng lớn kim loại nặng còn sót lại sau quá trình khai thác có thể gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý đúng cách, và chính phủ Argentina đã áp dụng tiêu chuẩn kép, chỉ yêu cầu ngành công nghiệp dầu mỏ xử lý chất thải độc hại, chứ không phải các công ty khai thác lithium.
Khai thác ở Bolivia vấp phải sự phản đối
Salar de Uyuni ở Bolivia là khu vực khai thác lithium dồi dào tài nguyên nhất thế giới. Hiện tại, 4 công ty Trung Quốc đang tranh giành quyền khai thác tại khu vực này.
Vào ngày 8 tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Năng lượng Bolivia thông báo rằng số lượng công ty nước ngoài tranh giành quyền khai thác nguồn lithium khổng lồ của nước này đã giảm từ 8 xuống 6, trong đó 4 công ty của Trung Quốc, bao gồm CATL, Fusion Enertech, TBEA và Tập đoàn CITIC Guoan. Hai công ty cạnh tranh khác đến từ Nga và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sự phản đối việc khai thác mỏ diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng Potosi, nơi có hồ muối Uyuni. Potosi là một trong những vùng nghèo nhất ở Bolivia. Các cộng đồng địa phương không tin tưởng vào việc chính phủ xử lý lithium và chưa nhận được giấy phép đặc biệt cho việc khai thác trước đó.
Bolivia hiện không có hoạt động khai thác lithium quy mô thương mại. Chính phủ Bolivia đã thử cả chiến lược định hướng thị trường và cố định, nhưng tất cả đều không thành công.
Ông Juan Carlos Zuleta, một nhà phân tích kinh tế lithium, nói với Trung tâm Wilson vào tháng 2 rằng Bolivia cần công nghệ khai thác lithium có tính cạnh tranh. Ông nói rằng, không giống như hồ muối ở Argentina và Chile, vùng Uyuni có lượng mưa lớn, do đó, phương pháp để thu được lithium bằng cách dựa vào sự bốc hơi nhờ mặt trời kém hiệu quả hơn ở Bolivia; và công nghệ khai thác lithium trực tiếp của nước này không có sẵn, làm cho việc khai thác lithium trở nên phức tạp.
Trong số các công ty hiện đang cạnh tranh để giành quyền khai thác, ông Zuletta cho biết không có công ty nào có kinh nghiệm sử dụng công nghệ khai thác trực tiếp để sản xuất lithium quy mô công nghiệp.
Theo Epoch Times
https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/08/1-2-700x366.png (https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/08/1-2-700x366.png)
Lithium (Ảnh: Shutterstock).
“Tam giác lithium Nam Mỹ” đã trở thành mục tiêu quan trọng để ĐCSTQ đầu tư vào khoáng sản trong những năm gần đây vì Nam Mỹ có nguồn lithium chất lượng cao dồi dào nhất thế giới. Tuy nhiên, do các yếu tố như tiêu thụ tài nguyên nước, ô nhiễm môi trường và sự phản đối của người dân địa phương đối với việc tư nhân hóa khoáng sản và các yếu tố khác, các công ty Trung Quốc đã gặp phải những thất bại trong việc phát triển các nguồn lithium ở khu vực “tam giác lithium” này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các loại xe điện trên thế giới, nhu cầu về pin lithium-ion đang tăng theo cấp số nhân do trọng lượng nhẹ, tuổi thọ cao, dung lượng lưu trữ lớn và dễ dàng sạc lại. Nguồn tài nguyên lithium ở thượng nguồn cũng trở thành nguồn tài nguyên chiến lược mà các nước đang cạnh tranh.
Argentina, Bolivia và Chile nằm ở Nam Mỹ được gọi là “Tam giác lithium Nam Mỹ” vì có nguồn lithium dồi dào chất lượng cao. Các mỏ lithium trong khu vực này có tài nguyên lithium chất lượng cao trong các hồ nước muối, với hàm lượng lithium cao và chi phí khai thác thấp.
Theo báo cáo của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, vào năm 2021, nguồn lithium đã được chứng minh trên thế giới là 89 triệu tấn, và tam giác lithium Nam Mỹ chiếm 56%, bao gồm 21 triệu tấn ở Bolivia, 19 triệu tấn ở Argentina, và 9,8 triệu tấn ở Chile. Các quốc gia khác có nhiều nguồn lithium hơn bao gồm Úc với 7,3 triệu tấn và Trung Quốc với 5,1 triệu tấn,v.v.
Về sản xuất lithium, vào năm 2021, Úc chiếm 55% sản lượng lithium toàn cầu; tiếp theo là Chile với 26%; Trung Quốc là 14%; và Argentina là 6%.
Trong những năm gần đây, hai nhà sản xuất pin lithium-ion lớn nhất Trung Quốc, CATL (宁德时代) và BYD (比亚迪), cũng như các công ty khai thác khổng lồ của Trung Quốc như Ganfeng Lithium và Zijin Mining, đã đến khu vực “Tam giác lithium” để khai thác lithium, mở rộng quyền kiểm soát đối với các nguồn tài nguyên thượng nguồn của dây chuyền công nghiệp xe điện.
Tuy nhiên, BYD đã gặp phải những thất bại ở Chile gần đây. Hợp đồng khai thác lithium của công ty tại Chile vào đầu năm nay đã bị Tòa án Tối cao Chile hủy bỏ.
Bộ trưởng ngành mỏ Chile cho biết vào tháng 6, Tòa án Tối cao của Chile đã hủy bỏ hai hợp đồng khai thác pin kim loại do sự phản đối của các cộng đồng địa phương. Trong phán quyết, Tòa án Tối cao thấy rằng do hồ sơ dự thầu không nêu rõ nơi sẽ phát triển dự án lithium nên việc tham vấn với các cộng đồng địa phương theo yêu cầu của pháp luật là không thể thực hiện được.
BYD và một công ty khai thác của Chile từng giành được hợp đồng khai thác 80.000 tấn lithium vào tháng Giêng. Nhưng thông báo trúng thầu đã làm dấy lên làn sóng phản đối trên mạng xã hội Chile, cũng như các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối việc tư nhân hóa các mỏ lithium.
Hai ngày sau, hợp đồng khai thác của BYD bị tòa án đình chỉ sau khi thống đốc bang nơi có mỏ lithium và các cộng đồng địa phương gần Salar de Atacama kháng cáo; đến tháng 6, hợp đồng này đã bị Tòa án Tối cao Chile huỷ bỏ.
Salar de Atacama của Chile là một trong những nơi có trữ lượng lithium dồi dào nhất thế giới.
Để chiết xuất lithium trong hồ nước muối, trước tiên nước giàu muối phải được bơm ở độ sâu 20 đến 40 mét lên bề mặt vào một loạt các ao bốc hơi lớn, nơi diễn ra quá trình bốc hơi mặt trời trong nhiều tháng. Xỉ chứa lithium thu được sau đó được chế biến thành lithium cacbonat thương mại (LCE). Quá trình này sẽ gây ô nhiễm môi trường, hơn nữa, quá trình chiết xuất tốn rất nhiều nước. Khai thác lithium ở các khu vực sa mạc thường dẫn đến giảm mực nước ngầm và tăng tốc độ sa mạc hóa bề mặt, ảnh hưởng đến việc sử dụng nước tại địa phương. Kết quả là, người dân địa phương phản đối các công ty khai thác nước ngoài và các hoạt động khai thác của họ.
Vào tháng 12 năm 2021, ứng cử viên cánh tả của Chile Gabriel Boric được bầu làm tổng thống mới của Chile. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Boric đã thúc đẩy các đề xuất cấp tiến nhằm tăng thuế đối với khoáng sản và quốc hữu hóa các hoạt động tư nhân, tìm cách quốc hữu hóa các hoạt động khai thác đồng, lithium, vàng và khoáng sản do tư nhân điều hành ở nước này.
Chính phủ mới có kế hoạch thu hồi quyền khai thác khoáng sản gần các sông băng và các khu định cư bản địa, các công ty bị mất quyền có thể sẽ không được bồi thường.
Nếu đề xuất được thông qua, tập đoàn lithium khổng lồ Tianqi Lithium của Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, vì họ đã nắm giữ 23,77% cổ phần của công ty khai thác mỏ lithium khổng lồ SQM của Chile vào tháng 5 năm 2018 với giá 4,2 tỷ USD.
Một dự luật tăng thuế khác đã được tiến hành tại thượng viện Chile vào tháng Giêng năm nay. Đề xuất có kế hoạch tăng thuế đối với khai thác đồng và lithium ở Chile. Nếu đề xuất tăng thuế cuối cùng được thông qua, Chile sẽ trở thành quốc gia có gánh nặng thuế cao nhất đối với khai thác đồng, theo báo cáo của FTI, công ty tư vấn tài chính lớn nhất thế giới. Với giá đồng hiện tại, tỷ suất lợi nhuận của công ty sẽ giảm hơn 50%.
Dự án của Argentina vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương
Tại Argentina, một dự án hồ muối lithium do công ty Zijin Mining của Trung Quốc thực hiện cũng vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương.
Theo một báo cáo của trang climatechangenews vào tháng 7, những bất đồng về phát triển lithium đang gia tăng mạnh mẽ giữa các cộng đồng trong tam giác lithium Nam Mỹ. Do tác động của các hoạt động khai thác đối với nguồn nước và đất đai tại địa phương, một số người dân bản địa, nông dân và nhà khoa học đã đưa ra các thách thức pháp lý, phản đối các hoạt động khai thác, phong tỏa đường và các cuộc biểu tình chống lại dự án lithium.
Vào tháng 10 năm ngoái, công ty Zijin Mining của Trung Quốc đã mua lại 100% cổ phần của Neo Lithium của Canada với giá 5 tỷ nhân dân tệ (750 triệu USD) cho dự án hồ muối lithium 3Q ở tỉnh Atacama, Argentina. Nhưng dự án đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng địa phương, và một nhóm phụ nữ trong cộng đồng đã đưa ra một bản kiến nghị từng nhà để xin chữ ký.
Ông Marcelo Sticco, nhà địa chất học tại Đại học Buenos Aires, người nghiên cứu khai thác lithium ở miền bắc Argentina, cho biết rủi ro nằm ở phương pháp khai thác, và việc sử dụng nước muối bốc hơi để thu được lithium sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất. Ông nói, phương pháp này biến nước ngọt trong các khe hở bên dưới lòng đất bãi muối thành nước muối.
Ngoài ra, ông Sticco cho biết, một lượng lớn kim loại nặng còn sót lại sau quá trình khai thác có thể gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý đúng cách, và chính phủ Argentina đã áp dụng tiêu chuẩn kép, chỉ yêu cầu ngành công nghiệp dầu mỏ xử lý chất thải độc hại, chứ không phải các công ty khai thác lithium.
Khai thác ở Bolivia vấp phải sự phản đối
Salar de Uyuni ở Bolivia là khu vực khai thác lithium dồi dào tài nguyên nhất thế giới. Hiện tại, 4 công ty Trung Quốc đang tranh giành quyền khai thác tại khu vực này.
Vào ngày 8 tháng 6 năm nay, Bộ trưởng Năng lượng Bolivia thông báo rằng số lượng công ty nước ngoài tranh giành quyền khai thác nguồn lithium khổng lồ của nước này đã giảm từ 8 xuống 6, trong đó 4 công ty của Trung Quốc, bao gồm CATL, Fusion Enertech, TBEA và Tập đoàn CITIC Guoan. Hai công ty cạnh tranh khác đến từ Nga và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, sự phản đối việc khai thác mỏ diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng Potosi, nơi có hồ muối Uyuni. Potosi là một trong những vùng nghèo nhất ở Bolivia. Các cộng đồng địa phương không tin tưởng vào việc chính phủ xử lý lithium và chưa nhận được giấy phép đặc biệt cho việc khai thác trước đó.
Bolivia hiện không có hoạt động khai thác lithium quy mô thương mại. Chính phủ Bolivia đã thử cả chiến lược định hướng thị trường và cố định, nhưng tất cả đều không thành công.
Ông Juan Carlos Zuleta, một nhà phân tích kinh tế lithium, nói với Trung tâm Wilson vào tháng 2 rằng Bolivia cần công nghệ khai thác lithium có tính cạnh tranh. Ông nói rằng, không giống như hồ muối ở Argentina và Chile, vùng Uyuni có lượng mưa lớn, do đó, phương pháp để thu được lithium bằng cách dựa vào sự bốc hơi nhờ mặt trời kém hiệu quả hơn ở Bolivia; và công nghệ khai thác lithium trực tiếp của nước này không có sẵn, làm cho việc khai thác lithium trở nên phức tạp.
Trong số các công ty hiện đang cạnh tranh để giành quyền khai thác, ông Zuletta cho biết không có công ty nào có kinh nghiệm sử dụng công nghệ khai thác trực tiếp để sản xuất lithium quy mô công nghiệp.
Theo Epoch Times