duyanh
06-13-2022, 12:38 PM
Tổng thống Ukraine cảnh báo về ‘khủng hoảng lương thực và nạn đói nghiêm trọng’
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-118.jpeg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trên màn hình) phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La thông qua một liên kết video ở Singapore, hôm 11/6/2022. (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sau khi Nga xâm lược Kyiv, trong một bài diễn văn trực tuyến trước những người tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 11/06.
“Thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói cấp tính và nghiêm trọng", ông nói với 575 đại diện từ 40 quốc gia tại cuộc đối thoại, theo đài CNBC. “[Cuộc khủng hoảng] lương thực đang tác động đến Châu Á, Châu Âu, và Châu Phi. Nga đã phong tỏa Biển Đen. Giá cả đang tăng vọt. Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế", ông nói trong một phiên vấn đáp.
Ukraine và Nga là hai trong số các nhà xuất cảng lớn nhất của một số loại lương thực chính lớn nhất trên thế giới. Kết hợp lại, hai nước chiếm 27% thị phần lúa mì của thế giới và 53% thị phần hạt và dầu hướng dương.
Lúa mì được ước tính cung cấp 15% lượng calo trên toàn thế giới, trong khi dầu thực vật, trong đó dầu hướng dương là một trong những loại dầu chính được tiêu thụ trên toàn thế giới, cung cấp thêm 10% vào tổng lượng calo.
Tình trạng gián đoạn xuất cảng của Ukraine đối với hai mặt hàng này đã đẩy giá cả lên cao. Có khoảng 22 triệu tấn ngũ cốc đang chờ xuất cảng từ Ukraine vào cuối tháng Năm. Khi Nga phong tỏa các cảng trên Biển Đen của Ukraine, hàng hóa vẫn chưa bán được, bị mắc kẹt trong các nhà kho.
Trước khi bị xâm lược, Ukraine từng xuất cảng 4.5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng của mình. Nhưng với việc Nga phong tỏa hành lang Biển Đen, hàng hóa nông nghiệp chỉ có thể được vận chuyển qua các tuyến đường bộ kém hiệu quả hơn.
Trong bài diễn văn trực tuyến của mình, Tổng thống Zelensky cáo buộc Moscow đang cố gắng loại bỏ “tất cả các thành tựu lịch sử của nhân loại", đặc biệt là hệ thống luật pháp quốc tế. Ông kêu gọi các nước “phá vỡ khả năng” ngăn chặn các vùng biển và ngăn chặn tự do hàng hải của Nga.
“Nếu không có luật pháp quốc tế, và cá lớn nuốt cá bé còn cá bé nuốt tôm, thì chúng ta đã không tồn tại", Tổng thống Ukraine nói, nhắc lại lời của người sáng lập Singapore, Lý Quang Diệu.
Hôm 08/06, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cho thấy rằng đất nước ông thấy hợp lý khi mở một hành lang ngũ cốc cho phép tiếp tục xuất cảng ngũ cốc từ Ukraine sang các thị trường quốc tế qua đường biển. Điều này sẽ giúp cải thiện hoặc ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực ở Trung Đông và Phi Châu.
Trong khi đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gần đây đã cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng có khả năng “tồi tệ hơn nữa” ở 20 quốc gia. Báo cáo cho biết cuộc xung đột Ukraine là một trong những nguyên nhân góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực.
“Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để giúp đỡ nông dân ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm bằng cách tăng nhanh sản lượng lương thực tiềm năng và tăng cường khả năng ứng phó của họ trước những thách thức", báo cáo của các tổ chức viết.
Theo hãng thông tấn nhà nước RT, ông Maxim Oreshkin, cố vấn hàng đầu của ông Putin cảnh báo rằng "nạn đói toàn cầu" có thể xảy ra vào cuối năm 2022 vì cuộc xung đột ở Ukraine gây nên tình trạng thiếu ngũ cốc ở nhiều quốc gia.
Ông Oreshkin cho biết nạn đói này sẽ do một phần chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ gây ra.
Đề cập đến các biện pháp đối phó ảnh hưởng của các chính sách phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 của Hoa Kỳ, ông đánh giá: “Cho đến khoảng năm 2020, giá lúa mì trên thị trường thế giới ổn định, nhưng sau khi việc phát hành đồng dollar Mỹ tăng lên, bắt đầu từ khoảng tháng 07/2020, giá cả bắt đầu tăng mạnh".
Ông cảnh báo: “Trên thực tế, những gì Hoa Kỳ đang cố gắng thực hiện với Ukraine hiện nay là lấy đi nguồn dự trữ ngũ cốc mà Ukraine hiện đang sở hữu — chỉ là một hành động khác khiến Ukraine phải đối mặt với các vấn đề nhân đạo nghiêm trọng, hơn nữa còn khiến cộng đồng toàn cầu gặp phải những vấn đề lớn với nạn đói".
Trong khi đó, theo tờ AFP, vị cố vấn này cho biết Nga đã chủ động chuẩn bị cho tình trạng khan hiếm ngũ cốc có thể xảy ra.
“Nga đang chủ động chuẩn bị cho một nạn đói toàn cầu; việc này đã bắt đầu hồi cuối năm ngoái", ông này khẳng định.
Trong khi đó, cả Nga và Ukraine đều chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn cung cấp lúa mì. Ukraine cũng là quốc gia xuất cảng chủ đạo về lúa mạch, bắp, dầu hướng dương, và dầu hạt cải.
Ông Blinken cũng bác bỏ các tuyên bố của Nga rằng các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Nga là nguyên nhân dẫn đến giá cả leo thang.
Ông nói: “Các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác áp đặt có chủ ý bao gồm việc gia công thực phẩm, phân bón, và hạt giống từ Nga. Quyết định vũ khí hóa thực phẩm là của Moscow và chỉ riêng Moscow".
Lam Giang
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/06/ntdvn_1-118.jpeg
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trên màn hình) phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Đối thoại Shangri-La thông qua một liên kết video ở Singapore, hôm 11/6/2022. (Ảnh: Roslan Rahman/AFP/Getty Images)
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sau khi Nga xâm lược Kyiv, trong một bài diễn văn trực tuyến trước những người tham dự Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 11/06.
“Thế giới sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói cấp tính và nghiêm trọng", ông nói với 575 đại diện từ 40 quốc gia tại cuộc đối thoại, theo đài CNBC. “[Cuộc khủng hoảng] lương thực đang tác động đến Châu Á, Châu Âu, và Châu Phi. Nga đã phong tỏa Biển Đen. Giá cả đang tăng vọt. Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế", ông nói trong một phiên vấn đáp.
Ukraine và Nga là hai trong số các nhà xuất cảng lớn nhất của một số loại lương thực chính lớn nhất trên thế giới. Kết hợp lại, hai nước chiếm 27% thị phần lúa mì của thế giới và 53% thị phần hạt và dầu hướng dương.
Lúa mì được ước tính cung cấp 15% lượng calo trên toàn thế giới, trong khi dầu thực vật, trong đó dầu hướng dương là một trong những loại dầu chính được tiêu thụ trên toàn thế giới, cung cấp thêm 10% vào tổng lượng calo.
Tình trạng gián đoạn xuất cảng của Ukraine đối với hai mặt hàng này đã đẩy giá cả lên cao. Có khoảng 22 triệu tấn ngũ cốc đang chờ xuất cảng từ Ukraine vào cuối tháng Năm. Khi Nga phong tỏa các cảng trên Biển Đen của Ukraine, hàng hóa vẫn chưa bán được, bị mắc kẹt trong các nhà kho.
Trước khi bị xâm lược, Ukraine từng xuất cảng 4.5 triệu tấn nông sản mỗi tháng qua các cảng của mình. Nhưng với việc Nga phong tỏa hành lang Biển Đen, hàng hóa nông nghiệp chỉ có thể được vận chuyển qua các tuyến đường bộ kém hiệu quả hơn.
Trong bài diễn văn trực tuyến của mình, Tổng thống Zelensky cáo buộc Moscow đang cố gắng loại bỏ “tất cả các thành tựu lịch sử của nhân loại", đặc biệt là hệ thống luật pháp quốc tế. Ông kêu gọi các nước “phá vỡ khả năng” ngăn chặn các vùng biển và ngăn chặn tự do hàng hải của Nga.
“Nếu không có luật pháp quốc tế, và cá lớn nuốt cá bé còn cá bé nuốt tôm, thì chúng ta đã không tồn tại", Tổng thống Ukraine nói, nhắc lại lời của người sáng lập Singapore, Lý Quang Diệu.
Hôm 08/06, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cho thấy rằng đất nước ông thấy hợp lý khi mở một hành lang ngũ cốc cho phép tiếp tục xuất cảng ngũ cốc từ Ukraine sang các thị trường quốc tế qua đường biển. Điều này sẽ giúp cải thiện hoặc ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực ở Trung Đông và Phi Châu.
Trong khi đó, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gần đây đã cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng có khả năng “tồi tệ hơn nữa” ở 20 quốc gia. Báo cáo cho biết cuộc xung đột Ukraine là một trong những nguyên nhân góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực.
“Chúng tôi đang chạy đua với thời gian để giúp đỡ nông dân ở các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, bao gồm bằng cách tăng nhanh sản lượng lương thực tiềm năng và tăng cường khả năng ứng phó của họ trước những thách thức", báo cáo của các tổ chức viết.
Theo hãng thông tấn nhà nước RT, ông Maxim Oreshkin, cố vấn hàng đầu của ông Putin cảnh báo rằng "nạn đói toàn cầu" có thể xảy ra vào cuối năm 2022 vì cuộc xung đột ở Ukraine gây nên tình trạng thiếu ngũ cốc ở nhiều quốc gia.
Ông Oreshkin cho biết nạn đói này sẽ do một phần chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ gây ra.
Đề cập đến các biện pháp đối phó ảnh hưởng của các chính sách phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 của Hoa Kỳ, ông đánh giá: “Cho đến khoảng năm 2020, giá lúa mì trên thị trường thế giới ổn định, nhưng sau khi việc phát hành đồng dollar Mỹ tăng lên, bắt đầu từ khoảng tháng 07/2020, giá cả bắt đầu tăng mạnh".
Ông cảnh báo: “Trên thực tế, những gì Hoa Kỳ đang cố gắng thực hiện với Ukraine hiện nay là lấy đi nguồn dự trữ ngũ cốc mà Ukraine hiện đang sở hữu — chỉ là một hành động khác khiến Ukraine phải đối mặt với các vấn đề nhân đạo nghiêm trọng, hơn nữa còn khiến cộng đồng toàn cầu gặp phải những vấn đề lớn với nạn đói".
Trong khi đó, theo tờ AFP, vị cố vấn này cho biết Nga đã chủ động chuẩn bị cho tình trạng khan hiếm ngũ cốc có thể xảy ra.
“Nga đang chủ động chuẩn bị cho một nạn đói toàn cầu; việc này đã bắt đầu hồi cuối năm ngoái", ông này khẳng định.
Trong khi đó, cả Nga và Ukraine đều chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn cung cấp lúa mì. Ukraine cũng là quốc gia xuất cảng chủ đạo về lúa mạch, bắp, dầu hướng dương, và dầu hạt cải.
Ông Blinken cũng bác bỏ các tuyên bố của Nga rằng các lệnh trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Nga là nguyên nhân dẫn đến giá cả leo thang.
Ông nói: “Các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác áp đặt có chủ ý bao gồm việc gia công thực phẩm, phân bón, và hạt giống từ Nga. Quyết định vũ khí hóa thực phẩm là của Moscow và chỉ riêng Moscow".
Lam Giang
Theo The Epoch Times