duyanh
05-13-2022, 12:20 PM
Tình báo Anh: Nga rút quân khỏi Ukraine sau những 'tổn thất nặng nề'
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-91.jpeg
Các binh sĩ Nga trên một chiếc xe tăng ở quận Volnovakha thuộc Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát, ở Ukraine vào ngày 26/3/2022. (Ảnh: Cơ quan Sefa Karacan/Getty Images)
Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc hôm thứ Năm (12/5) tuyên bố rằng Nga hiện đang rút một số binh sĩ khỏi Ukraine sau khi hứng chịu “những thất bại nặng nề” trong những ngày gần đây.
Trong một bản cập nhật trên Twitter, Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cho rằng: “Lực lượng vũ trang Ukraine đang tiếp tục phản công tại Kharkiv, [thành phố miền bắc của Ukraine], giành lại quyền kiểm soát nhiều thị trấn và làng mạc giáp biên giới Nga”.
https://pbs.twimg.com/media/FSiO1i3XsAAx_o1?format=jpg&name=small
“Mặc dù Nga thành công trong việc bao vây Kharkiv ở những giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng nước này hiện được cho là đã đang rút một số đơn vị quân đội khỏi khu vực để tái tổ chức và bổ sung thêm quân sau khi hứng chịu những thất bại nặng nề”, Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cho biết.
Cơ quan mật vụ của Anh Quốc nhấn mạnh thêm rằng: “Việc rút quân của Nga khỏi vùng Kharkiv là sự thừa nhận ngầm về việc Nga không có khả năng kiểm soát những thành phố quan trọng của Ukraine, những nơi người Nga đã từng dự đoán sẽ ít chịu phản kháng từ Ukraine”.
Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cũng nói những binh sĩ Nga rút lui khỏi Kharkiv “có lẽ” sẽ được chuyển tới khu vực Sông Siverskyi Donets để thiết lập vùng phong tỏa nhằm “bảo vệ lực lượng chính của Nga ở sườn phía tây nước này và bảo vệ các tuyến đường hậu cần chính cho các hoạt động tại vùng lân cận Izyum”.
Các quan chức quân đội Nga chưa đưa ra bình luận công khai sau tuyên bố nêu trên của tình báo Anh Quốc.
Nga xem Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa
Trong một diễn biến khác, Moscow đe dọa sẽ trả đũa Phần Lan sau khi quốc gia này cho biết họ muốn gia nhập liên minh an ninh NATO. Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới với Nga và từ lâu vẫn giữ thái độ trung lập ngay cả dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, hôm thứ Năm (12/5), nước này tuyên bố sẽ đăng ký gia nhập NATO “ngay lập tức” và theo sau đó là Thụy Điển.
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-93-550x330.jpeg
Một người dân Ukraine đi qua hàng rào chống tăng đặt trước một hiệu thuốc vào ngày 12/3/2022 tại phố cảng chiến lược của Biển Đen Odessa, Ukraine. (Ảnh: Scott Peterson/Getty Images)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, người Phần Lan sẽ được “chào đón nồng nhiệt” và hứa hẹn một quá trình gia nhập “suôn sẻ và nhanh chóng”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông hoàn toàn ủng hộ việc Phần Lan lựa chọn gia nhập liên minh.
Nhưng thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết tuyên bố của Phần Lan sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ Nga.
"Sự mở rộng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cách tiếp cận của khối này đối với đường biên giới Nga không làm thế giới và châu Âu ổn định cũng như an toàn hơn", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm nay.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto hôm 12/5 nay đồng ý cho nước này gia nhập NATO, quyết định mang tính bước ngoặt trong chính sách an ninh quốc gia. Chính phủ và quốc hội Phần Lan dự kiến sớm thông qua động thái xin gia nhập liên minh quân sự.
Khi được hỏi liệu việc Phần Lan gia nhập NATO có phải là mối đe dọa hay không, ông Peskov trả lời "chắc chắn là vậy", nhấn mạnh Phần Lan đã tham gia "các bước không thân thiện" chống lại Nga.
"Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình này diễn ra như thế nào, cơ sở hạ tầng quân sự sẽ tiến gần tới biên giới của chúng tôi như thế nào", ông Peskov nói khi được hỏi về phản ứng của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó cho biết Moscow sẽ cần thực hiện "các bước trả đũa, cả về quân sự - kỹ thuật và các mặt khác, để ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên đối với an ninh quốc gia". "Helsinki phải nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của động thái như vậy", tuyên bố của cơ quan này có đoạn viết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã nói rằng NATO đang cố gắng mở rộng biên giới nhằm gây sức ép quân sự lên Moscow. Ông trích dẫn khẳng định đó là lý do chính để xâm lược Ukraine, mô tả đây là một “hoạt động quân sự đặc biệt”.
Phần Lan có đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Họ trở thành nước trung lập thông qua hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với kỳ vọng ngăn tái diễn cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939 từng khiến hơn 80.000 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-91.jpeg
Các binh sĩ Nga trên một chiếc xe tăng ở quận Volnovakha thuộc Donetsk do phe ly khai thân Nga kiểm soát, ở Ukraine vào ngày 26/3/2022. (Ảnh: Cơ quan Sefa Karacan/Getty Images)
Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc hôm thứ Năm (12/5) tuyên bố rằng Nga hiện đang rút một số binh sĩ khỏi Ukraine sau khi hứng chịu “những thất bại nặng nề” trong những ngày gần đây.
Trong một bản cập nhật trên Twitter, Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cho rằng: “Lực lượng vũ trang Ukraine đang tiếp tục phản công tại Kharkiv, [thành phố miền bắc của Ukraine], giành lại quyền kiểm soát nhiều thị trấn và làng mạc giáp biên giới Nga”.
https://pbs.twimg.com/media/FSiO1i3XsAAx_o1?format=jpg&name=small
“Mặc dù Nga thành công trong việc bao vây Kharkiv ở những giai đoạn đầu của cuộc chiến, nhưng nước này hiện được cho là đã đang rút một số đơn vị quân đội khỏi khu vực để tái tổ chức và bổ sung thêm quân sau khi hứng chịu những thất bại nặng nề”, Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cho biết.
Cơ quan mật vụ của Anh Quốc nhấn mạnh thêm rằng: “Việc rút quân của Nga khỏi vùng Kharkiv là sự thừa nhận ngầm về việc Nga không có khả năng kiểm soát những thành phố quan trọng của Ukraine, những nơi người Nga đã từng dự đoán sẽ ít chịu phản kháng từ Ukraine”.
Tình báo Bộ Quốc phòng Anh Quốc cũng nói những binh sĩ Nga rút lui khỏi Kharkiv “có lẽ” sẽ được chuyển tới khu vực Sông Siverskyi Donets để thiết lập vùng phong tỏa nhằm “bảo vệ lực lượng chính của Nga ở sườn phía tây nước này và bảo vệ các tuyến đường hậu cần chính cho các hoạt động tại vùng lân cận Izyum”.
Các quan chức quân đội Nga chưa đưa ra bình luận công khai sau tuyên bố nêu trên của tình báo Anh Quốc.
Nga xem Phần Lan gia nhập NATO là mối đe dọa
Trong một diễn biến khác, Moscow đe dọa sẽ trả đũa Phần Lan sau khi quốc gia này cho biết họ muốn gia nhập liên minh an ninh NATO. Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới với Nga và từ lâu vẫn giữ thái độ trung lập ngay cả dưới thời Liên Xô. Tuy nhiên, hôm thứ Năm (12/5), nước này tuyên bố sẽ đăng ký gia nhập NATO “ngay lập tức” và theo sau đó là Thụy Điển.
https://img.ntdvn.net/2022/05/ntdvn_1-93-550x330.jpeg
Một người dân Ukraine đi qua hàng rào chống tăng đặt trước một hiệu thuốc vào ngày 12/3/2022 tại phố cảng chiến lược của Biển Đen Odessa, Ukraine. (Ảnh: Scott Peterson/Getty Images)
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, người Phần Lan sẽ được “chào đón nồng nhiệt” và hứa hẹn một quá trình gia nhập “suôn sẻ và nhanh chóng”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết ông hoàn toàn ủng hộ việc Phần Lan lựa chọn gia nhập liên minh.
Nhưng thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết tuyên bố của Phần Lan sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ Nga.
"Sự mở rộng của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cách tiếp cận của khối này đối với đường biên giới Nga không làm thế giới và châu Âu ổn định cũng như an toàn hơn", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm nay.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto hôm 12/5 nay đồng ý cho nước này gia nhập NATO, quyết định mang tính bước ngoặt trong chính sách an ninh quốc gia. Chính phủ và quốc hội Phần Lan dự kiến sớm thông qua động thái xin gia nhập liên minh quân sự.
Khi được hỏi liệu việc Phần Lan gia nhập NATO có phải là mối đe dọa hay không, ông Peskov trả lời "chắc chắn là vậy", nhấn mạnh Phần Lan đã tham gia "các bước không thân thiện" chống lại Nga.
"Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào quá trình này diễn ra như thế nào, cơ sở hạ tầng quân sự sẽ tiến gần tới biên giới của chúng tôi như thế nào", ông Peskov nói khi được hỏi về phản ứng của Nga.
Bộ Ngoại giao Nga sau đó cho biết Moscow sẽ cần thực hiện "các bước trả đũa, cả về quân sự - kỹ thuật và các mặt khác, để ngăn chặn các mối đe dọa đang nổi lên đối với an ninh quốc gia". "Helsinki phải nhận thức được trách nhiệm và hậu quả của động thái như vậy", tuyên bố của cơ quan này có đoạn viết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã nói rằng NATO đang cố gắng mở rộng biên giới nhằm gây sức ép quân sự lên Moscow. Ông trích dẫn khẳng định đó là lý do chính để xâm lược Ukraine, mô tả đây là một “hoạt động quân sự đặc biệt”.
Phần Lan có đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Họ trở thành nước trung lập thông qua hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với kỳ vọng ngăn tái diễn cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939 từng khiến hơn 80.000 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Huyền Anh
Theo The Epoch Times