duyanh
08-20-2022, 12:20 PM
Nhiều nhà dân bị lún, nứt toác vì dự án metro Nhổn – ga Hà Nội
Có 50 công trình xây dựng bị ảnh hưởng khi máy đào hầm TBM (thi công ga ngầm metro Nhổn – ga Hà Nội) bắt đầu hoạt động, trong đó có 7 hộ phải dỡ bỏ nhà, 43 hộ tạm cư. Theo ghi nhận, một số tòa nhà nằm cạnh dự án này bị sụt lún nghiêm trọng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/08/nha-nut-toac-du-an-nhon-ga-ha-noi-2.jpg
Trong quá trình thi công dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, hàng chục ngôi nhà bị lún, nứt toác, người dân sống trong tâm trạng bất an. (Ảnh: vnexpress.net)
Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm. Dự án khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành 2015. Tuy chậm tiến độ 7 năm, đến nay dự án mới đạt 75%. Tổng vốn đầu tư tăng gấp đôi so với ban đầu, lên hơn 34.000 tỷ đồng.
Dự kiến, sau khi vận hành, tuyến đường có tốc độ khai thác thương mại 35 km/h; 8 đoàn tàu cùng hoạt động; một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm; một đoàn tàu cứu hộ. Dự án được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.
Ngày 7/8, tại cuộc làm việc với TP. Hà Nội và các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cuối năm 2022 phải hoàn thành đoạn trên cao; nghiên cứu giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.
Trong quá trình thi công, hàng chục ngôi nhà bị lún, nứt toác, người dân sống trong tâm trạng bất an. Hai ngôi nhà bị nặng nhất là của gia đình bà Nguyễn Thị Bích ở 431 Kim Mã (quận Ba Đình) và ông Lê Hữu Đa (số 15, ngõ 51 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Tại nhà bà Bích, từ năm 2019, căn nhà đã có hiện tượng lún, nứt, hiện cửa không thể đóng kín. Dưới tầng hầm, các vết nứt lún thấy rõ nhất. Những cột chống đỡ chính lộ phần thép, ngôi nhà nghiêng hẳn sang một bên.
Bà Bích cho biết chính quyền địa phương và nhà thầu dự án từng mời đơn vị độc lập đánh giá tình trạng ngôi nhà. Kết luận là nhà đang ở mức cực kỳ nguy hiểm, phải di dời. Bà đã nhiều lần nộp đơn song mọi việc vẫn chưa thể giải quyết ổn thỏa.
Tới nay, sau 3 năm, không có một biện pháp an toàn nào được đưa ra, ít nhất là lắp khung sắt để chống sập, bà Bích nói.
Tương tự, căn nhà của gia đình ông Đa cũng bị nghiêng, nứt toác. Để tránh sập, gia chủ tự bỏ 2 triệu để làm khung sắt chống đỡ ngôi nhà.
Theo chủ nhà, căn nhà 1,5 tầng được xây dựng từ năm 1994. Trước khi dự án đường sắt đi vào hoạt động, nhà thầu và chủ đầu tư đã đến khảo sát, chụp ảnh hiện trạng căn nhà.
“Khi dự án bắt đầu, tường nhà xuất hiện những vết nứt nhỏ. Theo thời gian, vết nứt càng to, tạo thành những kẻ hở vài cm. Tôi cảm giác run sợ ngay trong chính căn nhà của mình”, ông Đa nói.
Tháng 4/2021, chủ dự án hỗ trợ vợ chồng ông Đa mỗi tháng 5 triệu đồng thuê chỗ ở mới. Nhưng chỉ được 5 tháng là dừng, gia đình quay trở lại cuộc sống “nơm nớp” lo lắng trong căn nhà có thể bị “sập” bất cứ lúc nào.
Chủ đầu tư dự án nói gì?
Hôm 19/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, cho biết trước khi thi công, nhà thầu đã khảo sát hiện trạng khoảng 3.000 công trình xây dựng nằm trong vùng ảnh hưởng, đánh giá rủi ro. Toàn bộ công trình này đều được thiết kế, lắp đặt hệ thống quan trắc.
Theo MRB, thông qua kết quả quan trắc, khảo sát hiện trạng, dự án đã thống kê 50 công trình xây dựng bị ảnh hưởng khi máy đào hầm TBM bắt đầu hoạt động, trong đó có 7 hộ phải dỡ bỏ nhà, 43 hộ tạm cư khi thi công ga ngầm bắt đầu từ nhà ga S9 – Kim Mã.
Ban quản lý đã xây dựng khung chính sách hỗ trợ, làm căn cứ thỏa thuận sử dụng đất trong thời gian thi công tuyến hầm.
Cụ thể, cuối năm 2019, dự án tiếp nhận đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Bích (nhà được xây dựng từ năm 1994) bị nứt và hư hỏng, cho rằng nguyên nhân từ việc thi công nhà ga S9. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hai bên không tìm được tiếng nói chung.
Tháng 11/2021, các số liệu quan trắc về độ lún của ngôi nhà đã vượt ngưỡng an toàn cho phép. Tư vấn kiểm định độc lập kết luận tòa nhà bị nứt, hư hỏng do hai nguyên nhân chính, tòa nhà đã xuống cấp do sử dụng từ năm 1994 và ảnh hưởng từ việc thi công nhà ga S9.
Tư vấn kiểm định kiến nghị nên xây mới lại tòa nhà và Nhà thầu phải đền bù theo tỷ lệ 32,55% tổng giá trị xây mới (cách tính trừ khấu hao theo thời gian sử dụng). Tư vấn độc lập đã lập dự toán theo quy định của Nhà nước, theo đó giá trị 32,55% mà nhà thầu phải đền bù sẽ gồm: giá trị bồi thường cho xây nhà 523.773.682 đồng, hỗ trợ tạm cư 50 triệu đồng, hỗ trợ vận chuyển đồ 5,16 triệu đồng.
Bà Bích đồng ý với tỷ lệ đền bù 32,55% nhưng không đồng ý giá trị dự toán xây dựng mới tòa nhà.
Đối với công trình nhà của gia đình ông Lê Hữu Đa, MRB cho hay đầu năm 2018 (thời điểm trước khi thi công) đã ghi nhận nhà của ông Đa đã có nhiều vết nứt. Tháng 1/2020, MRB khảo sát lần thứ hai tiếp tục ghi nhận công trình có nhiều vết nứt nghiêm trọng ở tầng 1 và tầng 2, các vết nứt này phát triển lớn và nhiều hơn so với kết quả khảo sát lần thứ nhất.
Các chuyên gia của dự án đã kết luận việc nứt, lún của nhà ông Đa không phải do nguyên nhân từ việc thi công nhà ga S11 của Dự án, mà là do kết cấu tòa nhà đã bị xuống cấp theo thời gian và không được bảo trì phù hợp, ngoài ra việc lún, nứt phát triển nhanh hơn do tác động thêm của công trình sát cạnh mới được xây dựng trong năm 2020.
Trường hợp gia đình ông Đa vẫn chưa thấy thỏa mãn với kết luận trên thì MRB sẽ đề nghị gia đình ông Đa và UBND phường Văn Chương mời đơn vị chuyên môn vào đánh giá độc lập.
Minh Long
Có 50 công trình xây dựng bị ảnh hưởng khi máy đào hầm TBM (thi công ga ngầm metro Nhổn – ga Hà Nội) bắt đầu hoạt động, trong đó có 7 hộ phải dỡ bỏ nhà, 43 hộ tạm cư. Theo ghi nhận, một số tòa nhà nằm cạnh dự án này bị sụt lún nghiêm trọng.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/08/nha-nut-toac-du-an-nhon-ga-ha-noi-2.jpg
Trong quá trình thi công dự án metro Nhổn – ga Hà Nội, hàng chục ngôi nhà bị lún, nứt toác, người dân sống trong tâm trạng bất an. (Ảnh: vnexpress.net)
Đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km ngầm. Dự án khởi công năm 2010, dự kiến hoàn thành 2015. Tuy chậm tiến độ 7 năm, đến nay dự án mới đạt 75%. Tổng vốn đầu tư tăng gấp đôi so với ban đầu, lên hơn 34.000 tỷ đồng.
Dự kiến, sau khi vận hành, tuyến đường có tốc độ khai thác thương mại 35 km/h; 8 đoàn tàu cùng hoạt động; một đoàn tàu dự bị phục vụ giờ cao điểm; một đoàn tàu cứu hộ. Dự án được hỗ trợ bởi nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và vốn đối ứng trong nước.
Ngày 7/8, tại cuộc làm việc với TP. Hà Nội và các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cuối năm 2022 phải hoàn thành đoạn trên cao; nghiên cứu giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.
Trong quá trình thi công, hàng chục ngôi nhà bị lún, nứt toác, người dân sống trong tâm trạng bất an. Hai ngôi nhà bị nặng nhất là của gia đình bà Nguyễn Thị Bích ở 431 Kim Mã (quận Ba Đình) và ông Lê Hữu Đa (số 15, ngõ 51 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Chương, quận Đống Đa).
Tại nhà bà Bích, từ năm 2019, căn nhà đã có hiện tượng lún, nứt, hiện cửa không thể đóng kín. Dưới tầng hầm, các vết nứt lún thấy rõ nhất. Những cột chống đỡ chính lộ phần thép, ngôi nhà nghiêng hẳn sang một bên.
Bà Bích cho biết chính quyền địa phương và nhà thầu dự án từng mời đơn vị độc lập đánh giá tình trạng ngôi nhà. Kết luận là nhà đang ở mức cực kỳ nguy hiểm, phải di dời. Bà đã nhiều lần nộp đơn song mọi việc vẫn chưa thể giải quyết ổn thỏa.
Tới nay, sau 3 năm, không có một biện pháp an toàn nào được đưa ra, ít nhất là lắp khung sắt để chống sập, bà Bích nói.
Tương tự, căn nhà của gia đình ông Đa cũng bị nghiêng, nứt toác. Để tránh sập, gia chủ tự bỏ 2 triệu để làm khung sắt chống đỡ ngôi nhà.
Theo chủ nhà, căn nhà 1,5 tầng được xây dựng từ năm 1994. Trước khi dự án đường sắt đi vào hoạt động, nhà thầu và chủ đầu tư đã đến khảo sát, chụp ảnh hiện trạng căn nhà.
“Khi dự án bắt đầu, tường nhà xuất hiện những vết nứt nhỏ. Theo thời gian, vết nứt càng to, tạo thành những kẻ hở vài cm. Tôi cảm giác run sợ ngay trong chính căn nhà của mình”, ông Đa nói.
Tháng 4/2021, chủ dự án hỗ trợ vợ chồng ông Đa mỗi tháng 5 triệu đồng thuê chỗ ở mới. Nhưng chỉ được 5 tháng là dừng, gia đình quay trở lại cuộc sống “nơm nớp” lo lắng trong căn nhà có thể bị “sập” bất cứ lúc nào.
Chủ đầu tư dự án nói gì?
Hôm 19/8, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), chủ đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, cho biết trước khi thi công, nhà thầu đã khảo sát hiện trạng khoảng 3.000 công trình xây dựng nằm trong vùng ảnh hưởng, đánh giá rủi ro. Toàn bộ công trình này đều được thiết kế, lắp đặt hệ thống quan trắc.
Theo MRB, thông qua kết quả quan trắc, khảo sát hiện trạng, dự án đã thống kê 50 công trình xây dựng bị ảnh hưởng khi máy đào hầm TBM bắt đầu hoạt động, trong đó có 7 hộ phải dỡ bỏ nhà, 43 hộ tạm cư khi thi công ga ngầm bắt đầu từ nhà ga S9 – Kim Mã.
Ban quản lý đã xây dựng khung chính sách hỗ trợ, làm căn cứ thỏa thuận sử dụng đất trong thời gian thi công tuyến hầm.
Cụ thể, cuối năm 2019, dự án tiếp nhận đơn phản ánh của bà Nguyễn Thị Bích (nhà được xây dựng từ năm 1994) bị nứt và hư hỏng, cho rằng nguyên nhân từ việc thi công nhà ga S9. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hai bên không tìm được tiếng nói chung.
Tháng 11/2021, các số liệu quan trắc về độ lún của ngôi nhà đã vượt ngưỡng an toàn cho phép. Tư vấn kiểm định độc lập kết luận tòa nhà bị nứt, hư hỏng do hai nguyên nhân chính, tòa nhà đã xuống cấp do sử dụng từ năm 1994 và ảnh hưởng từ việc thi công nhà ga S9.
Tư vấn kiểm định kiến nghị nên xây mới lại tòa nhà và Nhà thầu phải đền bù theo tỷ lệ 32,55% tổng giá trị xây mới (cách tính trừ khấu hao theo thời gian sử dụng). Tư vấn độc lập đã lập dự toán theo quy định của Nhà nước, theo đó giá trị 32,55% mà nhà thầu phải đền bù sẽ gồm: giá trị bồi thường cho xây nhà 523.773.682 đồng, hỗ trợ tạm cư 50 triệu đồng, hỗ trợ vận chuyển đồ 5,16 triệu đồng.
Bà Bích đồng ý với tỷ lệ đền bù 32,55% nhưng không đồng ý giá trị dự toán xây dựng mới tòa nhà.
Đối với công trình nhà của gia đình ông Lê Hữu Đa, MRB cho hay đầu năm 2018 (thời điểm trước khi thi công) đã ghi nhận nhà của ông Đa đã có nhiều vết nứt. Tháng 1/2020, MRB khảo sát lần thứ hai tiếp tục ghi nhận công trình có nhiều vết nứt nghiêm trọng ở tầng 1 và tầng 2, các vết nứt này phát triển lớn và nhiều hơn so với kết quả khảo sát lần thứ nhất.
Các chuyên gia của dự án đã kết luận việc nứt, lún của nhà ông Đa không phải do nguyên nhân từ việc thi công nhà ga S11 của Dự án, mà là do kết cấu tòa nhà đã bị xuống cấp theo thời gian và không được bảo trì phù hợp, ngoài ra việc lún, nứt phát triển nhanh hơn do tác động thêm của công trình sát cạnh mới được xây dựng trong năm 2020.
Trường hợp gia đình ông Đa vẫn chưa thấy thỏa mãn với kết luận trên thì MRB sẽ đề nghị gia đình ông Đa và UBND phường Văn Chương mời đơn vị chuyên môn vào đánh giá độc lập.
Minh Long