duyanh
07-16-2022, 01:12 PM
Ngoại trưởng Mike Pompeo: Trung Quốc sử dụng Triều Tiên như 'Quốc gia vùng đệm' để đánh lạc hướng Mỹ
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-164.jpeg
Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (bên trái) đang được phát trên một màn hình video lớn ở Tokyo; Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (ở giữa) và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Fred Dufour, Brendan Smialowski, Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)
Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 13/7 cho biết Trung Quốc ngăn cản Triều Tiên tham gia vào các nỗ lực phi hạt nhân hóa do chính phủ Mỹ theo đuổi vì Bắc Kinh “được hưởng lợi từ việc Chủ tịch Kim Jong Un tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Trong một cuộc phỏng vấn video tại Hội nghị Lãnh đạo Châu Á (ALC) ở Seoul, Hàn Quốc, một hội nghị thượng đỉnh do hãng truyền thông Hàn Quốc Chosun Ilbo tổ chức, ông Pompeo nói rằng Trung Quốc sử dụng Bình Nhưỡng như "một quốc gia vùng đệm quan trọng", vì khi đó Washington phải chi năng lượng để bảo vệ Đông Á trước các hệ thống vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Pompeo tin rằng ông Kim là con rối của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông nói rằng, ông Kim có mức độ tự do hạn chế.
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lịch sử
Ngoại trưởng Pompeo là một trong những nhân vật chủ chốt tạo nên cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lịch sử. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp ông Kim ba lần tại Singapore, Hà Nội và Hàn Quốc vào các năm 2018 và 2019. Tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua, ông Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2019/07/04/Donald-Trump-Kim-Jong-Un-600x400.jpg
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cùng nhau đi bộ về phía nam Đường phân giới quân sự phân chia hai miền Bắc và Nam Triều Tiên vào ngày 30/6/2019. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Mỹ và Triều Tiên không thể đạt được thỏa thuận về việc Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa tại bất kỳ hội nghị thượng đỉnh nào. Hôm 13/7, ông Pompeo nói rằng trở ngại đến từ Trung Quốc.
“Bất kỳ cuộc gặp nào giữa tôi với Chủ tịch Kim, cũng như cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Trump với Chủ tịch Kim đều diễn ra trước cuộc gặp giữa ông Kim với ông Tập Cận Bình", ông Pompeo nói. “Có những lần tôi đã có những cuộc trò chuyện nghiêm túc với Chủ tịch Kim chỉ để nhận ra rằng ngay sau khi tôi rời đi, ông Tập Cận Bình gọi đến và nói: 'Ông đừng có đi theo con đường đó với Ngoại trưởng đó', tờ United Press International (UPI) đưa tin ngày 13/7.
Ông Pompeo nói rằng ông Kim "hiểu biết" và muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự can dự kinh tế lớn hơn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc không cho phép ông đi theo hướng đó.
Cựu Ngoại trưởng, Giám đốc CIA và nghị sĩ không cho biết chi tiết về nguồn tin tình báo về các cuộc điện đàm giữa ông Kim và ông Tập.
Từ hồ sơ công khai, ông Kim đã đến thăm Trung Quốc trước hoặc sau mỗi ba hội nghị thượng đỉnh này và đã gặp trực tiếp ông Tập trong mỗi chuyến đi này. Vào ngày 20/6/2019, ông Tập đã có chuyến công du Bắc Triều Tiên đầu tiên và duy nhất với tư cách là nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó ông đã thảo luận với ông Kim về cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ ba sẽ được tổ chức trong 10 ngày.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/07/14/GettyImages-1151146345-600x378.jpg
Một tờ báo Bắc Kinh đăng một bức ảnh trên trang nhất của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) ngồi trên xe limousine với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (bên phải) trong chuyến thăm của ông Tập tới Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, vào ngày 21/6/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Giải pháp khả thi
Năm 2022, Bình Nhưỡng lại trở nên tích cực trong việc phát triển vũ khí. Vào ngày 5/6, Triều Tiên đã bắn ít nhất một tên lửa đạn đạo ngoài khơi bờ biển phía đông nước này. Một nghiên cứu của Hàn Quốc ước tính rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành 18 vụ phóng tên lửa liên quan đến 33 tên lửa đạn đạo trong 5 tháng rưỡi đầu năm nay, với chi phí từ 400 triệu đến 650 triệu USD.
Ông Pompeo nói rằng, ông Kim có thể muốn đi theo con đường mà Hoa Kỳ yêu cầu đối với ông, nhưng ông Tập là người kiểm soát hành động của ông Kim.
“Ở một phương diện nào đó, quý vị có thể xem vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ đơn giản là một phần mở rộng của chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”, ông Pompeo nói thêm.
Cựu Ngoại trưởng nói rằng, giải pháp để buộc Triều Tiên ngừng sử dụng vũ khí khiêu khích là tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, một cách tiếp cận đã được chính quyền ông Trump xác minh.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/07/14/GettyImages-951576506-600x390.jpg
Trong bức ảnh hồ sơ không ghi ngày tháng do Nhà Trắng cung cấp, Giám đốc CIA Mike Pompeo (bên trái) bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Ảnh: Whitehouse/Getty Images)
Mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên
Theo cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Qian Qichen, chính quyền Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã ủng hộ lẫn nhau ngay cả trước khi họ kiểm soát các quốc gia tương ứng vào cuối những năm 1940. Trong những năm 1950, Bắc Kinh đã chiến đấu với Bình Nhưỡng trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ngày nay, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của Triều Tiên. Theo Nhật báo Kinh doanh Aju của Hàn Quốc, hơn 97% hàng hóa xuất nhập khẩu của Triều Tiên được giao dịch với Trung Quốc trong năm 2019.
“Bắc Kinh đã giúp duy trì chế độ của ông Kim Jong-un, và đã phản đối các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế đối với Triều Tiên với hy vọng tránh được sự sụp đổ của chế độ và dòng người tị nạn xuyên qua biên giới dài 870 dặm của nước này”, Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ cho biết vào tháng 6/2019.
Lam Giang
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/07/ntdvn_1-164.jpeg
Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un (bên trái) đang được phát trên một màn hình video lớn ở Tokyo; Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (ở giữa) và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (Ảnh: Fred Dufour, Brendan Smialowski, Toru Yamanaka/AFP/Getty Images)
Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 13/7 cho biết Trung Quốc ngăn cản Triều Tiên tham gia vào các nỗ lực phi hạt nhân hóa do chính phủ Mỹ theo đuổi vì Bắc Kinh “được hưởng lợi từ việc Chủ tịch Kim Jong Un tiếp tục sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Trong một cuộc phỏng vấn video tại Hội nghị Lãnh đạo Châu Á (ALC) ở Seoul, Hàn Quốc, một hội nghị thượng đỉnh do hãng truyền thông Hàn Quốc Chosun Ilbo tổ chức, ông Pompeo nói rằng Trung Quốc sử dụng Bình Nhưỡng như "một quốc gia vùng đệm quan trọng", vì khi đó Washington phải chi năng lượng để bảo vệ Đông Á trước các hệ thống vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Ông Pompeo tin rằng ông Kim là con rối của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông nói rằng, ông Kim có mức độ tự do hạn chế.
Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lịch sử
Ngoại trưởng Pompeo là một trong những nhân vật chủ chốt tạo nên cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lịch sử. Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp ông Kim ba lần tại Singapore, Hà Nội và Hàn Quốc vào các năm 2018 và 2019. Tại hội nghị thượng đỉnh vừa qua, ông Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân đến Triều Tiên.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2019/07/04/Donald-Trump-Kim-Jong-Un-600x400.jpg
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cùng nhau đi bộ về phía nam Đường phân giới quân sự phân chia hai miền Bắc và Nam Triều Tiên vào ngày 30/6/2019. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images)
Mỹ và Triều Tiên không thể đạt được thỏa thuận về việc Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa tại bất kỳ hội nghị thượng đỉnh nào. Hôm 13/7, ông Pompeo nói rằng trở ngại đến từ Trung Quốc.
“Bất kỳ cuộc gặp nào giữa tôi với Chủ tịch Kim, cũng như cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Trump với Chủ tịch Kim đều diễn ra trước cuộc gặp giữa ông Kim với ông Tập Cận Bình", ông Pompeo nói. “Có những lần tôi đã có những cuộc trò chuyện nghiêm túc với Chủ tịch Kim chỉ để nhận ra rằng ngay sau khi tôi rời đi, ông Tập Cận Bình gọi đến và nói: 'Ông đừng có đi theo con đường đó với Ngoại trưởng đó', tờ United Press International (UPI) đưa tin ngày 13/7.
Ông Pompeo nói rằng ông Kim "hiểu biết" và muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự can dự kinh tế lớn hơn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc không cho phép ông đi theo hướng đó.
Cựu Ngoại trưởng, Giám đốc CIA và nghị sĩ không cho biết chi tiết về nguồn tin tình báo về các cuộc điện đàm giữa ông Kim và ông Tập.
Từ hồ sơ công khai, ông Kim đã đến thăm Trung Quốc trước hoặc sau mỗi ba hội nghị thượng đỉnh này và đã gặp trực tiếp ông Tập trong mỗi chuyến đi này. Vào ngày 20/6/2019, ông Tập đã có chuyến công du Bắc Triều Tiên đầu tiên và duy nhất với tư cách là nhà lãnh đạo Trung Quốc, trong đó ông đã thảo luận với ông Kim về cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ ba sẽ được tổ chức trong 10 ngày.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/07/14/GettyImages-1151146345-600x378.jpg
Một tờ báo Bắc Kinh đăng một bức ảnh trên trang nhất của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) ngồi trên xe limousine với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (bên phải) trong chuyến thăm của ông Tập tới Triều Tiên ở Bình Nhưỡng, vào ngày 21/6/2019. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images)
Giải pháp khả thi
Năm 2022, Bình Nhưỡng lại trở nên tích cực trong việc phát triển vũ khí. Vào ngày 5/6, Triều Tiên đã bắn ít nhất một tên lửa đạn đạo ngoài khơi bờ biển phía đông nước này. Một nghiên cứu của Hàn Quốc ước tính rằng Bình Nhưỡng đã tiến hành 18 vụ phóng tên lửa liên quan đến 33 tên lửa đạn đạo trong 5 tháng rưỡi đầu năm nay, với chi phí từ 400 triệu đến 650 triệu USD.
Ông Pompeo nói rằng, ông Kim có thể muốn đi theo con đường mà Hoa Kỳ yêu cầu đối với ông, nhưng ông Tập là người kiểm soát hành động của ông Kim.
“Ở một phương diện nào đó, quý vị có thể xem vũ khí hạt nhân của Triều Tiên chỉ đơn giản là một phần mở rộng của chương trình vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”, ông Pompeo nói thêm.
Cựu Ngoại trưởng nói rằng, giải pháp để buộc Triều Tiên ngừng sử dụng vũ khí khiêu khích là tăng cường thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng, một cách tiếp cận đã được chính quyền ông Trump xác minh.
https://img.theepochtimes.com/assets/uploads/2022/07/14/GettyImages-951576506-600x390.jpg
Trong bức ảnh hồ sơ không ghi ngày tháng do Nhà Trắng cung cấp, Giám đốc CIA Mike Pompeo (bên trái) bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Ảnh: Whitehouse/Getty Images)
Mối quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên
Theo cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Qian Qichen, chính quyền Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã ủng hộ lẫn nhau ngay cả trước khi họ kiểm soát các quốc gia tương ứng vào cuối những năm 1940. Trong những năm 1950, Bắc Kinh đã chiến đấu với Bình Nhưỡng trong Chiến tranh Triều Tiên.
Ngày nay, Trung Quốc là đối tác thương mại quan trọng bậc nhất của Triều Tiên. Theo Nhật báo Kinh doanh Aju của Hàn Quốc, hơn 97% hàng hóa xuất nhập khẩu của Triều Tiên được giao dịch với Trung Quốc trong năm 2019.
“Bắc Kinh đã giúp duy trì chế độ của ông Kim Jong-un, và đã phản đối các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế đối với Triều Tiên với hy vọng tránh được sự sụp đổ của chế độ và dòng người tị nạn xuyên qua biên giới dài 870 dặm của nước này”, Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ cho biết vào tháng 6/2019.
Lam Giang
Theo The Epoch Times