duyanh
07-28-2022, 12:39 PM
Sri Lanka bắt giữ các nhà lãnh đạo biểu tình và gia hạn tình trạng khẩn cấp
Cảnh sát Sri Lanka thông báo, hai nhà hoạt động giúp lãnh đạo các cuộc biểu quy mô lớn lật đổ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã bị bắt hôm thứ Tư (27/7) trong bối cảnh quốc hội nước này đã gia hạn việc áp dụng luật khẩn cấp cứng rắn để khôi phục trật tự.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/07/Ngu%CC%9Bo%CC%9B%CC%80i-da%CC%82n-Sri-Lanka-ke%CC%81o-de%CC%82%CC%81n-dinh-thu%CC%9B%CC%A3-To%CC%82%CC%89ng-tho%CC%82%CC%81ng.jpg
Người dân Sri Lanka kéo đến dinh thự Tổng thống. (Ảnh chụp màn hình video)
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã buộc phải bỏ trốn khi hàng chục nghìn người biểu tình xông vào tư dinh của ông ở thủ đô Colombo. Những người biểu tình đã nổi giận vì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có ở quốc đảo này.
Sau đó Tổng thống Rajapaksa đã bay đến Singapore và đệ đơn từ chức, trong khi đó người kế nhiệm của ông, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, đã ban bố tình trạng khẩn cấp và cam kết áp dụng đường lối cứng rắn đối với “những kẻ gây rối”.
Trong một thông báo khác hôm thứ Tư (27/7), cảnh sát cho biết, họ đã bắt giữ các nhà hoạt động Kusal Sandaruwan và Weranga Pushpika với tội danh hội họp bất hợp pháp.
Sau khi Tổng thống Rajapaksa bỏ trốn, nhà hoạt động Sandaruwan đã được nhìn thấy trong một đoạn phim trên mạng xã hội khi đang đếm một cọc tiền lớn được tìm thấy trong nhà của tổng thống.
Cảnh sát Sri Lanka cũng công bố các bức ảnh của 14 nghi phạm bị truy nã liên quan đến vụ tấn công đốt phá nhà của Thủ tướng Wickremesinghe vào cùng ngày xảy ra vụ tấn công tàn phá văn phòng và tư dinh của tổng thống.
Vụ bắt giữ hai nhà hoạt động diễn ra một ngày sau khi thủ lĩnh sinh viên Dhaniz Ali bị bắt khi anh đang lên chuyến bay đến Dubai tại sân bay chính của Sri Lanka vào buổi tối.
Cảnh sát cho hay, họ đã nhận được lệnh bắt giữ anh Ali do liên quan đến vụ án của một thẩm phán, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hôm thứ Tư (27/7), các nhà lập pháp Sri Lanka cũng đã bỏ phiếu để chính thức hóa tình trạng khẩn cấp do Tổng thống mới Wickremesinghe áp đặt, có hiệu lực cho đến giữa tháng 8.
Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp do Tổng thống Wickremesinghe ban hành, vốn cho phép quân đội bắt và giam giữ các nghi phạm trong thời gian dài, sẽ mất hiệu lực vào thứ Tư (27/7) nếu không được Quốc hội Sri Lanka phê chuẩn.
Tuần trước, cảnh sát Sri Lanka đã thực hiện một cuộc tấn công trước bình minh để phá dỡ trại biểu tình chống chính phủ lớn nhất ở thủ đô Colombo. Cuộc tấn công của cảnh sát đã gióng lên hồi chuông báo động đối với các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền nước ngoài.
Sự giận dữ của công chúng ở đảo quốc Nam Á này đã diễn ra âm ỉ trong nhiều tháng trước khi cuộc biểu tình lớn xảy ra vào ngày 9/7, dẫn đến sự chấm dứt thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Rajapaksa.
Tổng thống Rajapaksa bị quy trách nhiệm đã quản lý yếu kém nguồn tài chính của quốc gia, khiến nền kinh tế lao dốc không thể kiểm soát sau khi đất nước cạn kiệt nguồn ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
22 triệu người dân của Sri Lanka đã phải chịu đựng những tháng mất điện kéo dài, lạm phát kỷ lục cũng như tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và xăng dầu.
Những người biểu tình cũng yêu cầu ông Wickremesinghe, lúc đó đang là thủ tướng, phải từ chức và cáo buộc ông đã bảo vệ gia tộc Rajapaksa, gia tộc đã thống trị nền chính trị Sri Lanka trong phần lớn hai thập kỷ qua.
Nhật Minh (Theo AFP)
Cảnh sát Sri Lanka thông báo, hai nhà hoạt động giúp lãnh đạo các cuộc biểu quy mô lớn lật đổ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã bị bắt hôm thứ Tư (27/7) trong bối cảnh quốc hội nước này đã gia hạn việc áp dụng luật khẩn cấp cứng rắn để khôi phục trật tự.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/07/Ngu%CC%9Bo%CC%9B%CC%80i-da%CC%82n-Sri-Lanka-ke%CC%81o-de%CC%82%CC%81n-dinh-thu%CC%9B%CC%A3-To%CC%82%CC%89ng-tho%CC%82%CC%81ng.jpg
Người dân Sri Lanka kéo đến dinh thự Tổng thống. (Ảnh chụp màn hình video)
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đã buộc phải bỏ trốn khi hàng chục nghìn người biểu tình xông vào tư dinh của ông ở thủ đô Colombo. Những người biểu tình đã nổi giận vì cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có ở quốc đảo này.
Sau đó Tổng thống Rajapaksa đã bay đến Singapore và đệ đơn từ chức, trong khi đó người kế nhiệm của ông, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, đã ban bố tình trạng khẩn cấp và cam kết áp dụng đường lối cứng rắn đối với “những kẻ gây rối”.
Trong một thông báo khác hôm thứ Tư (27/7), cảnh sát cho biết, họ đã bắt giữ các nhà hoạt động Kusal Sandaruwan và Weranga Pushpika với tội danh hội họp bất hợp pháp.
Sau khi Tổng thống Rajapaksa bỏ trốn, nhà hoạt động Sandaruwan đã được nhìn thấy trong một đoạn phim trên mạng xã hội khi đang đếm một cọc tiền lớn được tìm thấy trong nhà của tổng thống.
Cảnh sát Sri Lanka cũng công bố các bức ảnh của 14 nghi phạm bị truy nã liên quan đến vụ tấn công đốt phá nhà của Thủ tướng Wickremesinghe vào cùng ngày xảy ra vụ tấn công tàn phá văn phòng và tư dinh của tổng thống.
Vụ bắt giữ hai nhà hoạt động diễn ra một ngày sau khi thủ lĩnh sinh viên Dhaniz Ali bị bắt khi anh đang lên chuyến bay đến Dubai tại sân bay chính của Sri Lanka vào buổi tối.
Cảnh sát cho hay, họ đã nhận được lệnh bắt giữ anh Ali do liên quan đến vụ án của một thẩm phán, nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Hôm thứ Tư (27/7), các nhà lập pháp Sri Lanka cũng đã bỏ phiếu để chính thức hóa tình trạng khẩn cấp do Tổng thống mới Wickremesinghe áp đặt, có hiệu lực cho đến giữa tháng 8.
Sắc lệnh tình trạng khẩn cấp do Tổng thống Wickremesinghe ban hành, vốn cho phép quân đội bắt và giam giữ các nghi phạm trong thời gian dài, sẽ mất hiệu lực vào thứ Tư (27/7) nếu không được Quốc hội Sri Lanka phê chuẩn.
Tuần trước, cảnh sát Sri Lanka đã thực hiện một cuộc tấn công trước bình minh để phá dỡ trại biểu tình chống chính phủ lớn nhất ở thủ đô Colombo. Cuộc tấn công của cảnh sát đã gióng lên hồi chuông báo động đối với các nhà ngoại giao và các tổ chức nhân quyền nước ngoài.
Sự giận dữ của công chúng ở đảo quốc Nam Á này đã diễn ra âm ỉ trong nhiều tháng trước khi cuộc biểu tình lớn xảy ra vào ngày 9/7, dẫn đến sự chấm dứt thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Rajapaksa.
Tổng thống Rajapaksa bị quy trách nhiệm đã quản lý yếu kém nguồn tài chính của quốc gia, khiến nền kinh tế lao dốc không thể kiểm soát sau khi đất nước cạn kiệt nguồn ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
22 triệu người dân của Sri Lanka đã phải chịu đựng những tháng mất điện kéo dài, lạm phát kỷ lục cũng như tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và xăng dầu.
Những người biểu tình cũng yêu cầu ông Wickremesinghe, lúc đó đang là thủ tướng, phải từ chức và cáo buộc ông đã bảo vệ gia tộc Rajapaksa, gia tộc đã thống trị nền chính trị Sri Lanka trong phần lớn hai thập kỷ qua.
Nhật Minh (Theo AFP)