giavui
06-16-2022, 09:23 PM
Nga: Con đường không được đi qua
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_ab3c833e-ba32-41d6-a88b-3b5978fd6f6b.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (L) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trong cuộc gặp tại Bắc Kinh vào ngày 4/2/2022 Ảnh: Getty
Nga và Trung Quốc có chung một đường biên giới dài trên đất liền. Cả hai quốc gia này đều sở hữu những đội quân tinh nhuệ và vũ khí hạt nhân tối tân. Đồng thời, cả hai cũng có một lượng dân số đông đúc, đông đúc đến mức các nhà nước này không ngại hy sinh những công dân ấy vì sự tồn vong của chính nó. Cả hai đều từng là những quốc gia cộng sản; đến nay chỉ còn một.
Trong Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger có ý định chia rẽ các chế độ cộng sản ở Trung Quốc và Nga, do đó đã làm suy yếu Nga, khi đó là “đối tác” cấp cao của Hoa Kỳ. Washington sau đó bắt đầu mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, và dĩ nhiên, không công nhận Đài Loan. Sự việc diễn ra vào đúng lúc thời kỳ "Đại cách mạng Văn hóa" lên thành cao trào, một thập kỷ mà ĐCS Trung Quốc đã nỗ lực xóa sổ toàn bộ di sản, các giá trị đạo đức cũng như nền văn minh 5.000 của Trung Hoa. Cha mẹ và con cái đấu tố nhau chỉ vì khác biệt về tư tưởng vào thời ấy.
Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng một phần trong việc làm suy yếu Liên Xô. Tổng thống Ronald Reagan đã có những bài phát biểu và hành động rõ ràng về “đế chế tà ác”. Điều đó đã mở ra cánh cửa cho ĐCS Trung Quốc giành được tính hợp pháp và vơ vét tài sản trên toàn thế giới cho đến ngày nay. ĐCS Trung Quốc đang đe dọa trật tự thế giới hiện tại, bất chấp những sai sót mà nó đã gây ra, đồng thời cố gắng đàn áp các quyền cơ bản và quyền tự do tư tưởng cũng như tín ngưỡng của người dân.
Vậy những điều này có mâu thuẫn không? Cả chính quyền của ông Obama và chính quyền của ông Trump dường như có lối nghĩ như vậy trong một thời gian. Cả hai đều muốn "tái thiết" quan hệ với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, tuy nhiên không phải vì yêu thích đối phương. Vụ việc hồ sơ “Russiagate” giả mạo khiến cho việc cố gắng phá băng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây gần như bất khả thi.
Hiện nay, thêm vào cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, cùng với phản ứng gay gắt của phương Tây và thái độ thân thiện của ĐCS Trung Quốc đối với Nga, dường như không thể tránh khỏi việc "trục độc tài" Nga-Trung sẽ ngày một bền chặt, đồng thời cánh cửa ngoại giao giữa Nga với phương Tây sẽ bị khép lại vĩnh viễn. Bằng chứng là các quan chức cấp cao của cả Moscow và phương Tây đều công khai bày tỏ quan điểm như vậy.
Có lẽ không thể tránh khỏi việc mọi quốc gia sẽ sớm phải đối mặt với ngã ba đường — cho dù quốc gia đó theo ĐCS Trung Quốc và gắn số phận của mình với vận mệnh của chế độ này, hay lựa chọn chống lại nó. Phe thứ hai này không phải là “phe Mỹ”, đúng hơn, nó ủng hộ các giá trị phổ quát.
Nhưng ban lãnh đạo đương thời hoặc trong tương lai ở Nga không còn cơ hội nào khác ngoài cơ hội này? Từ quan điểm thực tế, ĐCS Trung Quốc luôn coi các đồng minh của mình như những chư hầu bị phế bỏ. Do đó, dù là trên hình thức thì cũng không mang lại lợi ích lâu dài cho người dân Nga trong một liên minh như vậy.
Hơn nữa, nếu có một điều gì đó có thể khiến Hoa Kỳ và châu Âu “tha thứ và quên đi” cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, thì chính là việc nước này sẽ tự tái thiết để chống lại ĐCS Trung Quốc. Quá trình này có thể diễn ra khá nhanh.
Ngoài ra, cái giá phải trả cho sự chuyển đổi này không nhất thiết phải là Ukraine lớn hơn hay nhỏ hơn. Đây là một sai lầm trong quan điểm của Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger: Sẵn sàng phớt lờ những hành động tàn bạo của ĐCS Trung Quốc và sự thay thế của Đài Loan — lúc đó bắt đầu “tách rời” vấn đề nhân quyền khỏi thương mại — đã chỉ ra cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc con đường đi đến ngai vàng quyền lực.
Tuy nhiên, ĐCS Trung Quốc khi đó (và cả Nga hiện nay) còn yếu kém về kinh tế và chỉ có thể thắng trò chơi “gà bông” khi giới lãnh đạo phương Tây không đủ mạnh và quá háo hức.
Với nước láng giềng phương bắc kém thân thiện, sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân, ĐCS Trung Quốc sẽ phải dành nhiều sức lực hơn nữa cho đường biên giới dài với Nga, và đổ nhiều tiền hơn để mua khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản của nước này. Đây có lẽ không phải là vũ khí ma thuật làm chệch hướng chiến dịch giành quyền bá chủ thế giới của ĐCS Trung Quốc, nhưng nó sẽ là một yếu tố làm suy yếu và không phải là một sự phân tâm nhỏ — giống như cuộc xâm lược của Nga hiện đang đánh lạc hướng sự chú ý của phương Tây khỏi âm mưu của ĐCS Trung Quốc, như đã định (và với cái giá phải trả khủng khiếp về nhân mạng của cả dân tộc Ukraine và Nga).
Điều này cũng sẽ mang lại cho người dân Nga một triển vọng tốt hơn cho tương lai của họ và bảo vệ các lợi ích cơ bản lâu dài của họ.
Người ta hy vọng lãnh đạo ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Bộ Tứ, v.v. hãy giữ cho con đường đó rộng mở, và vai trò lãnh đạo của Nga sẽ thực hiện điều đó.
Tác giả Tamuz Itai là một nhà báo sống ở Tel Aviv, Israel.
Huyền Anh
https://img.ntdvn.net/2022/03/ntdvn_ab3c833e-ba32-41d6-a88b-3b5978fd6f6b.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin (L) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh chung trong cuộc gặp tại Bắc Kinh vào ngày 4/2/2022 Ảnh: Getty
Nga và Trung Quốc có chung một đường biên giới dài trên đất liền. Cả hai quốc gia này đều sở hữu những đội quân tinh nhuệ và vũ khí hạt nhân tối tân. Đồng thời, cả hai cũng có một lượng dân số đông đúc, đông đúc đến mức các nhà nước này không ngại hy sinh những công dân ấy vì sự tồn vong của chính nó. Cả hai đều từng là những quốc gia cộng sản; đến nay chỉ còn một.
Trong Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger có ý định chia rẽ các chế độ cộng sản ở Trung Quốc và Nga, do đó đã làm suy yếu Nga, khi đó là “đối tác” cấp cao của Hoa Kỳ. Washington sau đó bắt đầu mở rộng quan hệ ngoại giao và thương mại với Trung Quốc, và dĩ nhiên, không công nhận Đài Loan. Sự việc diễn ra vào đúng lúc thời kỳ "Đại cách mạng Văn hóa" lên thành cao trào, một thập kỷ mà ĐCS Trung Quốc đã nỗ lực xóa sổ toàn bộ di sản, các giá trị đạo đức cũng như nền văn minh 5.000 của Trung Hoa. Cha mẹ và con cái đấu tố nhau chỉ vì khác biệt về tư tưởng vào thời ấy.
Tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng một phần trong việc làm suy yếu Liên Xô. Tổng thống Ronald Reagan đã có những bài phát biểu và hành động rõ ràng về “đế chế tà ác”. Điều đó đã mở ra cánh cửa cho ĐCS Trung Quốc giành được tính hợp pháp và vơ vét tài sản trên toàn thế giới cho đến ngày nay. ĐCS Trung Quốc đang đe dọa trật tự thế giới hiện tại, bất chấp những sai sót mà nó đã gây ra, đồng thời cố gắng đàn áp các quyền cơ bản và quyền tự do tư tưởng cũng như tín ngưỡng của người dân.
Vậy những điều này có mâu thuẫn không? Cả chính quyền của ông Obama và chính quyền của ông Trump dường như có lối nghĩ như vậy trong một thời gian. Cả hai đều muốn "tái thiết" quan hệ với Nga và Tổng thống Vladimir Putin, tuy nhiên không phải vì yêu thích đối phương. Vụ việc hồ sơ “Russiagate” giả mạo khiến cho việc cố gắng phá băng mối quan hệ giữa Nga và phương Tây gần như bất khả thi.
Hiện nay, thêm vào cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine, cùng với phản ứng gay gắt của phương Tây và thái độ thân thiện của ĐCS Trung Quốc đối với Nga, dường như không thể tránh khỏi việc "trục độc tài" Nga-Trung sẽ ngày một bền chặt, đồng thời cánh cửa ngoại giao giữa Nga với phương Tây sẽ bị khép lại vĩnh viễn. Bằng chứng là các quan chức cấp cao của cả Moscow và phương Tây đều công khai bày tỏ quan điểm như vậy.
Có lẽ không thể tránh khỏi việc mọi quốc gia sẽ sớm phải đối mặt với ngã ba đường — cho dù quốc gia đó theo ĐCS Trung Quốc và gắn số phận của mình với vận mệnh của chế độ này, hay lựa chọn chống lại nó. Phe thứ hai này không phải là “phe Mỹ”, đúng hơn, nó ủng hộ các giá trị phổ quát.
Nhưng ban lãnh đạo đương thời hoặc trong tương lai ở Nga không còn cơ hội nào khác ngoài cơ hội này? Từ quan điểm thực tế, ĐCS Trung Quốc luôn coi các đồng minh của mình như những chư hầu bị phế bỏ. Do đó, dù là trên hình thức thì cũng không mang lại lợi ích lâu dài cho người dân Nga trong một liên minh như vậy.
Hơn nữa, nếu có một điều gì đó có thể khiến Hoa Kỳ và châu Âu “tha thứ và quên đi” cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, thì chính là việc nước này sẽ tự tái thiết để chống lại ĐCS Trung Quốc. Quá trình này có thể diễn ra khá nhanh.
Ngoài ra, cái giá phải trả cho sự chuyển đổi này không nhất thiết phải là Ukraine lớn hơn hay nhỏ hơn. Đây là một sai lầm trong quan điểm của Tổng thống Nixon và Ngoại trưởng Kissinger: Sẵn sàng phớt lờ những hành động tàn bạo của ĐCS Trung Quốc và sự thay thế của Đài Loan — lúc đó bắt đầu “tách rời” vấn đề nhân quyền khỏi thương mại — đã chỉ ra cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc con đường đi đến ngai vàng quyền lực.
Tuy nhiên, ĐCS Trung Quốc khi đó (và cả Nga hiện nay) còn yếu kém về kinh tế và chỉ có thể thắng trò chơi “gà bông” khi giới lãnh đạo phương Tây không đủ mạnh và quá háo hức.
Với nước láng giềng phương bắc kém thân thiện, sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên và vũ khí hạt nhân, ĐCS Trung Quốc sẽ phải dành nhiều sức lực hơn nữa cho đường biên giới dài với Nga, và đổ nhiều tiền hơn để mua khí đốt, dầu mỏ và khoáng sản của nước này. Đây có lẽ không phải là vũ khí ma thuật làm chệch hướng chiến dịch giành quyền bá chủ thế giới của ĐCS Trung Quốc, nhưng nó sẽ là một yếu tố làm suy yếu và không phải là một sự phân tâm nhỏ — giống như cuộc xâm lược của Nga hiện đang đánh lạc hướng sự chú ý của phương Tây khỏi âm mưu của ĐCS Trung Quốc, như đã định (và với cái giá phải trả khủng khiếp về nhân mạng của cả dân tộc Ukraine và Nga).
Điều này cũng sẽ mang lại cho người dân Nga một triển vọng tốt hơn cho tương lai của họ và bảo vệ các lợi ích cơ bản lâu dài của họ.
Người ta hy vọng lãnh đạo ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Bộ Tứ, v.v. hãy giữ cho con đường đó rộng mở, và vai trò lãnh đạo của Nga sẽ thực hiện điều đó.
Tác giả Tamuz Itai là một nhà báo sống ở Tel Aviv, Israel.
Huyền Anh