duyanh
08-21-2022, 12:21 PM
Campuchia mở đợt truy quét nạn buôn người trên toàn quốc
Campuchia cho biết đang mở một cuộc kiểm tra toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài sống ở Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán, để trấn áp nạn buôn người ở Vương quốc này.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/08/nan-buon-nguoi-campuchia.jpg
Một bảng hiệu tiếng Campuchia và tiếng Trung tại một trong những địa điểm mà nhóm người Việt sang để chuộc người về, khoảng tháng 7/2022. (Ảnh chup màn hình clip/Phong Bụi/Facebook)
AP ngày 19/8 đưa tin Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó thủ tướng Campuchia Sar Kheng hôm thứ Sáu cho biết Bộ của ông đang mở một cuộc kiểm tra toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài sống ở Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Tuyên bố được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn sau khi chủ trì cuộc họp của các trưởng nhóm công tác liên bộ của sáu cơ quan và các thành viên của Ủy ban Quốc gia về Chống buôn bán người (NEC), trang Khmer Times ngày 20/8 xác nhận.
Theo bản tin của AP, ông Sar Kheng tuyên bố giới chức sẽ chú trọng tìm kiếm những người nước ngoài là nạn nhân của những kẻ buôn người.
Ông Sar Kheng dẫn thông tin cảnh sát hai tỉnh Kandal và Preah Sihanoukville hôm thứ Năm đã kiểm tra tình trạng người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại các khách sạn, tài sản thuê và sòng bạc. Một số người đã bị bắt vì tình nghi tổ chức buôn người và một số nạn nhân đã được đưa vào diện bảo vệ, hiện cảnh sát đang tiếp tục xác minh thông tin của nạn nhân.
Ông Sar Kheng không nói rõ có bao nhiêu người bị bắt cũng như quốc tịch của họ, nhưng xác nhận một số người nước ngoài nói với cảnh sát rằng họ bị thu hút bởi những công việc được mô tả là hợp pháp với với mức lương cao nhưng khi tới nơi bị buộc phải làm các công việc bất hợp pháp, “không đúng như những gì họ đồng ý”.
Trang Khmer Times ngày 20/8 dẫn lời bà Chou Bun Eng, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ kiêm Chủ tịch NEC, cho biết trong nửa đầu năm 2022, giới hữu trách đã theo dõi và truy quét 74 trường hợp buôn bán người và bóc lột tình dục, 83 nghi phạm đã bị bắt. Các nhà chức trách cũng đã giải cứu 156 nạn nhân, bao gồm 105 phụ nữ và 60 người dưới 15 tuổi.
Tuyên bố đang mở đợt truy quét nạn buôn người được giới chức Campuchia đưa ra sau khi Đài Loan ngày 19/8 thông báo 333 công dân của họ đang bị mắc kẹt ở Campuchia vì bị các nhóm tội phạm dụ dỗ, hứa hẹn trả lương cao cho các “công việc công nghệ”, theo các báo cáo nhờ giúp đỡ từ các gia đình. Tình hình còn phức tạp hơn nữa vì Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc và từ chối công nhận Đài Loan hoặc có bất kỳ liên hệ chính thức nào với chính phủ ở Đài Bắc, theo AP.
Indonesia sẽ đưa 202 người dân về nước, là những người được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo và cờ bạc trực tuyến khác nhau ở một số khu vực của Campuchia trong vài tháng qua, Khmer Times ngày 21/8 đưa tin. Ông Kheang Phearum, phát ngôn viên của Tòa thị chính tỉnh Preah Sihanouk, cho hay cơ quan này có đường dây nóng bằng tiếng Khmer, tiếng Trung và tiếng Anh để mọi người liên hệ. “Chúng tôi sẽ giúp đỡ và giải cứu các nạn nhân bao gồm cả người nước ngoài thuộc mọi quốc tịch”, ông Kheang Phearum nói.
Tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia hồi tháng 6/2021 đã ra cảnh báo về hoạt động lôi kéo, lừa đưa người Việt sang Campuchia để cưỡng bức lao động do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, có sự tham gia của cả người Việt Nam và Campuchia.
Tuy nhiên, tình hình chỉ nóng lên gần đây với nhiều trường hợp người nhà kêu cứu khi người thân bị lừa, bị bắt cóc sang Campuchia, bị ép làm các việc lừa đảo trực tuyến, bị đánh đập, bỏ đói, bị bán và đòi tiền chuộc.
Gần đây nhất, ngày 18/8, 42 người Việt Nam đánh liều tháo chạy khỏi một casino tại Chrey Thum, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, bơi qua sông Bình Di về nước. Được người Việt và bộ đội biên phòng tại An Giang đưa ghe máy ra giúp đỡ, tổng cộng 40 người lên bờ an toàn. Không may mắn, một thanh niên bị bảo vệ của casino bắt lại; một thiếu niên 16 tuổi (ngụ Kon Tum) bị đuối nước, thi thể được tìm thấy 4 ngày sau đó.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/8 công bố “đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia liên hệ với cơ quan chức năng sở tại làm rõ thông tin, kiểm tra cơ sở (sòng bài) này”, hứa sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Nguyễn Quân
Campuchia cho biết đang mở một cuộc kiểm tra toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài sống ở Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán, để trấn áp nạn buôn người ở Vương quốc này.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/08/nan-buon-nguoi-campuchia.jpg
Một bảng hiệu tiếng Campuchia và tiếng Trung tại một trong những địa điểm mà nhóm người Việt sang để chuộc người về, khoảng tháng 7/2022. (Ảnh chup màn hình clip/Phong Bụi/Facebook)
AP ngày 19/8 đưa tin Bộ trưởng Nội vụ kiêm Phó thủ tướng Campuchia Sar Kheng hôm thứ Sáu cho biết Bộ của ông đang mở một cuộc kiểm tra toàn quốc đối với tất cả người nước ngoài sống ở Campuchia, ngoại trừ các nhân viên đại sứ quán.
Tuyên bố được đưa ra trong một cuộc phỏng vấn sau khi chủ trì cuộc họp của các trưởng nhóm công tác liên bộ của sáu cơ quan và các thành viên của Ủy ban Quốc gia về Chống buôn bán người (NEC), trang Khmer Times ngày 20/8 xác nhận.
Theo bản tin của AP, ông Sar Kheng tuyên bố giới chức sẽ chú trọng tìm kiếm những người nước ngoài là nạn nhân của những kẻ buôn người.
Ông Sar Kheng dẫn thông tin cảnh sát hai tỉnh Kandal và Preah Sihanoukville hôm thứ Năm đã kiểm tra tình trạng người nước ngoài cư trú hoặc làm việc tại các khách sạn, tài sản thuê và sòng bạc. Một số người đã bị bắt vì tình nghi tổ chức buôn người và một số nạn nhân đã được đưa vào diện bảo vệ, hiện cảnh sát đang tiếp tục xác minh thông tin của nạn nhân.
Ông Sar Kheng không nói rõ có bao nhiêu người bị bắt cũng như quốc tịch của họ, nhưng xác nhận một số người nước ngoài nói với cảnh sát rằng họ bị thu hút bởi những công việc được mô tả là hợp pháp với với mức lương cao nhưng khi tới nơi bị buộc phải làm các công việc bất hợp pháp, “không đúng như những gì họ đồng ý”.
Trang Khmer Times ngày 20/8 dẫn lời bà Chou Bun Eng, Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ kiêm Chủ tịch NEC, cho biết trong nửa đầu năm 2022, giới hữu trách đã theo dõi và truy quét 74 trường hợp buôn bán người và bóc lột tình dục, 83 nghi phạm đã bị bắt. Các nhà chức trách cũng đã giải cứu 156 nạn nhân, bao gồm 105 phụ nữ và 60 người dưới 15 tuổi.
Tuyên bố đang mở đợt truy quét nạn buôn người được giới chức Campuchia đưa ra sau khi Đài Loan ngày 19/8 thông báo 333 công dân của họ đang bị mắc kẹt ở Campuchia vì bị các nhóm tội phạm dụ dỗ, hứa hẹn trả lương cao cho các “công việc công nghệ”, theo các báo cáo nhờ giúp đỡ từ các gia đình. Tình hình còn phức tạp hơn nữa vì Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc và từ chối công nhận Đài Loan hoặc có bất kỳ liên hệ chính thức nào với chính phủ ở Đài Bắc, theo AP.
Indonesia sẽ đưa 202 người dân về nước, là những người được giải cứu khỏi các trung tâm lừa đảo và cờ bạc trực tuyến khác nhau ở một số khu vực của Campuchia trong vài tháng qua, Khmer Times ngày 21/8 đưa tin. Ông Kheang Phearum, phát ngôn viên của Tòa thị chính tỉnh Preah Sihanouk, cho hay cơ quan này có đường dây nóng bằng tiếng Khmer, tiếng Trung và tiếng Anh để mọi người liên hệ. “Chúng tôi sẽ giúp đỡ và giải cứu các nạn nhân bao gồm cả người nước ngoài thuộc mọi quốc tịch”, ông Kheang Phearum nói.
Tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia hồi tháng 6/2021 đã ra cảnh báo về hoạt động lôi kéo, lừa đưa người Việt sang Campuchia để cưỡng bức lao động do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, có sự tham gia của cả người Việt Nam và Campuchia.
Tuy nhiên, tình hình chỉ nóng lên gần đây với nhiều trường hợp người nhà kêu cứu khi người thân bị lừa, bị bắt cóc sang Campuchia, bị ép làm các việc lừa đảo trực tuyến, bị đánh đập, bỏ đói, bị bán và đòi tiền chuộc.
Gần đây nhất, ngày 18/8, 42 người Việt Nam đánh liều tháo chạy khỏi một casino tại Chrey Thum, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, bơi qua sông Bình Di về nước. Được người Việt và bộ đội biên phòng tại An Giang đưa ghe máy ra giúp đỡ, tổng cộng 40 người lên bờ an toàn. Không may mắn, một thanh niên bị bảo vệ của casino bắt lại; một thiếu niên 16 tuổi (ngụ Kon Tum) bị đuối nước, thi thể được tìm thấy 4 ngày sau đó.
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 19/8 công bố “đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia liên hệ với cơ quan chức năng sở tại làm rõ thông tin, kiểm tra cơ sở (sòng bài) này”, hứa sẽ thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.
Nguyễn Quân