sophienguyen
07-10-2022, 12:03 AM
Tổng thống Sri Lanka tháo chạy khỏi dinh thự
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Sri Lanka ngày 9/7 cho biết Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã tháo chạy sau khi người biểu tình bao vây dinh thự của ông ở thủ đô Colombo.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tụ tập để bày tỏ sự phẫn nộ trước việc chính phủ không thể bảo vệ họ trước cuộc khủng hoảng kinh tế.
Họ diễu hành về phía cảnh sát và quân đội an ninh xung quanh các tòa nhà quan trọng, bao gồm cả dinh thự của tổng thống và Bộ Tài chính.
Cảnh sát Sri Lanka đã bắn hơi cay vào đám đông, Reuters đưa tin.
https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/2022_07_08T161446Z_1307318693_RC2O7V9RJUQY_RTRMADP _3_SRI_LANKA_CRISIS_PROTESTS_CLASHES_1_.JPG (https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/2022_07_08T161446Z_1307318693_RC2O7V9RJUQY_RTRMADP _3_SRI_LANKA_CRISIS_PROTESTS_CLASHES_1_.JPG)
Người biểu tình tụ tập gần dinh thự Tổng thống Gotabaya Rajapaksa yêu cầu ông từ chức ở Colombo hôm 8/7. Ảnh: Reuters.
https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/gotabaya_rajapaksa_controversial_war_hero_who_ende d_sri_lankas_3_decade_long_bloody_civil_conflict.j pg
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa
“Tổng thống đã được hộ tống tới nơi an toàn”, nguồn tin Bộ Quốc phòng Sri Lanka nói với AFP, trước khi truyền hình nước này chiếu cảnh những người biểu tình xông vào khu nhà.
Người này nói thêm quân đội đã phải bắn chỉ thiên để ngăn đám đông giận dữ tràn vào Phủ Tổng thống.
Reuters cho hay một số người biểu tình, cầm cờ Sri Lanka và đội mũ bảo hiểm, đã xông vào dinh thự tổng thống.
Nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng tồi tệ này bắt nguồn từ Tổng thống Rajapaksa. Các cuộc biểu tình ôn hòa lớn đã bắt đầu từ tháng 3 để yêu cầu ông từ chức.
Sampath Perera, ngư dân 37 tuổi đã bắt xe buýt từ thị trấn ven biển Negombo cách Colombo 45 km về phía bắc, để tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô.
“Chúng tôi nhắc đi nhắc lại rằng ông Gota hãy từ chức đi, nhưng ông ấy vẫn bám víu vào quyền lực. Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi ông ấy từ chức”, anh Perera nói.
Ngư dân này nằm trong số hàng triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và lạm phát đạt 54,6% vào tháng 6.
Quốc gia 22 triệu dân này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc bị hạn chế. Tình trạng này thậm chí còn khiến trường học phải đóng cửa.
Reuters nhận định Sri Lanka đang rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập niên.
Bất ổn chính trị có thể ngăn cản các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm tìm kiếm khoản cứu trợ 3 tỷ USD, cơ cấu lại một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng thiếu hụt đồng USD.
ZING.VN
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Sri Lanka ngày 9/7 cho biết Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đã tháo chạy sau khi người biểu tình bao vây dinh thự của ông ở thủ đô Colombo.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh hàng nghìn người biểu tình tụ tập để bày tỏ sự phẫn nộ trước việc chính phủ không thể bảo vệ họ trước cuộc khủng hoảng kinh tế.
Họ diễu hành về phía cảnh sát và quân đội an ninh xung quanh các tòa nhà quan trọng, bao gồm cả dinh thự của tổng thống và Bộ Tài chính.
Cảnh sát Sri Lanka đã bắn hơi cay vào đám đông, Reuters đưa tin.
https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/2022_07_08T161446Z_1307318693_RC2O7V9RJUQY_RTRMADP _3_SRI_LANKA_CRISIS_PROTESTS_CLASHES_1_.JPG (https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/2022_07_08T161446Z_1307318693_RC2O7V9RJUQY_RTRMADP _3_SRI_LANKA_CRISIS_PROTESTS_CLASHES_1_.JPG)
Người biểu tình tụ tập gần dinh thự Tổng thống Gotabaya Rajapaksa yêu cầu ông từ chức ở Colombo hôm 8/7. Ảnh: Reuters.
https://znews-photo.zingcdn.me/w660/Uploaded/rotntv/2021_05_08/gotabaya_rajapaksa_controversial_war_hero_who_ende d_sri_lankas_3_decade_long_bloody_civil_conflict.j pg
Tổng thống Gotabaya Rajapaksa
“Tổng thống đã được hộ tống tới nơi an toàn”, nguồn tin Bộ Quốc phòng Sri Lanka nói với AFP, trước khi truyền hình nước này chiếu cảnh những người biểu tình xông vào khu nhà.
Người này nói thêm quân đội đã phải bắn chỉ thiên để ngăn đám đông giận dữ tràn vào Phủ Tổng thống.
Reuters cho hay một số người biểu tình, cầm cờ Sri Lanka và đội mũ bảo hiểm, đã xông vào dinh thự tổng thống.
Nhiều người cho rằng cuộc khủng hoảng tồi tệ này bắt nguồn từ Tổng thống Rajapaksa. Các cuộc biểu tình ôn hòa lớn đã bắt đầu từ tháng 3 để yêu cầu ông từ chức.
Sampath Perera, ngư dân 37 tuổi đã bắt xe buýt từ thị trấn ven biển Negombo cách Colombo 45 km về phía bắc, để tham gia cuộc biểu tình ở thủ đô.
“Chúng tôi nhắc đi nhắc lại rằng ông Gota hãy từ chức đi, nhưng ông ấy vẫn bám víu vào quyền lực. Chúng tôi sẽ không dừng lại cho đến khi ông ấy từ chức”, anh Perera nói.
Ngư dân này nằm trong số hàng triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng và lạm phát đạt 54,6% vào tháng 6.
Quốc gia 22 triệu dân này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc bị hạn chế. Tình trạng này thậm chí còn khiến trường học phải đóng cửa.
Reuters nhận định Sri Lanka đang rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính tồi tệ nhất trong 7 thập niên.
Bất ổn chính trị có thể ngăn cản các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhằm tìm kiếm khoản cứu trợ 3 tỷ USD, cơ cấu lại một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng thiếu hụt đồng USD.
ZING.VN