duyanh
06-21-2022, 01:26 PM
3 điểm yếu khiến tàu sân bay Phúc Kiến chưa thể 'sánh vai' với Hoa Kỳ
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-160.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-160.jpeg)
Toàn cảnh lễ hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, chiếc Phúc Kiến, được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến, tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam, một công ty con của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), vào ngày 17/6/2022 tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Li Tang/VCG/Getty Images)
Hôm 17/6 (thứ Sáu), tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc mang tên “Phúc Kiến” đã được hạ thủy. Được biết, so với 2 tàu sân bay trước đó của họ thì tàu “Phúc Kiến” có khả năng phóng máy bay bằng điện từ tiên tiến hơn, nhưng nhiều chuyên gia đã phân tích những khuyết điểm lớn khiến năng lực này của Trung Quốc vẫn chưa thể theo kịp Mỹ.
3 điểm yếu của con tàu Phúc Kiến lần lượt là:
- Tàu sân bay Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Phúc Kiến là năng lượng thông thường;
- Trung Quốc thiếu nhân lực đủ chuẩn trong vận hành công nghệ phóng điện từ của tàu Phúc Kiến gây trì hoãn thời gian triển khai chính thức;
- Vấn đề máy bay phối hợp của con tàu mới này.
Một mục tiêu quan trọng hàng đầu của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình là cải cách toàn diện quân đội Trung Quốc. Hôm 17/6, ĐCSTQ cho biết hạ thủy tàu Phúc Kiến có sàn đáp thẳng và dài, được trang bị thiết bị phóng và chặn bằng điện từ, có lượng giãn nước đầy tải hơn 80.000 tấn. Sau khi tàu Phúc Kiến được hạ thủy, quá trình thử nghiệm neo đậu và kiểm tra định vị sẽ được thực hiện theo kế hoạch.
Việc hạ thủy tàu Phúc Kiến cho thấy ĐCSTQ tham vọng liên tục tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa họ và Mỹ ngày càng gia tăng về các vấn đề như Đài Loan và Biển Đông…
Tuyên bố tàu Phúc Kiến tiên tiến hơn tàu Sơn Đông và Liêu Ninh
Con tàu đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh là tàu mà thời Liên Xô (cũ) chưa hoàn thiện được Bắc Kinh mua về từ Ukraine vào năm 1998, vào năm 2012 được làm mới lại và cuối cùng đã được đưa vào vận hành.
Sau đó quân đội ĐCSTQ đã sử dụng kiến thức kỹ thuật thu được từ tàu sân bay này để đóng tàu sân bay Sơn Đông, tàu này được đưa vào hoạt động tháng 12/2019. Dù 2 tàu sân bay này giúp ĐCSTQ tăng đáng kể sức mạnh hải quân nhưng năng lực vẫn thua xa Mỹ – nước có tổng cộng 11 tàu sân bay đang hoạt động. Tàu Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc đều dựa trên công nghệ lỗi thời của Liên Xô: hãy hình dung hệ thống máy bay cất cánh của hai tàu sân bay Trung Quốc dựa trên trượt vọt từ boong, trong khi tàu sân bay Mỹ sử dụng hệ thống máy phóng tiên tiến để phóng máy bay lên.
Còn tàu Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của ĐCSTQ cất cánh bằng máy phóng điện từ, giống với hệ thống máy phóng mà Mỹ sử dụng.
Máy bay phóng từ máy phóng cất cánh nhanh hơn và mang theo nhiều nhiên liệu và đạn dược hơn, mang lại lợi thế so với máy bay cất cánh bằng kiểu trượt vọt vốn phải dựa vào sức nâng tự thân máy bay khi rời boong tàu.
Nhược điểm 1: Tàu Phúc Kiến hoạt động vẫn chỉ dựa vào năng lượng thông thường
Trước khi tàu Phúc Kiến chính thức được hạ thủy, các bức ảnh vệ tinh về con tàu đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Mỹ.
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng tàu Phúc Kiến sẽ là tàu sân bay hiện đại đầu tiên của họ có hệ thống phóng tiên tiến, nhưng trước đó chuyên gia Matthew Funaiole về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã nói với CNN rằng, vẫn có những dấu hiệu cho thấy tàu sân bay của Trung Quốc tụt hậu so với các tàu sân bay của Mỹ vốn có nhiều máy phóng và đường bay hơn cung cấp được nhiều máy bay cất và hạ cánh hơn, giúp triển khai máy bay nhanh hơn.
Thang máy nâng vũ khí từ khoang lên boong trên tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ USS Gerald R. Ford hoạt động bằng nhiều công nghệ tiên tiến bao gồm cả động cơ điện từ, trong khi trái lại hệ thống thủy áp [của tàu Trung Quốc] đòi hỏi nhiều nhân công hơn. Công nghệ tiên tiến của tàu Mỹ có thể chuyển đạn từ kho vũ khí vào buồng lái một cách an toàn với tốc độ và sự nhanh nhẹn vô song mà không cần nhiều thủy thủ tham gia.
Một siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ có thể chở 85 máy bay, số lượng đó thậm chí nhiều hơn toàn phi đội lực lượng không quân của một số nước.
Chuyên gia Matthew Funaiole cho hay, các tàu sân bay của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Phúc Kiến được cho là chạy bằng năng lượng hơi nước thông thường, điều này sẽ hạn chế tầm hoạt động của nó.
Trong tất cả các tàu sân bay của Mỹ thì tàu Ford có năng lượng hạt nhân mạnh nhất, lò phản ứng hạt nhân của nó có thể cung cấp sản lượng điện lớn hơn. Hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân và bốn trục (truyền động) của Ford cần ít bảo dưỡng hơn. Tàu Ford cũng đã cải thiện khả năng phát điện, cho phép trong tương lai nó sử dụng vũ khí năng lượng định hướng.
Sau khi tàu Phúc Kiến của ĐCSTQ được hạ thủy, tàu này sẽ cần được thử nghiệm và hoàn thiện trang bị thì mới được đưa vào vận hành để có thể chính thức sử dụng.
Nhược điểm 2: Vấn đề năng lực vận hành tàu sân bay
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc hạ thủy vào năm 2017, nhưng cho đến năm 2019 mới có thể chính thức đưa vào hoạt động, trong khi với công nghệ phóng điện từ của tàu Phúc Kiến thì thách thức để hoàn thiện năng lực vận hành sẽ lớn hơn.
Trước đây Mỹ cũng đối mặt thách thức tương tự khi vận hành tàu sân bay mới Ford, khiến việc triển khai phải trì hoãn kéo dài.
Tờ Financial Times của Anh đưa tin, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” (IISS) cho biết quân đội ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với thách thức khi chuyển đổi từ vận hành bay từ tàu kiểu “phóng trượt” sang phóng máy điện từ đòi hỏi trình độ cao hơn, điều này có thể làm trì hoãn việc thực hiện các khả năng hoạt động của tàu mới: “Họ cũng có thể phải đối mặt vấn đề tương tự như Mỹ đã gặp phải với sự ra đời của máy phóng điện từ”. (*) (https://bacaytruc.com/index.php/13195-phan-tich-3-di-m-y-u-khi-n-tau-san-bay-phuc-ki-n-ch-a-th-sanh-vai-v-i-hoa-k-tac-gi-huy-n-anh-ntd#(*))
Ngoài ra, ĐCSTQ cũng có ít kinh nghiệm triển khai tổ hợp các tàu hỗ trợ phù hợp cho các nhóm tấn công tàu sân bay. Các tàu này bao gồm tàu khu trục và tàu bảo vệ chống lại cuộc tấn công từ tàu ngầm và đường không, cũng như phục vụ và tiếp tế cho các tàu chiến tạo thành các nhóm tấn công.
Thông tin dẫn lời chuyên gia Meia Nouwens của IISS theo dõi quân sự Trung Quốc nói rằng mặc dù việc ĐCSTQ hạ thủy tàu sân bay thứ 3 này là một tín hiệu lớn đã được gửi đi, nhưng vấn đề là còn phải trang bị và vận hành nó.
“Sau gần 10 năm được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, tàu Liêu Ninh vẫn đang thực hành tích hợp một nhóm tàu sân bay tấn công”, chuyên gia Meia Nouwens nói.
Còn chuyên gia Matthew Funaiole chia sẻ với CNN rằng biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ là đội tàu sân bay. Ông nhấn mạnh rằng ít nhất trong tương lai gần sẽ vẫn thấy yếu tố chính giúp hạm đội của Mỹ vượt trội hạm đội của ĐCSTQ là “khả năng thực tiễn”.
“Chúng tôi đã có nhiều thế hệ vận hành các tàu sân bay, chúng tôi có lực lượng dồi dào người vận hành, kỹ sư và kỹ thuật viên khác nhau đã làm việc trên tàu sân bay và họ có thể truyền kiến thức đó cho những người đến sau; trong khi từ năm 2012 Trung Quốc mới bắt đầu vận hành tàu sân bay, khoảng cách kinh nghiệm giữa Mỹ và Trung Quốc này là vấn đề quan trọng”, chuyên gia Matthew Funaiole cho hay.
CNN dẫn lời giáo sư chiến tranh và chiến lược tại Đại học King’s College ở London (Anh) là Alessio Patalano nói rằng tàu sân bay hiện đại có “khả năng phức tạp đến mức khó tin”, từ việc phát triển công nghệ đến vấn đề có thể sử dụng nó một cách hiệu quả vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Ông Patalano cho biết không có nhiều nước có tàu sân bay, thậm chí nước có tàu sân bay mà có thể có được năng lực hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm thì càng ít hơn.
Nhược điểm 3: Vấn đề máy bay phối hợp của tàu Phúc Kiến
Giới phân tích có quan điểm cho rằng thách thức khó khăn nhất của hải quân ĐCSTQ là thiếu thủy thủ có trình độ đủ chuẩn và máy bay phù hợp của tàu sân bay.
Tờ Financial Times dẫn lời nhà nghiên cứu Hsu Yen-chi tại Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Chiến tranh Đài Bắc (Đài Loan) nói rằng: “Vấn đề lớn nhất của họ (ĐCSTQ) là họ không có đủ nhân lực (đủ chuẩn), họ gặp khó khăn để có đủ nhân lực tiêu chuẩn cho đội không quân của các mẫu hạm với số lượng có thể cần tới 3.000 người”.
Nhà nghiên cứu Hsu Yen-chi nói thêm: “Mục tiêu là đạt được cân bằng chiến lược với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời củng cố quyền kiểm soát Biển Đông. Cơ cấu bình thường là 40 máy bay chiến đấu trên mỗi tàu sân bay, nhưng nếu nhìn vào các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc thì họ chỉ có 20 chiếc, cho thấy họ đang ở rất xa mục tiêu”.
Hiện nay, ĐCSTQ đang tiếp tục sản xuất thêm các máy bay chiến đấu J-15 được sử dụng trên tàu Liêu Ninh và tàu Sơn Đông, đồng thời họ cũng đang nghiên cứu một phiên bản tốc độ cao mới của loại máy bay này được cho là thiết kế cho tàu sân bay thứ ba là Phúc Kiến.
Nhưng hãng tin AP dẫn lời nhà phân tích Ridzwan Rahmat tại Trung tâm Tình báo Đánh giá An ninh và Quân sự (JANES) cho biết, ĐCSTQ đang âm thầm phát triển loại máy bay có thể phát huy hết tiềm năng của tàu sân bay mới. Một quan chức quân sự phương Tây theo dõi quân đội ĐCSTQ cho biết: “Khác biệt chính sẽ là khả năng tương thích của máy phóng, chuỗi dữ liệu và hệ thống radar tiên tiến, và tất nhiên là hiệu quả trọng tải lớn hơn, bao gồm cả tên lửa có tầm xa hơn”.
CNN dẫn lời Carl Schuster, cựu giám đốc hoạt động tại Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho rằng: “Thách thức một dự án tàu sân bay là triển vọng những vấn đề ‘phối kết hợp’ bên ngoài khác chứ không chỉ vấn đề chế tạo con tàu”. Ông cho biết “nguyên mẫu J-31 máy bay chiến đấu trên tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc là máy bay thế hệ thứ 5 tương tự như máy bay chiến đấu F-35 của Hải quân Mỹ. Vì quá trình phát triển và sản xuất J-31 sẽ mất vài năm và vấn đề xây dựng được một đội vận hành thích hợp có thể triển khai trên tàu sân bay nên ước tính cho đến năm 2026 thì tàu Phúc Kiến mới hoàn thiện đưa vào sử dụng
. Huyền Anh
Theo The Epoch Times
------------
Ý kiến độc giả :
(*) Mỹ là quốc gia phát minh ra hệ thống phóng máy bay bằng sức đây của từ trường, họ phải mất nhiều tthời gian để thử nghiệm và hoàn thiện, nhưng Trung Cọng thì không, họ lắp ráp xong là có thể xài tốt ngay vì họ đã mua công thức từ các kỷ thuật gia Mỹ qua gián điệp và đút lót, Người Mỹ dưới sự lãnh đạo cua Đảng Dân Chủ thời nay đều tham nhũng và rất thực dụng, thấy tiền đưa trước miệng là đớp ngay, không còn ý thức ái quốc, hay tự hào dân tộc dân tiếc gì nữa. Bao nhiêu kỹ thuật ta7n tiến hoặc phát minh mới đều âm thầm bán cho Trung Cọng để vinh thân phì da thôi. Mỹ xuống dốc là vì vậy. Cứ xem Trung Cọng hiện nay đã phóng đều đều nhiều phi thuyền và phi hành đoàn lên không gian một cách thành thạo, không trục trặc gì thì đủ biết chúng nó đã ăn cắp kỹ thuật mau chóng và hữu hiệu ra sao !! – Kim Hoa Bà Bà - (https://bacaytruc.com/index.php/13195-phan-tich-3-di-m-y-u-khi-n-tau-san-bay-phuc-ki-n-ch-a-th-sanh-vai-v-i-hoa-k-tac-gi-huy-n-anh-ntd#back(*))
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-160.jpeg (https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-160.jpeg)
Toàn cảnh lễ hạ thủy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, chiếc Phúc Kiến, được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến, tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam, một công ty con của Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), vào ngày 17/6/2022 tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: Li Tang/VCG/Getty Images)
Hôm 17/6 (thứ Sáu), tàu sân bay thứ 3 của Trung Quốc mang tên “Phúc Kiến” đã được hạ thủy. Được biết, so với 2 tàu sân bay trước đó của họ thì tàu “Phúc Kiến” có khả năng phóng máy bay bằng điện từ tiên tiến hơn, nhưng nhiều chuyên gia đã phân tích những khuyết điểm lớn khiến năng lực này của Trung Quốc vẫn chưa thể theo kịp Mỹ.
3 điểm yếu của con tàu Phúc Kiến lần lượt là:
- Tàu sân bay Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Phúc Kiến là năng lượng thông thường;
- Trung Quốc thiếu nhân lực đủ chuẩn trong vận hành công nghệ phóng điện từ của tàu Phúc Kiến gây trì hoãn thời gian triển khai chính thức;
- Vấn đề máy bay phối hợp của con tàu mới này.
Một mục tiêu quan trọng hàng đầu của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình là cải cách toàn diện quân đội Trung Quốc. Hôm 17/6, ĐCSTQ cho biết hạ thủy tàu Phúc Kiến có sàn đáp thẳng và dài, được trang bị thiết bị phóng và chặn bằng điện từ, có lượng giãn nước đầy tải hơn 80.000 tấn. Sau khi tàu Phúc Kiến được hạ thủy, quá trình thử nghiệm neo đậu và kiểm tra định vị sẽ được thực hiện theo kế hoạch.
Việc hạ thủy tàu Phúc Kiến cho thấy ĐCSTQ tham vọng liên tục tăng cường sức mạnh quân sự trong bối cảnh căng thẳng giữa họ và Mỹ ngày càng gia tăng về các vấn đề như Đài Loan và Biển Đông…
Tuyên bố tàu Phúc Kiến tiên tiến hơn tàu Sơn Đông và Liêu Ninh
Con tàu đầu tiên của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh là tàu mà thời Liên Xô (cũ) chưa hoàn thiện được Bắc Kinh mua về từ Ukraine vào năm 1998, vào năm 2012 được làm mới lại và cuối cùng đã được đưa vào vận hành.
Sau đó quân đội ĐCSTQ đã sử dụng kiến thức kỹ thuật thu được từ tàu sân bay này để đóng tàu sân bay Sơn Đông, tàu này được đưa vào hoạt động tháng 12/2019. Dù 2 tàu sân bay này giúp ĐCSTQ tăng đáng kể sức mạnh hải quân nhưng năng lực vẫn thua xa Mỹ – nước có tổng cộng 11 tàu sân bay đang hoạt động. Tàu Liêu Ninh và Sơn Đông của Trung Quốc đều dựa trên công nghệ lỗi thời của Liên Xô: hãy hình dung hệ thống máy bay cất cánh của hai tàu sân bay Trung Quốc dựa trên trượt vọt từ boong, trong khi tàu sân bay Mỹ sử dụng hệ thống máy phóng tiên tiến để phóng máy bay lên.
Còn tàu Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của ĐCSTQ cất cánh bằng máy phóng điện từ, giống với hệ thống máy phóng mà Mỹ sử dụng.
Máy bay phóng từ máy phóng cất cánh nhanh hơn và mang theo nhiều nhiên liệu và đạn dược hơn, mang lại lợi thế so với máy bay cất cánh bằng kiểu trượt vọt vốn phải dựa vào sức nâng tự thân máy bay khi rời boong tàu.
Nhược điểm 1: Tàu Phúc Kiến hoạt động vẫn chỉ dựa vào năng lượng thông thường
Trước khi tàu Phúc Kiến chính thức được hạ thủy, các bức ảnh vệ tinh về con tàu đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông Mỹ.
Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng tàu Phúc Kiến sẽ là tàu sân bay hiện đại đầu tiên của họ có hệ thống phóng tiên tiến, nhưng trước đó chuyên gia Matthew Funaiole về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã nói với CNN rằng, vẫn có những dấu hiệu cho thấy tàu sân bay của Trung Quốc tụt hậu so với các tàu sân bay của Mỹ vốn có nhiều máy phóng và đường bay hơn cung cấp được nhiều máy bay cất và hạ cánh hơn, giúp triển khai máy bay nhanh hơn.
Thang máy nâng vũ khí từ khoang lên boong trên tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ USS Gerald R. Ford hoạt động bằng nhiều công nghệ tiên tiến bao gồm cả động cơ điện từ, trong khi trái lại hệ thống thủy áp [của tàu Trung Quốc] đòi hỏi nhiều nhân công hơn. Công nghệ tiên tiến của tàu Mỹ có thể chuyển đạn từ kho vũ khí vào buồng lái một cách an toàn với tốc độ và sự nhanh nhẹn vô song mà không cần nhiều thủy thủ tham gia.
Một siêu tàu sân bay lớp Ford của Mỹ có thể chở 85 máy bay, số lượng đó thậm chí nhiều hơn toàn phi đội lực lượng không quân của một số nước.
Chuyên gia Matthew Funaiole cho hay, các tàu sân bay của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Phúc Kiến được cho là chạy bằng năng lượng hơi nước thông thường, điều này sẽ hạn chế tầm hoạt động của nó.
Trong tất cả các tàu sân bay của Mỹ thì tàu Ford có năng lượng hạt nhân mạnh nhất, lò phản ứng hạt nhân của nó có thể cung cấp sản lượng điện lớn hơn. Hai lò phản ứng năng lượng hạt nhân và bốn trục (truyền động) của Ford cần ít bảo dưỡng hơn. Tàu Ford cũng đã cải thiện khả năng phát điện, cho phép trong tương lai nó sử dụng vũ khí năng lượng định hướng.
Sau khi tàu Phúc Kiến của ĐCSTQ được hạ thủy, tàu này sẽ cần được thử nghiệm và hoàn thiện trang bị thì mới được đưa vào vận hành để có thể chính thức sử dụng.
Nhược điểm 2: Vấn đề năng lực vận hành tàu sân bay
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc hạ thủy vào năm 2017, nhưng cho đến năm 2019 mới có thể chính thức đưa vào hoạt động, trong khi với công nghệ phóng điện từ của tàu Phúc Kiến thì thách thức để hoàn thiện năng lực vận hành sẽ lớn hơn.
Trước đây Mỹ cũng đối mặt thách thức tương tự khi vận hành tàu sân bay mới Ford, khiến việc triển khai phải trì hoãn kéo dài.
Tờ Financial Times của Anh đưa tin, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” (IISS) cho biết quân đội ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với thách thức khi chuyển đổi từ vận hành bay từ tàu kiểu “phóng trượt” sang phóng máy điện từ đòi hỏi trình độ cao hơn, điều này có thể làm trì hoãn việc thực hiện các khả năng hoạt động của tàu mới: “Họ cũng có thể phải đối mặt vấn đề tương tự như Mỹ đã gặp phải với sự ra đời của máy phóng điện từ”. (*) (https://bacaytruc.com/index.php/13195-phan-tich-3-di-m-y-u-khi-n-tau-san-bay-phuc-ki-n-ch-a-th-sanh-vai-v-i-hoa-k-tac-gi-huy-n-anh-ntd#(*))
Ngoài ra, ĐCSTQ cũng có ít kinh nghiệm triển khai tổ hợp các tàu hỗ trợ phù hợp cho các nhóm tấn công tàu sân bay. Các tàu này bao gồm tàu khu trục và tàu bảo vệ chống lại cuộc tấn công từ tàu ngầm và đường không, cũng như phục vụ và tiếp tế cho các tàu chiến tạo thành các nhóm tấn công.
Thông tin dẫn lời chuyên gia Meia Nouwens của IISS theo dõi quân sự Trung Quốc nói rằng mặc dù việc ĐCSTQ hạ thủy tàu sân bay thứ 3 này là một tín hiệu lớn đã được gửi đi, nhưng vấn đề là còn phải trang bị và vận hành nó.
“Sau gần 10 năm được bàn giao cho Hải quân Trung Quốc, tàu Liêu Ninh vẫn đang thực hành tích hợp một nhóm tàu sân bay tấn công”, chuyên gia Meia Nouwens nói.
Còn chuyên gia Matthew Funaiole chia sẻ với CNN rằng biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ là đội tàu sân bay. Ông nhấn mạnh rằng ít nhất trong tương lai gần sẽ vẫn thấy yếu tố chính giúp hạm đội của Mỹ vượt trội hạm đội của ĐCSTQ là “khả năng thực tiễn”.
“Chúng tôi đã có nhiều thế hệ vận hành các tàu sân bay, chúng tôi có lực lượng dồi dào người vận hành, kỹ sư và kỹ thuật viên khác nhau đã làm việc trên tàu sân bay và họ có thể truyền kiến thức đó cho những người đến sau; trong khi từ năm 2012 Trung Quốc mới bắt đầu vận hành tàu sân bay, khoảng cách kinh nghiệm giữa Mỹ và Trung Quốc này là vấn đề quan trọng”, chuyên gia Matthew Funaiole cho hay.
CNN dẫn lời giáo sư chiến tranh và chiến lược tại Đại học King’s College ở London (Anh) là Alessio Patalano nói rằng tàu sân bay hiện đại có “khả năng phức tạp đến mức khó tin”, từ việc phát triển công nghệ đến vấn đề có thể sử dụng nó một cách hiệu quả vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
Ông Patalano cho biết không có nhiều nước có tàu sân bay, thậm chí nước có tàu sân bay mà có thể có được năng lực hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm thì càng ít hơn.
Nhược điểm 3: Vấn đề máy bay phối hợp của tàu Phúc Kiến
Giới phân tích có quan điểm cho rằng thách thức khó khăn nhất của hải quân ĐCSTQ là thiếu thủy thủ có trình độ đủ chuẩn và máy bay phù hợp của tàu sân bay.
Tờ Financial Times dẫn lời nhà nghiên cứu Hsu Yen-chi tại Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Chiến tranh Đài Bắc (Đài Loan) nói rằng: “Vấn đề lớn nhất của họ (ĐCSTQ) là họ không có đủ nhân lực (đủ chuẩn), họ gặp khó khăn để có đủ nhân lực tiêu chuẩn cho đội không quân của các mẫu hạm với số lượng có thể cần tới 3.000 người”.
Nhà nghiên cứu Hsu Yen-chi nói thêm: “Mục tiêu là đạt được cân bằng chiến lược với Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, đồng thời củng cố quyền kiểm soát Biển Đông. Cơ cấu bình thường là 40 máy bay chiến đấu trên mỗi tàu sân bay, nhưng nếu nhìn vào các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc thì họ chỉ có 20 chiếc, cho thấy họ đang ở rất xa mục tiêu”.
Hiện nay, ĐCSTQ đang tiếp tục sản xuất thêm các máy bay chiến đấu J-15 được sử dụng trên tàu Liêu Ninh và tàu Sơn Đông, đồng thời họ cũng đang nghiên cứu một phiên bản tốc độ cao mới của loại máy bay này được cho là thiết kế cho tàu sân bay thứ ba là Phúc Kiến.
Nhưng hãng tin AP dẫn lời nhà phân tích Ridzwan Rahmat tại Trung tâm Tình báo Đánh giá An ninh và Quân sự (JANES) cho biết, ĐCSTQ đang âm thầm phát triển loại máy bay có thể phát huy hết tiềm năng của tàu sân bay mới. Một quan chức quân sự phương Tây theo dõi quân đội ĐCSTQ cho biết: “Khác biệt chính sẽ là khả năng tương thích của máy phóng, chuỗi dữ liệu và hệ thống radar tiên tiến, và tất nhiên là hiệu quả trọng tải lớn hơn, bao gồm cả tên lửa có tầm xa hơn”.
CNN dẫn lời Carl Schuster, cựu giám đốc hoạt động tại Trung tâm Tình báo Liên hợp của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho rằng: “Thách thức một dự án tàu sân bay là triển vọng những vấn đề ‘phối kết hợp’ bên ngoài khác chứ không chỉ vấn đề chế tạo con tàu”. Ông cho biết “nguyên mẫu J-31 máy bay chiến đấu trên tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc là máy bay thế hệ thứ 5 tương tự như máy bay chiến đấu F-35 của Hải quân Mỹ. Vì quá trình phát triển và sản xuất J-31 sẽ mất vài năm và vấn đề xây dựng được một đội vận hành thích hợp có thể triển khai trên tàu sân bay nên ước tính cho đến năm 2026 thì tàu Phúc Kiến mới hoàn thiện đưa vào sử dụng
. Huyền Anh
Theo The Epoch Times
------------
Ý kiến độc giả :
(*) Mỹ là quốc gia phát minh ra hệ thống phóng máy bay bằng sức đây của từ trường, họ phải mất nhiều tthời gian để thử nghiệm và hoàn thiện, nhưng Trung Cọng thì không, họ lắp ráp xong là có thể xài tốt ngay vì họ đã mua công thức từ các kỷ thuật gia Mỹ qua gián điệp và đút lót, Người Mỹ dưới sự lãnh đạo cua Đảng Dân Chủ thời nay đều tham nhũng và rất thực dụng, thấy tiền đưa trước miệng là đớp ngay, không còn ý thức ái quốc, hay tự hào dân tộc dân tiếc gì nữa. Bao nhiêu kỹ thuật ta7n tiến hoặc phát minh mới đều âm thầm bán cho Trung Cọng để vinh thân phì da thôi. Mỹ xuống dốc là vì vậy. Cứ xem Trung Cọng hiện nay đã phóng đều đều nhiều phi thuyền và phi hành đoàn lên không gian một cách thành thạo, không trục trặc gì thì đủ biết chúng nó đã ăn cắp kỹ thuật mau chóng và hữu hiệu ra sao !! – Kim Hoa Bà Bà - (https://bacaytruc.com/index.php/13195-phan-tich-3-di-m-y-u-khi-n-tau-san-bay-phuc-ki-n-ch-a-th-sanh-vai-v-i-hoa-k-tac-gi-huy-n-anh-ntd#back(*))