giahamdzui
07-20-2022, 01:50 AM
Chiến tranh Ukraina : Putin thừa nhận những « khó khăn lớn » do cấm vận
https://s.rfi.fr/media/display/10cbd166-0746-11ed-96b9-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22199456803750.webp (https://s.rfi.fr/media/display/10cbd166-0746-11ed-96b9-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22199456803750.webp)
Tổng thống Vladimir Putin họp trực tuyến với Hội đồng chiến lược phát triển của chính phủ Nga từ tư dinh gần Mátxcơva ngày 18/07/2022. AP - Pavel Byrkin
Tổng thống Vladimir Putin, trong phiên họp chính phủ hôm qua, 18/07/2022, lần đầu tiên thừa nhận Nga đang đối mặt với tình trạng « bị ngăn cản » hầu như toàn diện, đồng thời ông kêu gọi vượt qua những « khó khăn nghiêm trọng » do các lệnh cấm vận của phương Tây gây ra.
Theo quan sát của AFP, tuy nguyên thủ quốc gia Nga giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt, nhưng đây là những tuyên bố mang tính báo động hiếm có. Trong phiên họp chính phủ được đài truyền hình đưa lại, chủ nhân điện Kremlin nhìn nhận « những khó khăn to lớn » mà Nga đang phải đối mặt. Theo ông Putin, « đây không đơn giản là những hạn chế, mà là một sự ngăn cản hầu như toàn diện nhắm vào Nga liên quan đến việc tiếp cận các dòng sản phẩm công nghệ cao của các nước khác ».
AFP nhắc lại từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina, nhiều hãng công nghệ lớn (Microsoft, Apple, Google, Adobe, Cisco) cũng như nhiều tập đoàn lớn khác đã lần lượt rời thị trường Nga hay đình chỉ một phần hoạt động, để người tiêu thụ, các doanh nghiệp và nhiều cơ quan hành chính rơi vào tình trạng không có giải pháp thay thế. Chẳng hạn như tình trạng khan hiếm chất bán dẫn đang gây xáo trộn cho các ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô cho đến vũ khí.
Trước những « thách thức to lớn », tổng thống Nga kêu gọi cả nước « nỗ lực tìm kiếm một cách thông minh các giải pháp mới ». Ông Putin cho rằng các đại tập đoàn nhà nước nên đầu tư vào các doanh nghiệp tân tiến trong nước. Phó thủ tướng Nga Dmitri Tchernychenko khẳng định đã cho giải ngân 21,5 tỷ rúp (khoảng 370 triệu euro) để phát triển những « giải pháp nào mà Nga hiện nay rất cần ».
Thách thức lớn hiện nay là Matxcơva dự báo thiếu hụt khoảng một triệu chuyên viên trong các ngành công nghệ mới từ đây đến năm 2024.
J. Borrell : Châu Âu cố gắng « cầm cự »
Cũng trong ngày hôm qua, ông Josep Borrell – lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu – kêu gọi khối 27 nước thành viên tiếp tục duy trì các trừng phạt chống lại Nga và cố gắng « cầm cự » trước tình trạng giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt, hệ quả từ cuộc chiến Ukraina.
Phát biểu sau cuộc họp các ngoại trưởng ở Bruxelles, ông J. Borrell khẳng định Liên Âu đang đứng trước một cuộc « trắc nghiệm về khả năng chịu đựng » do chính ông Putin đặt ra, đánh cược vào « sự mệt mỏi », « yếu kém » của các nền dân chủ.
Tuyên bố này được đưa ra vào lúc nhiều nhà lãnh đạo châu Âu bắt đầu tỏ ra lo lắng khi thấy công luận bắt đầu tỏ vẻ bất bình về các đòn trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga khiến giá nhiên liệu, khí đốt và điện tăng vọt tại châu Âu.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/10cbd166-0746-11ed-96b9-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22199456803750.webp (https://s.rfi.fr/media/display/10cbd166-0746-11ed-96b9-005056a90321/w:1280/p:16x9/AP22199456803750.webp)
Tổng thống Vladimir Putin họp trực tuyến với Hội đồng chiến lược phát triển của chính phủ Nga từ tư dinh gần Mátxcơva ngày 18/07/2022. AP - Pavel Byrkin
Tổng thống Vladimir Putin, trong phiên họp chính phủ hôm qua, 18/07/2022, lần đầu tiên thừa nhận Nga đang đối mặt với tình trạng « bị ngăn cản » hầu như toàn diện, đồng thời ông kêu gọi vượt qua những « khó khăn nghiêm trọng » do các lệnh cấm vận của phương Tây gây ra.
Theo quan sát của AFP, tuy nguyên thủ quốc gia Nga giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt, nhưng đây là những tuyên bố mang tính báo động hiếm có. Trong phiên họp chính phủ được đài truyền hình đưa lại, chủ nhân điện Kremlin nhìn nhận « những khó khăn to lớn » mà Nga đang phải đối mặt. Theo ông Putin, « đây không đơn giản là những hạn chế, mà là một sự ngăn cản hầu như toàn diện nhắm vào Nga liên quan đến việc tiếp cận các dòng sản phẩm công nghệ cao của các nước khác ».
AFP nhắc lại từ khi Nga phát động cuộc chiến xâm lược Ukraina, nhiều hãng công nghệ lớn (Microsoft, Apple, Google, Adobe, Cisco) cũng như nhiều tập đoàn lớn khác đã lần lượt rời thị trường Nga hay đình chỉ một phần hoạt động, để người tiêu thụ, các doanh nghiệp và nhiều cơ quan hành chính rơi vào tình trạng không có giải pháp thay thế. Chẳng hạn như tình trạng khan hiếm chất bán dẫn đang gây xáo trộn cho các ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô cho đến vũ khí.
Trước những « thách thức to lớn », tổng thống Nga kêu gọi cả nước « nỗ lực tìm kiếm một cách thông minh các giải pháp mới ». Ông Putin cho rằng các đại tập đoàn nhà nước nên đầu tư vào các doanh nghiệp tân tiến trong nước. Phó thủ tướng Nga Dmitri Tchernychenko khẳng định đã cho giải ngân 21,5 tỷ rúp (khoảng 370 triệu euro) để phát triển những « giải pháp nào mà Nga hiện nay rất cần ».
Thách thức lớn hiện nay là Matxcơva dự báo thiếu hụt khoảng một triệu chuyên viên trong các ngành công nghệ mới từ đây đến năm 2024.
J. Borrell : Châu Âu cố gắng « cầm cự »
Cũng trong ngày hôm qua, ông Josep Borrell – lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu – kêu gọi khối 27 nước thành viên tiếp tục duy trì các trừng phạt chống lại Nga và cố gắng « cầm cự » trước tình trạng giá nhiên liệu và lương thực tăng vọt, hệ quả từ cuộc chiến Ukraina.
Phát biểu sau cuộc họp các ngoại trưởng ở Bruxelles, ông J. Borrell khẳng định Liên Âu đang đứng trước một cuộc « trắc nghiệm về khả năng chịu đựng » do chính ông Putin đặt ra, đánh cược vào « sự mệt mỏi », « yếu kém » của các nền dân chủ.
Tuyên bố này được đưa ra vào lúc nhiều nhà lãnh đạo châu Âu bắt đầu tỏ ra lo lắng khi thấy công luận bắt đầu tỏ vẻ bất bình về các đòn trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga khiến giá nhiên liệu, khí đốt và điện tăng vọt tại châu Âu.
RFI