duyanh
05-13-2022, 12:21 PM
Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO sẽ đưa đến sự thay đổi lớn về an ninh ở châu Âu
Nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương , đó có thể được xem là sự mở rộng NATO nhanh nhất từ trước đến nay và là một yếu tố quan trọng sẽ vẽ lại bản đồ an ninh châu Âu. Hôm thứ Năm (12/5), các nhà lãnh đạo Phần Lan tuyên bố, họ tin rằng Phần Lan nên gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới vì cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Thụy Điển có thể sẽ sớm theo sau.
https://media.gettyimages.com/photos/flags-of-the-member-states-flying-before-the-nato-headquarters-picture-id1319693299?s=2048x2048
Nếu hai quốc gia này nộp đơn tham gia NATO, động thái này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến an ninh Bắc Âu và xuyên Đại Tây Dương.
Không có gì nghi ngờ, việc này chắc chắn sẽ khiến Nga, nước láng giềng lớn của họ, tức giận. Nga vốn đổ lỗi cuộc chiến ở Ukraine ít nhất một phần là do NATO tiếp tục mở rộng đến gần biên giới của họ. Không rõ Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trả đũa như thế nào nếu hai quốc này tham gia NATO. Hôm 12/5, Điện Kremlin chỉ trích, việc gia nhập này chắc chắn sẽ không cải thiện an ninh châu Âu.
Sau đây là cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng an ninh của việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh NATO gồm 30 quốc gia. Các đối tác Bắc Âu này dự kiến sẽ công bố ý định tham gia NATO trong vài ngày tới.
Không trung lập như Thụy Sĩ, Phần Lan và Thụy Điển theo truyền thống tự cho mình là “không liên kết” về mặt quân sự.
Tuy nhiên, việc Nga xâm lược Ukraine và mong muốn rõ ràng của Tổng thống Putin trong việc thiết lập một “vùng ảnh hưởng” lấy Moscow làm trung tâm đã làm lung lay quan niệm an ninh cốt lõi của họ. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Putin ra lệnh tấn công Ukraine vào ngày 24/2, dư luận công chúng ở hai quốc gia đã thay đổi đáng kể.
Trong nhiều năm, tỷ lệ ủng hộ việc trở thành thành viên NATO ở Phần Lan chỉ dao động trong khoảng 20% đến 30%. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ này đã vượt hơn 70%. Mặc dù Phần Lan và Thụy Điển đều là đối tác thân thiết nhất của NATO, nhưng cả hai vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga như một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của họ, đặc biệt là Phần Lan.
Giờ đây, cả hai quốc gia đều hy vọng nhận được sự hỗ trợ an ninh từ các quốc gia thuộc NATO, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong trường hợp bị Moscow trả đũa. Hôm 11/5, Anh đã cam kết sẽ hỗ trợ họ.
Việc cả hai trở thành thành viên NATO sẽ cho phép họ chính thức hóa công tác quốc phòng và an ninh chung cùng với các quốc gia láng giềng trong khu vực vốn là thành viên NATO như Đan Mạch, Na Uy, và Iceland theo những cách mà Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Bắc Âu (NORDEFCO) của họ không có.
NORDEFCO, như đã biết, chỉ tập trung vào việc hợp tác, còn hoạt động trong NATO có nghĩa là đặt các lực lượng vũ trang dưới quyền chỉ huy chung.
Việc gia nhập NATO của hai quốc gia này sẽ thắt chặt vòng kiềm tỏa chiến lược của Bắc Âu đối với Biển Baltic, đây là điểm tiếp cận hàng hải của Nga với thành phố St. Petersburg và vùng đất tách biệt Kaliningrad.
Hơn nữa, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự phương Tây sẽ giúp việc lập kế hoạch quân sự tổng hợp của NATO trở nên đơn giản hơn, đồng thời giúp khu vực Bắc Âu dễ dàng phòng thủ hơn.
Phần Lan và Thụy Điển hiện là các đối tác thân thiết nhất của NATO. Họ đóng góp vào các hoạt động và kiểm soát trên không của liên minh.
Quan trọng nhất, cả hai quốc gia này đều đáp ứng các tiêu chí thành viên của NATO, về nền dân chủ đang vận hành, quan hệ láng giềng tốt đẹp, biên giới rõ ràng và các lực lượng vũ trang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO. Sau cuộc xâm lược của Nga, cả hai đã chính thức tăng cường trao đổi thông tin với NATO, đồng thời tham gia mọi cuộc họp về vấn đề chiến tranh.
Ngoài ra, cả hai đều đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình và đầu tư vào các thiết bị quân sự mới. Phần Lan đang mua hàng chục máy bay chiến đấu tối tân F-35 của Hoa Kỳ, trong khi Thụy Điển có những máy bay chiến đấu chất lượng hàng đầu, Gripen.
Phần Lan cho biết, họ đã đạt được mức hướng dẫn chi tiêu quốc phòng của NATO là 2% tổng sản phẩm quốc nội. Thụy Điển cũng đang tăng cường ngân sách quân sự và dự đoán sẽ đạt được mục tiêu này trước năm 2028. Năm ngoái, mức chi tiêu quân sự trung bình của NATO ước tính là 1,6%.
Tổng thống Putin đã yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông. Trong bài phát biểu hôm 9/5, tổng thống Nga đã đổ lỗi cho phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, dư luận công chúng ở Phần Lan và Thụy Điển cho rằng, chính Tổng thống Putin đã đẩy quốc gia của họ về phía NATO.
Nếu Phần Lan gia nhập NATO, họ sẽ khiến chiều dài biên giới của liên minh với Nga tăng thêm gấp đôi, do đó Moscow sẽ phải tăng cường phòng thủ thêm 830 dặm nữa.
Tổng thống Putin đã cảnh báo sẽ đáp trả về “quân sự, kỹ thuật” nếu Phần Lan gia nhập NATO. Tuy nhiên các sĩ quan quân đội phương Tây cho biết, nhiều binh sĩ ở vùng phía tây của Nga gần Phần Lan đã được điều đến Ukraine tham gia cuộc chiến, và những đơn vị này đã chịu thương vong nặng nề.
Cho đến nay, Moscow chưa có hành động rõ ràng nào để ngăn cản Phần Lan và Thụy Điển gia này gia nhập NATO, ngoại trừ một vài sự cố khi các máy bay Nga xâm nhập không phận của họ. Hôm 12/5, Điện Kremlin cảnh báo, phản ứng của họ có thể phụ vào việc NATO di chuyển cơ sở hạ tầng hướng đến biên giới Nga gần như thế nào.
Một số thành viên NATO lo lắng rằng Moscow có thể triển khai vũ khí hạt nhân và nhiều tên lửa bội siêu thanh hơn đến vùng đất tách biệt Kaliningrad bên kia Biển Baltic nằm giữa Ba Lan và Litva.
Gia Huy (Theo AP)
Nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương , đó có thể được xem là sự mở rộng NATO nhanh nhất từ trước đến nay và là một yếu tố quan trọng sẽ vẽ lại bản đồ an ninh châu Âu. Hôm thứ Năm (12/5), các nhà lãnh đạo Phần Lan tuyên bố, họ tin rằng Phần Lan nên gia nhập tổ chức quân sự lớn nhất thế giới vì cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Thụy Điển có thể sẽ sớm theo sau.
https://media.gettyimages.com/photos/flags-of-the-member-states-flying-before-the-nato-headquarters-picture-id1319693299?s=2048x2048
Nếu hai quốc gia này nộp đơn tham gia NATO, động thái này sẽ có ảnh hưởng to lớn đến an ninh Bắc Âu và xuyên Đại Tây Dương.
Không có gì nghi ngờ, việc này chắc chắn sẽ khiến Nga, nước láng giềng lớn của họ, tức giận. Nga vốn đổ lỗi cuộc chiến ở Ukraine ít nhất một phần là do NATO tiếp tục mở rộng đến gần biên giới của họ. Không rõ Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể trả đũa như thế nào nếu hai quốc này tham gia NATO. Hôm 12/5, Điện Kremlin chỉ trích, việc gia nhập này chắc chắn sẽ không cải thiện an ninh châu Âu.
Sau đây là cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng an ninh của việc Phần Lan và Thụy Điển trở thành thành viên của liên minh NATO gồm 30 quốc gia. Các đối tác Bắc Âu này dự kiến sẽ công bố ý định tham gia NATO trong vài ngày tới.
Không trung lập như Thụy Sĩ, Phần Lan và Thụy Điển theo truyền thống tự cho mình là “không liên kết” về mặt quân sự.
Tuy nhiên, việc Nga xâm lược Ukraine và mong muốn rõ ràng của Tổng thống Putin trong việc thiết lập một “vùng ảnh hưởng” lấy Moscow làm trung tâm đã làm lung lay quan niệm an ninh cốt lõi của họ. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Putin ra lệnh tấn công Ukraine vào ngày 24/2, dư luận công chúng ở hai quốc gia đã thay đổi đáng kể.
Trong nhiều năm, tỷ lệ ủng hộ việc trở thành thành viên NATO ở Phần Lan chỉ dao động trong khoảng 20% đến 30%. Tuy nhiên, hiện tại tỷ lệ này đã vượt hơn 70%. Mặc dù Phần Lan và Thụy Điển đều là đối tác thân thiết nhất của NATO, nhưng cả hai vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga như một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của họ, đặc biệt là Phần Lan.
Giờ đây, cả hai quốc gia đều hy vọng nhận được sự hỗ trợ an ninh từ các quốc gia thuộc NATO, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong trường hợp bị Moscow trả đũa. Hôm 11/5, Anh đã cam kết sẽ hỗ trợ họ.
Việc cả hai trở thành thành viên NATO sẽ cho phép họ chính thức hóa công tác quốc phòng và an ninh chung cùng với các quốc gia láng giềng trong khu vực vốn là thành viên NATO như Đan Mạch, Na Uy, và Iceland theo những cách mà Hiệp ước Hợp tác Quốc phòng Bắc Âu (NORDEFCO) của họ không có.
NORDEFCO, như đã biết, chỉ tập trung vào việc hợp tác, còn hoạt động trong NATO có nghĩa là đặt các lực lượng vũ trang dưới quyền chỉ huy chung.
Việc gia nhập NATO của hai quốc gia này sẽ thắt chặt vòng kiềm tỏa chiến lược của Bắc Âu đối với Biển Baltic, đây là điểm tiếp cận hàng hải của Nga với thành phố St. Petersburg và vùng đất tách biệt Kaliningrad.
Hơn nữa, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự phương Tây sẽ giúp việc lập kế hoạch quân sự tổng hợp của NATO trở nên đơn giản hơn, đồng thời giúp khu vực Bắc Âu dễ dàng phòng thủ hơn.
Phần Lan và Thụy Điển hiện là các đối tác thân thiết nhất của NATO. Họ đóng góp vào các hoạt động và kiểm soát trên không của liên minh.
Quan trọng nhất, cả hai quốc gia này đều đáp ứng các tiêu chí thành viên của NATO, về nền dân chủ đang vận hành, quan hệ láng giềng tốt đẹp, biên giới rõ ràng và các lực lượng vũ trang hợp tác chặt chẽ với các đồng minh NATO. Sau cuộc xâm lược của Nga, cả hai đã chính thức tăng cường trao đổi thông tin với NATO, đồng thời tham gia mọi cuộc họp về vấn đề chiến tranh.
Ngoài ra, cả hai đều đang hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình và đầu tư vào các thiết bị quân sự mới. Phần Lan đang mua hàng chục máy bay chiến đấu tối tân F-35 của Hoa Kỳ, trong khi Thụy Điển có những máy bay chiến đấu chất lượng hàng đầu, Gripen.
Phần Lan cho biết, họ đã đạt được mức hướng dẫn chi tiêu quốc phòng của NATO là 2% tổng sản phẩm quốc nội. Thụy Điển cũng đang tăng cường ngân sách quân sự và dự đoán sẽ đạt được mục tiêu này trước năm 2028. Năm ngoái, mức chi tiêu quân sự trung bình của NATO ước tính là 1,6%.
Tổng thống Putin đã yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông. Trong bài phát biểu hôm 9/5, tổng thống Nga đã đổ lỗi cho phương Tây về cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, dư luận công chúng ở Phần Lan và Thụy Điển cho rằng, chính Tổng thống Putin đã đẩy quốc gia của họ về phía NATO.
Nếu Phần Lan gia nhập NATO, họ sẽ khiến chiều dài biên giới của liên minh với Nga tăng thêm gấp đôi, do đó Moscow sẽ phải tăng cường phòng thủ thêm 830 dặm nữa.
Tổng thống Putin đã cảnh báo sẽ đáp trả về “quân sự, kỹ thuật” nếu Phần Lan gia nhập NATO. Tuy nhiên các sĩ quan quân đội phương Tây cho biết, nhiều binh sĩ ở vùng phía tây của Nga gần Phần Lan đã được điều đến Ukraine tham gia cuộc chiến, và những đơn vị này đã chịu thương vong nặng nề.
Cho đến nay, Moscow chưa có hành động rõ ràng nào để ngăn cản Phần Lan và Thụy Điển gia này gia nhập NATO, ngoại trừ một vài sự cố khi các máy bay Nga xâm nhập không phận của họ. Hôm 12/5, Điện Kremlin cảnh báo, phản ứng của họ có thể phụ vào việc NATO di chuyển cơ sở hạ tầng hướng đến biên giới Nga gần như thế nào.
Một số thành viên NATO lo lắng rằng Moscow có thể triển khai vũ khí hạt nhân và nhiều tên lửa bội siêu thanh hơn đến vùng đất tách biệt Kaliningrad bên kia Biển Baltic nằm giữa Ba Lan và Litva.
Gia Huy (Theo AP)