giahamdzui
08-18-2022, 01:06 AM
Hồng Kông: Tư pháp cấm lập bồi thẩm đoàn trong vụ xử 47 nhà tranh đấu
https://s.rfi.fr/media/display/8b5fa7be-1e1a-11ed-a472-005056a97e36/w:1024/p:16x9/2022-08-17T040243Z_2014914494_RC21YV9P93XN_RTRMADP_3_HONGK ONG-SECURITY.webp
Lối vào Tòa án ở khu Cửu Long Tây (West Kowloon ), Hồng Kông, ngày 17/08/2022. REUTERS - TYRONE SIU
Sở Tư Pháp Hồng Kông vừa ra quyết định tổ chức phiên tòa xét xử 47 nhà tranh đấu vì dân chủ, nhưng không cho phép lập bồi thẩm đoàn. Vụ xét xử nói trên là vụ xử lớn nhất chiếu theo luật An ninh Quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt tại đặc khu hành chính này kể từ mùa hè năm 2020.
Theo các tài liệu mà AFP có được hôm qua, 16/08/2022, giám đốc Sở Tư Pháp Hồng Kông Lâm Định Quốc (Paul Lam) đã viện ra việc ‘‘có sự can dự của các yếu tố nước ngoài’’, như là căn cứ để không áp dụng hệ thống pháp luật kế thừa từ thời thuộc địa Anh Quốc (‘‘Common law’’ hay Thông luật). Một số lý do khác được nêu ra là ‘‘an toàn cá nhân của bồi thẩm đoàn và các thành viên gia đình của họ”, cũng như “nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình xét xử, nếu phiên tòa diễn ra với bồi thẩm đoàn”. Thay vào đó, phán quyết sẽ được ba thẩm phán, do chính quyền lựa chọn, đưa ra.
Trong số 47 bị cáo bị xử trong vụ án nói trên, có các nghị viên Hội đồng Lập pháp của thành phố được bầu lên một cách dân chủ, nhiều thành viên nghiệp đoàn, và cả nhiều giảng viên đại học. Bị nghi ngờ tham gia vào âm mưu lật đổ lật đổ chính quyền, vì đã tổ chức ‘‘một cuộc bầu cử không chính thức’’ vào tháng 7/2020, các bị cáo có thể bị kết án đến mức tù chung thân.
Lần thứ hai Hồng Kông cấm lập bồi thẩm đoàn
Đây là lần thứ hai chính quyền Hồng Kông đưa ra quyết định như vậy trong việc xét xử chiếu theo luật An ninh Quốc gia, được Bắc Kinh áp đặt từ năm 2020 nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến, sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn. Các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc năm 2019, làm rung chuyển Hồng Kông, đã buộc chính quyền đặc khu phải rút dự luật. Uy tín của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh sụt giảm mạnh, khiến phe thân chính quyền thất bại chưa từng thấy trong cuộc bầu cử địa phương cùng năm.
Chính quyền Hồng Kông bị nhiều định chế quốc tế lên án là công an trị. Cuối tháng 7/2022 vừa qua, Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hủy bỏ luật an ninh quốc gia và luật chống ly khai áp đặt lên Hồng Kông, và yêu cầu chính quyền đặc khu ‘‘không áp dụng các luật này’’. Đáp trả các kêu gọi nói trên, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee), nguyên phụ trách an ninh đặc khu, khẳng định các luật này cho phép mang lại ‘‘sự ổn định và hòa bình’’ cho thành phố.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/8b5fa7be-1e1a-11ed-a472-005056a97e36/w:1024/p:16x9/2022-08-17T040243Z_2014914494_RC21YV9P93XN_RTRMADP_3_HONGK ONG-SECURITY.webp
Lối vào Tòa án ở khu Cửu Long Tây (West Kowloon ), Hồng Kông, ngày 17/08/2022. REUTERS - TYRONE SIU
Sở Tư Pháp Hồng Kông vừa ra quyết định tổ chức phiên tòa xét xử 47 nhà tranh đấu vì dân chủ, nhưng không cho phép lập bồi thẩm đoàn. Vụ xét xử nói trên là vụ xử lớn nhất chiếu theo luật An ninh Quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt tại đặc khu hành chính này kể từ mùa hè năm 2020.
Theo các tài liệu mà AFP có được hôm qua, 16/08/2022, giám đốc Sở Tư Pháp Hồng Kông Lâm Định Quốc (Paul Lam) đã viện ra việc ‘‘có sự can dự của các yếu tố nước ngoài’’, như là căn cứ để không áp dụng hệ thống pháp luật kế thừa từ thời thuộc địa Anh Quốc (‘‘Common law’’ hay Thông luật). Một số lý do khác được nêu ra là ‘‘an toàn cá nhân của bồi thẩm đoàn và các thành viên gia đình của họ”, cũng như “nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình xét xử, nếu phiên tòa diễn ra với bồi thẩm đoàn”. Thay vào đó, phán quyết sẽ được ba thẩm phán, do chính quyền lựa chọn, đưa ra.
Trong số 47 bị cáo bị xử trong vụ án nói trên, có các nghị viên Hội đồng Lập pháp của thành phố được bầu lên một cách dân chủ, nhiều thành viên nghiệp đoàn, và cả nhiều giảng viên đại học. Bị nghi ngờ tham gia vào âm mưu lật đổ lật đổ chính quyền, vì đã tổ chức ‘‘một cuộc bầu cử không chính thức’’ vào tháng 7/2020, các bị cáo có thể bị kết án đến mức tù chung thân.
Lần thứ hai Hồng Kông cấm lập bồi thẩm đoàn
Đây là lần thứ hai chính quyền Hồng Kông đưa ra quyết định như vậy trong việc xét xử chiếu theo luật An ninh Quốc gia, được Bắc Kinh áp đặt từ năm 2020 nhằm bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến, sau các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ quy mô lớn. Các cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc năm 2019, làm rung chuyển Hồng Kông, đã buộc chính quyền đặc khu phải rút dự luật. Uy tín của chính quyền đặc khu thân Bắc Kinh sụt giảm mạnh, khiến phe thân chính quyền thất bại chưa từng thấy trong cuộc bầu cử địa phương cùng năm.
Chính quyền Hồng Kông bị nhiều định chế quốc tế lên án là công an trị. Cuối tháng 7/2022 vừa qua, Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cũng như Liên Hiệp Châu Âu đã kêu gọi chính quyền Bắc Kinh hủy bỏ luật an ninh quốc gia và luật chống ly khai áp đặt lên Hồng Kông, và yêu cầu chính quyền đặc khu ‘‘không áp dụng các luật này’’. Đáp trả các kêu gọi nói trên, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lý Gia Siêu (John Lee), nguyên phụ trách an ninh đặc khu, khẳng định các luật này cho phép mang lại ‘‘sự ổn định và hòa bình’’ cho thành phố.
RFI