duyanh
08-16-2022, 11:14 AM
Afghanistan: Taliban kỷ niệm một năm trở lại cầm quyền
https://s.rfi.fr/media/display/4969b086-1b02-11ed-b810-005056a90284/w:1024/p:16x9/000_32GF8HB.webp
Để giải tán một cuộc biểu tình của phụ nữ tại Kabul, Afghanistan, ngày 13/08/2022, các chiến binh Taliban bắn chỉ thiên. AFP - WAKIL KOHSAR
Hôm nay 15/08/2022 là đúng một năm ngày phe Hồi Giáo Taliban tiến vào thủ đô Kabul, giành lại quyền cai trị Afghanistan, trong bối cảnh Mỹ và đồng minh rút quân khỏi quốc gia này trong một chiến dịch triệt thoái đầy hỗn loạn, với hàng chục nghìn thường dân Afghanistan hoảng loạn đổ xô đến sân bay duy nhất của thủ đô để được sơ tán khỏi đất nước.
Trên trang Twitter của chính phủ Afghanistan, phát ngôn viên chính quyền Kabul khẳng định ngày 15/08 “Ngày chiến thắng và hạnh phúc của người Hồi Giáo và người dân Afghanistan... Đây là ngày chinh phục và chiến thắng của lá cờ trắng”, tức là cờ của Tiểu Vương Quốc Hồi Giáo, tên Taliban đặt cho Afghanistan.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, nhiều thành viên Taliban vào hôm nay đã đến tự chụp hình trên quảng trường Massoud được trang trí với cờ trắng của Tiểu Vương Quốc Hồi Giáo. Đây là một giao lộ lớn có đường dẫn đến sân bay, đối diện với đại sứ quán Mỹ trước đây.
Một số chiến binh mang súng hoặc mang cờ của phong trào Taliban, đã tổ chức những cuộc tuần hành nhỏ, đi bộ hoặc đi xe đạp, xe máy trên đường phố Kabul. Theo hãng tin Mỹ AP, một nhóm nhỏ đã diễu hành ngang trụ sở đại sứ quán cũ của Mỹ, hô to khẩu hiệu “Hồi Giáo muôn năm" và “Người Mỹ chết đi”
Ngoại trừ hôm nay được coi là một ngày lễ, không có bất kỳ một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào được loan báo. Trên đường phố Kabul, xe cộ qua lại khá thưa thớt và người đi đường luôn giữ thái độ kín đáo, trong lúc lực lượng Taliban có vũ trang tuần tra trong các xe bán tải và hiện diện tại các chốt kiểm soát.
Một năm sau ngày trở lại nắm quyền, các cơ quan cứu trợ nhân đạo rất lo lắng khi thấy một nửa trong số 38 triệu dân của đất nước phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, và người dân bình thường, đặc biệt là phụ nữ, phải sống trở lại dưới một chế độ khắc nghiệt.
Bất chấp lời hứa ban đầu, phe Taliban đã nhanh chóng áp dụng trở lại cách giải thích cực kỳ khắt khe về đạo Hồi, từng đánh dấu giai đoạn cầm quyền đầu tiên của họ từ năm 1996 đến 2001, hạn chế chặt chẽ quyền của phụ nữ, vốn bị cấm làm nhiều công việc công cộng và bị cấm đi du lịch một mình bên ngoài thành phố của họ.
Vào tháng 3, những người Hồi giáo đã buộc các trường trung học và cao đẳng cấm nữ sinh, vài giờ sau khi mở cửa trở lại, điều đã được thông báo từ lâu. Đến đầu tháng 5, thủ lĩnh tối cao của Taliban đã ra lệnh cho phụ nữ đeo mạng che mặt ở nơi công cộng, tốt nhất là những chiếc khăn trùm đầu.
Thứ Bảy 13/08 tại Kabul, chiến binh Taliban đã dùng súng bắn vào khoảng 40 phụ nữ đang biểu tình đòi quyền được làm việc và giáo dục.
Theo đặc phái viên RFI Clea Broadhurst tại Kabul, sau một năm sống trở lại dưới chế độ Taliban, người dân Afghanistan đã không che giấu thái độ cam chịu, trong bối cảnh khó khăn kinh tế chồng chất :
“Điều đập mắt là một không khí sợ hãi tại đây… Đối với đa số người Afghanistan, năm vừa qua là một năm sống trong sợ hãi, lo âu, suy sụp tâm lý. Vẻ đau buồn hiện rõ trên khuôn mặt của những người dân mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, dù ở Kabul hay ở các tỉnh. Điều đó càng rõ ràng hơn nơi những phụ nữ, những người phải chịu đựng nhiều nhất tình trạng mất đi các quyền tự do, họ bị tước đoạt quyền được giáo dục, bị tước đoạt quyền có công ăn việc làm, đôi khi buộc phải ở nhà.
Điều nghịch lý là người Afghanistan nói với chúng tôi rằng họ cảm thấy an toàn hơn, thấy có ít tham nhũng hơn, dù dư biết rằng tình trạng mất an ninh trong nước trước đây chính là do Taliban gây ra. Thế nhưng, khi chúng tôi tắt micrô, thì họ nói đơn giản: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải cam chịu”.
Nền kinh tế đã bị sụp đổ, ảnh hưởng đến những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất. Khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan là điều chưa từng có, và được nhìn thấy rất rõ.
Lý do là vì kinh tế Afghanistan phụ thuộc 70% vào viện trợ quốc tế. Các ngân hàng thiếu thanh khoản, trong lúc Ngân Hàng Trung Ương Afghanistan không thể tiếp cận dự trữ quốc tế của mình. Giới kinh doanh hiện khó có thể xuất và nhập khẩu các sản phẩm, không còn có thể nhận tiền từ nước ngoài.
Nhiều người Afghanistan cảm thấy bị bỏ rơi kể từ ngày 15/08 năm ngoái…”
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/4969b086-1b02-11ed-b810-005056a90284/w:1024/p:16x9/000_32GF8HB.webp
Để giải tán một cuộc biểu tình của phụ nữ tại Kabul, Afghanistan, ngày 13/08/2022, các chiến binh Taliban bắn chỉ thiên. AFP - WAKIL KOHSAR
Hôm nay 15/08/2022 là đúng một năm ngày phe Hồi Giáo Taliban tiến vào thủ đô Kabul, giành lại quyền cai trị Afghanistan, trong bối cảnh Mỹ và đồng minh rút quân khỏi quốc gia này trong một chiến dịch triệt thoái đầy hỗn loạn, với hàng chục nghìn thường dân Afghanistan hoảng loạn đổ xô đến sân bay duy nhất của thủ đô để được sơ tán khỏi đất nước.
Trên trang Twitter của chính phủ Afghanistan, phát ngôn viên chính quyền Kabul khẳng định ngày 15/08 “Ngày chiến thắng và hạnh phúc của người Hồi Giáo và người dân Afghanistan... Đây là ngày chinh phục và chiến thắng của lá cờ trắng”, tức là cờ của Tiểu Vương Quốc Hồi Giáo, tên Taliban đặt cho Afghanistan.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, nhiều thành viên Taliban vào hôm nay đã đến tự chụp hình trên quảng trường Massoud được trang trí với cờ trắng của Tiểu Vương Quốc Hồi Giáo. Đây là một giao lộ lớn có đường dẫn đến sân bay, đối diện với đại sứ quán Mỹ trước đây.
Một số chiến binh mang súng hoặc mang cờ của phong trào Taliban, đã tổ chức những cuộc tuần hành nhỏ, đi bộ hoặc đi xe đạp, xe máy trên đường phố Kabul. Theo hãng tin Mỹ AP, một nhóm nhỏ đã diễu hành ngang trụ sở đại sứ quán cũ của Mỹ, hô to khẩu hiệu “Hồi Giáo muôn năm" và “Người Mỹ chết đi”
Ngoại trừ hôm nay được coi là một ngày lễ, không có bất kỳ một buổi lễ kỷ niệm chính thức nào được loan báo. Trên đường phố Kabul, xe cộ qua lại khá thưa thớt và người đi đường luôn giữ thái độ kín đáo, trong lúc lực lượng Taliban có vũ trang tuần tra trong các xe bán tải và hiện diện tại các chốt kiểm soát.
Một năm sau ngày trở lại nắm quyền, các cơ quan cứu trợ nhân đạo rất lo lắng khi thấy một nửa trong số 38 triệu dân của đất nước phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, và người dân bình thường, đặc biệt là phụ nữ, phải sống trở lại dưới một chế độ khắc nghiệt.
Bất chấp lời hứa ban đầu, phe Taliban đã nhanh chóng áp dụng trở lại cách giải thích cực kỳ khắt khe về đạo Hồi, từng đánh dấu giai đoạn cầm quyền đầu tiên của họ từ năm 1996 đến 2001, hạn chế chặt chẽ quyền của phụ nữ, vốn bị cấm làm nhiều công việc công cộng và bị cấm đi du lịch một mình bên ngoài thành phố của họ.
Vào tháng 3, những người Hồi giáo đã buộc các trường trung học và cao đẳng cấm nữ sinh, vài giờ sau khi mở cửa trở lại, điều đã được thông báo từ lâu. Đến đầu tháng 5, thủ lĩnh tối cao của Taliban đã ra lệnh cho phụ nữ đeo mạng che mặt ở nơi công cộng, tốt nhất là những chiếc khăn trùm đầu.
Thứ Bảy 13/08 tại Kabul, chiến binh Taliban đã dùng súng bắn vào khoảng 40 phụ nữ đang biểu tình đòi quyền được làm việc và giáo dục.
Theo đặc phái viên RFI Clea Broadhurst tại Kabul, sau một năm sống trở lại dưới chế độ Taliban, người dân Afghanistan đã không che giấu thái độ cam chịu, trong bối cảnh khó khăn kinh tế chồng chất :
“Điều đập mắt là một không khí sợ hãi tại đây… Đối với đa số người Afghanistan, năm vừa qua là một năm sống trong sợ hãi, lo âu, suy sụp tâm lý. Vẻ đau buồn hiện rõ trên khuôn mặt của những người dân mà chúng tôi có dịp tiếp xúc, dù ở Kabul hay ở các tỉnh. Điều đó càng rõ ràng hơn nơi những phụ nữ, những người phải chịu đựng nhiều nhất tình trạng mất đi các quyền tự do, họ bị tước đoạt quyền được giáo dục, bị tước đoạt quyền có công ăn việc làm, đôi khi buộc phải ở nhà.
Điều nghịch lý là người Afghanistan nói với chúng tôi rằng họ cảm thấy an toàn hơn, thấy có ít tham nhũng hơn, dù dư biết rằng tình trạng mất an ninh trong nước trước đây chính là do Taliban gây ra. Thế nhưng, khi chúng tôi tắt micrô, thì họ nói đơn giản: “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải cam chịu”.
Nền kinh tế đã bị sụp đổ, ảnh hưởng đến những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất. Khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan là điều chưa từng có, và được nhìn thấy rất rõ.
Lý do là vì kinh tế Afghanistan phụ thuộc 70% vào viện trợ quốc tế. Các ngân hàng thiếu thanh khoản, trong lúc Ngân Hàng Trung Ương Afghanistan không thể tiếp cận dự trữ quốc tế của mình. Giới kinh doanh hiện khó có thể xuất và nhập khẩu các sản phẩm, không còn có thể nhận tiền từ nước ngoài.
Nhiều người Afghanistan cảm thấy bị bỏ rơi kể từ ngày 15/08 năm ngoái…”
RFI