duyanh
07-30-2022, 12:20 PM
Tiếp thái tử Ả Rập Xê Út tại điện Elysée, tổng thống Pháp Macron bị chỉ trích
https://s.rfi.fr/media/display/28576884-0f31-11ed-ad76-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22209693527316.webp (https://s.rfi.fr/media/display/28576884-0f31-11ed-ad76-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22209693527316.webp)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) đón hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman tại điện Elysée, Paris, ngày 28/07/2022. AP - Lewis Joly
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman hôm nay 29/07/2022 đã cảm ơn tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi "được tiếp đón nồng nhiệt" ở Paris, trong bối cảnh chuyến thăm này làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ những nhà bảo vệ nhân quyền.
Ông Macron đã tay bắt mặt mừng với thái tử Ả Rập Xê Út sau khi hai người đã dự bữa tối tại điện Elysée vào hôm qua 28/07.
Đây là chuyến thăm Pháp đầu tiên của Mohammed bin Salman, được gọi tắt là "MBS", kể từ sau vụ ám sát nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi hồi năm 2018.
Trong thông điệp gửi tới ông Macron, thái tử bin Salman bày tỏ với tổng thống Pháp "lòng biết ơn sâu sắc" và "cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách" đã dành cho ông trong chuyến thăm chính thức này.
Ông nói thêm rằng các cuộc trao đổi với lãnh đạo Pháp đã "khẳng định mong muốn chung của hai bên trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên mọi lĩnh vực" và tiếp tục phối hợp và tham vấn về các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, đồng thời tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực. Hai lãnh đạo cũng nhấn mạnh đến việc muốn giảm thiểu các tác động của cuộc chiến tranh ở Ukraina đối với châu Âu và Trung Đông.
Về phần mình, Hatice Cengiz, vị hôn thê của nhà báo Jamal Khashoggi, hôm qua cho biết cảm thấy "bị xúc phạm" khi thấy tổng thống Emmanuel Macron tiếp kẻ hành quyết hôn phu của cô với những nghi lễ trang trọng nhất.
Vốn được ca ngợi vì những cải cách, thái tử bin Salman tuy nhiên bị chỉ trích vì các vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, chính trị, kinh tế và thậm chí những người hoàng gia.
----------
Ý kiến độc giả :
Theo luật nhân quả thì bất cứ hành đông sai phạm gì của mình đều đáng lãnh nhận một hình phạt tùy theo mức độ. Vụ ban biên tập tuần báo Charlie Hebdo ở Pháp bị những kẻ khủng bố Hồi Giáo xông vào giết sạch là cái "quả" do cái hạt "nhân" họ gieo ra, họ đã ỷ vào quyền tự do báo chí quá trớn để vẽ tranh lăng mạ mọi tôn giáo, mọi danh nhân thì hẵn họ xứng đáng với một sự trả đủa nào đó theo luật nhân quả.
Nhà báo Mỹ Jamal Khashoggi gốc Ả Rập ỷ lại vào quyền tự do báo chí của Mỹ nên đã xúc phạm nhiều đến quốc vương Saudi Arabia và đã lãnh nhận hậu quả dành cho hành vi tấn công xúc phạm của anh ta. Mức phê bình và lên án của một số chính phủ hay tổ chức trước sự trả đủa "nhân quả" này còn tùy thuộc vào xu hướng của xã hội. Ở Mỹ người ta rộn ràng phản ứng chống đối vụ sát hại nhà báo này, nhưng họ lại bao lần im lặng khi nhiều nhân vật đối kháng kháng bị quyền lực của tổng thống này, của thống đốc nọ… sát hại chỉ vì các kẻ đối kháng này dám đụng chạm đến quyền lợi và uy danh của các kẻ quyền lực trong chính quyền (tổng thống hay thống đốc nào thì tự tìm hiểu để biết). Vì vậy việc chống hay không chống đối hành vi trả đủa nhân quả còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, thuận hay ngược chiều gió đang thổi giữa xã hội !
Nhà báo phần đông là những phần tử hèn nhát, khi thấy mình được bảo vệ thì hùng hổ nói tướng, làm càn, còn khi thấy quyền lực của đối thủ hùng mạnh thì cụp đuôi câm mỏ. Muốn biết sự hèn nhát cua họ thì cứ gởi họ qua các xứ độc tài đề hành nghề thì sẽ thấy họ trở hiền như nai ra sao !!
Chẳng hạn nhà báo Salman Rushdie tự cho mình quyền phỉ báng đạo Hồi nên viết ra sách "The Satanic Verses" (những vần thơ của Quỷ Satan) đã phải thay đổi tên họ và lẫn trốn, biến khỏi đời sống xã hội vì bị cái QUẢ dè nặng lên sinh mạng của ông khi giáo chủ Iran treo giá đầu của anh ta lên tới 4 triệu dollars (https://religionnews.com/2016/02/23/salman-rushdie/#:~:text=Just%20recently%2C%20various%20Iranian%20 media%20organizations%20are%20offering%20a%20new%2 0reward%20for%20the%20assassination%20of%20the%20B ritish%20author.%C2%A0The%20price%20on%20Rushdie%E 2%80%99s%20head%20is%20now%20nearly%20four%20milli on%20dollars.).
Các nhà báo Mỹ hẵn phải cần đến những giải thưởng treo lên cái đầu của họ thì may ra ngành truyền thông ở Mỹ mới trở nên trong sáng và lương thiện như trước.
Thanh Phong
https://s.rfi.fr/media/display/28576884-0f31-11ed-ad76-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22209693527316.webp (https://s.rfi.fr/media/display/28576884-0f31-11ed-ad76-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22209693527316.webp)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) đón hoàng thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman tại điện Elysée, Paris, ngày 28/07/2022. AP - Lewis Joly
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman hôm nay 29/07/2022 đã cảm ơn tổng thống Pháp Emmanuel Macron sau khi "được tiếp đón nồng nhiệt" ở Paris, trong bối cảnh chuyến thăm này làm dấy lên làn sóng phản đối dữ dội từ những nhà bảo vệ nhân quyền.
Ông Macron đã tay bắt mặt mừng với thái tử Ả Rập Xê Út sau khi hai người đã dự bữa tối tại điện Elysée vào hôm qua 28/07.
Đây là chuyến thăm Pháp đầu tiên của Mohammed bin Salman, được gọi tắt là "MBS", kể từ sau vụ ám sát nhà báo Ả Rập Xê Út Jamal Khashoggi hồi năm 2018.
Trong thông điệp gửi tới ông Macron, thái tử bin Salman bày tỏ với tổng thống Pháp "lòng biết ơn sâu sắc" và "cảm ơn về sự đón tiếp nồng hậu và lòng hiếu khách" đã dành cho ông trong chuyến thăm chính thức này.
Ông nói thêm rằng các cuộc trao đổi với lãnh đạo Pháp đã "khẳng định mong muốn chung của hai bên trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược trên mọi lĩnh vực" và tiếp tục phối hợp và tham vấn về các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, đồng thời tăng cường an ninh và ổn định trong khu vực. Hai lãnh đạo cũng nhấn mạnh đến việc muốn giảm thiểu các tác động của cuộc chiến tranh ở Ukraina đối với châu Âu và Trung Đông.
Về phần mình, Hatice Cengiz, vị hôn thê của nhà báo Jamal Khashoggi, hôm qua cho biết cảm thấy "bị xúc phạm" khi thấy tổng thống Emmanuel Macron tiếp kẻ hành quyết hôn phu của cô với những nghi lễ trang trọng nhất.
Vốn được ca ngợi vì những cải cách, thái tử bin Salman tuy nhiên bị chỉ trích vì các vụ đàn áp những người bất đồng chính kiến về tôn giáo, chính trị, kinh tế và thậm chí những người hoàng gia.
----------
Ý kiến độc giả :
Theo luật nhân quả thì bất cứ hành đông sai phạm gì của mình đều đáng lãnh nhận một hình phạt tùy theo mức độ. Vụ ban biên tập tuần báo Charlie Hebdo ở Pháp bị những kẻ khủng bố Hồi Giáo xông vào giết sạch là cái "quả" do cái hạt "nhân" họ gieo ra, họ đã ỷ vào quyền tự do báo chí quá trớn để vẽ tranh lăng mạ mọi tôn giáo, mọi danh nhân thì hẵn họ xứng đáng với một sự trả đủa nào đó theo luật nhân quả.
Nhà báo Mỹ Jamal Khashoggi gốc Ả Rập ỷ lại vào quyền tự do báo chí của Mỹ nên đã xúc phạm nhiều đến quốc vương Saudi Arabia và đã lãnh nhận hậu quả dành cho hành vi tấn công xúc phạm của anh ta. Mức phê bình và lên án của một số chính phủ hay tổ chức trước sự trả đủa "nhân quả" này còn tùy thuộc vào xu hướng của xã hội. Ở Mỹ người ta rộn ràng phản ứng chống đối vụ sát hại nhà báo này, nhưng họ lại bao lần im lặng khi nhiều nhân vật đối kháng kháng bị quyền lực của tổng thống này, của thống đốc nọ… sát hại chỉ vì các kẻ đối kháng này dám đụng chạm đến quyền lợi và uy danh của các kẻ quyền lực trong chính quyền (tổng thống hay thống đốc nào thì tự tìm hiểu để biết). Vì vậy việc chống hay không chống đối hành vi trả đủa nhân quả còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, thuận hay ngược chiều gió đang thổi giữa xã hội !
Nhà báo phần đông là những phần tử hèn nhát, khi thấy mình được bảo vệ thì hùng hổ nói tướng, làm càn, còn khi thấy quyền lực của đối thủ hùng mạnh thì cụp đuôi câm mỏ. Muốn biết sự hèn nhát cua họ thì cứ gởi họ qua các xứ độc tài đề hành nghề thì sẽ thấy họ trở hiền như nai ra sao !!
Chẳng hạn nhà báo Salman Rushdie tự cho mình quyền phỉ báng đạo Hồi nên viết ra sách "The Satanic Verses" (những vần thơ của Quỷ Satan) đã phải thay đổi tên họ và lẫn trốn, biến khỏi đời sống xã hội vì bị cái QUẢ dè nặng lên sinh mạng của ông khi giáo chủ Iran treo giá đầu của anh ta lên tới 4 triệu dollars (https://religionnews.com/2016/02/23/salman-rushdie/#:~:text=Just%20recently%2C%20various%20Iranian%20 media%20organizations%20are%20offering%20a%20new%2 0reward%20for%20the%20assassination%20of%20the%20B ritish%20author.%C2%A0The%20price%20on%20Rushdie%E 2%80%99s%20head%20is%20now%20nearly%20four%20milli on%20dollars.).
Các nhà báo Mỹ hẵn phải cần đến những giải thưởng treo lên cái đầu của họ thì may ra ngành truyền thông ở Mỹ mới trở nên trong sáng và lương thiện như trước.
Thanh Phong