giavui
08-04-2022, 01:18 AM
G7 kêu gọi Trung Quốc ngừng ‘hành động đe dọa’ xung quanh Đài Loan
Các Bộ trưởng thuộc khối G7 đã ra tuyên bố chung vào ngày 3/8 để đáp lại phản ứng quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đài Loan, kêu gọi chế độ này chấm dứt hành vi hung hăn trong khu vực.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/12/shutterstock_1988522312.jpg
Các nước G7 kêu gọi ĐCSTQ kiềm chế hành vi hung hăn, đe dọa Đài Loan và các nước trong khu vực. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Tuyên bố trên cho biết các quốc gia khối G7 lo ngại về các hành vi đe dọa gần đây của ĐCSTQ, đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và ép buộc kinh tế, có nguy cơ leo thang không cần thiết.
“Không có lý do gì để biện minh cho việc sử dụng một chuyến thăm làm cái cớ cho hoạt động quân sự hung hăng ở eo biển Đài Loan”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong khu vực và giải quyết các bất đồng xuyên eo biển bằng các biện pháp hòa bình”.
Bình luận này được đưa ra sau chuyến thăm được công bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. ĐCSTQ đã phản đối chuyến đi bằng cách thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu trả đũa đối với Đài Loan, tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật xung quanh hòn đảo và gửi máy bay chiến đấu vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Trong vụ việc mới nhất như vậy, quân đội Đài Loan đã đáp trả cuộc xâm nhập của 22 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan vào ngày 3/8.
Đài Loan tuyên bố rằng họ đã điều động máy bay và triển khai các hệ thống tên lửa để ‘giám sát’ các hoạt động của Trung Quốc.
Bà Pelosi và Tòa Bạch Ốc khẳng định rằng chuyến đi này phù hợp với các chính sách lâu đời điều chỉnh quan hệ Trung – Mỹ và không cần báo hiệu một động thái thực hiện vai trò truyền thống của Mỹ trong khu vực.
G7 đồng ý với quan điểm của Mỹ và tuyên bố rằng chuyến thăm không có cách nào thay đổi đáng kể tiền lệ hoặc chính sách đã được thiết lập.
“Việc các nhà lập pháp từ các quốc gia của chúng tôi đi du lịch quốc tế là điều bình thường và thường xuyên”, tuyên bố của G7 viết. “Phản ứng leo thang của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực”.
“Chúng tôi nhắc lại cam kết chung và kiên định của mình trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Nhóm bảy nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) là một diễn đàn chính trị liên chính phủ bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
ĐCSTQ duy trì cái gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”, trong đó tuyên bố rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai phải được thống nhất với đại lục. Chế độ cầm quyền này không loại trừ việc sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu này.
Tuy vậy, Đài Loan đã duy trì nền dân chủ từ năm 1949 và chưa bao giờ bị ĐCSTQ kiểm soát. Hơn nữa, chính phủ dân chủ của Đài Loan và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đảm bảo rằng họ duy trì quan hệ thương mại lành mạnh với nhiều cường quốc toàn cầu.
Đức Minh, theo The Epoch Times
Các Bộ trưởng thuộc khối G7 đã ra tuyên bố chung vào ngày 3/8 để đáp lại phản ứng quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với Đài Loan, kêu gọi chế độ này chấm dứt hành vi hung hăn trong khu vực.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2021/12/shutterstock_1988522312.jpg
Các nước G7 kêu gọi ĐCSTQ kiềm chế hành vi hung hăn, đe dọa Đài Loan và các nước trong khu vực. (Ảnh minh họa: Shutterstock)
Tuyên bố trên cho biết các quốc gia khối G7 lo ngại về các hành vi đe dọa gần đây của ĐCSTQ, đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và ép buộc kinh tế, có nguy cơ leo thang không cần thiết.
“Không có lý do gì để biện minh cho việc sử dụng một chuyến thăm làm cái cớ cho hoạt động quân sự hung hăng ở eo biển Đài Loan”.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc không đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực trong khu vực và giải quyết các bất đồng xuyên eo biển bằng các biện pháp hòa bình”.
Bình luận này được đưa ra sau chuyến thăm được công bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan. ĐCSTQ đã phản đối chuyến đi bằng cách thực hiện các lệnh cấm nhập khẩu trả đũa đối với Đài Loan, tiến hành các cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật xung quanh hòn đảo và gửi máy bay chiến đấu vào Vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.
Trong vụ việc mới nhất như vậy, quân đội Đài Loan đã đáp trả cuộc xâm nhập của 22 máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay qua đường trung tuyến của eo biển Đài Loan vào ngày 3/8.
Đài Loan tuyên bố rằng họ đã điều động máy bay và triển khai các hệ thống tên lửa để ‘giám sát’ các hoạt động của Trung Quốc.
Bà Pelosi và Tòa Bạch Ốc khẳng định rằng chuyến đi này phù hợp với các chính sách lâu đời điều chỉnh quan hệ Trung – Mỹ và không cần báo hiệu một động thái thực hiện vai trò truyền thống của Mỹ trong khu vực.
G7 đồng ý với quan điểm của Mỹ và tuyên bố rằng chuyến thăm không có cách nào thay đổi đáng kể tiền lệ hoặc chính sách đã được thiết lập.
“Việc các nhà lập pháp từ các quốc gia của chúng tôi đi du lịch quốc tế là điều bình thường và thường xuyên”, tuyên bố của G7 viết. “Phản ứng leo thang của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng và gây bất ổn cho khu vực”.
“Chúng tôi nhắc lại cam kết chung và kiên định của mình trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.
Nhóm bảy nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) là một diễn đàn chính trị liên chính phủ bao gồm: Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.
ĐCSTQ duy trì cái gọi là nguyên tắc “Một Trung Quốc”, trong đó tuyên bố rằng Đài Loan là một tỉnh ly khai phải được thống nhất với đại lục. Chế độ cầm quyền này không loại trừ việc sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu này.
Tuy vậy, Đài Loan đã duy trì nền dân chủ từ năm 1949 và chưa bao giờ bị ĐCSTQ kiểm soát. Hơn nữa, chính phủ dân chủ của Đài Loan và nền kinh tế thị trường phát triển mạnh đảm bảo rằng họ duy trì quan hệ thương mại lành mạnh với nhiều cường quốc toàn cầu.
Đức Minh, theo The Epoch Times