giahamdzui
05-20-2022, 12:18 AM
Đã có bao nhiêu lính Nga tử trận tại Ukraina?
https://s.rfi.fr/media/display/0015dac2-d72d-11ec-8b71-005056bfb2b6/w:1280/p:16x9/AP22138662530247.webp (https://s.rfi.fr/media/display/0015dac2-d72d-11ec-8b71-005056bfb2b6/w:1280/p:16x9/AP22138662530247.webp)
Ảnh minh họa: Lính Nga đang canh giữ một khu vực tại nhà máy Azovstal (Mariupol - Ukraina), nơi đang có mặt một số nhà báo quốc tế ngày 18/05/2022. AP
Cuộc chiến tranh tại Ukraina vẫn là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 19/05/2022 quan tâm nhiều nhất. Vấn đề tội ác chiến tranh của Nga được hai tờ Le Figaro và Le Monde nêu bật trên trang nhất. Bên cạnh đó nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến cuộc chiến cũng được phân tích, đặc biệt là thực hư các tổn thất của quân đội Nga sau hơn 80 ngày xâm lược Ukraina, đã được tờ Libération phân tích chi tiết.
Trong bài “Tổn thất của Nga: Sự mập mờ chiến thuật”, nhật báo thiên tả Pháp ghi nhận thực tế là sau hơn 80 ngày xung đột, con số chính xác của binh lính Nga thiệt mạng tại Ukraina vẫn chưa thể xác định được, vì bên thì thổi phồng, bên thì giảm thiểu. Riêng đối với Nga, thì đây là một dữ liệu được tuyệt đối giữ bí mật.
Libération trước hết ghi nhận là vào hôm qua, 18 tháng Năm, bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina cho biết là đã có 28.300 quân nhân Nga thiệt mạng kể từ ngày 24 tháng Hai. Theo phía Ukraina, con số đáng kể này sẽ còn tăng lên nữa.
Nga thừa nhận "tổn thất đáng kể", nhưng không nói là bao nhiêu
Điện Kremlin chưa trực tiếp phản ứng trước nguồn tin trên. Ước tính tổn thất cuối cùng (và gần như là duy nhất) về “chiến dịch đặc biệt” đã được Matxcơva công bố ngày 25 tháng Ba, theo đó chỉ có 1.351 binh sĩ Nga thiệt mạng. Phát ngôn viên của điện Kremlin sau đó đã nói đến “Những tổn thất đáng kể”, thậm chí còn gợi lên một “thảm kịch”, nhưng từ đó đến nay Matxcơva vẫn giữ im lặng, bất chấp những bằng chứng rõ ràng về tổn thất được quan sát trên hiện trường.
Thấp hơn so với Ukraina, nhưng cao hơn nhiều so với Nga, bộ trưởng Quốc Phòng Anh ngày 25 tháng Tư đã ước tính là đã có “khoảng 15.000 lính Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công vào Ukraina”, một con số còn cao hơn cả những tổn thất mà quân đội Liên Xô phải gánh chịu trong mười năm chiến tranh ở Afghanistan (1979-1989). Và mới đây, hôm 15 tháng Năm, bộ Quốc Phòng Anh đã làm rõ ước tính của họ: Nga rất có thể là đã mất “một phần ba lực lượng tác chiến trên bộ”, tức là khoảng 50.000 quân, bị thương hoặc bị chết.
Theo Libération, tình trạng mập mờ mà Matxcơva duy trì về số thương vong, trong cuộc chiến xâm lược Ukraina, đã khuyến khích các quan sát viên độc lập vào cuộc.
Đa số lính Nga thiệt mạng dưới 26 tuổi
Kênh truyền thông trực tuyến Mediazona của Nga chẳng hạn đã có thể xác nhận và thống kê được cái chết của hơn 2.000 lính Nga ở Ukraina, dựa trên các thông tin báo tử được đăng trên báo chí địa phương và tin nhắn từ thân nhân tử sĩ.
Theo Mediazona, phần lớn binh sĩ thiệt mạng là nam thanh niên dưới 26 tuổi, đến từ Daghestan, ở vùng Kafkaz, hoặc từ Buryatia, ở miền Viễn Đông Nga. Cách đây vài ngày, chuyên gia về các xã hội hậu Xô Viết Anna Colin Lebedev phân tích: “Ở những đia phương có tỷ lệ thất nghiệp cực cao này, việc nhập ngũ tiếp tục là một phương tiện đảm bảo tương lai cho một người và gia đình người đó”.
Theo chuyên gia này, “người ta có thể lầm tưởng rằng cư dân của hai nước Cộng Hòa đó sẽ là những kẻ thù đầu tiên chống lại cuộc chiến tranh Ukraina khi thấy xác con cháu họ trở về. Thực tế hoàn toàn ngược lại” và những người lính tử trận “được xem như là những anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc vinh quang”.
Đối với bà Lebedev, phản ứng đó cho thấy là tuyên truyền của Putin đã rất có hiệu quả. Tương tự như vậy, các hiệp hội của các bà mẹ lính Nga đã không lên tiếng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, khác hẳn so với không khí phản đối rầm rộ và nhanh chóng, vào thời điểm nổ ra các cuộc chiến tranh ở Tchetchenya những năm 1990.
Ukraina khẳng định: 12 viên tướng và 300 sĩ quan Nga tử trận
Tỷ lệ binh lính trẻ, đôi khi là lính nghĩa vụ, thường thiếu kinh nghiệm và hơn nữa được trang bị với thiết bị kém, có thể giải thích phần nào mức độ tổn thất của Nga. Nó cũng có thể biện minh cho việc mất nhiều sĩ quan cấp cao: Điều động một đội quân không đủ tinh thần chiến đấu, các sĩ quan cấp cao sẽ buộc phải xông lên tuyến đầu trong cuộc giao tranh để khích lệ quân lính của họ. Theo Kiev, 12 tướng lĩnh và hơn 300 sĩ quan Nga đã thiệt mạng.
Những tổn thất này khiến chính quyền Nga bối rối, đặc biệt là khi Ukraina tăng cường thông tin tuyên truyền. Vào tháng 4, Kiev thông báo 7.000 thi thể của lính Nga được lưu giữ trong các nhà xác của Ukraina. Trong những ngày gần đây, một số hình ảnh về những chiếc túi đựng thi thể cất trong xe lạnh đã được lan truyền. Theo chính quyền Ukraina, đó là "hàng trăm" thi thể có thể được hồi hương về Nga, chỉ chờ Matxcơva chấp thuận.
Một đoạn băng ghi âm do cơ quan mật vụ Ukraina công bố cũng hàm ý cho thấy điện Kremlin muốn che giấu bằng chứng về những tổn thất quân sự của Nga. Một người đàn ông, được giới thiệu là một người lính, kể lại: “Đó không phải là nhà xác, đó là một bãi rác. Không ai được phép vào đó. Họ đưa hàng nghìn người đến đó”. Cái nhà xác mà người này gợi lên được cho là gần Donetsk. Tình báo Ukraina khẳng định: “Có nhiều thi thể đến nỗi đống rác cao tới hai mét”.
Le Figaro: Kharkov, hiện trường tội ác mới của Nga
Tội ác của Nga tại Ukraina đã được tờ báo thiên hữu Le Figaro nhấn mạnh trên trang nhất trong hàng tựa lớn: “Tại Kharkov, hiện trường của những hành vi tàn bạo mới của Nga”. Theo tờ báo, sau các tội ác chiến tranh bị phát hiện ở khu vực phía bắc thủ đô Kiev, quân đội Nga tiếp tục hoành hành tại các vùng xung quanh thành phố lớn thứ hai của Ukraina.
Trong bài phóng sự dài trang trong mang tựa đề: “Khu vực phía đông thành phố Kharkov trở thành địa ngục với những vụ giết người và hãm hiếp do lính Nga thực hiện trong cuộc tháo chạy”, đặc phái viên Cyril Louis của tờ Le Figaro đã đến tìm hiểu tình hình tại Malaya Rohan, một ngôi làng từng bị quân Nga chiếm đóng trong hơn một tháng.
Theo nhà báo Pháp, tại nơi này, cư dân đã phải cố ẩn náu để tránh bom đạn cũng như thoát khỏi các hành vi tàn bạo của lính Nga. Đây là một ngôi làng nằm ở vùng ven thành phố Kharkov, lực lượng Nga đã chiếm đóng nơi này, chỉ hai ngày sau khi tiến vào Ukraina, trước khi bị đánh đuổi vào ngày 28/03. Thảm cảnh mà ngôi làng phải gánh chịu được thấy rõ qua việc gần hai tháng sau khi được giải phóng, vẫn chưa thể biết là đã có bao nhiêu cư dân ở đó bị sát hại !
Tại Kiev, người lính Nga đầu tiên công nhận phạm tội ác chiến tranh
Cũng liên quan đến các hành vi tàn ác của lính Nga tại Ukraina, Le Figaro đã chú ý đến phiên tòa đầu tiên xét xử một người lính Nga về tội ác chiến tranh, được mở ra tại Kiev. Tờ báo Pháp nêu bật trong hàng tựa: “Tại Kiev, người lính Nga đầu tiên bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh đã công nhận là mình có tội”.
Đối với Le Figaro, phiên tòa đầu tiên này là một thắng lợi hiển nhiên cho chính quyền Kiev, đồng thời là bước mới trong chiến dịch truyền thông vốn được Ukraina kiểm soát hoàn hảo. Tuy nhiên, các nhà quan sát, đặc biệt là những người thuộc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, không giấu giếm thái độ dè dặt trước tốc độ quá nhanh của tiến trình tư pháp bởi vì các vụ án kiểu này thường phải mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, mới đúc kết được.
Họ cũng nghĩ rằng các cuộc tranh luận khó có thể thanh thản trong bối cảnh chiến tranh vẫn tiếp diễn, với số thương vong tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, họ cũng ghi nhận tình trạng thiếu kinh nghiệm của tư pháp Ukraina trong lĩnh vực tế nhị này.
Le Monde: Cuộc đua vạch trần tội ác của Nga tại Ukraina
Trên trang nhất của mình, Le Monde cũng chú ý đến phiên tòa mở ra ngày hôm qua, 18/05. Dưới hàng tựa lớn thứ hại “Tại Kiev, phiên tòa đầu tiên dành cho tội ác chiến tranh của Nga”, tờ báo ghi nhận là các hành vi tàn ác của Nga tại Ukraina giờ đây đã “có một khuôn mặt”: Một trung sĩ trẻ bị buộc tội bắn chết một thường dân Ukraina đang đi xe đạp.
Theo Le Monde, việc xét xử những người lính bình thường - ngay cả trước khi truy tố các sĩ quan cấp cao - về những hành vi như vậy vẫn còn rất hiếm trên cấp độ quốc tế, và càng đặc biệt hơn nữa khi các cuộc giao tranh vẫn diễn ra trong nước. Thế nhưng đây chỉ là bước khởi đầu của một loạt phiên tòa khác: Ngành công tố Ukraina tuyên bố là đã xác định được hơn 12.000 trường hợp bị cáo buộc là phạm tội ác chiến tranh.
Đối với tờ báo Pháp, phiên tòa mở ra hôm qua là bề nổi của một cuộc chạy đua cuồng nhiệt tại Ukraina nhằm thiết lập nhanh chóng các hồ sơ nhằm buộc tội Nga về tội ác chiến tranh, với sự tham gia của đông đảo cư dân Ukraina.
Le Monde cho rằng tư pháp cũng là một mặt trận trong cuộc chiến phức hợp giữa Nga và Ukraina, vì tại Matxcơva, Ủy Ban Điều Tra Liên Bang Nga, cơ quan điều tra tư pháp chính, cũng đang làm việc toàn thời gian về các tội ác chiến tranh mà Ukraina bị cáo buộc. Một thẩm phán Ukraina xác định: “Chúng tôi phải đi nhanh hơn họ để xác lập sự thật, chứ không thể để họ áp đặt những luận điệu hư cấu”.
Theo Le Monde, cả đất nước Ukraina như đang lao vào cuộc chạy đua điều tra về các tội ác chiến tranh, ngay khi vừa diễn ra, để có được công lý ngay lập tức.
Hạt nhân dân sự Pháp: Một nửa số lò phản ứng không hoạt động
Le Monde đã đưa hồ sơ Ukraina lên trang nhất, tuy nhiên tờ báo đã dành tựa lớn của mình cho một vấn đề đáng lo ngại mà nước Pháp đang gặp phải: “Hạt nhân: Một nửa số lò phản ứng của Pháp đang phải ngừng hoạt động”.
Theo Le Monde, vào lúc tổng thống Pháp Emmanuel Macron có dự định đẩy mạnh trở lại ngành điện hạt nhân tại Pháp, với việc xây dựng các nhà máy mới, số lượng các lò phản ứng nguyên tử, đang lâm vào tình trạng không hoạt động, đạt mức kỷ lục.
Trong số 56 lò phản ứng đang vận hành, 29 lò đang phải ngừng hoạt động, một số để kinh qua các cuộc kiểm tra cần thiết, nhưng một số khác là do bị tình trạng ăn mòn bất ngờ, một tình trạng đang đặt ra vấn đề về việc bảo đảm nguồn cung cấp điện và cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.
Trong bối cảnh quan hệ đối kháng giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu - mà nước Pháp là thành viên - trên vấn đề cuộc chiến tranh Ukraina, Liên Âu đang thực hiện một kế hoạch dừng sử dụng năng lượng của Nga. Việc khai thác tối đa các nhà máy điện hiện có là biện pháp cấp thiết. Vấn đề đối với Pháp, theo Le Monde, là tình trạng lão hóa của các lò phản ứng hạt nhân đang trở thành một thách thức lớn cho một quốc gia có ý định tăng cường sự độc lập về năng lượng của mình.
Libération: Ở Pháp, khoa cấp cứu cần được “cứu cấp“
Cũng liên quan đến thời sự Pháp, nhưng trong địa hạt y tế, Libération báo động trong tựa lớn trang nhất: “Các khoa cấp cứu đang trong tình trạng cần được cứu cấp“.
Theo Libération, do tình trạng thiếu nhân sự, việc tiếp nhận bệnh nhân vào ban đêm, hay nhân những ngày cuối tuần tại nhiều bệnh viện ở Pháp, đã trở nên cực kỳ phức tạp, thậm chí không còn có thể thực hiện được. Đối với tờ báo Pháp, tình trạng này có nguy cơ tở thành nghiêm trọng hơn vào mùa hè tới đây, khi rất nhiều nhân viên đi nghỉ.
Công ty hàng hải đầu tư cho hàng không
Cũng về nước Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos dành tựa lớn trang nhất cho một sự kiện hy hữu: Một tập đoàn vận tải đường biển vừa quyết định hùn vốn vào một tập đoàn hàng không. Tờ báo chạy tựa hóm hỉnh: “Thương mại thế giới: Tập đoàn CMA-CGM tung cánh bay cao”.
Theo Les Echos tập đoàn vận tải biển Pháp CMA-CGM, hiện đứng hàng thứ ba thế giới về vận chuyển hàng hải, vừa liên kết với tập đoàn hàng không Air-France-KLM để thành lập công ty số một thế giới về vận tải đường hàng không. CMA-CGM sẽ trở thành một trong những cổ đông chủ chốt của hãng hàng không Pháp-Hà Lan.
“Toàn cầu hóa: Tiến tới một thế giới mánh mum hơn”
Cũng về thương mại, nhưng ở cấp độ thế giới, nhật báo Công Giáo La Croix hôm nay đã tập trung đề cập đến một chủ đề rộng lớn trong hàng tựa lớn trang nhất: “Toàn cầu hóa: Tiến tới một thế giới manh múm hơn”. Theo tờ báo, sau tình trạng toàn cầu hóa vô giới hạn trong 30 năm vừa qua, các trao đổi thương mại giờ đây đang được tổ chức bên trong những khối mậu dịch lớn. La Croix cho biết là đây sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos ngày 22 tháng Năm tới đây.
RFI
https://s.rfi.fr/media/display/0015dac2-d72d-11ec-8b71-005056bfb2b6/w:1280/p:16x9/AP22138662530247.webp (https://s.rfi.fr/media/display/0015dac2-d72d-11ec-8b71-005056bfb2b6/w:1280/p:16x9/AP22138662530247.webp)
Ảnh minh họa: Lính Nga đang canh giữ một khu vực tại nhà máy Azovstal (Mariupol - Ukraina), nơi đang có mặt một số nhà báo quốc tế ngày 18/05/2022. AP
Cuộc chiến tranh tại Ukraina vẫn là chủ đề được báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 19/05/2022 quan tâm nhiều nhất. Vấn đề tội ác chiến tranh của Nga được hai tờ Le Figaro và Le Monde nêu bật trên trang nhất. Bên cạnh đó nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến cuộc chiến cũng được phân tích, đặc biệt là thực hư các tổn thất của quân đội Nga sau hơn 80 ngày xâm lược Ukraina, đã được tờ Libération phân tích chi tiết.
Trong bài “Tổn thất của Nga: Sự mập mờ chiến thuật”, nhật báo thiên tả Pháp ghi nhận thực tế là sau hơn 80 ngày xung đột, con số chính xác của binh lính Nga thiệt mạng tại Ukraina vẫn chưa thể xác định được, vì bên thì thổi phồng, bên thì giảm thiểu. Riêng đối với Nga, thì đây là một dữ liệu được tuyệt đối giữ bí mật.
Libération trước hết ghi nhận là vào hôm qua, 18 tháng Năm, bộ tổng tham mưu quân đội Ukraina cho biết là đã có 28.300 quân nhân Nga thiệt mạng kể từ ngày 24 tháng Hai. Theo phía Ukraina, con số đáng kể này sẽ còn tăng lên nữa.
Nga thừa nhận "tổn thất đáng kể", nhưng không nói là bao nhiêu
Điện Kremlin chưa trực tiếp phản ứng trước nguồn tin trên. Ước tính tổn thất cuối cùng (và gần như là duy nhất) về “chiến dịch đặc biệt” đã được Matxcơva công bố ngày 25 tháng Ba, theo đó chỉ có 1.351 binh sĩ Nga thiệt mạng. Phát ngôn viên của điện Kremlin sau đó đã nói đến “Những tổn thất đáng kể”, thậm chí còn gợi lên một “thảm kịch”, nhưng từ đó đến nay Matxcơva vẫn giữ im lặng, bất chấp những bằng chứng rõ ràng về tổn thất được quan sát trên hiện trường.
Thấp hơn so với Ukraina, nhưng cao hơn nhiều so với Nga, bộ trưởng Quốc Phòng Anh ngày 25 tháng Tư đã ước tính là đã có “khoảng 15.000 lính Nga thiệt mạng trong cuộc tấn công vào Ukraina”, một con số còn cao hơn cả những tổn thất mà quân đội Liên Xô phải gánh chịu trong mười năm chiến tranh ở Afghanistan (1979-1989). Và mới đây, hôm 15 tháng Năm, bộ Quốc Phòng Anh đã làm rõ ước tính của họ: Nga rất có thể là đã mất “một phần ba lực lượng tác chiến trên bộ”, tức là khoảng 50.000 quân, bị thương hoặc bị chết.
Theo Libération, tình trạng mập mờ mà Matxcơva duy trì về số thương vong, trong cuộc chiến xâm lược Ukraina, đã khuyến khích các quan sát viên độc lập vào cuộc.
Đa số lính Nga thiệt mạng dưới 26 tuổi
Kênh truyền thông trực tuyến Mediazona của Nga chẳng hạn đã có thể xác nhận và thống kê được cái chết của hơn 2.000 lính Nga ở Ukraina, dựa trên các thông tin báo tử được đăng trên báo chí địa phương và tin nhắn từ thân nhân tử sĩ.
Theo Mediazona, phần lớn binh sĩ thiệt mạng là nam thanh niên dưới 26 tuổi, đến từ Daghestan, ở vùng Kafkaz, hoặc từ Buryatia, ở miền Viễn Đông Nga. Cách đây vài ngày, chuyên gia về các xã hội hậu Xô Viết Anna Colin Lebedev phân tích: “Ở những đia phương có tỷ lệ thất nghiệp cực cao này, việc nhập ngũ tiếp tục là một phương tiện đảm bảo tương lai cho một người và gia đình người đó”.
Theo chuyên gia này, “người ta có thể lầm tưởng rằng cư dân của hai nước Cộng Hòa đó sẽ là những kẻ thù đầu tiên chống lại cuộc chiến tranh Ukraina khi thấy xác con cháu họ trở về. Thực tế hoàn toàn ngược lại” và những người lính tử trận “được xem như là những anh hùng đã ngã xuống vì tổ quốc vinh quang”.
Đối với bà Lebedev, phản ứng đó cho thấy là tuyên truyền của Putin đã rất có hiệu quả. Tương tự như vậy, các hiệp hội của các bà mẹ lính Nga đã không lên tiếng kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, khác hẳn so với không khí phản đối rầm rộ và nhanh chóng, vào thời điểm nổ ra các cuộc chiến tranh ở Tchetchenya những năm 1990.
Ukraina khẳng định: 12 viên tướng và 300 sĩ quan Nga tử trận
Tỷ lệ binh lính trẻ, đôi khi là lính nghĩa vụ, thường thiếu kinh nghiệm và hơn nữa được trang bị với thiết bị kém, có thể giải thích phần nào mức độ tổn thất của Nga. Nó cũng có thể biện minh cho việc mất nhiều sĩ quan cấp cao: Điều động một đội quân không đủ tinh thần chiến đấu, các sĩ quan cấp cao sẽ buộc phải xông lên tuyến đầu trong cuộc giao tranh để khích lệ quân lính của họ. Theo Kiev, 12 tướng lĩnh và hơn 300 sĩ quan Nga đã thiệt mạng.
Những tổn thất này khiến chính quyền Nga bối rối, đặc biệt là khi Ukraina tăng cường thông tin tuyên truyền. Vào tháng 4, Kiev thông báo 7.000 thi thể của lính Nga được lưu giữ trong các nhà xác của Ukraina. Trong những ngày gần đây, một số hình ảnh về những chiếc túi đựng thi thể cất trong xe lạnh đã được lan truyền. Theo chính quyền Ukraina, đó là "hàng trăm" thi thể có thể được hồi hương về Nga, chỉ chờ Matxcơva chấp thuận.
Một đoạn băng ghi âm do cơ quan mật vụ Ukraina công bố cũng hàm ý cho thấy điện Kremlin muốn che giấu bằng chứng về những tổn thất quân sự của Nga. Một người đàn ông, được giới thiệu là một người lính, kể lại: “Đó không phải là nhà xác, đó là một bãi rác. Không ai được phép vào đó. Họ đưa hàng nghìn người đến đó”. Cái nhà xác mà người này gợi lên được cho là gần Donetsk. Tình báo Ukraina khẳng định: “Có nhiều thi thể đến nỗi đống rác cao tới hai mét”.
Le Figaro: Kharkov, hiện trường tội ác mới của Nga
Tội ác của Nga tại Ukraina đã được tờ báo thiên hữu Le Figaro nhấn mạnh trên trang nhất trong hàng tựa lớn: “Tại Kharkov, hiện trường của những hành vi tàn bạo mới của Nga”. Theo tờ báo, sau các tội ác chiến tranh bị phát hiện ở khu vực phía bắc thủ đô Kiev, quân đội Nga tiếp tục hoành hành tại các vùng xung quanh thành phố lớn thứ hai của Ukraina.
Trong bài phóng sự dài trang trong mang tựa đề: “Khu vực phía đông thành phố Kharkov trở thành địa ngục với những vụ giết người và hãm hiếp do lính Nga thực hiện trong cuộc tháo chạy”, đặc phái viên Cyril Louis của tờ Le Figaro đã đến tìm hiểu tình hình tại Malaya Rohan, một ngôi làng từng bị quân Nga chiếm đóng trong hơn một tháng.
Theo nhà báo Pháp, tại nơi này, cư dân đã phải cố ẩn náu để tránh bom đạn cũng như thoát khỏi các hành vi tàn bạo của lính Nga. Đây là một ngôi làng nằm ở vùng ven thành phố Kharkov, lực lượng Nga đã chiếm đóng nơi này, chỉ hai ngày sau khi tiến vào Ukraina, trước khi bị đánh đuổi vào ngày 28/03. Thảm cảnh mà ngôi làng phải gánh chịu được thấy rõ qua việc gần hai tháng sau khi được giải phóng, vẫn chưa thể biết là đã có bao nhiêu cư dân ở đó bị sát hại !
Tại Kiev, người lính Nga đầu tiên công nhận phạm tội ác chiến tranh
Cũng liên quan đến các hành vi tàn ác của lính Nga tại Ukraina, Le Figaro đã chú ý đến phiên tòa đầu tiên xét xử một người lính Nga về tội ác chiến tranh, được mở ra tại Kiev. Tờ báo Pháp nêu bật trong hàng tựa: “Tại Kiev, người lính Nga đầu tiên bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh đã công nhận là mình có tội”.
Đối với Le Figaro, phiên tòa đầu tiên này là một thắng lợi hiển nhiên cho chính quyền Kiev, đồng thời là bước mới trong chiến dịch truyền thông vốn được Ukraina kiểm soát hoàn hảo. Tuy nhiên, các nhà quan sát, đặc biệt là những người thuộc Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, không giấu giếm thái độ dè dặt trước tốc độ quá nhanh của tiến trình tư pháp bởi vì các vụ án kiểu này thường phải mất nhiều năm, thậm chí hàng thập kỷ, mới đúc kết được.
Họ cũng nghĩ rằng các cuộc tranh luận khó có thể thanh thản trong bối cảnh chiến tranh vẫn tiếp diễn, với số thương vong tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, họ cũng ghi nhận tình trạng thiếu kinh nghiệm của tư pháp Ukraina trong lĩnh vực tế nhị này.
Le Monde: Cuộc đua vạch trần tội ác của Nga tại Ukraina
Trên trang nhất của mình, Le Monde cũng chú ý đến phiên tòa mở ra ngày hôm qua, 18/05. Dưới hàng tựa lớn thứ hại “Tại Kiev, phiên tòa đầu tiên dành cho tội ác chiến tranh của Nga”, tờ báo ghi nhận là các hành vi tàn ác của Nga tại Ukraina giờ đây đã “có một khuôn mặt”: Một trung sĩ trẻ bị buộc tội bắn chết một thường dân Ukraina đang đi xe đạp.
Theo Le Monde, việc xét xử những người lính bình thường - ngay cả trước khi truy tố các sĩ quan cấp cao - về những hành vi như vậy vẫn còn rất hiếm trên cấp độ quốc tế, và càng đặc biệt hơn nữa khi các cuộc giao tranh vẫn diễn ra trong nước. Thế nhưng đây chỉ là bước khởi đầu của một loạt phiên tòa khác: Ngành công tố Ukraina tuyên bố là đã xác định được hơn 12.000 trường hợp bị cáo buộc là phạm tội ác chiến tranh.
Đối với tờ báo Pháp, phiên tòa mở ra hôm qua là bề nổi của một cuộc chạy đua cuồng nhiệt tại Ukraina nhằm thiết lập nhanh chóng các hồ sơ nhằm buộc tội Nga về tội ác chiến tranh, với sự tham gia của đông đảo cư dân Ukraina.
Le Monde cho rằng tư pháp cũng là một mặt trận trong cuộc chiến phức hợp giữa Nga và Ukraina, vì tại Matxcơva, Ủy Ban Điều Tra Liên Bang Nga, cơ quan điều tra tư pháp chính, cũng đang làm việc toàn thời gian về các tội ác chiến tranh mà Ukraina bị cáo buộc. Một thẩm phán Ukraina xác định: “Chúng tôi phải đi nhanh hơn họ để xác lập sự thật, chứ không thể để họ áp đặt những luận điệu hư cấu”.
Theo Le Monde, cả đất nước Ukraina như đang lao vào cuộc chạy đua điều tra về các tội ác chiến tranh, ngay khi vừa diễn ra, để có được công lý ngay lập tức.
Hạt nhân dân sự Pháp: Một nửa số lò phản ứng không hoạt động
Le Monde đã đưa hồ sơ Ukraina lên trang nhất, tuy nhiên tờ báo đã dành tựa lớn của mình cho một vấn đề đáng lo ngại mà nước Pháp đang gặp phải: “Hạt nhân: Một nửa số lò phản ứng của Pháp đang phải ngừng hoạt động”.
Theo Le Monde, vào lúc tổng thống Pháp Emmanuel Macron có dự định đẩy mạnh trở lại ngành điện hạt nhân tại Pháp, với việc xây dựng các nhà máy mới, số lượng các lò phản ứng nguyên tử, đang lâm vào tình trạng không hoạt động, đạt mức kỷ lục.
Trong số 56 lò phản ứng đang vận hành, 29 lò đang phải ngừng hoạt động, một số để kinh qua các cuộc kiểm tra cần thiết, nhưng một số khác là do bị tình trạng ăn mòn bất ngờ, một tình trạng đang đặt ra vấn đề về việc bảo đảm nguồn cung cấp điện và cũng đặt ra câu hỏi về vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân.
Trong bối cảnh quan hệ đối kháng giữa Nga và Liên Hiệp Châu Âu - mà nước Pháp là thành viên - trên vấn đề cuộc chiến tranh Ukraina, Liên Âu đang thực hiện một kế hoạch dừng sử dụng năng lượng của Nga. Việc khai thác tối đa các nhà máy điện hiện có là biện pháp cấp thiết. Vấn đề đối với Pháp, theo Le Monde, là tình trạng lão hóa của các lò phản ứng hạt nhân đang trở thành một thách thức lớn cho một quốc gia có ý định tăng cường sự độc lập về năng lượng của mình.
Libération: Ở Pháp, khoa cấp cứu cần được “cứu cấp“
Cũng liên quan đến thời sự Pháp, nhưng trong địa hạt y tế, Libération báo động trong tựa lớn trang nhất: “Các khoa cấp cứu đang trong tình trạng cần được cứu cấp“.
Theo Libération, do tình trạng thiếu nhân sự, việc tiếp nhận bệnh nhân vào ban đêm, hay nhân những ngày cuối tuần tại nhiều bệnh viện ở Pháp, đã trở nên cực kỳ phức tạp, thậm chí không còn có thể thực hiện được. Đối với tờ báo Pháp, tình trạng này có nguy cơ tở thành nghiêm trọng hơn vào mùa hè tới đây, khi rất nhiều nhân viên đi nghỉ.
Công ty hàng hải đầu tư cho hàng không
Cũng về nước Pháp, nhật báo kinh tế Les Echos dành tựa lớn trang nhất cho một sự kiện hy hữu: Một tập đoàn vận tải đường biển vừa quyết định hùn vốn vào một tập đoàn hàng không. Tờ báo chạy tựa hóm hỉnh: “Thương mại thế giới: Tập đoàn CMA-CGM tung cánh bay cao”.
Theo Les Echos tập đoàn vận tải biển Pháp CMA-CGM, hiện đứng hàng thứ ba thế giới về vận chuyển hàng hải, vừa liên kết với tập đoàn hàng không Air-France-KLM để thành lập công ty số một thế giới về vận tải đường hàng không. CMA-CGM sẽ trở thành một trong những cổ đông chủ chốt của hãng hàng không Pháp-Hà Lan.
“Toàn cầu hóa: Tiến tới một thế giới mánh mum hơn”
Cũng về thương mại, nhưng ở cấp độ thế giới, nhật báo Công Giáo La Croix hôm nay đã tập trung đề cập đến một chủ đề rộng lớn trong hàng tựa lớn trang nhất: “Toàn cầu hóa: Tiến tới một thế giới manh múm hơn”. Theo tờ báo, sau tình trạng toàn cầu hóa vô giới hạn trong 30 năm vừa qua, các trao đổi thương mại giờ đây đang được tổ chức bên trong những khối mậu dịch lớn. La Croix cho biết là đây sẽ là một chủ đề trong chương trình nghị sự của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới Davos ngày 22 tháng Năm tới đây.
RFI