PDA

View Full Version : Chỉ huy quân sự cấp cao Nhật Bản tham dự cuộc họp với NATO



duyanh
05-17-2022, 11:57 AM
Chỉ huy quân sự cấp cao Nhật Bản tham dự cuộc họp với NATO




https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-126.jpeg

Đại tướng Yamazaki Koji, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, tham dự lễ chào mừng tại trụ sở quân đội Philippines ở Manila vào ngày 4/3/2019. (Ảnh: Ted Aljibe/Getty Images)

Chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản đã khởi hành đến Brussels, Bỉ vào hôm thứ Hai (16/5) để tham dự một cuộc họp của NATO. Cuộc họp sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến hợp tác an ninh và quốc phòng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại tướng Yamazaki Koji, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, dự kiến ​​sẽ tham dự Phiên họp chỉ đạo Quốc phòng của Ủy ban Quân sự NATO vào hôm thứ Năm (19/5), tờ Nikkei Asia đưa tin, dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Đây là lần đầu tiên một chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản tham dự một cuộc họp với quy mô như vậy. Đại diện của Úc, New Zealand và Hàn Quốc, những nước không phải là thành viên của NATO, cũng sẽ có mặt.

Cuộc thảo luận sẽ tập trung vào việc Trung Quốc mở rộng lực lượng ở các vùng biển tranh chấp và việc Triều Tiên nối lại các vụ thử tên lửa trong khi NATO tìm cách tăng cường hợp tác với các đối tác châu Á - Thái Bình Dương.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Phần Lan và Thụy Điển bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sau những biến động của cuộc chiến tại Ukraine. Nhật Bản là một đối tác của NATO nhưng không phải là một quốc gia thành viên.

Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết hôm thứ Hai (16/5) rằng, Nhật Bản sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến về tiến trình xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển, hãng tin địa phương Jiji Press đưa tin.

Phát biểu tại Viện Hudson ngày 11/5, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana cho rằng, việc mở rộng và hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc là thách thức đối với môi trường an ninh toàn cầu.

Ông Geoana nói: “Trung Quốc không phải là đối thủ của NATO. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa quân đội, đầu tư mạnh mẽ vào tên lửa hạt nhân và tên lửa siêu thanh, cùng chính sách ngoại giao cưỡng bức của nước này đã tác động không nhỏ đến an ninh của các thành viên NATO".

Ông Geoana nói thêm rằng, “các nền dân chủ cùng chí hướng trên thế giới” và đặc biệt là “các nền dân chủ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, sẽ cần phải hợp tác cùng nhau để giải quyết các tác động an ninh mà Trung Quốc và đối tác chiến lược của họ là Nga đặt ra.

Để đạt được mục tiêu đó, ông Geoana cho rằng Úc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, "bốn đối tác được đánh giá cao của NATO", sẽ đóng một vai trò vô giá trong việc giúp liên minh duy trì hòa bình và ổn định trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại Bỉ vào ngày 24/3, trong đó cả hai bên tái khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác.

Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi cũng đã tham dự cuộc họp ngoại trưởng NATO lần đầu tiên vào tháng trước.

“Khi chúng ta đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đối với trật tự quốc tế, được biểu trưng bằng sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, thì vấn đề an ninh của châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không thể được thảo luận riêng rẽ. Giờ là lúc để tăng cường hợp tác giữa NATO và các đối tác, trong đó có Nhật Bản”, ông Hayashi nói.

Nhật Bản tôn trọng quyết định xin gia nhập NATO của Thụy Điển
Theo Reuters, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno ngày 17/5 tuyên bố, Tokyo tôn trọng "quyết định nghiêm túc" của Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Phát biểu họp báo thường kỳ, ông Matsuno nhấn mạnh rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là một vấn đề ảnh hưởng không chỉ tới châu Âu mà tới cả khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Những tuyên bố gần đây của Phần Lan và Thụy Điển về việc tìm kiếm khả năng gia nhập NATO đã nhận được phản ứng tích cực của các nước phương Tây.

Ngày 16/5, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết, Mỹ hoan nghênh những tuyên bố gần đây của hai quốc gia Bắc Âu nói trên, đồng thời khẳng định Washington sẽ "ủng hộ mạnh mẽ" những đề nghị này ngay khi nó được chính thức đệ trình.

Cũng trong ngày 16/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định việc Phần Lan và Thụy Điển quyết định tham gia NATO không phải là mối đe dọa trực tiếp với Nga, song cảnh báo việc khối này mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự trên lãnh thổ của hai nước trên sẽ buộc Moskva phải có phản ứng.

Huyền An
Theo The Epoch Times