giahamdzui
06-22-2022, 10:06 PM
Kaliningrad: Thùng thuốc súng có nguy cơ làm chiến tranh Nga-NATO bùng nổ
https://s.rfi.fr/media/display/cd24c37e-f227-11ec-98c6-005056a97e36/w:1280/p:16x9/2022-06-21T153304Z_460169930_RC2DWU96T9K8_RTRMADP_3_UKRAIN E-CRISIS-LITHUANIA-BORDER.webp
Một đoàn tàu chở hành khách tuyến Kaliningrad-Matxcơva đến ga biên giới Kybartai, Litva, ngày 21/06/2022. REUTERS - INTS KALNINS
Sau gần bốn tháng chiến tranh ở Ukraina, một điểm nóng mới vừa xuất hiện giữa Matxcơva và Phương Tây: Vùng lãnh thổ Kaliningrad nhỏ bé của Nga nằm kẹt giữa Litva và Ba Lan, ngay trong lòng Liên Hiệp Châu Âu và giữa khối NATO. Việc Litva áp dụng lệnh trừng phạt của Liên Âu nhắm vào Kaliningrad, và phản ứng tức tối từ Matxcơva có nguy cơ biến nơi này thành thùng thuốc súng, châm ngòi cho một cuộc xung đột võ trang giữa Phương Tây và Nga.
Về mặt địa lý, Kaliningrad chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ, với diện tích khoảng 15.000 km2, lớn hơn một tỉnh của Pháp một chút, và là nơi cư ngụ của khoảng 500.000 dân. Vùng lãnh thổ này thuộc về Nga, nhưng bị cắt đứt với chính quốc, nằm sát biển Baltic và bị kẹp giữa Ba Lan và Litva, hai quốc gia vừa thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vừa thuộc khối NATO.
Liên lạc trên bộ với Nga được thực hiện qua một hành lang hẹp, dài hơn 60 km, mang tên hành lang Suwalki, chạy dọc theo biên giới Ba Lan-Litva đến biên giới Belarus, một nước hiện đang ủng hộ Nga. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nối liền Nga với Kaliningrad xuyên qua Minsk, thủ đô Belarus và Vilnius, thủ đô Litva.
Cái gai dưới gót chân NATO
Lợi dụng vị trí của Kaliningrad ngay bên bờ biển Baltic, lại nằm ngay trong lòng EU và NATO, Matxcơva đã nhanh chóng biến vùng lãnh thổ này thành một tiền đồn quân sự, làm nơi đặt bản doanh của Hạm Đội Baltic của Nga, được trang bị vũ khí hùng hậu, với các loại chiến đấu cơ tối tân, như Mig-31K, có thể mang theo tên lửa siêu thanh.
Đáng ngại nhất là loại tên lửa Iskander với tầm hoạt động từ 400 đến 500 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, qua đó đặt nhiều thủ đô lớn của phương Tây trong tầm bắn...
Vào đầu tháng này, Matxcơva đã tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ để thị uy, huy động đến 60 con tàu và 10.000 binh sĩ.
Litva áp dụng lệnh trừng phạt Nga của châu Âu
Do cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga đã bị phương Tây và đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt, và Kaliningrad cũng bị ảnh hưởng. Hôm 19/06 vừa qua, Litva đã bắt đầu áp dụng một số biện pháp cấm vận thương mại đối với Kaliningrad, không cho các mặt hàng Nga bị Châu Âu cấm giao dịch trung chuyển qua lãnh thổ của mình để đến vùng lãnh thổ của Nga.
Đối với Litva, họ chỉ áp dụng lệnh cấm vận chung của 27 thành viên UE, và cho biết thêm là lệnh cấm chỉ liên quan đến các đoàn xe dùng đường bộ, hay các chuyến tàu chở hàng, còn đường biển và tàu chở hành khách vẫn được cho phép.
Đe doạ trả đũa của Matxcova
Quyết định của Litva dĩ nhiên đã khiến Nga nổi giận. Chính quyền Matxcơva hôm qua, 21/06, đã lên án "một hành động thù địch" và đe dọa Litva sẽ phải gánh chịu những biện pháp trả đũa "nặng nề".
Như để cho Vilnius hiểu rõ quyết tâm của mình, Matxcơva đã triệu tập đại sứ Litva tại Nga lên để phản đối, đồng thời cử Nikolaï Patrouchev, người được coi là nhân vật số hai trong chế độ Nga hiện nay, đến Kaliningrad để xem xét tình hình.
Theo Jeff Hawn, một chuyên gia về các vấn đề an ninh Nga, thuộc Viện New Lines, một trung tâm nghiên cứu địa chính trị của Mỹ, chuyến thăm Kaliningrad của ông Patrouchev là "một ví dụ về ý muốn thị uy chính trị, nhằm cho thấy là Matxcơva xem tình hình là rất hệ trọng”.
Về các biện pháp trả đũa từ phía Nga, theo giới phân tích, Matxcơva rất có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa các cuộc tấn công mạng và tin học vào Litva. Nhưng họ cũng lo ngại Nga sẽ có những biện pháp dữ dội hơn.
Trên mạng xã hội Nga, đã có nhiều tiếng nói kêu gọi Matxcơva dùng võ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn hành lang Suwalki, một hành động chắc chắn sẽ không được NATO để yên.
Nhìn chung, vùng lãnh thổ nhỏ bé Kaliningrad có nguy cơ biến thành một thùng thuốc súng, lôi cuốn Nga và NATO vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/cd24c37e-f227-11ec-98c6-005056a97e36/w:1280/p:16x9/2022-06-21T153304Z_460169930_RC2DWU96T9K8_RTRMADP_3_UKRAIN E-CRISIS-LITHUANIA-BORDER.webp
Một đoàn tàu chở hành khách tuyến Kaliningrad-Matxcơva đến ga biên giới Kybartai, Litva, ngày 21/06/2022. REUTERS - INTS KALNINS
Sau gần bốn tháng chiến tranh ở Ukraina, một điểm nóng mới vừa xuất hiện giữa Matxcơva và Phương Tây: Vùng lãnh thổ Kaliningrad nhỏ bé của Nga nằm kẹt giữa Litva và Ba Lan, ngay trong lòng Liên Hiệp Châu Âu và giữa khối NATO. Việc Litva áp dụng lệnh trừng phạt của Liên Âu nhắm vào Kaliningrad, và phản ứng tức tối từ Matxcơva có nguy cơ biến nơi này thành thùng thuốc súng, châm ngòi cho một cuộc xung đột võ trang giữa Phương Tây và Nga.
Về mặt địa lý, Kaliningrad chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ, với diện tích khoảng 15.000 km2, lớn hơn một tỉnh của Pháp một chút, và là nơi cư ngụ của khoảng 500.000 dân. Vùng lãnh thổ này thuộc về Nga, nhưng bị cắt đứt với chính quốc, nằm sát biển Baltic và bị kẹp giữa Ba Lan và Litva, hai quốc gia vừa thuộc Liên Hiệp Châu Âu, vừa thuộc khối NATO.
Liên lạc trên bộ với Nga được thực hiện qua một hành lang hẹp, dài hơn 60 km, mang tên hành lang Suwalki, chạy dọc theo biên giới Ba Lan-Litva đến biên giới Belarus, một nước hiện đang ủng hộ Nga. Ngoài ra còn có tuyến đường sắt nối liền Nga với Kaliningrad xuyên qua Minsk, thủ đô Belarus và Vilnius, thủ đô Litva.
Cái gai dưới gót chân NATO
Lợi dụng vị trí của Kaliningrad ngay bên bờ biển Baltic, lại nằm ngay trong lòng EU và NATO, Matxcơva đã nhanh chóng biến vùng lãnh thổ này thành một tiền đồn quân sự, làm nơi đặt bản doanh của Hạm Đội Baltic của Nga, được trang bị vũ khí hùng hậu, với các loại chiến đấu cơ tối tân, như Mig-31K, có thể mang theo tên lửa siêu thanh.
Đáng ngại nhất là loại tên lửa Iskander với tầm hoạt động từ 400 đến 500 km, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, qua đó đặt nhiều thủ đô lớn của phương Tây trong tầm bắn...
Vào đầu tháng này, Matxcơva đã tiến hành một cuộc tập trận rầm rộ để thị uy, huy động đến 60 con tàu và 10.000 binh sĩ.
Litva áp dụng lệnh trừng phạt Nga của châu Âu
Do cuộc chiến xâm lược Ukraina, Nga đã bị phương Tây và đặc biệt là Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt, và Kaliningrad cũng bị ảnh hưởng. Hôm 19/06 vừa qua, Litva đã bắt đầu áp dụng một số biện pháp cấm vận thương mại đối với Kaliningrad, không cho các mặt hàng Nga bị Châu Âu cấm giao dịch trung chuyển qua lãnh thổ của mình để đến vùng lãnh thổ của Nga.
Đối với Litva, họ chỉ áp dụng lệnh cấm vận chung của 27 thành viên UE, và cho biết thêm là lệnh cấm chỉ liên quan đến các đoàn xe dùng đường bộ, hay các chuyến tàu chở hàng, còn đường biển và tàu chở hành khách vẫn được cho phép.
Đe doạ trả đũa của Matxcova
Quyết định của Litva dĩ nhiên đã khiến Nga nổi giận. Chính quyền Matxcơva hôm qua, 21/06, đã lên án "một hành động thù địch" và đe dọa Litva sẽ phải gánh chịu những biện pháp trả đũa "nặng nề".
Như để cho Vilnius hiểu rõ quyết tâm của mình, Matxcơva đã triệu tập đại sứ Litva tại Nga lên để phản đối, đồng thời cử Nikolaï Patrouchev, người được coi là nhân vật số hai trong chế độ Nga hiện nay, đến Kaliningrad để xem xét tình hình.
Theo Jeff Hawn, một chuyên gia về các vấn đề an ninh Nga, thuộc Viện New Lines, một trung tâm nghiên cứu địa chính trị của Mỹ, chuyến thăm Kaliningrad của ông Patrouchev là "một ví dụ về ý muốn thị uy chính trị, nhằm cho thấy là Matxcơva xem tình hình là rất hệ trọng”.
Về các biện pháp trả đũa từ phía Nga, theo giới phân tích, Matxcơva rất có thể sẽ đẩy mạnh hơn nữa các cuộc tấn công mạng và tin học vào Litva. Nhưng họ cũng lo ngại Nga sẽ có những biện pháp dữ dội hơn.
Trên mạng xã hội Nga, đã có nhiều tiếng nói kêu gọi Matxcơva dùng võ lực giành quyền kiểm soát hoàn toàn hành lang Suwalki, một hành động chắc chắn sẽ không được NATO để yên.
Nhìn chung, vùng lãnh thổ nhỏ bé Kaliningrad có nguy cơ biến thành một thùng thuốc súng, lôi cuốn Nga và NATO vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn.
RFI