giahamdzui
05-20-2022, 12:44 AM
Sri Lanka đã rơi vào tình trạng vỡ nợ do mất khả năng thanh toán
Mới đây, Sri Lanka đã trở thành quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên trong nhiều thập kỷ vỡ nợ do hiện không có khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/05/Sri-Lanka-vo-no-Sri-Lanka-mat-kha-nang-thanh-toan_390774739.jpg
Sri Lanka đang gánh khoản nợ khoảng 51 tỷ USD của các trái chủ quốc tế và nợ các quốc gia song phương như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. (Ảnh minh họa: Gil C/Shutterstock)
Ngân hàng trung ương Sri Lanka xác nhận nước này đã bỏ lỡ thời hạn trả nợ nước ngoài. Theo đó, thời gian ân hạn 30 ngày cho các khoản thanh toán lãi suất bị bỏ lỡ cho hai trái phiếu chính phủ quốc tế, vốn đã hết hạn vào hôm thứ Tư (18/5), điều này đã đưa Sri Lanka vào tình huống mà một số nhà phân tích gọi là vỡ nợ “cứng” khi đất nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, đây được xem vụ vỡ nợ ở quốc gia chủ quyền đầu tiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này, người vay có chủ quyền gần nhất được xếp hạng vỡ nợ ở châu Á là Pakistan vào năm 1999.
Vào tháng 4, Chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết Sri Lanka sẽ ngừng trả nợ quốc tế để bảo tồn dự trữ ngoại tệ cho hàng nhập khẩu như nhiên liệu, thuốc men và thực phẩm.
Quốc gia này đang gánh tổng số nợ nước ngoài khoảng 51 tỷ USD trái phiếu quốc tế và các chủ nợ song phương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/5), Nandalal Weerasinghe – Thống đốc ngân hàng trung ương, xác nhận rằng các chủ nợ của Sri Lanka hiện có thể xem xét đất nước về mặt kỹ thuật trong tình trạng vỡ nợ.
“Chúng tôi đã thông báo cho các chủ nợ… Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi nói rằng cho đến khi họ đến để tái cấu trúc khoản nợ, chúng tôi sẽ không thể trả tiền”, ông Weerasinghe nói.
Các nhà phân tích cho rằng lãi suất toàn cầu tăng, giá năng lượng cao và lạm phát tăng đang gây áp lực lên các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào nhập khẩu như Sri Lanka.
Được biết, Sri Lanka đã vay rất nhiều để tài trợ cho tăng trưởng cơ sở hạ tầng sau khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 2009, nhưng các chính sách bao gồm cắt giảm thuế năm 2019 và mất du lịch trong đại dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) khiến nó không thể tái cấp vốn trên thị trường nợ quốc tế.
Cuộc khủng hoảng đã gây ra nỗi đau lan rộng cho người dân Sri Lanka, với sự khan hiếm nhiên liệu dẫn đến việc xếp hàng dài để mua xăng và cắt điện trong nhiều giờ. Đồng tiền này cũng đã giảm mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị.
Ranil Wickremesinghe, Thủ tướng mới được bổ nhiệm, cho biết trong tuần này rằng Bộ Tài chính đang vật lộn để tìm 1 triệu đô la để trả cho hàng nhập khẩu.
Sri Lanka đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ và cần đàm phán tái cơ cấu nợ với các chủ nợ. Nước này trước đây đã nói rằng họ cần từ 3 tỷ đến 4 tỷ đô la trong năm nay để thoát khỏi khủng hoảng.
Việc tái cấu trúc có thể mất khoảng sáu tháng, mặc dù tình hình gây khó khăn cho việc dự đoán các mốc thời gian một cách chính xác, ông Weerasinghe nói. Bên cạnh đó, IMF cũng có thể đưa ra một tuyên bố vào thứ Sáu khi nhiệm vụ gần kết thúc, Thủ tướng Weerasinghe nói.
Vài năm trước, tình hình tài chính của Sri Lanka đã bắt đầu có dấu hiệu sa sút kể từ khi tham gia vào các dự án kinh tế cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào tháng 12/2017, Sri Lanka đã không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc. Theo đó, Cảng quốc tế Hambantota đã được bàn giao cho Công ty China Merchants Port Holdings (CMPort) theo hợp đồng thuê 99 năm của Chính phủ Sri Lanka với khoản thanh toán 1,12 tỷ USD vì quốc đảo này không thể trả nợ vốn tài trợ cho Trung Quốc.
Cảng Hambantota chiến lược của Sri Lanka nằm giữa các tuyến thương mại liên kết Ấn Độ Dương với Châu Âu, Châu Phi, và kết nối Trung Đông đến châu Á. Để đổi lấy tài chính và cơ sở hạ tầng mà các quốc gia nghèo hơn cần, Trung Quốc đòi hỏi sự tiếp cận thuận lợi tới tài nguyên thiên nhiên của những nước này, từ tài nguyên khoáng sản cho đến các cảng biển chiến lược.
Đây là bằng chứng về chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Trung Quốc – một nước cờ quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, mà ông Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ” .
Không giống như các khoản cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản cho vay của Trung Quốc được đảm bảo bởi các tài sản tự nhiên có tầm quan trọng chiến lược với giá trị dài hạn cao (ngay cả khi các tài nguyên ấy thiếu giá trị kinh tế hiện thời).
Tú Minh dịch, theo Bloomberg và Financial Times
Mới đây, Sri Lanka đã trở thành quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên trong nhiều thập kỷ vỡ nợ do hiện không có khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài.
https://trithucvn.org/wp-content/uploads/2022/05/Sri-Lanka-vo-no-Sri-Lanka-mat-kha-nang-thanh-toan_390774739.jpg
Sri Lanka đang gánh khoản nợ khoảng 51 tỷ USD của các trái chủ quốc tế và nợ các quốc gia song phương như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. (Ảnh minh họa: Gil C/Shutterstock)
Ngân hàng trung ương Sri Lanka xác nhận nước này đã bỏ lỡ thời hạn trả nợ nước ngoài. Theo đó, thời gian ân hạn 30 ngày cho các khoản thanh toán lãi suất bị bỏ lỡ cho hai trái phiếu chính phủ quốc tế, vốn đã hết hạn vào hôm thứ Tư (18/5), điều này đã đưa Sri Lanka vào tình huống mà một số nhà phân tích gọi là vỡ nợ “cứng” khi đất nước phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, đây được xem vụ vỡ nợ ở quốc gia chủ quyền đầu tiên của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thế kỷ này, người vay có chủ quyền gần nhất được xếp hạng vỡ nợ ở châu Á là Pakistan vào năm 1999.
Vào tháng 4, Chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cho biết Sri Lanka sẽ ngừng trả nợ quốc tế để bảo tồn dự trữ ngoại tệ cho hàng nhập khẩu như nhiên liệu, thuốc men và thực phẩm.
Quốc gia này đang gánh tổng số nợ nước ngoài khoảng 51 tỷ USD trái phiếu quốc tế và các chủ nợ song phương bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm (19/5), Nandalal Weerasinghe – Thống đốc ngân hàng trung ương, xác nhận rằng các chủ nợ của Sri Lanka hiện có thể xem xét đất nước về mặt kỹ thuật trong tình trạng vỡ nợ.
“Chúng tôi đã thông báo cho các chủ nợ… Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi nói rằng cho đến khi họ đến để tái cấu trúc khoản nợ, chúng tôi sẽ không thể trả tiền”, ông Weerasinghe nói.
Các nhà phân tích cho rằng lãi suất toàn cầu tăng, giá năng lượng cao và lạm phát tăng đang gây áp lực lên các nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào nhập khẩu như Sri Lanka.
Được biết, Sri Lanka đã vay rất nhiều để tài trợ cho tăng trưởng cơ sở hạ tầng sau khi kết thúc cuộc nội chiến vào năm 2009, nhưng các chính sách bao gồm cắt giảm thuế năm 2019 và mất du lịch trong đại dịch COVID-19 (Viêm phổi Vũ Hán) khiến nó không thể tái cấp vốn trên thị trường nợ quốc tế.
Cuộc khủng hoảng đã gây ra nỗi đau lan rộng cho người dân Sri Lanka, với sự khan hiếm nhiên liệu dẫn đến việc xếp hàng dài để mua xăng và cắt điện trong nhiều giờ. Đồng tiền này cũng đã giảm mạnh, làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn chính trị.
Ranil Wickremesinghe, Thủ tướng mới được bổ nhiệm, cho biết trong tuần này rằng Bộ Tài chính đang vật lộn để tìm 1 triệu đô la để trả cho hàng nhập khẩu.
Sri Lanka đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cứu trợ và cần đàm phán tái cơ cấu nợ với các chủ nợ. Nước này trước đây đã nói rằng họ cần từ 3 tỷ đến 4 tỷ đô la trong năm nay để thoát khỏi khủng hoảng.
Việc tái cấu trúc có thể mất khoảng sáu tháng, mặc dù tình hình gây khó khăn cho việc dự đoán các mốc thời gian một cách chính xác, ông Weerasinghe nói. Bên cạnh đó, IMF cũng có thể đưa ra một tuyên bố vào thứ Sáu khi nhiệm vụ gần kết thúc, Thủ tướng Weerasinghe nói.
Vài năm trước, tình hình tài chính của Sri Lanka đã bắt đầu có dấu hiệu sa sút kể từ khi tham gia vào các dự án kinh tế cùng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Vào tháng 12/2017, Sri Lanka đã không có khả năng chi trả các khoản nợ tích tụ mà họ đã vay từ Trung Quốc. Theo đó, Cảng quốc tế Hambantota đã được bàn giao cho Công ty China Merchants Port Holdings (CMPort) theo hợp đồng thuê 99 năm của Chính phủ Sri Lanka với khoản thanh toán 1,12 tỷ USD vì quốc đảo này không thể trả nợ vốn tài trợ cho Trung Quốc.
Cảng Hambantota chiến lược của Sri Lanka nằm giữa các tuyến thương mại liên kết Ấn Độ Dương với Châu Âu, Châu Phi, và kết nối Trung Đông đến châu Á. Để đổi lấy tài chính và cơ sở hạ tầng mà các quốc gia nghèo hơn cần, Trung Quốc đòi hỏi sự tiếp cận thuận lợi tới tài nguyên thiên nhiên của những nước này, từ tài nguyên khoáng sản cho đến các cảng biển chiến lược.
Đây là bằng chứng về chiến lược ngoại giao bằng “bẫy nợ” cực kỳ lợi hại của Trung Quốc – một nước cờ quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, mà ông Tập Cận Bình gọi đó là “dự án của thế kỷ” .
Không giống như các khoản cho vay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản cho vay của Trung Quốc được đảm bảo bởi các tài sản tự nhiên có tầm quan trọng chiến lược với giá trị dài hạn cao (ngay cả khi các tài nguyên ấy thiếu giá trị kinh tế hiện thời).
Tú Minh dịch, theo Bloomberg và Financial Times