duyanh
07-25-2022, 12:32 PM
Trung Quốc: Nợ ngập đầu vẫn ‘phùng má giả mập’
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_gettyimages-1391132088.jpg
Ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm 8/4/2022. (Kevin Frayer/Getty Images)
Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau “Zero Covid" dự kiến sẽ là một chặng đường dài hơi và gập ghềnh. Trong khi nợ đang leo lên kỷ lục mới và ngân hàng không còn tiền trả người gửi tiền, bất động sản điêu đứng thì Trung Quốc vẫn lên kế hoạch tài trợ hàng tỷ USD ra nước ngoài.
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc bị đóng cửa sau khi bùng phát Covid-19 cách đây hai năm, nền kinh tế Trung Quốc khi đó đã đón đợt suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Dữ liệu kinh tế năm 2021 cho thấy nước này đã có sự hồi phục lớn sau khi rơi xuống vực.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà kinh tế chỉ ra rằng trước tình hình dịch bệnh bùng phát liên tục, Trung Quốc rất khó để có thể tái hiện kịch bản phục hồi như thời điểm đó. Đặc biệt là sau khi các thành phố sản xuất và thương mại chủ chốt như Thượng Hải bị đóng cửa, nền kinh tế lại bị ảnh hưởng nặng hơn. Bắc Kinh đang cố vực dậy nền kinh tế, nhưng lần này con đường phục hồi sẽ lâu dài và nhiều chông gai.
Tác động ngắn hạn của chính sách "Zero Covid" trong năm nay đã lộ rõ. Theo số liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 15/7, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nửa đầu năm 2022 của Trung Quốc là 56.264,2 tỷ nhân dân tệ (CNY). Tính theo giá cố định, GDP chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu này thậm chí còn thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế. GDP trong quý II của Trung Quốc là 29.246,4 tỷ CNY, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 2,6% so với quý I năm nay. Là thành phố có nền kinh tế mạnh nhất Trung Quốc, GDP quý II của Thượng Hải đã giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc giải thích tình trạng kinh tế "cực kỳ bất thường" này bằng cách viện dẫn lý do môi trường quốc tế phức tạp và khắc nghiệt, dịch bệnh thường xuyên bùng phát dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Cơ quan này còn nói, áp lực đi xuống của nền kinh tế đã gia tăng đáng kể trong quý II.
Ông Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một học giả người Mỹ gốc Hoa chuyên nghiên cứu các vấn đề đương đại của Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên tờ Nikkei. Ông chỉ ra rằng kể từ năm 2009, Trung Quốc đã vay nợ rất nhiều để kích thích tăng trưởng kinh tế, hiện giờ tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã lên tới 264%. Các ngân hàng địa phương ở Hà Nam bùng nổ các vụ án lừa đảo, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rút tiền, gần 4.000 ngân hàng vừa và nhỏ với giá trị khoảng 14 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro hệ thống tương tự.
Ông Pei chỉ ra, nhiều vấn đề khác nhau có thể gây ra phản ứng dây chuyền, khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính cao hơn so với trước đây. Thêm vào đó là chính sách phòng dịch Zero Covid của Trung Quốc đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhanh chóng. Tiếng đếm ngược của quả bom nợ ngày càng lớn.
Trước cuộc khủng hoảng nợ đang rình rập, chính quyền Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đổ vốn ra nước ngoài.
Từ ngày 15 đến ngày 16/7, Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã tổ chức cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tại đảo Bali theo phương thức kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn (Liu Kun) đã tham dự cuộc họp qua video và có bài phát biểu.
Ông Lưu Côn cho rằng, các bên trong G20 nên tiếp tục duy trì vị thế của G20 trong hợp tác kinh tế quốc tế. “Để tích cực thúc đẩy việc thực hiện sáng kiến phát triển toàn cầu do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đóng góp 50 triệu USD cho một quỹ mới được Ngân hàng Thế giới thiết lập – Quỹ Phòng ngừa, Chuẩn bị và Ứng phó với đại dịch (PPR)", ông cho hay.
Một bài báo đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 18/7 cho rằng, chính quyền Bắc Kinh đang 'phồng má giả mập' để giữ thể diện, đang nợ nần chồng chất mà vẫn ném tiền ra nước ngoài để tranh hơn thua với các nước Âu - Mỹ.
Ông Lý Thuần (Li Chun), Phó giám đốc điều hành Trung tâm WTO của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng: "Vấn đề nợ có liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu trong nước tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp nhiều trở ngại, thêm vào đó là vốn đầu tư giảm, áp lực trả nợ ngày càng tăng”.
Bài báo đăng ngày 17/7 trên Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, ông Tập Cận Bình sẽ phải gỡ bom trước Đại hội 20: Những thành tựu kinh tế luôn được chính quyền Trung Quốc coi là cơ sở cho tính hợp pháp [của chế độ] đã hoàn toàn bị phá hủy bởi thảm họa Zero Covid. Chừng nào ông Tập Cận Bình không từ bỏ chính sách phòng dịch này thì nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi. Xếp sau Zero Covid là tình trạng ngành bất động sản sa sút. Khủng hoảng kinh tế, bom nợ và cơn bão khoản thế chấp mua nhà đan xen vào nhau khiến tình hình trở nên cấp bách. Ông Tập đang gánh nhiệm vụ gỡ bom nặng nề trước kỳ vọng đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân”, một kênh truyền thông cá nhân ở Mỹ, cũng đăng bài viết với tiêu đề “Kinh tế sụp đổ, quần chúng sôi sục, cái ghế của Tập Cận Bình đã vững chưa?". Bài viết chỉ ra rằng, báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ, phải “giữ vững vạch giới hạn cuối cùng, không để xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống". Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đưa ra yêu cầu tương tự tại các cuộc họp khác. Hiện tại, vạch giới hạn này đã bị chạm vào và sắp bị phá vỡ.
Cũng theo bài viết, bởi vì tại Đại hội 20 được tổ chức vào mùa thu năm nay, ông Tập được cho là đang nhắm tới nhiệm kỳ thứ ba và hơn thế nữa, tuy các phe đối lập không đủ sức để lật đổ ông nhưng họ lại có sức mạnh tương ứng để thổi bùng lên một cơn bão trong hệ thống tài chính. Đối với hệ thống tài chính vốn đã nhiều lỗ hổng của Trung Quốc, bất kỳ một tia lửa nhỏ nào cũng có thể kích nổ một cơn sấm sét long trời.
Đông Phương
Theo Vision Times
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_gettyimages-1391132088.jpg
Ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh hôm 8/4/2022. (Kevin Frayer/Getty Images)
Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau “Zero Covid" dự kiến sẽ là một chặng đường dài hơi và gập ghềnh. Trong khi nợ đang leo lên kỷ lục mới và ngân hàng không còn tiền trả người gửi tiền, bất động sản điêu đứng thì Trung Quốc vẫn lên kế hoạch tài trợ hàng tỷ USD ra nước ngoài.
Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc bị đóng cửa sau khi bùng phát Covid-19 cách đây hai năm, nền kinh tế Trung Quốc khi đó đã đón đợt suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Dữ liệu kinh tế năm 2021 cho thấy nước này đã có sự hồi phục lớn sau khi rơi xuống vực.
Tuy nhiên, hiện nay các nhà kinh tế chỉ ra rằng trước tình hình dịch bệnh bùng phát liên tục, Trung Quốc rất khó để có thể tái hiện kịch bản phục hồi như thời điểm đó. Đặc biệt là sau khi các thành phố sản xuất và thương mại chủ chốt như Thượng Hải bị đóng cửa, nền kinh tế lại bị ảnh hưởng nặng hơn. Bắc Kinh đang cố vực dậy nền kinh tế, nhưng lần này con đường phục hồi sẽ lâu dài và nhiều chông gai.
Tác động ngắn hạn của chính sách "Zero Covid" trong năm nay đã lộ rõ. Theo số liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 15/7, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong nửa đầu năm 2022 của Trung Quốc là 56.264,2 tỷ nhân dân tệ (CNY). Tính theo giá cố định, GDP chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu này thậm chí còn thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế. GDP trong quý II của Trung Quốc là 29.246,4 tỷ CNY, chỉ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng giảm 2,6% so với quý I năm nay. Là thành phố có nền kinh tế mạnh nhất Trung Quốc, GDP quý II của Thượng Hải đã giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc giải thích tình trạng kinh tế "cực kỳ bất thường" này bằng cách viện dẫn lý do môi trường quốc tế phức tạp và khắc nghiệt, dịch bệnh thường xuyên bùng phát dẫn đến nhiều tác động tiêu cực. Cơ quan này còn nói, áp lực đi xuống của nền kinh tế đã gia tăng đáng kể trong quý II.
Ông Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), một học giả người Mỹ gốc Hoa chuyên nghiên cứu các vấn đề đương đại của Trung Quốc, đã viết một bài phân tích trên tờ Nikkei. Ông chỉ ra rằng kể từ năm 2009, Trung Quốc đã vay nợ rất nhiều để kích thích tăng trưởng kinh tế, hiện giờ tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã lên tới 264%. Các ngân hàng địa phương ở Hà Nam bùng nổ các vụ án lừa đảo, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rút tiền, gần 4.000 ngân hàng vừa và nhỏ với giá trị khoảng 14 nghìn tỷ USD ở Trung Quốc đang đối mặt với những rủi ro hệ thống tương tự.
Ông Pei chỉ ra, nhiều vấn đề khác nhau có thể gây ra phản ứng dây chuyền, khả năng xảy ra khủng hoảng tài chính cao hơn so với trước đây. Thêm vào đó là chính sách phòng dịch Zero Covid của Trung Quốc đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại nhanh chóng. Tiếng đếm ngược của quả bom nợ ngày càng lớn.
Trước cuộc khủng hoảng nợ đang rình rập, chính quyền Bắc Kinh vẫn sẵn sàng đổ vốn ra nước ngoài.
Từ ngày 15 đến ngày 16/7, Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) đã tổ chức cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tại đảo Bali theo phương thức kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến. Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lưu Côn (Liu Kun) đã tham dự cuộc họp qua video và có bài phát biểu.
Ông Lưu Côn cho rằng, các bên trong G20 nên tiếp tục duy trì vị thế của G20 trong hợp tác kinh tế quốc tế. “Để tích cực thúc đẩy việc thực hiện sáng kiến phát triển toàn cầu do Chủ tịch Tập Cận Bình đề xuất, Trung Quốc tuyên bố kế hoạch đóng góp 50 triệu USD cho một quỹ mới được Ngân hàng Thế giới thiết lập – Quỹ Phòng ngừa, Chuẩn bị và Ứng phó với đại dịch (PPR)", ông cho hay.
Một bài báo đăng trên Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 18/7 cho rằng, chính quyền Bắc Kinh đang 'phồng má giả mập' để giữ thể diện, đang nợ nần chồng chất mà vẫn ném tiền ra nước ngoài để tranh hơn thua với các nước Âu - Mỹ.
Ông Lý Thuần (Li Chun), Phó giám đốc điều hành Trung tâm WTO của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA rằng: "Vấn đề nợ có liên quan đến vấn đề tăng trưởng kinh tế chậm lại, nhu cầu trong nước tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp nhiều trở ngại, thêm vào đó là vốn đầu tư giảm, áp lực trả nợ ngày càng tăng”.
Bài báo đăng ngày 17/7 trên Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) cho rằng, ông Tập Cận Bình sẽ phải gỡ bom trước Đại hội 20: Những thành tựu kinh tế luôn được chính quyền Trung Quốc coi là cơ sở cho tính hợp pháp [của chế độ] đã hoàn toàn bị phá hủy bởi thảm họa Zero Covid. Chừng nào ông Tập Cận Bình không từ bỏ chính sách phòng dịch này thì nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi. Xếp sau Zero Covid là tình trạng ngành bất động sản sa sút. Khủng hoảng kinh tế, bom nợ và cơn bão khoản thế chấp mua nhà đan xen vào nhau khiến tình hình trở nên cấp bách. Ông Tập đang gánh nhiệm vụ gỡ bom nặng nề trước kỳ vọng đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp.
Nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân”, một kênh truyền thông cá nhân ở Mỹ, cũng đăng bài viết với tiêu đề “Kinh tế sụp đổ, quần chúng sôi sục, cái ghế của Tập Cận Bình đã vững chưa?". Bài viết chỉ ra rằng, báo cáo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nêu rõ, phải “giữ vững vạch giới hạn cuối cùng, không để xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống". Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đưa ra yêu cầu tương tự tại các cuộc họp khác. Hiện tại, vạch giới hạn này đã bị chạm vào và sắp bị phá vỡ.
Cũng theo bài viết, bởi vì tại Đại hội 20 được tổ chức vào mùa thu năm nay, ông Tập được cho là đang nhắm tới nhiệm kỳ thứ ba và hơn thế nữa, tuy các phe đối lập không đủ sức để lật đổ ông nhưng họ lại có sức mạnh tương ứng để thổi bùng lên một cơn bão trong hệ thống tài chính. Đối với hệ thống tài chính vốn đã nhiều lỗ hổng của Trung Quốc, bất kỳ một tia lửa nhỏ nào cũng có thể kích nổ một cơn sấm sét long trời.
Đông Phương
Theo Vision Times