PDA

View Full Version : Nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị phát giác ‘sẽ giữ kín danh tính, không bị xử lý’



duyanh
07-09-2022, 12:23 PM
Nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị phát giác ‘sẽ giữ kín danh tính, không bị xử lý’




Trong khi đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An cho rằng trong bối cảnh hiện nay chưa nên cho phép người tham nhũng nộp tiền để giảm án hình sự, thì một số đại biểu khác lại có quan điểm ngược lại.

Theo nguồn tin ngày 5/7 của báo Vnexpress, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí đã có đề xuất về việc tăng biện pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả để được giảm xử lý hình sự, thay thế bằng khởi kiện dân sự với mục tiêu tăng tỷ lệ thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng.


https://cdn.tinhhoa.net/wp-content/uploads/2022/07/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-de-xuat-nop-lai-tai-san-tham-nhung-duoc-giam-an-3.jpg

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí. (Ảnh: Vnexpress)

Nôp tiền để giảm hình phạt

Nêu ý kiến về đề xuất trên, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh Trịnh Xuân An nói rằng, có thể hiểu đơn giản đề xuất của Viện trưởng Trí là cho phép người phạm tội tham nhũng được nộp tiền để giảm hình phạt tù và nhà nước thu hồi được tài sản.

Tuy nhiên theo ông An thì hệ lụy của tham nhũng quá lớn, không thể bù đắp bằng vật chất, và nó còn ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. “Hệ lụy của tham nhũng, tiêu cực là quá lớn để có thể bù đắp bằng vật chất, và mục đích của việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngoài thu hồi tài sản, còn bảo vệ lợi ích công, củng cố lòng tin của người dân”, ông An nói.


https://cdn.tinhhoa.net/wp-content/uploads/2022/07/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-de-xuat-nop-lai-tai-san-tham-nhung-duoc-giam-an.jpg

Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng An ninh, đại biểu Trịnh Xuân An tại nghị trường. (Ảnh: Vnexpress)

Theo đó, ông An cho rằng trong bối cảnh hiện nay chưa nên cho phép người tham nhũng nộp tiền để giảm án hình sự. Ông nhấn mạnh rằng, Việt Nam xác định tham nhũng như giặc nội xâm, vô cùng nguy hiểm. Do đó, muốn áp dụng cơ chế kinh tế, cho phép dùng tài sản để chuộc lại lỗi lầm “cần thời gian để nghiên cứu”; không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế nhưng cũng không dân sự hóa các hành vi phạm tội và “bất cứ ai cũng phải đi trên đường ray pháp luật”.

Xem xét giữ kín danh tính của cán bộ tham nhũng

Cũng nêu quan điểm về đề xuất của Viện trưởng VKSND Tối cao, nguyên Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam cho biết, bản thân “đồng tình một phần”.

Theo đó, ông Nam cho rằng cần xây dựng cơ chế để cán bộ tự giác nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị phát giác, tăng tỷ lệ thu hồi tài sản cho nhà nước, có thể dùng cách xem xét giữ kín danh tính của người tham nhũng…


https://cdn.tinhhoa.net/wp-content/uploads/2022/07/dai-bieu-quoc-hoi-noi-ve-de-xuat-nop-lai-tai-san-tham-nhung-duoc-giam-an-1.jpg

Nguyên Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Nam tại nghị trường năm 2014. (Ảnh: Vnexpress)

“Người nộp lại tài sản tham nhũng trước khi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện hoặc trước khi bị khởi tố, điều tra có thể xem xét giữ kín danh tính, không bị xử lý kỷ luật hoặc điều tra, truy tố”, ông Nam nêu quan điểm.


Còn với trường hợp cán bộ nộp lại tài sản tham nhũng sau khi đã bị phát hiện hoặc đang trong quá trình tố tụng, theo ông Nam, nên coi là tình tiết xem xét giảm nhẹ mức kỷ luật hoặc mức án. Ai khắc phục được toàn bộ vi phạm có thể được xem xét áp dụng mức khoan hồng đặc biệt, nhưng “không phải là biện pháp tha bổng”.

Theo Vnexpress