giahamdzui
07-14-2022, 12:12 AM
Ukraine 'cần tới 100 giàn hỏa tiễn HIMARS' để chặn bước tiến của quân Nga
Vụ Kyiv lần đầu công bố hỏa tiễn HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp bắn tan một kho đạn Nga ở Nova Kakhovka, tỉnh Kherson tạo niềm phấn khởi cho quân đội Ukraine.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3312/production/_125747031_ukraine_weapons_himars_2x640-nc-2x-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3312/production/_125747031_ukraine_weapons_himars_2x640-nc-2x-nc.png.webp)
Hình vẽ giàn phóng hỏa tiễn HIMARS
Tuy phía Nga nói mục tiêu bị trúng hỏa tiễn chỉ là một kho phân hóa học, và có tới 80 'người dân bị thiệt mạng', giới chức quân sự Phương Tây tin rằng một mục tiêu quân sự của Nga bị HIMARS bắn trúng.
Theo phóng viên BBC Sarah Rainsford thì sức công phá của hỏa tiễn HIMARS lớn tới mức cửa sổ nhà ở cách đó 2km đều vỡ tung.
Ukraine nói một số lính Nga đã bị giết, theo tin tức hôm 13/07.
Đây cũng là một phần của chiến dịch 'chọi pháo' (artillery duel) mà Ukraine mong muốn sẽ chặn được sức tiến công chậm mà chắc của Nga.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc dùng các loại hỏa tiễn tầm trung và tầm xa theo tiêu chuẩn NATO sẽ giúp Ukraine ít ra là chặn bước tiến quân của Nga, bằng cách bắn phá các kho đạn, bộ chỉ huy quân sự Nga nằm sau chiến tuyến trải dài từ phía Nam qua Donbas lên gần Kharkiv.
Cho đến nay, quân Nga áp dụng chiến thuật 'pháo kích' rồi bao vây và công phá các cứ điểm phòng thủ của Ukraine ở Donbas và đạt được một số thành tích.
Tuy thế, Nga gặp vấn đề tiếp liệu, độ chính xác của pháo binh và tính bền vững của chiến thuật này.
Việc bắn hàng nghìn trái đạn pháo một ngày có thể nhanh chóng tiêu hao kho vũ khí.
Cân bằng lại số lượng vũ khí oanh tạc
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/126CF/production/_125717457_ukraine_weapons_m777_howitzer_2x640-nc-2x-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/126CF/production/_125717457_ukraine_weapons_m777_howitzer_2x640-nc-2x-nc.png.webp)
Pháo M777
Với Ukraine, việc phòng thủ giữ đất đi kèm với nỗ lực tái chiếm, phản công diện hẹp trên thực địa là cách duy nhất chống lại cuộc chiến lâu dài của Nga.
Để làm được điều này, Ukraine cần vũ khí NATO, vì các loại pháo tầm trung và tầm ngắn của Ukraine vẫn còn nhưng đạn đang cạn.
Theo các quy định từ thời Liên Xô, chỉ có hai nước Nga và Belarus sản xuất một loạt các loại đạn pháo, còn Ukraine chỉ có giàn phóng, và pháo mà không tự làm đạn.
Vì thế ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskyi nói từ tháng 6/2022 rằng Ukraine cần ít nhất 300 giàn phóng hỏa tiễn có độ chính xác cao, và 500 xe tăng hiện đại.
Cần nhắc xe tăng Ukraine cũng phải có đạn pháo mới ra trận được và cỡ nòng pháo khác chuẩn NATO và Liên Xô cũ khiến cho Ukraine hết đạn là ngừng hoạt động cả thiết giáp và pháo binh.
Chính phủ Mỹ công bố ngoài 800 triệu USD viện trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraine, đợt cung cấp tới 12 giàn HIMARS vào giữa tháng 7.
Nhưng ông Michael Vickers, cựu quan chức cao cấp của Ngũ Giác Đài về chiến lược chống nổi dậy, nói với các đài báo Mỹ từ hôm 01/07 rằng Ukraine cần ít nhất 60 giàn HIMARS, và tốt nhất là 100 giàn, theo New York Times.
M142 High Mobility Artillery Rocket Systems (HIMARS) là giàn phóng hỏa tiễn cơ động cao, đặt trên xe bánh hơi, và chỉ cần ba người lính điều khiển đưa số liệu vào hệ thống định vị mục tiêu là ống phóng có thể đẩy đi tên lửa 90 kg, bay xa tới 70 km.
Hỏa tiễn nhận tọa độ GPS và tự bay tới mục tiêu với độ chính xác 10 mét, gây thương vong cao cho quân địch.
Đạn của HIMARS sẽ tác dụng hiệu quả cao hơn khi bắn thẳng vào các đơn vị pháo binh của Nga.
Các báo Nga thừa nhận HIMARS bắn ra hỏa tiễn có sức công phá tương đương bom ném từ máy bay hướng mà hệ thống phòng không Nga không thể nào bắn chặn.
Vẫn các giàn hỏa tiễn này, nếu thay đạn có thể bắn xa tới trên 300km, nhưng Hoa Kỳ không cung cấp cho Ukraine loại đó, để hạn chế chiến sự trên đất Ukraine, gồm cả vùng Donbas.
Một loại đầu đạn khác của hỏa tiễn dùng giàn ống phóng này là bom chùm, mang tới 644 trái bom nhỏ, khi tới mục tiêu sẽ nổ tung, rải bom trong bán kính rộng, giết chết nhiều người. Thế nhưng loại này của Mỹ đã bị cấm sản xuất vì quá dã man, theo Công ước Ottawa.
Ngoài HIMARS, Ukraine cũng muốn nhận của Anh và Đức các loại pháo tầm xa khác, có năng lực đối chọi 'bình đẳng' với các loại pháo, hỏa tiễn Uragan và Grad của Nga.
Úc, Canada và Mỹ thì đã chuyển hơn 100 khẩu pháo lớn (howitzer) M777 và 300 nghìn trái đạn 155mm cho Ukraine.
Pháo M777 tương đương với pháo Giatsint-B của Nga và có tầm tác xạ xa hơn D-30 của Nga.
Cuộc chiến Ukraine, như thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vừa nói sau chuyến thăm Kyiv, sẽ là "cuộc chiến dài lâu".
Ông Vickers thì lấy kinh nghiệm từ chiến trường Afghanistan kháng chiến chống Liên Xô để cho rằng chiến tranh Nga-Ukraine có thể kéo dài thêm 5 năm nữa.
Sau các đợt tấn công bằng thiết giáp rồi xung kích để lấn đất Ukraine, Nga chuyển sang một hình thức tác chiến khác.
Các cuộc đấu pháo, hỏa tiễn ở vùng đồng bằng phía Đông Ukraine đang là bước tiếp theo của chiến tranh.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0C02/production/_125747030_artillery_weapons_640x2-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0C02/production/_125747030_artillery_weapons_640x2-nc.png.webp)
Tầm bắn của các loại pháo, giàn phóng tên lửa
BBC
Vụ Kyiv lần đầu công bố hỏa tiễn HIMARS do Hoa Kỳ cung cấp bắn tan một kho đạn Nga ở Nova Kakhovka, tỉnh Kherson tạo niềm phấn khởi cho quân đội Ukraine.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3312/production/_125747031_ukraine_weapons_himars_2x640-nc-2x-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3312/production/_125747031_ukraine_weapons_himars_2x640-nc-2x-nc.png.webp)
Hình vẽ giàn phóng hỏa tiễn HIMARS
Tuy phía Nga nói mục tiêu bị trúng hỏa tiễn chỉ là một kho phân hóa học, và có tới 80 'người dân bị thiệt mạng', giới chức quân sự Phương Tây tin rằng một mục tiêu quân sự của Nga bị HIMARS bắn trúng.
Theo phóng viên BBC Sarah Rainsford thì sức công phá của hỏa tiễn HIMARS lớn tới mức cửa sổ nhà ở cách đó 2km đều vỡ tung.
Ukraine nói một số lính Nga đã bị giết, theo tin tức hôm 13/07.
Đây cũng là một phần của chiến dịch 'chọi pháo' (artillery duel) mà Ukraine mong muốn sẽ chặn được sức tiến công chậm mà chắc của Nga.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng việc dùng các loại hỏa tiễn tầm trung và tầm xa theo tiêu chuẩn NATO sẽ giúp Ukraine ít ra là chặn bước tiến quân của Nga, bằng cách bắn phá các kho đạn, bộ chỉ huy quân sự Nga nằm sau chiến tuyến trải dài từ phía Nam qua Donbas lên gần Kharkiv.
Cho đến nay, quân Nga áp dụng chiến thuật 'pháo kích' rồi bao vây và công phá các cứ điểm phòng thủ của Ukraine ở Donbas và đạt được một số thành tích.
Tuy thế, Nga gặp vấn đề tiếp liệu, độ chính xác của pháo binh và tính bền vững của chiến thuật này.
Việc bắn hàng nghìn trái đạn pháo một ngày có thể nhanh chóng tiêu hao kho vũ khí.
Cân bằng lại số lượng vũ khí oanh tạc
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/126CF/production/_125717457_ukraine_weapons_m777_howitzer_2x640-nc-2x-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/126CF/production/_125717457_ukraine_weapons_m777_howitzer_2x640-nc-2x-nc.png.webp)
Pháo M777
Với Ukraine, việc phòng thủ giữ đất đi kèm với nỗ lực tái chiếm, phản công diện hẹp trên thực địa là cách duy nhất chống lại cuộc chiến lâu dài của Nga.
Để làm được điều này, Ukraine cần vũ khí NATO, vì các loại pháo tầm trung và tầm ngắn của Ukraine vẫn còn nhưng đạn đang cạn.
Theo các quy định từ thời Liên Xô, chỉ có hai nước Nga và Belarus sản xuất một loạt các loại đạn pháo, còn Ukraine chỉ có giàn phóng, và pháo mà không tự làm đạn.
Vì thế ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Volodymyr Zelenskyi nói từ tháng 6/2022 rằng Ukraine cần ít nhất 300 giàn phóng hỏa tiễn có độ chính xác cao, và 500 xe tăng hiện đại.
Cần nhắc xe tăng Ukraine cũng phải có đạn pháo mới ra trận được và cỡ nòng pháo khác chuẩn NATO và Liên Xô cũ khiến cho Ukraine hết đạn là ngừng hoạt động cả thiết giáp và pháo binh.
Chính phủ Mỹ công bố ngoài 800 triệu USD viện trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraine, đợt cung cấp tới 12 giàn HIMARS vào giữa tháng 7.
Nhưng ông Michael Vickers, cựu quan chức cao cấp của Ngũ Giác Đài về chiến lược chống nổi dậy, nói với các đài báo Mỹ từ hôm 01/07 rằng Ukraine cần ít nhất 60 giàn HIMARS, và tốt nhất là 100 giàn, theo New York Times.
M142 High Mobility Artillery Rocket Systems (HIMARS) là giàn phóng hỏa tiễn cơ động cao, đặt trên xe bánh hơi, và chỉ cần ba người lính điều khiển đưa số liệu vào hệ thống định vị mục tiêu là ống phóng có thể đẩy đi tên lửa 90 kg, bay xa tới 70 km.
Hỏa tiễn nhận tọa độ GPS và tự bay tới mục tiêu với độ chính xác 10 mét, gây thương vong cao cho quân địch.
Đạn của HIMARS sẽ tác dụng hiệu quả cao hơn khi bắn thẳng vào các đơn vị pháo binh của Nga.
Các báo Nga thừa nhận HIMARS bắn ra hỏa tiễn có sức công phá tương đương bom ném từ máy bay hướng mà hệ thống phòng không Nga không thể nào bắn chặn.
Vẫn các giàn hỏa tiễn này, nếu thay đạn có thể bắn xa tới trên 300km, nhưng Hoa Kỳ không cung cấp cho Ukraine loại đó, để hạn chế chiến sự trên đất Ukraine, gồm cả vùng Donbas.
Một loại đầu đạn khác của hỏa tiễn dùng giàn ống phóng này là bom chùm, mang tới 644 trái bom nhỏ, khi tới mục tiêu sẽ nổ tung, rải bom trong bán kính rộng, giết chết nhiều người. Thế nhưng loại này của Mỹ đã bị cấm sản xuất vì quá dã man, theo Công ước Ottawa.
Ngoài HIMARS, Ukraine cũng muốn nhận của Anh và Đức các loại pháo tầm xa khác, có năng lực đối chọi 'bình đẳng' với các loại pháo, hỏa tiễn Uragan và Grad của Nga.
Úc, Canada và Mỹ thì đã chuyển hơn 100 khẩu pháo lớn (howitzer) M777 và 300 nghìn trái đạn 155mm cho Ukraine.
Pháo M777 tương đương với pháo Giatsint-B của Nga và có tầm tác xạ xa hơn D-30 của Nga.
Cuộc chiến Ukraine, như thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vừa nói sau chuyến thăm Kyiv, sẽ là "cuộc chiến dài lâu".
Ông Vickers thì lấy kinh nghiệm từ chiến trường Afghanistan kháng chiến chống Liên Xô để cho rằng chiến tranh Nga-Ukraine có thể kéo dài thêm 5 năm nữa.
Sau các đợt tấn công bằng thiết giáp rồi xung kích để lấn đất Ukraine, Nga chuyển sang một hình thức tác chiến khác.
Các cuộc đấu pháo, hỏa tiễn ở vùng đồng bằng phía Đông Ukraine đang là bước tiếp theo của chiến tranh.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0C02/production/_125747030_artillery_weapons_640x2-nc.png.webp (https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0C02/production/_125747030_artillery_weapons_640x2-nc.png.webp)
Tầm bắn của các loại pháo, giàn phóng tên lửa
BBC