duyanh
07-18-2022, 11:58 AM
Sri Lanka lại ban bố tình trạng khẩn cấp trước thềm bầu cử tổng thống mới
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-137.jpeg
Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ tràn vào văn phòng của thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ở Colombo, hôm 13/7/2022. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Hôm 17/7, Quyền Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe công bố lệnh về tình trạng khẩn cấp trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn trước cuộc bỏ phiếu tại quốc hội trong tuần này để bầu ra tổng thống mới, theo Reuters.
“Việc bảo vệ trật tự công cộng và duy trì các nguồn cung cấp và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng là rất cần thiết, vì lợi ích của công chúng”, thông báo nêu rõ.
Vào tuần trước, ông Wickremesinghe cũng ban bố tình trạng khẩn cấp, sau khi tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn khỏi đất nước để thoát khỏi một cuộc nổi dậy tràn lan phản đối chính phủ của ông, nhưng lệnh đó không được thông báo chính thức hay công khai.
Vào tối ngày 17/7, ông Wickremesinghe - người đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 15/ 7 với tư cách là quyền tổng thống - đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới, nhưng các quy định pháp lý cụ thể vẫn chưa được chính phủ công bố.
Các quy định khẩn cấp trước đây đã được sử dụng để triển khai quân đội bắt và giam người, khám xét tài sản tư nhân và làm giảm các cuộc biểu tình của công chúng.
Thành phố Colombo, được xem là thủ đô thương mại của đất nước, vẫn bình lặng vào sáng ngày 18/7, với giao thông và người đi bộ trên đường phố vẫn diễn ra.
Bà Bhavani Fonseka, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Thay thế Chính sách, cho biết việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đang trở thành phản ứng mặc định của chính phủ.
“Điều này đã được chứng minh là không hiệu quả trong quá khứ”, bà Fonseka nói với Reuters.
Ông Rajapaksa đã tháo chạy đến Maldives và sau đó là Singapore vào tuần trước, sau khi hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ đổ ra đường phố Colombo vào tuần trước đó và chiếm giữ nơi ở và văn phòng chính thức của ông.
Quốc hội chấp nhận đơn từ chức của ông Rajapaksa hôm 15/7 và một ngày sau đó đã triệu tập để bắt đầu quá trình bầu tổng thống mới, với cuộc bỏ phiếu được ấn định vào 20/7.
Theo hiến pháp Sri Lanka, sau khi Tổng thống từ chức, Thủ tướng sẽ đảm nhận vai trò này.
Ông Wickremesinghe, người đang giữ chức quyền Tổng thống, cũng sẽ từ chức nếu đạt được sự đồng thuận về việc thành lập một chính phủ mới.
Nhiều khả năng Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena sẽ điều hành đất nước cho đến khi một Tổng thống mới được bầu. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 20/7.
Lãnh đạo của đảng đối lập chính, ông Sajith Premadasa, người đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2019 trước ông Rajapaksa, cho biết ông sẽ tranh cử vị trí này. Một số thành viên của đảng cầm quyền hiện tại cũng đã đưa ra ý tưởng về việc ông Wickremesinghe sẽ chính thức tranh cử Tổng thống.
Nền kinh tế của đảo quốc Nam Á đã bị tàn phá bởi đại dịch toàn cầu, dẫn đến việc đóng cửa ngành du lịch.
Lượng kiều hối cạn kiệt, cùng với một loạt các đợt cắt giảm thuế đã khiến Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây. Tình hình trên dẫn đến các cuộc biểu tình ở Sri Lanka kéo dài suốt nhiều tháng.
Huyền Anh
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-137.jpeg
Hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ tràn vào văn phòng của thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe ở Colombo, hôm 13/7/2022. (Ảnh: AFP/Getty Images)
Hôm 17/7, Quyền Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe công bố lệnh về tình trạng khẩn cấp trong nỗ lực giải quyết tình trạng bất ổn trước cuộc bỏ phiếu tại quốc hội trong tuần này để bầu ra tổng thống mới, theo Reuters.
“Việc bảo vệ trật tự công cộng và duy trì các nguồn cung cấp và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của cộng đồng là rất cần thiết, vì lợi ích của công chúng”, thông báo nêu rõ.
Vào tuần trước, ông Wickremesinghe cũng ban bố tình trạng khẩn cấp, sau khi tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn khỏi đất nước để thoát khỏi một cuộc nổi dậy tràn lan phản đối chính phủ của ông, nhưng lệnh đó không được thông báo chính thức hay công khai.
Vào tối ngày 17/7, ông Wickremesinghe - người đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày 15/ 7 với tư cách là quyền tổng thống - đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp mới, nhưng các quy định pháp lý cụ thể vẫn chưa được chính phủ công bố.
Các quy định khẩn cấp trước đây đã được sử dụng để triển khai quân đội bắt và giam người, khám xét tài sản tư nhân và làm giảm các cuộc biểu tình của công chúng.
Thành phố Colombo, được xem là thủ đô thương mại của đất nước, vẫn bình lặng vào sáng ngày 18/7, với giao thông và người đi bộ trên đường phố vẫn diễn ra.
Bà Bhavani Fonseka, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Thay thế Chính sách, cho biết việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp đang trở thành phản ứng mặc định của chính phủ.
“Điều này đã được chứng minh là không hiệu quả trong quá khứ”, bà Fonseka nói với Reuters.
Ông Rajapaksa đã tháo chạy đến Maldives và sau đó là Singapore vào tuần trước, sau khi hàng trăm nghìn người biểu tình chống chính phủ đổ ra đường phố Colombo vào tuần trước đó và chiếm giữ nơi ở và văn phòng chính thức của ông.
Quốc hội chấp nhận đơn từ chức của ông Rajapaksa hôm 15/7 và một ngày sau đó đã triệu tập để bắt đầu quá trình bầu tổng thống mới, với cuộc bỏ phiếu được ấn định vào 20/7.
Theo hiến pháp Sri Lanka, sau khi Tổng thống từ chức, Thủ tướng sẽ đảm nhận vai trò này.
Ông Wickremesinghe, người đang giữ chức quyền Tổng thống, cũng sẽ từ chức nếu đạt được sự đồng thuận về việc thành lập một chính phủ mới.
Nhiều khả năng Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena sẽ điều hành đất nước cho đến khi một Tổng thống mới được bầu. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 20/7.
Lãnh đạo của đảng đối lập chính, ông Sajith Premadasa, người đã thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2019 trước ông Rajapaksa, cho biết ông sẽ tranh cử vị trí này. Một số thành viên của đảng cầm quyền hiện tại cũng đã đưa ra ý tưởng về việc ông Wickremesinghe sẽ chính thức tranh cử Tổng thống.
Nền kinh tế của đảo quốc Nam Á đã bị tàn phá bởi đại dịch toàn cầu, dẫn đến việc đóng cửa ngành du lịch.
Lượng kiều hối cạn kiệt, cùng với một loạt các đợt cắt giảm thuế đã khiến Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây. Tình hình trên dẫn đến các cuộc biểu tình ở Sri Lanka kéo dài suốt nhiều tháng.
Huyền Anh